- Thời sự
- Thế giới
Theo báo cáo công bố hôm 6-9 của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), mùa hè năm 2024 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận kể từ khi C3S bắt đầu theo dõi nhiệt độ toàn cầu năm 1940.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp kỷ lục đáng lo ngại này được xác lập. Cụ thể, nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay cao hơn 0,69 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, vượt qua kỷ lục trước đó (được thiết lập vào năm 2023) 0,66 độ C.
Trong báo cáo mới, C3S xác nhận tháng 8-2024 và tháng 8-2023 chia sẻ kỷ lục tháng 8 nóng nhất lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu là 16,82 độ C, cao hơn 1,51 độ C so với nhiệt độ trung bình của tháng 8 trong thời kỳ tiền công nghiệp.
Tổng hợp lại, giai đoạn từ tháng 9-2023 đến tháng 8-2024 là giai đoạn 12 tháng nóng nhất được ghi nhận, cao hơn 1,64 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Đài CNBC dẫn lời bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc C3S, cho biết chuỗi nhiệt độ kỷ lục này đang làm tăng khả năng năm 2024 sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận.
Theo bà Burgess, trong tương lai hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ mà chúng ta đã chứng kiến trong mùa hè vừa qua sẽ ngày càng dữ dội, gây ra hậu quả tàn khốc hơn cho con người và hành tinh nếu chúng ta không hành động khẩn cấp để giảm phát thải khí nhà kính.
Theo CNN, các nhà khoa học khác cũng cảnh báo đây không phải kỷ lục cuối cùng vì con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, yếu tố chính làm nóng hành tinh.
Các ngân hàng lớn ở Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương nước này hành động nhanh chóng khi họ đang đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng Nhân dân tệ.
Do thiếu thanh khoản Nhân dân tệ, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền của Trung Quốc và đẩy tỷ giá hối đoái lên tới 3 con số.
Đồng rúp đã giảm gần 5% so với Nhân dân tệ vào ngày 4/9 trên Sàn Giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX). Trong khi đó, các kế hoạch can thiệp ngoại hối của Bộ Tài chính cho thấy lượng bán Nhân dân tệ của ngân hàng trung ương Nga sẽ giảm mạnh trong tháng tới, xuống mức tương đương 200 triệu USD.
Ngân hàng trung ương Nga đã bán lượng Nhân dân tệ trị giá 7,3 tỷ USD mỗi ngày trong suốt 3 tháng qua. Việc Nga giảm quy mô của kế hoạch này diễn ra cùng thời điểm với đợt phát hành trái phiếu trị giá 15 tỷ Nhân dân tệ của “gã khổng lồ” ngành dầu mỏ Rosneft. Động thái này cũng làm giảm thanh khoản của thị trường.
German Gref, CEO của Sberbank, cho biết: “Chúng tôi không thể cho vay bằng đồng Nhân dân tệ vì không đủ thanh khoản để thực hiện các vị thế ngoại tệ.”
Nhân dân tệ đã trở thành đồng ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên sàn MOEX sau khi phương Tây áp lệnh trừng phạt, ngăn chặn hoạt động giao dịch hối đoái bằng USD và euro. Các ngân hàng Nga cũng phát triển các sản phẩm tài chính bằng Nhân dân tệ cho khách hàng.
Thanh khoản Nhân dân tệ ở Nga thường được ngân hàng trung ương cung cấp thông qua các giao dịch bán và hoán đổi Nhân dân tệ hàng ngày, cũng như các công ty xuất khẩu bán hàng lấy ngoại tệ.
Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc tại Nga lại đang ngần ngại thực hiện các giao dịch tiền tệ vì lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây.
Đầu tháng 9, các ngân hàng đã huy động được số tiền kỷ lục 35 tỷ Ngân dân tệ từ ngân hàng trung ương thông qua các giao dịch hoán đổi trong ngày.
Andrei Kostin, CEO của ngân hàng cho vay lớn thứ 2 ở Nga VTB kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ đưa ra động thái nào đó và hiểu nhu cầu tăng thanh khoản của các ngân hàng thông qua các giao dịch hoán đổi. Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhà xuất khẩu cũng nên bán nhiều Nhân dân tệ hơn.
Tình trạng thiếu hụt Nhân dân tệ nghiêm trọng cũng xảy ra trong bối cảnh nhiều tháng qua các giao dịch của Nga với các ngân hàng Trung Quốc bị chậm trễ. Các ngân hàng này lo ngại hơn sau khi Mỹ đe doạ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt thứ cấp. Căng thẳng này lên đến đỉnh điểm vào tháng 8, khi hàng tỷ Nhân dân tệ đã bị mắc kẹt.
Ngoài ra, Business Insider dẫn nguồn từ hãng tin Izvestia cho biết, các ngân hàng này không chỉ từ chối xử lý các giao dịch thuơng mại với Nga mà một số còn hoàn trả các khoản thanh toán cho hàng hoá đã được vận chuyển.
Nga và Trung Quốc đã thảo luận về việc xây dựng một hệ thống chung cho các khoản thanh toán song phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có đột phá nào được công bố. Ông Kostin giải thích rằng vì thương mại giữa Nga với Trung Quốc đã cân bằng nên việc thiết lập một cơ chế thanh toán bù trừ bằng các đồng nội tệ sẽ không phải là vấn đề.
Mặc dù có công việc công nghệ lương cao, cô Li Daijing không ngần ngại khi một người họ hàng của cô nhờ cô sang Mexico City coi sóc một tiệm ăn. Cô đã thu dọn đồ đạc và rời Trung Quốc đến thủ đô Mexico vào năm ngoái, với ước mơ về một cuộc phiêu lưu mới.
Người phụ nữ 30 tuổi đến từ Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, hy vọng một ngày nào đó có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến nhập khẩu đồ nội thất từ quê hương của mình.
“Tôi muốn nhiều hơn thế nữa”, cô Li nói. “Tôi muốn trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ. Tôi muốn độc lập”.
Cô Li nằm trong làn sóng di dân Trung Quốc mới rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm cơ hội, nhiều tự do hơn hoặc triển vọng tài chính tốt hơn vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức cao và mối quan hệ của nước này với Hoa Kỳ và các đồng minh đã trở nên tồi tệ.
Trong khi tuần tra biên giới Hoa Kỳ đã bắt giữ hàng chục nghìn người Trung Quốc tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico trong năm qua, hàng nghìn người Trung Quốc đang coi Mexico là điểm đến cuối cùng của họ. Nhiều người hy vọng sẽ tự khởi nghiệp kinh doanh, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý của Mexico gần Hoa Kỳ.
Năm ngoái, chính phủ Mexico đã cấp 5.070 visa cư trú tạm thời cho những di dân Trung Quốc, gấp đôi so với năm trước — đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba, sau Hoa Kỳ và Colombia, về nguồn gốc của những di dân được Mexico cấp phép.
Một cộng đồng di dân ăn sâu bám rễ đã nuôi dưỡng mạng lưới gia đình và doanh nghiệp vững mạnh trong nhiều thập niên khiến Mexico trở nên hấp dẫn đối với những người Trung Quốc mới đến; cũng như sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia Trung Quốc tại Mexico, những công ty đã thành lập cửa hàng để gần các thị trường ở Châu Mỹ.
“Nhiều người Trung Quốc bắt đầu đến đây từ hai năm trước — và những người này cần phải ăn uống”, ông Duan Fan, chủ sở hữu của “Nueve y media”, một nhà hàng ở khu phố Roma Sur thời thượng của Thành phố Mexico, phục vụ các món ăn cay của Tứ Xuyên, quê hương của ông, cho biết.
“Tôi đã mở một nhà hàng Trung Quốc để mọi người có thể đến đây và ăn như ở nhà”, ông cho biết.
Ông Duan, 27 tuổi, đến Mexico vào năm 2017 để làm việc với một người chú sở hữu một doanh nghiệp bán buôn ở Tepito, gần trung tâm lịch sử của thủ đô, và sau đó cha mẹ ông cũng đến đây.
Không giống như những thế hệ người Trung Quốc trước đây đến miền bắc Mexico từ tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc, những người mới đến có nhiều khả năng đến từ khắp Trung Quốc.
Dữ liệu từ cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2020 của Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico cho thấy những di dân Trung Quốc chủ yếu tập trung ở Thành phố Mexico. Một thập niên trước, cuộc điều tra dân số đã ghi nhận sự tập trung lớn nhất của người Trung Quốc ở tiểu bang cực bắc Baja California, trên biên giới Hoa Kỳ-Mexico đối diện với tiểu bang California của Mỹ.
Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia Trung Quốc đang dẫn đến làn sóng “những người từ miền đông Trung Quốc, có trình độ học vấn cao hơn và có nền tảng toàn cầu rộng hơn”, ông Andrei Guerrero, điều phối viên học thuật của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-Baja California, nói.
Tại một khu phố trung lưu của Thành phố Mexico, Viaducto-Piedad, gần Phố Tàu lịch sử của thành phố, một cộng đồng người Hoa mới đã phát triển từ cuối những năm 1990. Những di dân Trung Quốc không chỉ mở các doanh nghiệp mà còn tạo ra không gian cộng đồng cho các sự kiện tôn giáo và hoạt động giải trí của trẻ em.
Viaducto-Piedad được chính người Hoa công nhận là “Phố Tàu” thực sự của Thành phố Mexico, bà Monica Cinco, một chuyên gia về di cư của người Hoa và là tổng giám đốc của Quỹ EDUCA Mexico, nói.
“Khi tôi hỏi họ tại sao, họ sẽ nói với tôi rằng vì chúng tôi sống ở đây. Chúng tôi có các cửa hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Hoa, các cửa hàng làm đẹp và nhà hàng chỉ dành cho người Hoa”, bà nói. “Họ sống ở đó, có một cộng đồng và một số trường công lập trong khu vực có số lượng người Hoa đáng kể”.
Tại trung tâm thành phố Mexico, các doanh nhân Trung Quốc không chỉ mở các cửa hàng bán buôn mới mà còn tiếp quản hàng chục tòa nhà. Đôi khi, họ trở thành nguồn gây căng thẳng với các doanh nghiệp và cư dân địa phương, những người cho rằng sự mở rộng của các doanh nghiệp do Trung Quốc sở hữu đang đẩy họ ra xa.
Tại một siêu thị nhỏ ở khu phố trung tâm nhộn nhịp bán các sản phẩm Trung Quốc như nấm mèo khô và cánh vịt cay đóng gói chân không, ông Dong Shengli, 33 tuổi, cho biết ông đã chuyển đến Thành phố Mexico từ Bắc Kinh cách đây vài tháng để giúp quản lý cửa hàng cho một số người bạn.
Ông Dong — người sau đó đã tìm được việc làm tại một công ty bán buôn nhập khẩu giày thể thao và quần áo hàng hiệu nhái — cho biết ông đã từng làm việc tại Ủy ban Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nhưng đã được bạn bè thuyết phục đến đây.
Ông có kế hoạch khám phá các khả năng kinh doanh ở Mexico, nhưng “vợ và bố mẹ tôi đang ở Trung Quốc, mẹ tôi đã lớn tuổi, bà ấy cần tôi”.
Những người khác đang rời khỏi Trung Quốc để tìm kiếm sự tự do lớn hơn. Đó là trường hợp của ông Tan, 50 tuổi, người chỉ cho biết họ của mình vì lo lắng cho sự an toàn của gia đình còn ở Trung Quốc. Ông đến Mexico năm nay từ tỉnh Quảng Đông phía nam và kiếm được một công việc trong vài tháng tại Sam’s Club. Tại Trung Quốc, ông kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau, bao gồm cả làm việc tại một nhà máy hóa chất và viết bài cho tạp chí trong thời gian đại dịch.
Nhưng ông cảm thấy khó chịu với bầu không khí mà ông mô tả là áp bức ở Trung Quốc.
“Không chỉ là sự áp bức tại nơi làm việc, mà còn là tâm lý”, ông nói. “Tôi có thể cảm nhận được sự thoái trào chính trị, sự thoái lui của tự do và dân chủ. Những tác động của điều đó thực sự khiến mọi người cảm thấy bị bóp méo và ốm yếu. Vì vậy, cuộc sống rất đau khổ”.
Điều thu hút sự chú ý của ông ở Thành phố Mexico là các cuộc biểu tình thường xuyên diễn ra trên các đại lộ chính của thành phố — ông nói rằng đó là bằng chứng cho thấy quyền tự do ngôn luận mà ông mong muốn.
Tại nhà hàng nơi cô vẫn đang giúp việc ở khu phố Juárez thời thượng, cô Li cho biết Mexico nổi bật như một vùng đất đầy cơ hội cho cô và những người Trung Quốc khác không có người thân ở Hoa Kỳ để bảo lãnh họ định cư Mỹ. Cô nói cô rời Trung Quốc một phần vì văn hóa cạnh tranh nơi làm việc và giá nhà cao.
“Ở Trung Quốc, mọi người đều tiết kiệm tiền để mua nhà, nhưng thực sự rất tốn kém để mua nhà”, cô nói.
Tự tin với nụ cười khiến mọi người vui vẻ, cô Li cho biết cô hy vọng kỹ năng làm nhân viên tiếp thị bán hàng cho công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent Games sẽ giúp cô tiến xa hơn ở Mexico.
Cô nói cô chưa gặp nhiều phụ nữ Trung Quốc như mình ở Thành phố Mexico: người mới đến, trẻ và độc thân.
Hầu hết đã kết hôn và chuyển đến Mexico để đoàn tụ với chồng.
“Đến đây là phải đối mặt với điều gì đó chưa biết”, cô nói.
Cô Li không biết khi nào cô có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng của mình, nhưng cô có ý tưởng: Ví dụ, cô tưởng tượng rằng ở tỉnh Hà Nam, cô có thể mua được ghế, bàn và đồ nội thất khác với giá tốt. Trong khi đó, cô đang bán đồ nội thất do một người bạn Trung Quốc nhập khẩu vào Mexico trên nền tảng thương mại điện tử Mercado Libre.
“Tôi chưa kết hôn, tôi không có bạn trai, chỉ có một mình tôi”, cô nói, “vì vậy tôi sẽ làm việc chăm chỉ và đấu tranh”.
Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT, là một trong những nhà quản lý truyền thông của Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt với cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Người phụ nữ 44 tuổi này được mô tả là nhà tuyên truyền và nhà tư tưởng hàng đầu của Điện Kremlin và là người theo chủ nghĩa Putin hơn cả chính bản thân Tổng thống Vladimir Putin.
Các bộ Tư pháp, Ngoại giao và Tài chính Hoa Kỳ đã công bố phối hợp hành động vào thứ Tư (4/9) để đưa ra "phản ứng quyết liệt" đáp trả các hoạt động can thiệp cuộc bầu cử của bà này.
Phản ứng khi tên mình xuất hiện trong danh sách trừng phạt, bà Simonyan viết trên X: "Ồ, họ đã tỉnh ngủ rồi."
Nhắc đến những thành viên RT khác trong danh sách, bà nói: "Cả đội đã làm rất tốt."
RT là đài truyền hình do chính phủ Nga kiểm soát, trước đây có tên là Russia Today (Nước Nga Ngày nay).
RT bị cáo buộc về điều gì?
Mô tả chi tiết về các cáo buộc, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói: "RT không còn chỉ là một công cụ tuyên truyền của Điện Kremlin. Tổ chức này đang được sử dụng để thúc đẩy các chiến dịch gây ảnh hưởng bí mật của Nga."
Trong một tuyên bố với BBC, RT đã bác bỏ các cáo buộc và mỉa mai:
"Ba điều chắc chắn trong cuộc sống: thuế, cái chết và sự can thiệp của RT vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ."
Simonyan là ai?
Simonyan sinh ra trong một gia đình người Armenia tại vùng Krasnodar của Nga.
Thành tích học tập đã giúp bà giành được một suất trong chương trình trao đổi danh giá tại Hoa Kỳ và đến New Hampshire vào năm 1995
Sau đó, bà trở về Nga và trở thành một nhà báo truyền hình.
Bà bắt đầu nổi tiếng vào năm 2004, khi bà đưa tin về cuộc bao vây trường học Beslan do các chiến binh Chechnya thực hiện.
Sự kiện này kết thúc sau ba ngày với phản ứng đẫm máu của nhà nước khiến hàng trăm người thiệt mạng, trong đó có 186 trẻ em.
Đối với Simonyan, điều này dẫn đến sự thăng tiến nhanh chóng.
Ngay sau đó, bà được chọn, ở tuổi 25, để thành lập và lãnh đạo mạng lưới quốc tế Russia Today, sau này đổi tên thành RT.
Nhà tư tưởng chính
Từ đó, trong hơn hai thập kỷ, bà đã trở thành một nhà chỉ trích phương Tây mạnh miệng, một người ủng hộ trung thành của ông Putin và lãnh đạo một mạng lưới vốn trưởng thành từ trứng nước thành thứ mà Hoa Kỳ cáo buộc là "cơ quan tuyên truyền quốc tế chính của Điện Kremlin", đóng vai trò trung tâm trong các nỗ lực nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ.
Theo thời gian, cả bà và kênh của bà đều càng có luận điệu cứng rắn hơn.
Mối quan hệ Nga và phương Tây xấu đi
Vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên xấu đi, mạng lưới này bắt đầu phải đối mặt với những cáo buộc về tuyên truyền ủng hộ Điện Kremlin và đưa tin thiên vị.
Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp và chiếm đóng một số vùng phía đông Ukraine, giọng điệu trên RT trở nên công khai thù địch với cả Ukraine và phương Tây.
Mạng lưới này bắt đầu gọi chính phủ dân cử ở Ukraine là "chế độ Kyiv" và cáo buộc các quốc gia phương Tây kích động Ukraine tổ chức cuộc cách mạng năm 2014, đồng thời tìm cách phá hoại hoặc thậm chí hủy diệt nước Nga.
Nhưng Simonyan không chỉ đứng đầu bộ phận tuyên truyền đối ngoại của Nga - bà còn tham gia rất nhiều vào truyền thông nội bộ, thường xuyên xuất hiện trên các chương trình đối thoại truyền hình về chính trị Nga - một phần không thể thiếu trong bộ máy tuyên truyền của nhà nước.
Cuộc chiến ở Ukraine
Tiếp đó là cuộc xâm lược toàn diện Ukraine vào năm 2022.
Sau nhiều năm đe dọa, Vương quốc Anh cuối cùng đã cấm kênh RT của bà.
Tại Nga, nhiều nhà báo và biên tập viên hàng đầu đã từ chức, trong một cuộc "di cư" hàng loạt dường như là để phản đối với cuộc chiến.
Bà Simonyan cáo buộc các đồng nghiệp cũ - và bất kỳ ai khác phản đối cuộc chiến - "không thực sự là người Nga".
Bà đóng vai trò trung tâm của một trong những câu chuyện gián điệp lớn nhất liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine. Bà đã cho công bố một băng ghi âm bị rò rỉ trong đó các sĩ quan không quân Đức thảo luận về vũ khí tầm xa có thể được cung cấp cho Ukraine - và cách sử dụng các vũ khí này.
Bà thúc đẩy lập trường của Điện Kremlin rằng các khu vực Ukraine do Nga chiếm đóng nên tổ chức trưng cầu dân ý "và để mọi người ở lại với những người họ muốn ở lại. Điều đó rất công bằng".
Bà kêu gọi "treo cổ" các thành viên đối lập Nga và đề xuất "đưa quân" tiến sâu hơn nữa vào châu Âu.
Với phương Tây: 'Tôi không ưa quý vị'
Quan điểm của bà Margarita Simonyan đối với phương Tây được tóm tắt rõ nhất qua những bình luận mà bà đưa ra trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất với BBC, vào tháng Ba, khi ông Vladimir Putin chuẩn bị giành nhiệm kỳ thứ năm làm tổng thống trong một cuộc bầu cử không có đối thủ.
Khi được hỏi liệu có thật sự có một đối thủ nào không, bà trả lời: "Có cần thiết phải có một đối thủ thật sự không? Tại sao? Bởi vì chúng tôi không giống quý vị."
"Và chúng tôi thực sự không thích quý vị lắm đâu."
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video về các cuộc không kích bằng trực thăng tấn công Ka-52M và Mi-28NM nhằm vào nhiều mục tiêu của Ukraine ở Kursk.
Trong cuộc họp báo ngày 5/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nhóm lực lượng Sever của quân đội Nga đã đẩy lùi bốn cuộc tấn công của lực lượng Kiev ở gần các khu định cư Matveyevka, Olgovka, Malaya Loknya và Cherkasskoye Porechnoye theo hướng Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết thêm rằng nhóm này đã ngăn chặn các nỗ lực tấn công của quân đội Ukraine gần các khu định cư Borki, Kamyshevka và Maryevka.
Theo Bộ này, khoảng 40 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc tấn công bất thành này, đồng thời cho biết thêm rằng một xe bọc thép chở quân Stryker do Mỹ sản xuất, ba xe chiến đấu bộ binh và năm xe cơ giới đã bị phá hủy.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã thông báo về một làn sóng không kích khác của Nga nhằm vào các Lữ đoàn cơ giới số 22, 61; Lữ đoàn tấn công đường không số 80 và 82; Lữ đoàn tấn công số 92; Lữ đoàn Jaeger số 152; Lữ đoàn an ninh và dịch vụ số 1004 của Ukraine ở gần các khu định cư Apanasovka, Borki, Vishnyovka, Viktorovka, Gordeyevka, Guevo, Ivashkovsky, Kositsa, Lyubimovka, Martynovka, Malaya Loknya, Novoivanovka, Novoya Sorochina, Orlovka, Obukhovka, Snagost và Yuzhny.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga cũng đã triển khai các cuộc không kích khác nhằm vào lực lượng dự bị của Lữ đoàn cơ giới số 21, 22, 115; Lữ đoàn tấn công đường không số 80, 82, 95; Lữ đoàn tấn công số 92; Lữ đoàn vệ binh quốc gia số 1 và 17 cũng như các Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 103, 106 và 129 ở gần các khu định cư Belopolye, Boyaro Lezhachi, Vorozhba, Gritsenkovo, Glukhov, Glybnoye, Kruzhok, Linovo, Mirpolye, Orlovka, Obody, Pisarevka, Sumy, Starye Virki, Yunakovka và Yampol ở vùng Sumy của Ukraine.
"Trong 24 giờ qua, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã mất tới 370 quân và 17 xe bọc thép, bao gồm hai xe chiến đấu bộ binh, hai xe chở quân bọc thép, 13 xe chiến đấu bọc thép cũng như hai khẩu pháo, hai hệ thống tên lửa phóng loạt M270 do Mỹ sản xuất, một trạm tác chiến điện tử và 12 xe cơ giới", Bộ Quốc phòng Nga thông tin.
"Kể từ khi bắt đầu giao tranh ở khu vực Kursk, tổn thất của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã lên tới hơn 10.100 quân; 81 xe tăng; 41 xe chiến đấu bộ binh; 72 xe bọc thép chở quân; 589 xe chiến đấu bọc thép; 325 xe cơ giới; 74 pháo; 24 bệ phóng hệ thống tên lửa phóng loạt, bao gồm bảy hệ thống M142 HIMARS và năm hệ thống M270 do Mỹ sản xuất, tám bệ phóng SAM; hai xe vận chuyển-nạp đạn, 17 trạm tác chiến điện tử; bảy radar phản pháo; hai radar phòng không; tám xe công binh cũng như hai xe chống chướng ngại vật và một xe rà phá bom mìn UR-77," báo cáo kết luận.
Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố các video cho thấy những cuộc không kích gần đây bằng trực thăng tấn công Ka-52M và Mi-28NM nhằm vào các mục tiêu của Ukraine ở Kursk.
Trước đó, sáng sớm 6/8, lực lượng Kiev được lính đánh thuê nước ngoài hậu thuẫn đã phát động cuộc tấn công vào Kursk. Quân đội Nga đã chặn đứng bước tiến của lực lượng Kiev tại Kursk. Hiện tại, lực lượng Ukraine được cho là đang chuẩn bị một cuộc phản công.
Nguồn: CafeF; Soha; VOA; BBC; Người Đưa Tin
Mỹ: Chấn động vụ án Diddy; Biden lộ ‘phát ngôn kín’; Thất bại của Mật vụ; Trump & trò lừa tiền mã hóa; ‘Lá bài’ kinh tế của Trump
Sông Amazon hạn hán; Siêu giàu tăng mạnh; Loạt nhà máy lọc dầu phá sản; Ukraine xong 'kế hoạch chiến thắng'; Hezbollah hỗn loạn
Mỹ: Xả súng kinh hoàng; Công nhân cảng sắp đình công; Điều bất ngờ với FED; Trump bị nghi dàn xếp vụ ám sát; Cạnh tranh xe điện với TQ
Kinh tế Israel oằn mình; Địa ngục đã chuẩn bị; Thủ lĩnh Hezbollah bị ám sát; Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS; 2.000 lính Ukraine bị vây
Dấu ấn năng lượng của BRICS; Khó chồng khó cho Nga; Cuộc chiến ở Sudan; Tình hình kiểm soát Ukrainsk; Ngăn cuộc chiến ở Liban
Mỹ: Bão Helene càn quét; Giáng đòn lên ô tô TQ; Tình hình các bang chiến địa; Trừng phạt Venezuela; Điều chỉnh lực lượng ở Trung Đông
'Vũ khí hóa' chuỗi cung ứng; 'Cơn đau đầu' mới ở Nga; Đột phá bất thành ở Kursk; Vụ tấn công chấn động; Israel- Hezbollah trả đũa lẫn nhau
TQ tung chính sách kinh tế; TQ thể hiện sức mạnh; Đông Bắc Á 'oằn mình' chống lũ; Ukraine 'tất tay' tại Kursk; Israel không kích Lebanon
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá