- Thời sự
- Việt Nam
Thay vì đốt đồng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, nhiều nông dân đã tận dụng rơm rạ sau thu hoạch để trồng nấm, nuôi trùn quế, làm phân bón hữu cơ mang lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Kinh nghiệm thực tế nói trên được chia sẻ tại hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt rơm rạ lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam". Chương trình do Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) hợp tác với các bên liên quan thực hiện 3 năm qua và được tài trợ bởi Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA).
Đại diện các hộ dân tham gia chương trình tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, ông Nguyễn Thanh Hà, cho biết: Nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa được tận dụng để trồng nấm trong nhà kính. Sau đó, lượng rơm thải từ việc trồng nấm được tiếp tục tận dụng nuôi trùn quế, làm phân bón hữu cơ. Nhờ sản phẩm đạt chất lượng cao và sản lượng tốt nên thời gian gần đây có đầu ra ổn định. Riêng với việc trồng nấm, giúp gia đình có thêm thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng. "Cách làm này không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn giúp cải tạo đất và giảm tác động xấu đến môi trường", anh Hà cho biết.
Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, dự án còn phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết ở xã Nam Bình (Đắk Song, Đắk Nông) sản xuất theo hướng sạch hơn bằng cách áp dụng phương thức quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Ông Lưu Như Bính, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết, cho biết: Nhờ áp dụng các quy trình canh tác IPM giúp giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh nên chi phí đầu tư giảm. Quan trọng là quy trình này hướng đến việc tận dụng thiên địch để phòng trừ dịch bệnh nên góp phần giúp cây khỏe, ít bệnh và tăng tuổi thọ của cây tránh được tình trạng năm trước được mùa năm sau mất mùa.
Theo PGS-TS Đinh Văn Phúc, Viện Khoa học Xã hội Liên ngành (Trường đại học Nguyễn Tất Thành), dự án được triển khai thí điểm ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế có thể nhìn thấy được qua các con số thì điều quan trọng hơn là giải quyết vấn đề về môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe cho người dân đặc biệt là bà con nông dân trực tiếp sản xuất. Hy vọng là những mô hình này có thể tiếp tục được mở rộng và lan tỏa đến đông đảo người dân vì một nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Lãng phí không ở đâu xa, mà nhiều khi từ chính những quyết định đơn giản, nhỏ nhặt hàng ngày.
Mua sắm vô độ đang dần trở thành một "căn bệnh" của nhiều người, bệnh nghiện mua sắm. Thấy rẻ là mua. Thấy buồn thì mua sắm cho vui. Khi có niềm vui thì mua quà thưởng cho mình. Dịp nào cũng có thể tiêu tiền cả. Mua sắm theo cảm xúc vô hình chung tạo ra sự lãng phí trong đời sống hàng ngày. Tiền bạc luôn là một chủ đề nhạy cảm, ít được nói đến một cách thẳng thắn hay bàn luận trong gia đình do được coi là vấn đề tế nhị và riêng tư. Cũng chính vì thế, văn hóa tiêu tiền cũng chưa thực sự được chú trọng.
Những con số khuyến mại 50-70 thậm chí là 90%, những phiếu giảm giá với số lượng giới hạn, những lời thúc giục từ người quảng cáo là những gương mặt nổi tiếng, có nhiều cách để kích thích mua sắm. Và nhiều người mua sợ bỏ lỡ cơ hội đã hình thành khái niệm mua sắm dựa trên cảm xúc, thay vì mua sắm do nhu cầu như trước đây. Theo các chuyên gia, khi thực hiện hành động mua sắm, vỏ não sẽ sản sinh ra dopamine, làm cho người mua cảm thấy hứng thú, vui vẻ. Chính vì thế nhiều người mua sắm vì thích cảm giác được nhận một món hàng mới chứ không phải vì giá trị sử dụng của nó.
Nghiện mua sắm, được hiểu đơn giản là trạng thái mà một người cảm thấy không thể kiềm chế được nhu cầu mua sắm, dù họ không thực sự cần những món đồ đó. Hành vi này thường đi kèm với cảm giác thỏa mãn tạm thời khi mua sắm, nhưng sau đó lại là sự hối hận, lo lắng về tài chính, hoặc cảm giác trống rỗng. Đôi khi, nghiện mua sắm cũng là một cách để đối phó với stress, cảm giác cô đơn hoặc sự thiếu thốn tinh thần.
“Biểu hiện của việc nghiện mua sắm là chúng ta bị phụ thuộc vào cảm giác mua đồ. Nếu trong 2- 3 ngày hoặc một tuần không mua gì cả thì sẽ cảm thấy khó chịu, bức xúc, mệt mỏi, buồn chán và luôn có cảm giác bức bách là cần phải mua. Lúc này, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi liệu chúng ta có bị nghiện mua sắm hay không”, TS. Vũ Thu Phương - nhà nghiên cứu tâm lý cho biết.
Mua sắm là nhu cầu cá nhân, nhưng khi trở thành nghiện, nó lại là câu chuyện về chi tiêu mất kiểm soát và nguy cơ nảy sinh nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất là sự lãng phí, khi đồ mua xong rồi không dùng đến, đó là chưa kể áp lực nợ nần, còn gọi là "bẫy mua sắm" trong cuộc sống hiện đại mà rất nhiều bạn trẻ mắc phải.
Theo Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng công bố, khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính. Tỷ lệ này cao thứ hai trong 10 nước châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Thái Lan. Trong đó, tỷ lệ người thừa nhận không biết cách quản lý tiền bạc ở Việt Nam xếp cao nhất trong số 10 quốc gia được khảo sát. Với nhiều người, thách thức lớn nhất trong quản lý tài chính là tiết kiệm.
Việc xuất hiện các hình thức thanh toán mới như trả góp khiến nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu dù trong túi tiền chỉ có vài triệu, với suy nghĩ: còn cơ hội trả nợ phía trước. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, không chỉ lãng phí về tiền bạc và nguy cơ rủi ro tài chính, nhiều người tiêu dùng lãng phí cả sức khỏe và thời gian.
“Nghiện mua sắm cần thiết được liệt vào loại bệnh về tâm lý và phải có sự điều chỉnh, điều trị một cách nghiêm túc. Chúng ta sẽ phải sử dụng các công cụ để hỗ trợ bản thân đạt mục đích như không sử dụng thẻ tín dụng có hạn mức cao, không thanh toán online đơn giản và dễ dàng. Tuyệt đối không cài các ứng dụng tạo điều kiện dễ dàng nhìn thấy các vật phẩm hay đồ dùng không cần thiết nhưng lại tạo cảm giác hưng phấn, dẫn đến hành vi mua sắm. Khi đi chợ và siêu thị thì tốt nhất nên có người đi cùng để liên tục nhắc nhở về việc chúng ta có thực sự cần thiết để mua sắm các vật dụng đó không. Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là ý thức nhắc nhở về con số, sự tiêu dùng là không đủ nếu không có sự quan tâm khác như đọc sách, chơi thể thao, nấu ăn… hoặc thực hiện hành vi giúp đỡ người khác. Những việc này giúp bạn tiêu tốn và tạo cảm giác hưng phấn, có ích hơn với cuộc sống xung quanh. Đó cũng là sự thay đổi tích cực”, nhà báo Vũ Quỳnh Hương chia sẻ.
Nghiện mua sắm không phải chỉ là vấn đề cá nhân, mà là một phần của một nền văn hóa tiêu dùng hiện đại. Mua sắm rất nhiều thứ không cần thiết, để rồi hối hận... Vì vậy, trước khi quyết định mua 1 món đồ, chúng ta hãy luôn tự hỏi liệu mình có thật sự cần nó. Và những cảm giác vui vẻ ngắn ngủi từ mua sắm có đủ để bù đắp cho những hậu quả lâu dài hay không? Lãng phí không ở đâu xa, mà nhiều khi từ chính những quyết định đơn giản, nhỏ nhặt hàng ngày.
Sau khi được tại ngoại, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai.
Thông tin từ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG), bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc công ty đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Theo đó, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Trước đó, hồi tháng 7 với cáo buộc vi phạm trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, TPHCM gây thất thoát, lãng phí.
"Sau khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bằng việc đồng hành cùng HĐQT và Ban Tổng Giám đốc để tiếp tục giải quyết các công việc, các dự án còn đang thực hiện"- văn bản Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nêu rõ.
Trước thông tin này, cổ phiếu QCG của công ty đã có diễn biến tích cực. Cụ thể, ngay từ sáng ngày 26/11, cổ phiếu QCG đã tăng kịch trần, lên 11.750 đồng/cổ phiếu, trắng bên bán, dư mua giá trần hơn 1,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu QCG thời gian gần đây luôn đi ngược lại xu thế chung của thị trường, có nhiều phiên tăng trần dù cho thị trường giảm điểm liên tục. Đơn cử như hồi tháng 10, cổ phiếu này đã có 10 phiên tăng điểm liên tục và có đến 3 phiên tăng trần liên tiếp.
Tính từ thời điểm tháng 7, khi bà Loan bị bắt đến nay, cổ phiếu này đã tăng giá gần 21%. Có những phiên giao dịch, cổ phiếu này lên mức 13.850 đồng mỗi cổ phiếu, tương đương mức tăng lên đến hơn 42%.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, mã này đã tăng từ 10.050 đồng/cổ phiếu lên 11.750 đồng, tương đương tăng khoảng 17%.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, công ty đạt hơn 178 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi ròng xấp xỉ 26 tỷ đồng, đều gấp hơn 2,6 lần so với quý 3/2023. Ngoài hoạt động kinh doanh chính, công ty có nguồn thu nhập khác hơn 16 tỷ đồng là tiền bồi thường hợp đồng.
Trong văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla - con trai bà Như Loan) - Tổng Giám đốc QCG, cho biết kết quả kinh doanh quý 3 năm nay tăng do công ty bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, công ty đạt gần 244 tỷ đồng doanh thu thuần và khoảng 11 tỷ đồng lãi ròng (nửa đầu năm lỗ ròng hơn 15 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn hơn 500 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của công ty đạt 9.300 tỷ đồng, giảm khoảng 230 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hơn 74% tổng giá trị tài sản là hàng tồn kho. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng từ 28 tỷ đồng lên hơn 52 tỷ đồng.
Ngoài ra, BCTC của Quốc Cường Gia Lai xuất hiện khoản phải thu ngắn hạn khác từ bên thứ ba hơn 110 tỷ đồng nhưng không được thuyết minh cụ thể.
Tổng nợ phải trả giảm hơn 400 tỷ về còn khoảng 4.800 tỷ, chủ yếu là phải trả ngắn hạn khác, bao gồm 2.883 tỷ đồng đã nhận từ Sunny Island liên quan đến dự án Phước Kiển.
Đáng chú ý trong các khoản phải trả được thuyết minh chi tiết trong báo cáo tài chính, QCG xuất hiện thêm khoản vay 30 tỷ đồng của ông Nguyễn Quốc Cường. Đây là lần đầu tiên, ông Cường cho Quốc Cường Gia Lai vay tiền.
Theo Chợ Tốt, tại khu vực phía Nam, giá thuê bất động sản đã tăng từ mức 3,5 triệu đồng/tháng trong nửa đầu năm lên 4 triệu đồng/tháng vào quý 3 và duy trì đến tháng 10/2024.
Đơn vị này cho hay, thị trường bất động sản cho thuê tại Tp.HCM trong quý 3 và tháng 10/2024 ghi nhận nhiều chuyển biến rõ nét về giá thuê và tình hình cung - cầu.
Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10/2024, giá thuê căn hộ chung cư và nhà đất tương đối ổn định so với đầu năm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Ngược lại, phân khúc giá thấp hơn là nhà trọ và căn hộ dịch vụ lại ghi nhận mức tăng giá trong quý 3/2024.
Giá thuê căn hộ chung cư: ở mức thấp nhất duy trì 5,5 triệu đồng/tháng trong ba quý đầu năm, sau đó tăng lên 5,7 triệu đồng/tháng vào tháng 10/2024. Mức giá trung bình giảm từ 8 triệu đồng/tháng xuống còn 7,5 triệu đồng/tháng trong tháng 10, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Giá cao nhất cũng giảm nhẹ từ 16 triệu đồng/tháng (quý 3/2023) xuống còn 15 triệu đồng/tháng trong năm nay.
Giá thuê nhà đất: Ghi nhận sự gia tăng ở mức thấp nhất và trung bình. Cụ thể, giá thấp nhất tăng từ 7,5 triệu đồng/tháng trong quý 1 lên 8 triệu đồng/tháng từ quý 2 và duy trì ổn định đến tháng 10. Giá trung bình đạt 12 triệu đồng/tháng trong suốt ba quý, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá cao nhất dao động từ 18 triệu đồng/tháng trong quý 1, tăng lên 20 triệu đồng/tháng vào quý 2, sau đó giảm xuống 18,9 triệu đồng/tháng ở quý 3 và tăng nhẹ lên 19 triệu đồng/tháng vào tháng 10.
Giá thuê nhà trọ/căn hộ dịch vụ: có xu hướng tăng trở lại trong quý 3, trùng với thời điểm mùa tựu trường của học sinh và sinh viên. Đáng chú ý, mức giá thuê thấp nhất đã chạm mốc 3 triệu đồng/tháng, đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm qua.
Việc giá thuê tăng cao đã tạo ra nhiều khó khăn cho nhóm đối tượng như sinh viên vì phải cạnh tranh để tìm được chỗ ở gần trường với ngân sách có hạn. Nếu so sánh với mức giá trung bình 2,5 – 2,7 triệu đồng/tháng của những tháng đầu năm, mức tăng này tương ứng từ 10% đến 20%, vượt khả năng chi trả của một số người, buộc họ phải tìm đến các khu vực xa hơn hoặc chấp nhận thuê trọ ở những nơi dưới tầm mong đợi.
Theo Chợ Tốt, giá thuê nhà trọ và căn hộ dịch vụ tăng đều ở hầu hết các khu vực trong thành phố, với mức cao nhất tập trung tại khu vực trung tâm và phía Nam.
Tại khu vực phía Nam, giá thuê tăng từ mức 3,5 triệu đồng/tháng trong nửa đầu năm lên 4 triệu đồng/tháng vào quý 3 và duy trì đến tháng 10/2024.
Đặc biệt, tại quận 7 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của tỷ lệ cầu-cung trong quý 3 sau giai đoạn giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 6. Tỷ lệ cầu-cung tăng mạnh, đặc biệt trong tháng 8 với mức tăng 59.0% so với tháng trước đó, trước khi giảm nhẹ vào tháng 10. Nguồn cung duy trì ổn định trong suốt quý 3. Đây là khu vực cho thấy sự tăng trưởng rõ nét nhất về nhu cầu thuê nhà trong quý.
Khu vực trung tâm, giá thuê cũng tăng từ 3,8 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng trong quý 3 và tháng 10/2024, vượt mức 3,7 triệu đồng của cùng kỳ năm trước.
Ở khu vực phía Bắc Tp.HCM, giá thuê tăng nhẹ từ 2,7 triệu đồng/tháng trong nửa đầu năm lên 2,9 triệu đồng/tháng vào quý 3, sau đó giữ mức ổn định đến tháng 10.
Khu vực phía Đông thành phố, giá thuê tăng từ 3,5 triệu đồng/tháng trong nửa đầu năm lên 3,8 triệu đồng/tháng vào quý 3, ổn định đến tháng 10/2024.
Đối với khu vực phía Tây, giá thuê dao động từ 3,8 – 4 triệu đồng/tháng trong quý 3 và tháng 10/2024, vượt mức 3,3 triệu đồng của quý 3/2023.
Giá thuê nhà trọ/căn hộ dịch vụ theo quận tại khu vực trung tâm Nhà trọ tại khu vực trung tâm Tp.HCM, bao gồm các quận: Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh, Quận 10, Quận Phú Nhuận, Quận 5, Quận 4, Quận 11, Quận Gò Vấp, Quận Bình Tân có sự khác biệt về mức giá và nguồn cung giữa các quận.
Quận 1 dẫn đầu với mức giá trung bình cao nhất, đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tiếp theo là Quận 3 với 4,7 triệu đồng/tháng, trong khi Quận Bình Tân ghi nhận mức giá thấp nhất, chỉ 2,9 triệu đồng/tháng. Nguồn cung lớn nhất tập trung tại Quận Bình Thạnh và Quận Gò Vấp, chiếm hơn 50% tổng số lượng tin đăng.
Thị trường bất động sản cho thuê tại Tp.HCM trong quý 3 và tháng 10/ 2024 cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực trọng điểm. Theo Chợ Tốt, nhu cầu thuê tập trung cao tại Quận 7 và Tp.Thủ Đức, trong khi tại khu vực trung tâm như Quận Bình Thạnh duy trì trạng thái cân bằng. Quận 12 nổi bật với nguồn cung tăng mạnh nhưng nhu cầu chưa theo kịp. Ngược lại, Quận 6 chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tìm kiếm.
Nguồn: Thanh Niên; Kenh14; Soha; CafeF
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Cái giá của các ngôi sao ‘phông bạt’; Thảm họa mới của nhạc Việt; Cá chết hàng loạt, nghi bị đầu độc
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá