Hướng dẫn: Thủ tục nhập quốc tịch Đức

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

I- THỦ TỤC VỀ PHÍA ĐỨC:

A- Người muốn xin nhập quốc tịch Đức phải hội tụ đầy đủ những điều kiện sau:

1- Phải ở Đức hợp pháp ít nhất 8 năm, có giấy phép lưu trú Aufenthaltserlaubnis unbefristet trước đây, và Niederlasungserlaubnis hiện nay (nếu là vợ, chồng hưởng theo, chỉ cần 5 năm)

2- Giấy chứng nhận đã đóng bảo hiểm hưu trí (Rentenversicherung) tối thiểu 5 năm, có nghĩa là đã đi làm ở Đức tổng cộng ít nhất 5 năm (đối với vợ hoặc chồng hưởng theo chỉ cần 3 năm).

3- Khi nộp đơn vợ hoặc chồng phải có việc làm toàn phần (Vollbeschätigung), hoặc hưởng lương thất nghiệp bậc I. Nếu đang hưởng Hartz IV, thì phải chờ tới khi có việc làm, trừ trường hợp khó khăn đặc biệt (Härtefall).

4- Thời gian: Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức hiện nay nếu suôn sẻ cũng phải kéo dài khoảng 1 năm rưỡi.

B- Hồ sơ xin nhập quốc tịch Đức gồm có:

1- Giấy chứng nhận có việc làm, do chủ doanh nhiệp ký, hoặc giấy đăng ký kinh doanh (Gewerbeanmeldung).

2 - Bảng chứng nhận thu nhập 3 tháng mới nhất.

3- Hợp đồng thuê nhà hoặc chứng nhận có nhà riêng.

4- Đơn xin nhập quốc tịch Đức (mẫu do Einwohneramt, phòng Einbügerung cung cấp).

5- Chứng thư tư pháp (Führungszeugnis), chờ đợi khỏang 3 tuần.

6- Bản Kopie hộ chiếu Việt Nam, trang lý lịch, thời hạn hiệu lực và trang dán tem Niederlasung (nếu có).

7- Giấy khai sinh được dịch hữu thệ ra tiếng Đức.

8- Giấy hôn thú, nếu nhập quốc tịch cùng vợ hoặc chồng (bản dịch tiếng Đức).

9- Giấy chứng nhận Zeugnis đã học qua khóa tiếng Đức từ 6 tháng trở lên hoặc bằng học nghề từ 1 năm trở lên thì không phải qua kỳ thi khảo sát Đức ngữ.

10- Giấy giải trình về việc từ bỏ quốc tịch (mẫu in sẵn: Erklärung über die Entlassung aus der bisherigen Staasangehörigkeit )

11- Giấy giải trình về tội và án phạt ở nước ngoài, nếu có (Mẫu in sẵn: Erklärung über Strafverfahren bzw. Straftaten im Ausland)

12- Giấy giải trình sự trung thực (Mẫu in sẵn: Loyalitätserklärung).

13- Giấy đỗ kì thi trắc nghiệm nhập quốc tịch Einbürgerungstest (xem chuyên mục: Ấn phẩm chuyên đề). Khi có kết qủa thi đỗ, người xin nhập quốc tịch được nhận một thông báo "Einbürgerung" và được cấp 2 bản chính: giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch Đức "Einbürgerungszusicherung". Con dưới 16 tuổi được ghi tên trong giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch của một trong hai người, bố hoặc mẹ.

II- THỦ TỤC PHÍA VIỆT NAM:

A- Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, gồm có10 loại giấy tờ sau đây (tất cả mỗi thứ đều phải Kopie ra 3 bản, chia ra làm 3 bộ hồ sơ giống nhau, mỗi bộ hồ sơ bỏ vào một phong bì khổ A4, bên ngoài ghi đầy đủ tên địa chỉ rõ ràng. Cẩn thận hơn nên làm mỗi thứ thành 4 bản, một bộ hồ sơ lưu lại để đối chiếu sai

sót khi cần hoặc lỡ bị thất lạc có thể dễ dàng làm lại):

1- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam có dán ảnh vợ và chồng.

2- Bản khai lý lịch của chồng có dán ảnh.

3- Bản khai lý lịch của vợ có dán ảnh.

4- Giấy khai sinh của chồng.

5- Giấy khai sinh của vợ.

6- Giấy khai sinh của các con dưới 18 tuổi cùng xin thôi quốc tịch. Bản Original bằng tiếng Đức, Kopie + Bản dịch ra tiếng Việt có dán ảnh.

7- Einbürgerungszusicherung, Kopie + Bản dịch ra tiếng Việt. Kể từ ngày 01-11-2005, tất cả các giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch Đức phải thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Đức hoặc cơ quan hành chính cấp tỉnh hoặc bang của Đức công chứng mới có gía trị.

8- Giấy chứng nhận kết hôn, Kopie (nếu là bản tiếng Đức phải kèm theo bản dịch tiếng Việt ).

9- Bản danh sách trích ngang (danh sách công dân Việt Nam cư trú tại Đức xin thôi Quốc tịch Việt Nam, vợ, chồng, con, mỗi người riêng 1 bản ).

10- Nếu là diện hợp tác lao động tại CHDC Đức trước đây, có thể phải nộp thêm bản sao Kopie giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp xây dựng tổ quốc. (lưu ý: bản khai có thể viết trên Computer hoặc Kopie nhưng chữ ký mực không được Kopie, trong mỗi bộ hồ sơ giấy tờ phải được xếp theo thứ tự như trên )

B- Chứng nhận (Bestätigung)

Cả 3 tập hồ sơ được đóng thành 1 kiện gửi đến địa chỉ: Botschaft der sozialistischen Republik Vietnam, Elsenstraße 3 - 12435 Berlin; Tel: 030.53 630 113/108, kèm thêm 3 bì thư có ghi sẵn tên địa chỉ của mình, dán tem để Botschaft tiện gửi thư hồi báo. Sau khoảng 8 đến 10 tuần, sẽ nhận được thư thứ 1 của Sứ Quán thông báo tổng chi phí gồm lệ phí và các chi phí liên quan đến xử lý giấy tờ tại Đại Sứ Quán. Sau khi nhận được số tiền phải thanh toán, hồ sơ sẽ được hoàn tất gửi về trong nước, đồng thời Sứ Quán sẽ gửi thư thứ hai báo cho phía Đức biết, hồ sơ phía Việt Nam đã hòan tất, chờ quyết định thôi quốc tịch Việt Nam. (thông thường cả gia đình cùng chung một Bestätigung có 1 số Az, ví dụ Az: 11 02/QT1, tháng 11 năm 2002 đợt Quốc Tịch 1).

C- Thông báo nộp lệ phí, thôi quốc Tịch Việt Nam: Việc xét cho thôi quốc tịch Việt Nam nay đã nhanh hơn trước, thường chỉ trong vòng 1 năm sẽ có kết qủa. Thư lần thứ ba của Sứ Qúan gửi về là Giấy hướng dẫn trả lệ phí và nhận kết qủa thôi quốc tịch Việt Nam. Sau khi gửi trả hộ chiếu Việt Nam và nộp đủ lệ phí thôi quốc tịch, Sứ Quán sẽ gửi Giấy chứng nhận thôi quốc tịch Việt Nam cho từng người trong

gia đình.

III- NHẬN CHỨNG CHỈ QUỐC TỊCH (EINBÜRGERUNGSURKUNDE)

Khoảng 2 tuần, sau khi nộp Giấy chứng nhận thôi Quốc Tịch Việt Nam cho nhân viên phòng Einbürgerung, họ sẽ gửi giấy mời đến nộp lệ phí, nhận Einbürgerungsurkunde. Ngày ký nhận giấy Einbürgerungsurkunde là ngày chính thức mang quốc tịch Đức.

Những lưu ý:

1- Người đang hưởng Hartz IV không được phép làm Antrag nhận Pass Đức cũng như Ausweis.

2- Khi làm Antrag cấp Pass, nếu có nhu cầu, thì phải đề nghị ngay nhân viên hộ tịch cho dán ảnh con nhỏ dưới 16 tuổi vào cùng Pass của cả cha lẫn mẹ sẽ không mất thêm lệ phí. Nếu sau này mới làm sẽ phải nộp thêm lệ phí.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang