- Thời sự
- Việt Nam
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trước đó, cử tri TP Đà Nẵng phản ánh việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện hàng năm và nộp về cơ quan có thẩm quyền quản lý theo Nghị định 130 năm 2020 của Chính phủ.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, có nhiều trường hợp sau khi bị Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét thì mới phát hiện ra khối tài sản rất lớn, không kê khai, không rõ nguồn gốc. Cử tri kiến nghị cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc hơn vấn đề này.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hàng chục tỉ đồng. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Thọ vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực. Ảnh: Bộ Công an
Trả lời về vấn đề này, TTCP cho biết thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập hiệu quả là giải pháp quan trọng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phù hợp với chủ trương mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quy định, biện pháp trong công tác quản lý việc kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 năm 2020 của Chính phủ; Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sẵn, thu nhập được ban hành tại Quyết định số 56 của Bộ Chính trị, đồng thời để siết chặt các quy định về kê khai tài sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập".
Theo cơ quan thanh tra, đây là dữ liệu quan trọng trong phòng chống tham nhũng nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập. Cùng với đó, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Hiện nay, TTCP đang nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 390 nói chung và việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trên phạm vi cả nước nói riêng.
Bên cạnh đó, thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị định số 130 năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng xác minh tài sản, thu nhập hàng năm.
TTCP đã có văn bản hướng dẫn và các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch và triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.
Theo báo cáo của cơ quan thanh tra, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 282.826 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; có 2.518 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Trong thời gian tới, TTCP và các cơ quan có chức năng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập tiếp tục tham mưu và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định.
Đại án Xuyên Việt Oil là vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ xảy ra từ Trung ương đến địa phương, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản Nhà nước đặc biệt lớn.
Đại án Xuyên Việt Oil: Đề nghị truy tố 15 bị can theo 4 nhóm tội
Cơ quan Công an vừa chuyển kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Xuyên Việt Oil) sang Viện Kiểm sát nhân dân và đề nghị truy tố 15 bị can ở 4 nhóm tội: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Theo báo CAND, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ liên quan đến lĩnh vực an ninh năng lượng, an ninh tài chính... xảy ra từ Trung ương đến địa phương, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản Nhà nước đặc biệt lớn..
Kết luận điều tra xác định, năm 2015, Mai Thị Hồng Hạnh mua lại một doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil.
Ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan. Năm 2015, công ty của Hạnh có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, đến năm 2021 tăng lên 3.000 tỉ đồng.
Hạnh là đại diện theo pháp luật và là giám đốc kiêm chủ tịch công ty, nắm giữ 98% vốn góp, có toàn quyền quyết định, định đoạt tài sản, tài chính và hoạt động kinh doanh.
Đến năm 2023, Công ty Xuyên Việt Oil có 16 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9 công ty liên quan do Hạnh thành lập hoặc mua lại.
Xuyên Việt Oil: Hối lộ cán bộ để được cấp giấy phép khi chưa đủ điều kiện
Tháng 3/2016, bà Hạnh được giới thiệu gặp và làm quen với Nguyễn Lộc An, đang làm Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phụ trách mảng cấp giấy phép.
Do có nhu cầu làm đầu mối kinh doanh xăng dầu mà Xuyên Việt Oil còn thiếu một số điều kiện nên Hạnh đã đề nghị ông An giúp đỡ cấp giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu xăng dầu.
Sau đó, Hạnh thường xuyên gặp ông An để được hướng dẫn làm các thủ tục, hoàn thiện điều kiện để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép.
Tháng 8/2016, ông An làm trưởng đoàn kiểm tra đến Xuyên Việt Oil kiểm tra thực tế điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Tại đây, dù không kiểm tra đầy đủ nhưng ông An vẫn ký biên bản xác nhận có nội dung sai lệch thể hiện Xuyên Việt Oil đủ điều kiện được cấp giấy phép.
Trên cơ sở đề xuất của ông An, ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil, có giá trị đến ngày 22/8/2021.
Đến tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh của Xuyên Việt Oil sắp hết hạn, bà Hạnh biết công ty mình không đủ điều kiện nên chỉ đạo cấp dưới liên hệ, kết nối, hối lộ để được tạo điều kiện cấp lại giấy phép.
Cũng tương tự lần cấp giấy phép trước, thời điểm này ông Hoàng Anh Tuấn, làm Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, đã lập đoàn kiểm tra Xuyên Việt Oil và tiếp tục phớt lờ các thiếu sót, sai phạm tại doanh nghiệp này rồi đề xuất để ông Hải ký ban hành giấy phép.
Xuyên Việt Oil gây thất thoát 1.463 tỷ đồng tài sản Nhà nước
Sau khi được cấp phép làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được Nhà nước giao thu hộ tiền Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước, Hạnh không thực hiện các quy định của pháp luật về trích lập quỹ BOG theo thông báo điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương.
Hạnh bàn bạc, chỉ đạo Nguyễn Thị Như Phương (cựu Phó Giám đốc phụ trách tài chính) thực hiện chuyển tiền từ tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân của Hạnh.
Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương), Mai Thị Hồng Hạnh đã chỉ đạo nhân viên kế toán lập 81 báo cáo tình hình trích lập, sử dụng quỹ BOG theo định kỳ hàng tháng và gửi đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để báo cáo số dư quỹ BOG.
Trong đó báo cáo số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ… đúng với số tiền phải trích lập theo doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên số dư thực tế trong báo cáo không đúng với số dư phát sinh có trong tài khoản quỹ BOG tại thời điểm lập báo cáo.
Tháng 5/2023, Xuyên Việt Oil gửi Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương báo cáo số dư quỹ là 219 tỷ đồng, nhưng thực tế 3 tài khoản của quỹ BOG chỉ có hơn 2 triệu đồng.
Theo kết luận điều tra, Mai Thị Hồng Hạnh, cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil, đã gây thất thoát 1.463 tỷ đồng tài sản Nhà nước.
Bộ Công Thương sau đó đã quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Xuyên Việt Oil.
Hối lộ quan chức để được cấp phép
Để che giấu sai phạm và "qua mắt" các đợt thanh tra cũng như kiểm tra, trong thời gian dài, Mai Thị Hồng Hạnh và đồng phạm đã đưa hối lộ thành công tổng cộng 1,265 triệu USD (tương đương trên 29 tỷ đồng) cho 8 cá nhân (trong đó có 6 cựu quan chức, cán bộ thuộc Bộ Công thương). Những lần đưa hối lộ này nhằm mục đích để Công ty được cấp phép là đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Ở lần cấp phép thứ nhất vào tháng 3/2016, Hạnh nhờ Nguyễn Lộc An, (Bộ Công thương) phụ trách mảng cấp giấy phép. Ở các lần gặp gỡ, Hạnh đều đưa hối lộ cho An số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Sau khi được cấp giấy, ngày 29/7/2017, nhân dịp ông An vào TP. Hồ Chí Minh công tác, muốn trả công cho ông An, Hạnh đã tặng ông An 1 đồng hồ Patek Philippe, ông An khai sau đó bán chiếc đồng hồ này được 23.000 USD.
Tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng không đủ điều kiện để được cấp lại.
Trước tình hình này, Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội Xuyên Việt Oil, liên hệ, hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công Thương để "nhờ giúp đỡ, tạo điều kiện cấp lại".
Cơ quan điều tra cho rằng để xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ tổng cộng 365.000 USD cho lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công Thương.
Trong đó, Hạnh trực đã tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương 50.000 USD, ông Tuấn 145.000 USD và ông Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) 120.000 USD.
Ngoài ra, ông Đặng Công Khôi, cựu Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), dù biết rõ các sai phạm trong việc quản lý Quỹ BOG tại Xuyên Việt Oil song do được bà Hạnh chi tiền hối lộ 20.000 USD nên ông đã "làm ngơ", dẫn đến gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
Tặng quà xa xỉ để được… cấp tín dụng
Từ năm 2018, bà Hạnh quen ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; cựu Chủ tịch ngân hàng) do Công ty Xuyên Việt Oil có quan hệ tín dụng với Ngân hàng mà ông Thọ làm chủ tịch.
Năm 2018, ông Lê Đức Thọ khi là Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT ngân hàng, có thẩm quyền phê duyệt hạn mức, cấp giới hạn tín dụng và xem xét, phê duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp.
Tháng 1/2019, bà Hạnh đã đưa cho ông Thọ 100.000 USD để xin cấp giới hạn tín dụng 7.000 tỷ đồng.
Lần thứ hai vào năm 2020, khi công ty muốn "nối lại quan hệ tín dụng", bà Hạnh đã đưa cho ông Thọ 500.000 USD, đổi lại ông Thọ đã phê duyệt kéo dài giới hạn tín dụng 3.000 tỷ đồng cho công ty.
Năm 2021, trong vai trò Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Thọ đề nghị bà Hạnh thành lập chi nhánh hoặc công ty con của Xuyên Việt Oil tại Bến Tre để nộp thuế, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
Hưởng ứng đề nghị này, bà Hạnh đã thành lập Công ty Cổ phần Việt Oil tại Bến Tre và xin vay vốn từ ngân hàng.
Ông Thọ lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng để tác động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc chi nhánh Bến Tre cho Công ty Xuyên Việt Oil được vay vốn thuận lợi.
Trong quá trình xin vay vốn, Chi nhánh ngân hàng đã phê duyệt cấp giới hạn tín dụng 400 tỷ đồng cho Công ty Việt Oil, nhưng không được phê duyệt do Công ty mẹ Xuyên Việt Oil đang có nợ tín dụng lớn.
Mặc dù vậy, sau khi ông Thọ can thiệp, ngân hàng đã thực hiện 20 lần giải ngân với tổng số tiền 892 tỷ đồng cho Công ty Việt Oil.
Để được ông Thọ tạo điều kiện, bà Mai Thị Hồng Hạnh đã tặng ông Thọ tiền và quà, gồm 200.000 USD (4,5 tỷ đồng); một bộ golf (trị giá 1,1 tỷ đồng); một đồng hồ Patek Philippe (trị giá 421.000 USD - tương đương 9,855 tỷ đồng); một ôtô hiệu Mercedes Benz S450 (trị giá 6,669 tỷ đồng).
Việc nhận tiền này của ông Thọ bị cáo buộc truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng giá trị tiền và quà mà ông Thọ nhận từ bà Hạnh lên tới 1.070.000 USD.
Quản lý chặt chẽ quỹ BOG; quy định thời gian cụ thể nộp thuế môi trường
Cơ quan điều tra đánh giá đây là vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ liên quan đến lĩnh vực an ninh năng lượng, an ninh tài chính, ngân hàng xảy ra từ Trung ương đến địa phương, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và gây thất thoát tài sản nhà nước đặc biệt lớn.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo được đánh giá, do Quỹ BOG không được quản lý tập trung mà được để tại doanh nghiệp thương nhân đầu mối kinh doanh và giao doanh nghiệp tự quản lý, chủ động trích lập, sử dụng và báo cáo số dư Quỹ BOG về cơ quan quản lý nhà nước.
Vì vậy, chủ sở hữu các doanh nghiệp đã lợi dụng, sử dụng Quỹ BOG tại doanh nghiệp để chiếm dụng, sử dụng trái phép dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, tiền thuế bảo vệ môi trường là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên việc Nhà nước không trực tiếp thu tiền thuế này từ người tiêu dùng mà giao cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thu hộ, nhưng số tiền thu hộ không được hạch toán, nộp vào tài khoản định danh riêng biệt, nên đã bị chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lợi dụng để chiếm dụng, sử dụng trái phép.
Đặc biệt, việc cấp giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu xăng dầu (nay là giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu) chưa quy định chặt chẽ, người có thẩm quyền cấp phép móc nối, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc bỏ qua việc hợp thức hóa hồ sơ, điều kiện cấp phép, doanh nghiệp không duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu sau khi được cấp phép.
Bộ Công an kiến nghị đã đến lúc cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trích lập, sử dụng Quỹ BOG của các cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu thương nhân đầu mối xăng dầu phải công khai số dư quỹ và tài liệu, chứng từ đảm bảo chặt chẽ, minh bạch.
Đối với tiền thuế môi trường, pháp luật cần quy định thời gian cụ thể mà doanh nghiệp phải nộp số tiền thuế đã thu hộ vào ngân sách nhà nước và trách nhiệm hình sự của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp không thực hiện việc chuyển nộp số tiền đã thu hộ này vào ngân sách nhà nước.
Ước tính nguồn vốn huy động để phủ kín mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM giai đoạn đến 2035 - 2045 khoảng 174,06 tỉ USD, nên đây chính là mấu chốt cần giải quyết để phát triển đường.
Cách đây chưa lâu, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các bộ, ngành để xin ý kiến về Dự thảo Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT - metro) tại Hà Nội và TP.HCM trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.
Mục tiêu đầu tư các tuyến ĐSĐT TP.Hà Nội, TP.HCM có tốc độ thiết kế 80 - 160 km/giờ, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, điện khí hóa. Đến năm 2035 hoàn thành toàn bộ các tuyến ĐSĐT theo quyết định phê duyệt quy hoạch chung 2 thành phố trước đây, với tổng chiều dài khoảng 580,8 km (TP.Hà Nội khoảng 397,8 km; TP.HCM khoảng 183 km), đạt tỷ lệ 35 - 50% thị phần vận tải hành khách công cộng.
Đến năm 2045, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác thêm khoảng 369,06 km (TP.Hà Nội khoảng 200,7 km; TP.HCM khoảng 168,36 km), đạt tỷ lệ 35 - 50% thị phần vận tải hành khách công cộng.
Cần ưu tiên làm chủ công nghệ
Góp ý cho đề án, Bộ KH-ĐT hồi cuối tháng 8 vừa qua lưu ý Bộ GTVT và Hà Nội, TP.HCM cần rà soát làm rõ nguyên nhân, việc tổ chức thực hiện các dự án chưa kịp thời; mục tiêu ưu tiên phát triển ĐSĐT; cơ sở pháp lý; sự thiếu đồng bộ các cơ chế, chính sách dẫn đến chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, chậm trễ trong thực hiện các dự án...
Đặc biệt, cần làm rõ phương án huy động vốn và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính quốc gia của kế hoạch phủ kín mạng ĐSĐT tại Hà Nội và TP.HCM. Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới ĐSĐT tại 2 thành phố vào năm 2035 là rất lớn, cần khoảng 174,06 tỉ USD, bao gồm 145,26 tỉ USD cho nhu cầu đầu tư, xây dựng và 28,8 tỉ USD cho vận hành khai thác.
Theo Bộ KH-ĐT, phương án huy động vốn đầu tư các dự án ĐSĐT phụ thuộc vào quyết định lựa chọn công nghệ trong trường hợp huy động nguồn vốn ODA hoặc vay tín dụng xuất khẩu do các đối tác thường áp dụng điều kiện vay ràng buộc (đi kèm công nghệ). Do đó, hai thành phố lớn cần cân nhắc kỹ phương án huy động vốn đầu tư đảm bảo khả năng tối đa về làm chủ công nghệ, vận hành và khai thác các tuyến ĐSĐT.
Với Hà Nội, để đầu tư hệ thống ĐSĐT từ nay đến năm 2045 khoảng 66,38 tỉ USD. Thành phố có thể huy động khoảng 57,77 tỉ USD, còn thiếu 8,61 tỉ USD so với nhu cầu đầu tư và dự kiến bù đắp bằng nguồn ngân sách T.Ư hỗ trợ. Trong khi đó, sơ bộ tổng cầu vốn đầu tư đến năm 2035 của TP.HCM khoảng 34,92 tỉ USD. TP.HCM cân đối được 25,17 tỉ USD và đề nghị T.Ư hỗ trợ có mục tiêu khoảng 9,75 tỉ USD. Ước tính tổng nhu cầu vốn mà 2 thành phố đề nghị ngân sách T.Ư đến năm 2035 để phát triển ĐSĐT là khoảng 18,36 tỉ USD.
Tuy nhiên, qua rà soát sơ bộ, Bộ KH-ĐT cho rằng số liệu nhu cầu đầu tư, khả năng huy động chưa thống nhất; không đưa ra phương pháp, cơ sở tính toán sơ bộ nhu cầu đầu tư và khả năng huy động vốn. Ngoài ra, việc hỗ trợ ngân sách T.Ư cho TP.Hà Nội và TP.HCM để đầu tư metro cần xem xét trong bối cảnh dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn khác như Đồng Đăng - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng... cũng được dự kiến đầu tư trong giai đoạn từ năm 2026 - 2035.
Metro đang thay đổi thói quen đi lại ở Hà Nội
Đầu tháng 8, Hà Nội vận hành tuyến ĐSĐT thứ 2 sau Cát Linh - Hà Đông là đoạn trên cao Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5 km, đoạn ngầm còn lại robot đã bắt đầu đào hầm ngầm. Chỉ sau 1 tuần vận hành, tuyến đã đón hơn 393.000 lượt hành khách, cao gấp 2 lần tuyến Cát Linh - Hà Đông trước đó.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn, Hà Nội phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến ĐSĐT (bao gồm các tuyến đã đi vào vận hành, khai thác là tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến số 3.1 Nhổn - Cầu Giấy). TP.Hà Nội cũng đang tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các dự án đầu tư tuyến số 2.1 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), tuyến số 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai), tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc), tuyến số 2A kéo dài (Hà Đông - Xuân Mai).
TS Vũ Hồng Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết với tuyến Cát Linh - Hà Đông, mỗi ngày làm việc có khoảng 37.000 lượt hành khách sử dụng ĐSĐT đi lại, trong đó 80% đi vào giờ cao điểm (đi thường xuyên bằng vé tháng). Theo ông Trường, thực tế cho thấy ĐSĐT đang thay đổi thói quen đi lại và tạo nét văn hóa giao thông mới, hiện đại cho người dân Hà Nội.
Thực tế chậm chạp và ì ạch hơn chục năm mới xong một tuyến ĐSĐT đang là thách thức không nhỏ cho khát vọng "phủ kín" mạng lưới metro của Hà Nội trong khoảng 20 năm tới. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm quản lý vận hành 2 tuyến metro tại Hà Nội, TS Vũ Hồng Trường cho rằng hệ thống ĐSĐT thủ đô hoàn toàn có thể hoàn tất mục tiêu 200 km nếu có cơ chế thực sự đột phá. Nhấn mạnh đến đột phá về cơ chế chính sách, theo ông Trường, điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý mới, đặc thù, giải quyết tận gốc những vướng mắc của ĐSĐT hiện nay.
TP.HCM chạy nước rút tuyến metro đầu tiên
Hiện nay, tuyến metro số 1 TP.HCM (metro Bến Thành - Suối Tiên) đang chạy nước rút với mục tiêu đưa vào khai thác thương mại cuối năm nay. Ngay trước thềm lễ Quốc khánh (2.9), lần đầu tiên các học viên lái tàu VN (thuộc Công ty Đường sắt đô thị số 1 - đơn vị vận hành metro) đã được trực tiếp điều khiển vận hành thử nghiệm 6 đoàn tàu thuộc tuyến metro số 1. Tàu chạy thử trên toàn tuyến từ ga Bến Thành (Q.1) tới ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) tổng chiều dài gần 20 km.
Ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) - chủ đầu tư, cho biết MAUR vẫn đang giữ nguyên tiến độ đã báo cáo UBND TP.HCM theo cam kết của các nhà thầu Nhật Bản, tức hoàn thành tuyến metro số 1 vào tháng cuối cùng của năm 2024 và đưa vào vận hành.
Ngay sau khi tuyến metro đầu tiên đi vào hoạt động, MAUR cũng sẽ khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự án hiện cũng đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành Quyết định bồi thường 584/586 trường hợp, đạt 99,6%. Các nhà thầu đang thi công những hạng mục đầu tiên về di dời - tái lập hệ thống cấp thoát nước, biển báo, chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông. Qua các bước chuẩn bị, mục tiêu đề ra là thi công các hạng mục nhà ga, tuyến chính vào năm 2025, đảm bảo đưa tuyến metro số 2 vào khai thác năm 2030 như chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo tính toán, tuyến metro số 1 hoàn thành mới chỉ giải quyết được khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân từ phía đông (khu vực TP.Thủ Đức) về phía trung tâm TP. Sau khi tuyến số 2 và các tuyến tiếp theo hoàn thành thì tác động sẽ tăng lên rất nhiều. Mạng lưới metro hoàn thiện theo quy hoạch, kết hợp cùng hệ thống xe buýt, đường sắt trên cao... có thể đáp ứng 30 - 40% nhu cầu đi lại của người dân TP.
Song song với việc chạy đua tiến độ tuyến số 1 và số 2, TP.HCM cũng đang chuẩn bị trước nhiều công tác để có thể thực hiện ngay đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị sau khi được cấp có thẩm quyền "gật đầu". Đề án đặt mục tiêu từ nay đến năm 2035, TP sẽ hoàn thành 6 tuyến metro với tổng chiều dài 183 km, sau đó tiếp tục làm thêm hơn 168 km để nâng tổng số chiều dài mạng lưới metro lên hơn 351 km vào năm 2045.
Để thực hiện mục tiêu, đề án cũng đã xây dựng 6 nhóm cơ chế, chính sách với 28 cơ chế. Trong đó, có 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội; 11 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.
TP Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng công viên rồng nhưng đến nay dự án vẫn chưa thành hình, linh vật rồng đã hư hỏng gần hết.
Từ tháng 2-2024, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã báo cáo UBND thành phố về phương án xây dựng tạm công viên rồng tại khu đất phía Tây Bắc nút giao đường Võ Văn Kiệt và đường Võ Nguyên Giáp - quận Sơn Trà, có diện tích 2,8 ha. Khu vực này được quy hoạch xây dựng trung tâm tài chính.
Toàn bộ linh vật rồng trang trí Tết Giáp Thìn 2024 cùng một số tiểu cảnh trang trí hoa sẽ được tập trung về đây để người dân và du khách thưởng lãm.
Đến nay, linh vật rồng dù đã được tập trung về đây nhưng dự án vẫn chưa thành hình. Theo ghi nhận tại hiện trường, các linh vật rồng nằm ngổn ngang, nhiều linh vật đã hư hỏng nặng do phơi mưa, phơi nắng quá lâu.
Trong báo cáo gửi UBND TP Đà Nẵng, Sở Xây dựng cho hay đã mời các đơn vị liên quan nghe 2 đơn vị tham gia xã hội hóa dự án này báo cáo. Sở đã đề xuất, tổng thể dự án gồm 2 phân khu chính với tổng mức đầu tư là hơn 14 tỉ đồng.
Kế hoạch triển khai xây dựng công viên dự kiến từ tháng 4 đến tháng 6 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
UBND TP Đà Nẵng cho phép trang trí công viên và tổ chức vận hành, duy tu xuyên suốt năm 2024. Tuy nhiên các đơn vị tham gia xã hội hóa đề xuất thành phố cho phép thời hạn tồn tại là 5 năm. Trường hợp thành phố thu hồi sớm hơn thì cho phép được di dời đến vị trí mới.
Vì đề xuất của đơn vị tham gia xã hội hóa khác với chủ trương của thành phố nên Sở Xây dựng đã đề nghị lãnh đạo thành phố giao các đơn vị tổ chức họp, xem xét. Đến hiện tại, dự án vẫn chưa "rục rịch".
Tết Giáp Thìn 2024, TP Đà Nẵng trang trí hoa tết tại 15 vị trí với kinh phí đầu tư là 20 tỉ đồng. Mỗi điểm đều đặt hình ảnh linh vật rồng được thiết kế cách điệu với nhiều hình dáng, tư thế, vừa đảm bảo sự uy nghi hùng mạnh, vừa có sự gần gũi phù hợp với văn hóa Á Đông.
Nguồn: Soha; Xây Dựng Chính Sách; Thanh Niên; CafeF
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá