.jpg)
KỶ LUẬT ĐBQH PHẢI XIN Ý KIẾN TRƯỚC?
Nghị quyết quan trọng này nhằm chuẩn bị cho công tác tổ chức cán bộ, nhất là sắp xếp cơ cấu đại biểu Quốc hội chuyên trách và nhân sự cấp ủy sắp tới.
Sáng 6.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, dự thảo nghị quyết quy định về việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách, quy định về thẩm quyền quản lý cán bộ.
Quy định công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng; đánh giá, phân loại đánh giá cán bộ; kỷ luật cán bộ; quản lý hồ sơ đối với cán bộ là ĐBQH hoạt động chuyên trách.
Quy định về việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH, ĐBQH hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, trong việc liên hệ, tiếp xúc với cử tri.
Quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH hoạt động chuyên trách tại các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH.
Trong quá trình xây dựng Nghị quyết, đa số ý kiến đề nghị nên ban hành ngay nghị quyết để làm cơ sở cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện trong công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc chuẩn bị sắp xếp cơ cấu ĐBQH chuyên trách và nhân sự cấp ủy sắp tới.
Có một số ý kiến đề nghị thời điểm ban hành nghị quyết sau khi Bộ Chính trị hoàn thành việc sửa đổi Quy định số 80-QĐ/TW để bổ sung các quy định mới, đảm bảo thống nhất với quy định của Đảng, tránh việc văn bản mới ban hành lại phải sửa đổi.
Ủy ban Công tác đại biểu nhận thấy việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết ngay để thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định của luật.
Dự thảo nghị quyết khi xin ý kiến các cơ quan xây dựng theo hướng: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy là cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Đoàn ĐBQH.
Trước khi điều động, luân chuyển, bố trí công việc khác, kỷ luật cán bộ là ĐBQH hoạt động chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc đối tượng áp dụng Nghị quyết có bao gồm một số cấp ủy, tổ chức đảng như vậy có phù hợp hay không.
Có ý kiến đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quyết định việc điều động, luân chuyển, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chịu trách nhiệm về quyết định của mình để đảm bảo tính chủ động linh hoạt phù hợp về phân quyền quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Dự thảo nghị quyết đã sử dụng cụm từ “Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương theo phân cấp” thay cho cụm từ “Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy”.
Vẫn giữ quy định cần báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi điều động, luân chuyển, bố trí công tác khác đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách.
Tại phiên họp, 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua nghị quyết.
ĐBQH GIỮ 3 – 4 CHỨC NHƯNG KHÔNG AI BỔ NHIỆM?
“Tôi xem card visit, có đại biểu 3-4 chức nhưng không biết ai bổ nhiệm, từ bao giờ...”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, và đề nghị phải tuyệt đối cấm tình trạng này.
Thẩm quyền quản lý cán bộ là ĐBQH chuyên trách
Ngày 6/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thông qua Nghị quyết về công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, dự thảo nghị quyết quy định về việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách, quy định về thẩm quyền quản lý cán bộ ; công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng , kỷ luật cán bộ…
Theo bà Hải, quá trình xây dựng , đa số ý kiến đề nghị nên ban hành ngay nghị quyết để làm cơ sở cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện trong công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc chuẩn bị sắp xếp cơ cấu ĐBQH chuyên trách và nhân sự cấp ủy sắp tới.
Có một số ý kiến đề nghị thời điểm ban hành nghị quyết sau khi Bộ Chính trị hoàn thành việc sửa đổi Quy định số 80 để bổ sung các quy định mới, đảm bảo thống nhất với quy định của Đảng, tránh việc văn bản mới ban hành lại phải sửa đổi.
Ủy ban Công tác đại biểu nhận thấy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết ngay để thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định của luật.
Đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách tại đoàn, dự thảo nghị quyết xây dựng theo hướng: Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách ở địa phương.
Trước khi điều động, luân chuyển , bố trí công việc khác, kỷ luật cán bộ là ĐBQH hoạt động chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc đối tượng áp dụng Nghị quyết có bao gồm một số cấp ủy, tổ chức đảng như vậy có phù hợp hay không.
Cũng có ý kiến đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định việc điều động, luân chuyển, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, phù hợp về phân quyền quản lý cán bộ.
Đại biểu chuyên trách thì tập trung làm đại biểu
Dự thảo nghị quyết đã sử dụng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương theo phân cấp” thay cho cụm từ “ban thường vụ tỉnh, thành ủy” và vẫn giữ quy định cần báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi điều động, luân chuyển , bố trí công tác khác đối với ĐBQH hoạt động chuyên trách.
Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, ĐBQH hoạt động chuyên trách dù ở Trung ương hay địa phương đều là cán bộ, công chức nên phải thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức và các pháp luật khác có liên quan.
Cho rằng ĐBQH chuyên trách phải tập trung làm đại biểu, ông Định dẫn thực tế, có đại biểu chuyên trách xin đi dạy, giáo viên kiêm nhiệm, ủy viên kiêm nhiệm cơ quan này, cơ quan kia, thành viên tổ chức này, tổ chức kia.
“Tôi xem card visit , có đại biểu 3 - 4 chức nhưng không biết ai bổ nhiệm , từ bao giờ", ông Định phản ánh.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, phải tuyệt đối cấm đại biểu chuyên trách nhưng lại trở thành ủy viên hội đồng quản trị chỗ nọ, chỗ kia, thành viên tổ chức này, tổ chức kia, ban chấp hành nọ, thậm chí chủ tịch hội nọ, hội kia.
"Phải tuyệt đối cấm, anh làm đại biểu chuyên trách thì tập trung làm đại biểu, còn nếu làm cái khác thì anh đi chỗ khác mà làm”, ông Định nhấn mạnh.
KHAI TRỪ ĐẢNG 3 CÁN BỘ CẤP CAO
.jpg)
Theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông Trần Ngọc Thuận, Võ Văn Chánh, Nguyễn Văn Tiến.
Ngày 6/6, Ban Bí thư sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra quyết định về việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Theo Ban Bí thư, các ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Võ Văn Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và ông Nguyễn Văn Tiến, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Những cán bộ này cũng vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Ban Bí thư xác định 3 cán bộ này còn vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị công tác.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông: Trần Ngọc Thuận, Võ Văn Chánh, Nguyễn Văn Tiến.
Ban Bí thư đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
CHỜ "BÀN TAY SẮT" VÀ TRUY TRÁCH NHIỆM ĐẾN CÙNG
Những vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ gây phẫn nộ dư luận mà còn phơi bày những lỗ hổng trong xử lý và quản lý
Không ít vụ việc dù được báo chí phản ánh, cơ quan chức năng vào cuộc nhưng sau đó lại rơi vào im lặng hoặc xử lý nửa vời, thiếu minh bạch và dứt khoát.
"Ai cũng đúng"
Trong những tháng đầu năm 2025, nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm liên tiếp bị phanh phui, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Ngoài những vụ việc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điểm chung của các sai phạm trong lĩnh vực này là gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được xử lý nghiêm khắc để làm gương.
Gần đây nhất là tại tỉnh Sóc Trăng, khi hàng loạt nông dân phản ánh thức ăn chăn nuôi của một công ty lớn có dấu hiệu bất thường, khiến heo chết hàng loạt. Trong khi phía doanh nghiệp phủ nhận trách nhiệm, người dân lâm vào cảnh thiệt hại nặng nề, không biết cầu cứu ai. Câu hỏi đặt ra là ai kiểm định chất lượng? Ai chịu trách nhiệm hậu kiểm và giám sát thị trường?
Trước đó không lâu, cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang phát hiện một cơ sở chế biến thủy sản đã sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để ướp cá basa đông lạnh, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối của TP HCM. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép sản xuất, cũng như chứng từ liên quan đến nguồn gốc hóa chất. Đáng lo ngại là số lượng hàng chục tấn cá này trước đó đã nhiều lần "trót lọt" mà không bị phát hiện.
Tương tự là vụ việc ở tỉnh Bắc Giang. Trứng gà giả tem VietGAP, đánh tráo nguồn gốc từ trại không bảo đảm vệ sinh thú y nhưng được "phù phép" để đưa vào các chuỗi siêu thị lớn. Khi được phát hiện, phía doanh nghiệp đổ lỗi cho nhà cung cấp; nhà cung cấp lại nói "lỗi do công nhân"… Rốt cuộc, niềm tin của người tiêu dùng bị bào mòn, trong khi gần như không có ai bị xử lý nghiêm.
Những vụ việc trên và còn nhiều vụ khác chưa được nêu tên, không chỉ làm tổn hại sức khỏe cộng đồng mà còn phơi bày lỗ hổng lớn trong quản lý, thanh tra và trách nhiệm cá nhân của cơ quan chức năng. Thực phẩm bẩn đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của chuỗi cung ứng - không chỉ tại chợ truyền thống, mà cả trong các hệ thống siêu thị hiện đại, nơi người tiêu dùng gửi gắm lòng tin. Không thể để tình trạng "ai cũng đúng" tiếp diễn. Không thể chấp nhận lời xin lỗi chung chung mà không ai bị xử lý kỷ luật hay khởi tố hình sự.
Phải sòng phẳng với người tiêu dùng
Với thực phẩm, chỉ một lô hàng kém chất lượng cũng có thể gây hậu quả dây chuyền như: dịch bệnh, ngộ độc, phá sản hoặc mất mạng.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn, xử lý hình sự các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, mang tính hệ thống. Bộ Luật Hình sự đã quy định rõ tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm" với khung hình phạt lên đến tù chung thân. Nếu pháp luật không nghiêm, nếu quản lý không đến nơi đến chốn thì sự im lặng đó cũng đồng nghĩa với tiếp tay cho sai phạm.
Chúng ta không thể chỉ "hành động sau sự cố". Trong quản lý thực phẩm, phòng ngừa là quan trọng nhất, minh bạch là điều kiện cần, còn trách nhiệm cá nhân là điều kiện đủ. Cần thay đổi căn bản từ quản lý bị động sang giám sát chủ động và xử lý kiên quyết.
Để chặn đứng tình trạng thực phẩm bẩn đang len lỏi trong từng bữa ăn của người dân, điều tiên quyết là phải làm rõ và truy trách nhiệm đến cùng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Khi một vụ việc xảy ra, không thể chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính hay thu hồi sản phẩm. Cần xem xét trách nhiệm đầy đủ của các bên liên quan: từ doanh nghiệp sản xuất, các nhà cung cấp, hệ thống bán lẻ đến cán bộ cấp phép, kiểm định, thanh tra. Nếu phát hiện có sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm hay cố tình bao che, tiếp tay thì phải xử lý nghiêm bằng các biện pháp kỷ luật và cả truy cứu hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm. Người đứng đầu cơ quan quản lý tại địa phương cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Ngoài ra, cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về các vụ vi phạm an toàn thực phẩm và thiết lập một cơ chế cảnh báo sớm, có tính liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức của người tiêu dùng.
Lùm xùm vụ tố bán thịt heo bệnh
Cuối tháng 5-2025, ông L.Q.N (40 tuổi; ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đăng tải lên mạng xã hội để "tố" việc trà trộn heo bệnh, gà bệnh, có cả heo bốc mùi hôi thối được đưa về cửa hàng của Công ty C.P. Việt Nam tại huyện Mỹ Xuyên để tiêu thụ.
Ngày 30 và 31-5, lực lượng liên ngành tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành kiểm tra 4 điểm kinh doanh thực phẩm của Công ty C.P. Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra lâm sàng cho thấy các sản phẩm này đều bảo đảm chất lượng, không có dấu hiệu sử dụng hóa chất hay chất bảo quản gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho hay giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của 3/4 cửa hàng đã hết thời hạn.
Tại tỉnh Hậu Giang, vào ngày 2-6, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã đến kiểm tra 2 cơ sở giết mổ heo gia công cho Công ty C.P. Việt Nam. Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Chí Cường, đại diện cơ sở Dững Nga (huyện Phụng Hiệp), khẳng định những hình ảnh mà ông N. đăng trên mạng xã hội và có ghi chú vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 26-3-2022 được chụp tại cơ sở này. Ông Cường cho rằng heo được nhập về cơ sở trong tình trạng khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình giết mổ, do thời gian kéo dài, một con có biểu hiện bất thường nên nhân viên Công ty C.P. Việt Nam đã chụp ảnh lại, báo cáo lên lãnh đạo công ty để có phương án tiêu hủy..
Nguồn: Lao Động; Soha; Dân Trí; Người Lao Động
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá