Kinh doanh thực phẩm ăn uống ở Đức cần biết: Lạm phát kỉ lục, sức mua giảm, bão giá năng lượng, nguyên liệu, nhân lực thiếu, lương tăng …

Lạm phát kỷ lục

Ở Đức lạm phát tiếp tục tăng vọt, hiện đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 2022 và năm 1970. Người tiêu dùng nhận thấy điều đó ngay trong ví của họ và lập tức tiết kiệm đầu tiên là đối với thực phẩm. Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội người tiêu dùng Liên bang Đức, cho biết: Có tới 61% người dân chi tiêu ít hơn cho bánh mì, thịt hoặc bia. Không có lĩnh vực chi tiêu nào khác tiết kiệm hơn 3 lĩnh vực trên. Hành vi mua hàng này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giết mổ, lương thực, thực phẩm, ăn uống, rượu bia.

Chi phí năng lượng tăng tới 600%

Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống đặc biệt tốn nhiều năng lượng. Đây là lý do tại sao tăng giá điện, khí đốt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu thuộc lĩnh vực trên, thậm chí còn cao hơn nhiều so với nhiều lĩnh vực, công nghiệp khác. Như Chủ tịch Hiệp hội bánh kẹo Đức cho biết, sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, chi phí năng lượng của một số doanh nghiệp trong lĩnh trên đã tăng tới 600%. Có những hóa đơn tăng từ 2.500 euro lên tới 14.000 euro.

Sự bùng nổ chi phí và lo ngại giá tiếp tục tăng hơn nữa làm cho các công ty không còn có thể tính toán bảo đảm đơn đặt hàng cho khách hàng. Các nhà sản xuất bánh kẹo phải quyết định liệu họ có chấp nhận rủi ro khi nhận đơn đặt hàng có thể lỗ do giá đầu vào tăng hay tốt hơn là không nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào nữa.

Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà máy bia ở Bayern, xác nhận rằng chi phí năng lượng tăng cao đang gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.

Nguyên liệu đắt đỏ

Kinh doanh ăn uống, thực phẩm tiếp tục chật vật với việc nguyên liệu đầu vào tăng giá mạnh. Chi phí sản xuất nguyên liệu thô, axit carbonic, chai và thùng, nắp chai, nhãn và các hàng hóa khác liên quan đến sản xuất bia hiện nay đắt hơn đáng kể so với năm 2021. Điều này khiến các nhà máy bia vừa và nhỏ nói riêng chịu áp lực lớn.

Chủ tịch Hiệp hội Thợ làm bánh Liên bang Đức, cho biết: Những bước nhảy giá điên rồ hiện các tiệm bánh đang phải chịu đựng. Trước đây, tăng giá 10% đối với các nhà cung cấp đã là cắt cổ. Bây giờ giá mua bột mì và bơ tăng gấp đôi. Đó là một thách thức rất lớn. Nguyên liệu thô giá tăng cao. Giá ngũ cốc đã đắt gấp đôi trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Giá mỗi tấn lúa mì có lúc tăng từ 200 euro lên hơn 400 euro. Hiện tại, tình hình đã dịu đi phần nào với mức giá khoảng 300 euro. Nhưng con số này vẫn nhiều hơn đáng kể so với trước chiến tranh.

Quan liêu không cải thiện hơn

Theo các hiệp hội, các rào cản thủ tục hành chính những năm gần đây đối với các công ty không được cải thiện mà ngày càng trở nên nặng nề hơn. Chưa nói các thủ tục mới liên tục được bổ sung. Đây không chỉ vướng ở luật, mà còn các chuẩn mực đòi hỏi của doanh nghiệp muốn bảo vệ môi trường, bền vững hoặc nhân quyền không được thỏa mãn

Chủ tịch Hiệp hội bánh đánh giá, quan liêu giống như bạch tuộc, cắt vòi này thì vòi khác thòi ra.

Gánh nặng chi phí nhân công cực lớn

Kể từ ngày 01.10.2022, mức lương tối thiểu theo luật định ở Đức đã tăng lên 12 Euro. Tuy nhiên, bản thân tăng mức lương sàn đó không phải là vấn đề đối với ngành ăn uống thực phẩm. Mà nằm ở chỗ thiếu nhân công, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp buộc phải trả lương cao hơn bằng mọi cách để có được nhân sự trên thị trường lao động. Mức lương tối thiểu cao hơn tạo ra một phản ứng dây chuyền, những người lao động có kinh nghiệm được đào tạo tốt đòi hỏi mức thù lao cao hơn tương ứng để duy trì khoảng cách tiền lương với những người có trình độ thấp hơn. Kết quả là chi phí tiền lương tăng mạnh trong thương mại thực phẩm ăn uống.

Bất cứ ai muốn tìm kiếm nhân viên giỏi đều phải sẵn sàng trả lương cao. Đối với tiền lương 12 Euro/giờ không thể thuê được những thợ giết mổ có tay nghề cao. Bất kỳ lúc nào gia tăng tiền lương tối thiểu đều dẫn đến một làn sóng tăng lương chung. Điều này không những không làm giảm lạm phát mà còn thúc đẩy nó. Chủ tịch Hiệp hội ngành bánh kết luận: Quy định lương tối thiểu đã đạt tới ngưỡng doanh nghiệp không thể gánh nổi Schmerzgrenze.

Căng thẳng thiếu nhân viên

Tuy nhiên, chi phí lương cực cao thậm chí không phải là vấn đề chính trong lĩnh vực nhân sự đối với nhiều doanh nghiệp. Quan trọng hơn là các doanh nghiệp không còn có thể tìm thấy bất kỳ nhân viên nào nữa để lấp lỗ trống thiếu lao động. Chủ rịch Hiệp hội các nhà sản xuất kem Ý cho biết: Việc tìm được và giữ chân nhân viên đã trở nên vô cùng khó khăn. Đặc biệt trong ngành kem, với nhu cầu nhân sự biến động theo mùa. Nhưng không thể điều hành một doanh nghiệp như vậy trong tình trạng khan hiếm thợ lành nghề như hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến việc đóng cửa thêm các tiệm kem.

Chủ tịch Hiệp hội bánh kẹo cũng nhận thấy tình hình rất căng thẳng: Tìm kiếm các chuyên gia có trình độ và đào tạo tài năng trẻ là một vấn đề, đặc biệt là trong lĩnh vực bán hàng. Trong sản xuất bánh kẹo vẫn thiếu nhân công trầm trọng.

Thiếu người thành lập mới hoặc tiếp nhận doanh nghiệp

Nhìn về tương lai, các ngành nghề thực phẩm ăn uống thiếu người muốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc tiếp nhận doanh nghiệp cũ. Bởi thị trường được coi gần như bão hòa. Một chủ nhà máy bia cho biết, thành lập mới một nhà máy bia ngày nay chắc chắn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì thị trường được coi là bão hòa.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất kem lưu ý: Thế hệ trẻ đã trở nên thận trọng hơn về việc trở thành nhà kinh doanh. Bởi họ chỉ sẵn sàng chấp nhận rủi ro ít hơn và thái độ làm việc cũng như triết lý kinh doanh cũng đã thay đổi. Trong khi đó, nghề sản xuất kem chỉ có thể theo đuổi thành công với khát vọng và đam mê.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang