- Thời sự
- Việt Nam
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kỷ luật ông Đặng Quốc Khánh, Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang do vi phạm liên quan Tập đoàn Thuận An.
Thông cáo phát chiều 11/9 cho biết tại kỳ họp thứ 47 (từ ngày 10 đến 11/9), Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (gói thầu số 4 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện). Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật", thông cáo nêu.
Trách nhiệm cá nhân với những vi phạm nêu trên thuộc về ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Sơn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Văn Đoàn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Lê Tiến Dũng, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cách tất cả chức vụ trong Đảng với ông Lê Tiến Dũng.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các ông Nguyễn Văn Sơn, Lương Văn Đoàn, bị cảnh cáo.
Đảng ủy Sở Giao thông vận tải, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Lê Minh Đức, bị khiển trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang được yêu cầu xem xét kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên liên quan; khắc phục vi phạm.
Trước đó chiều 3/8, Trung ương đồng ý để ông Đặng Quốc Khánh thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13. Trung ương xác định ông ông Đặng Quốc Khánh khi làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 tỉnh Hà Giang đã có một số vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ông đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công.
Sau đó, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường với ông Khánh tại kỳ họp bất thường hôm 26/8. Ông Đặng Quốc Khánh 48 tuổi, quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2016, khi nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước. Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tháng 5/2023, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi hai nhiệm kỳ
UBKT Trung ương cũng xác định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện một số dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các ông: Lê Viết Chữ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đặng Văn Minh và Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (đã Khai trừ ra khỏi Đảng); đồng chí Trần Ngọc Căng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
Cảnh cáo: Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; Đảng ủy Sở Giao thông vận tải, Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Trần Ngọc Căng.
Khiển trách: Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; Đảng ủy Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020.
UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của UBKT Trung ương; khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra. UBKT Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng và cá nhân có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ đã thi hành kỷ luật cảnh cáo và khiển trách với 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 10.9, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo đó, tại Quyết định số 940/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Lê Thanh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2011-2016.
Tại Quyết định số 941/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lê Tuấn Quốc, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016-2021.
Các cá nhân trên đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã thi hành kỷ luật về Đảng, thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1178-QĐ/TU ngày 8.4.2024 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau gần 2 năm tạm đình chỉ điều tra vụ án huỷ hoại tài sản được Báo Người Lao Động đề cập trong bài viết "Chuyện có thật ở BR-VT, gian nan đi đòi đất…của mình", mới đây Công an TP Vũng Tàu đã có thông báo phục hồi điều tra.
Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) vừa có thông báo về việc phục hồi điều tra vụ án hình sự "Hủy hoại tài sản" xảy ra tại phường 5, TP Vũng Tàu mà Báo Người Lao Động từng đề cập trong bài viết "Chuyện có thật ở BR-VT, gian nan đi đòi đất…của mình".
Theo Công an TP Vũng Tàu, căn cứ vào yêu cầu điều tra làm rõ vụ "Hủy hoại tài sản" xảy ra vào năm 2021 tại phường 5, TP Vũng Tàu, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự số 3519/QĐ-ĐCSHS ngày 6-9-2024 xảy ra vào tháng 3-2021.
Trước đó, vào tháng 8-2024, Thành ủy Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND TP Vũng Tàu thực hiện nghiêm chỉ đạo tại các văn bản trước đó, khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc, báo cáo về Thường trực Thành ủy.
UBND TP Vũng Tàu cũng đã có văn bản chỉ đạo về việc khẩn trương xử lý một số nội dung liên quan đến phản ánh của báo chí, trong đó yêu cầu UBND phường 5, Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc không lập hồ sơ xử lý hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác" trong vụ việc của ông Phạm Anh Tài phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
UBND phường 5 cũng có văn bản đề nghị Công an phường 5 kiểm tra, rà soát việc xử lý hành vi "Chiếm giữ tài sản của người khác" (nếu có).
Trước đó, Báo Người Lao Động có các bài viết "Chuyện có thật ở BR-VT, gian nan đi đòi đất... của mình!" và "Vụ gian nan đi đòi đất: Bất ngờ với khoản nợ được cấn trừ" cùng một số tin tức liên quan đến vụ việc, phản ánh việc nhiều năm qua ông Phạm Anh Tài (ngụ TP Vũng Tàu) phải gõ cửa khắp nơi để đòi khu đất 4.661m2 tọa lạc tại phường 5, TP Vũng Tàu có "sổ đỏ" đứng tên vợ chồng ông Tài nhưng bị người khác chiếm giữ.
Thậm chí, một số cây trồng lâu năm trên mảnh đất này đã bị các đối tượng chặt hạ và nhiều năm qua có 2 người lớn tuổi được cử trông coi mảnh đất ông Tài đang đứng tên hợp pháp. Ông Tài không thể vào trong, chính quyền địa phương nhiều lần đến tìm hiểu cũng phải đứng ngoài.
Ông Tài cho biết đã tìm hiểu và xác định ông Nguyễn Tấn Đ. (ngụ TP Vũng Tàu) là người chủ mưu trong vụ việc và đã làm đơn đề nghị cơ quan công an xử lý hình sự đối với ông Đ. Đồng thời yêu cầu những người đang ở bất hợp pháp rời khỏi phần đất do ông Tài sở hữu.
Sau khi tiếp nhận nguồn tin tố giác tội phạm, Công an TP Vũng Tàu đã điều tra, xác minh và mời các bên lên làm việc. Qua làm việc, ông Đ. khai là đất của mình mua lại của ông Nguyễn Công Bình (ông Bình đã chết năm 2019) và đã cho người chặt cây cối trên đất để trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, theo cơ quan công an, ông Đ. không cung cấp được tài liệu pháp lý chứng minh mảnh đất trên thuộc quyền sở hữu của ông Đ.
Tháng 5-2022, Hội đồng định giá trong Tố tụng hình sự của UBND TP Vũng Tàu cũng đã có kết luận định giá tài sản, xác định giá trị thiệt hại các loại cây trên 3 thửa đất của ông Tài là hơn 27 triệu đồng.
Vào tháng 8-2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Hủy hoại tài sản" và tiến hành điều tra. Tuy nhiên, đến tháng 12-2022 lại ra thông báo tạm đình chỉ điều tra vụ án.
Ngày 11.9, Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long về luật Đầu tư công (sửa đổi) và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quy hoạch, luật Đầu tư, luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và luật Đấu thầu.
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm đóng góp nhiều ý kiến là việc dự thảo đề xuất cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án.
Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, luật Đầu tư công năm 2019 quy định nhiều nội dung mới, cải cách đột phá về tư tưởng, về quan điểm đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính để tạo sự chủ động, linh hoạt, đồng thời nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, của các bộ, các ngành, các địa phương trong quản lý đầu tư công. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện, luật Đầu tư công năm 2019 đã bộc lộ một số vấn đề khó khăn, vướng mắc cần phải xử lý kịp thời để đáp ứng được tình hình phát triển mới.
Điều 5 của luật Đầu tư công, quy định trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, quy định tách riêng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng... độc lập với nhóm dự án là rất phù hợp, để việc chuẩn bị đầu tư được hoàn chỉnh trước khi bố trí vốn. Trong thực tế, việc thực hiện dự án đầu tư công nhanh hay chậm là do công tác giải phóng mặt bằng, không có mặt bằng thì không thể làm được gì. Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh: "Muốn sớm có mặt bằng thì phải tách riêng để triển khai nhanh".
Việc tách giải phóng mặt bằng khỏi các dự án để bảo đảm tiến độ nhưng lại gắn với các quy định về tổng mức đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Linh băn khoăn: “Hiện tổng mức đầu tư dự án là tính cả giải phóng mặt bằng, nay tách phần bồi thường ra rồi thì tính ra sao? Trong khi có nhiều dự án chi phí xây lắp thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng rất cao. Thế nên, quy định cần nêu rõ dự án bồi thường bao nhiêu thì tách được".
Nhiều đại biểu góp ý, dự thảo nêu trường hợp "thật sự cần thiết" mới tách riêng phần bồi thường, hỗ trợ... thành dự án độc lập là chưa rõ ràng, cần quy định rõ yếu tố “thực sự cần thiết" là thế nào, nhằm tránh gây khó cho việc triển khai sau này; rồi quy định tách phần bồi thường, nhưng lại chưa có quy định về trình tự thủ tục...
Thủ tướng quyết dự án nhóm A có mức đầu tư từ 10.000 tỉ đồng trở lên
Đối với việc phân cấp, phân quyền, dự thảo quy định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, báo cáo HĐND cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất, trừ dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỉ đồng trở lên và dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý.
Đề xuất trên được nhiều địa phương ủng hộ vì phù hợp với tình hình hiện nay, giúp việc thực hiện dự án nhanh và tạo thuận lợi giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, về phân cấp, phân quyền, đại diện của UBND tỉnh Hậu Giang đề xuất bổ sung quy định khi Chính phủ phân quyền cho địa phương thì địa phương không cần thông qua HĐND. Lý do, Chính phủ đã giao rồi thì HĐND cũng không thể giao khác được.
Luật Đầu tư công sửa đổi dự kiến được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024). Trước đó, Bộ KH-ĐT đã tổ chức 2 hội thảo lấy ý kiến tại các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung.
Nguồn: Vnexpress; Lao Động; CafeF; Thanh Niên
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá