- Thời sự
- Việt Nam
Trong năm 2023 và quý I năm 2024, công an xử lý vi phạm, xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý với trên 7.600 đảng viên, cán bộ vi phạm nồng độ cồn.
Thống kê trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Chỉ thị số 35 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Công điện nêu, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông, thậm chí không chuẩn mực, không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, nhất là trong việc kiểm tra vi phạm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn (vi phạm nồng độ cồn).
Cá biệt, một số người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn giao thông làm chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường, chống đối, không hợp tác việc kiểm tra, giải quyết của cơ quan chức năng, gây bức xúc trong Nhân dân.
Công điện cũng dẫn số liệu, trong năm 2023 và quý I năm 2024, lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý đối với trên 7.600 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn.
Thủ tướng cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là thủ trưởng, lãnh đạo một số cơ quan có sự buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, thiếu trách nhiệm trong quản lý cán bộ, bao che, không xử lý kỷ luật nghiêm túc, đúng quy định khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm để chấn chỉnh, nhắc nhở chung trong cơ quan, đơn vị.
Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, Ban ngành, địa phương xác định việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu của cán bộ trong chấp hành pháp luật về giao thông, định hình lại thói quen chấp hành pháp luật, trước hết là pháp luật giao thông, cũng như các quy định khác của pháp luật trong toàn xã hội.
"Xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ hoặc xử lý không nghiêm minh, chưa kịp thời cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý", theo công điện.
Thủ tướng quán triệt khi có thông báo của cơ quan chức năng về việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý vi phạm nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm, cơ quan quản lý cán bộ căn cứ quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và quy định riêng của cơ quan, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý nghiêm theo quy định.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, việc xử lý phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, nghiêm minh, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nghiêm cấm việc bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm và định kỳ hàng năm (trước ngày 15/10) trao đổi kết quả xử lý kỷ luật với cơ quan gửi thông báo vi phạm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm; xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ không xử lý triệt để, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về giao thông.
Quá trình xử lý, theo Thủ tướng, phải xác minh, nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm phải được thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
Với các trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm giao thông liên quan đến nồng độ cồn gây tai nạn giao thông, có hành vi chống đối, gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng, Thủ tướng yêu cầu cơ quan công an phải khẩn trương củng cố hồ sơ, điều tra, phối hợp với các cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức quán triệt, chấn chỉnh trong toàn quân về việc gương mẫu chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, nhất là không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và chấp hành việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng.
Bộ trưởng Quốc phòng cũng được yêu cầu phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn do người và phương tiện của Quân đội quản lý gây ra.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng cần kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội vi phạm nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Bộ trưởng Nội vụ căn cứ quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật hành chính, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu theo quy định; đồng thời, biểu dương, khen thưởng các điển hình cán bộ, công chức, viên chức góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn vận động bạn bè, người thân chấp hành và không lợi dụng uy tín, vị trí công tác để can thiệp vào việc xử lý vi phạm giao thông của các lực lượng chức năng, nhất là vi phạm nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gồm cả giám sát từ Nhân dân về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương khi tham gia giao thông đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần đề nghị VKSND Tối cao, TAND Tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát, Tòa án các cấp phối hợp Cơ quan điều tra xử lý nghiêm đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn nghiêm trọng hoặc có hành vi chống đối, gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng.
CQĐT cho rằng, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Phương Hoàng Kim vì động cơ vụ lợi đã tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp sản xuất điện mặt trời...
Liên quan đến vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công Thương, CQĐT đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo kết luận điều tra, tháng 4/2017, Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó quy định giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới là 9,35 Uscents/kWh.
Từ cuối năm 2017, Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam do ông Nguyễn Tâm Thịnh là người đại diện theo pháp luật đã đề xuất và được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận, có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị thẩm định, bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam-Thuận Nam vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận.
Khi Bộ Công Thương thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan thì tháng 5/2018, Văn phòng Chính phủ có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ rằng: “… Đối với các dự án điện mặt trời Bộ Công Thương đang thẩm định, kể cả các dự án có quy mô công suất từ 50 MW trở xuống, Bộ Công Thương rà soát để đưa vào xem xét đồng bộ trong Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia”.
Do đó, Bộ Công Thương đã dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời, trong đó có Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam.
Ngày 31/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, đồng ý để tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2020, đối với các dự án năng lượng mặt trời và hạ tầng đấu nối công suất thiết kế 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai.
Sau đó, Bộ Công Thương thành lập Tổ soạn thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg) gồm 26 thành viên, trong đó cựu Cục Trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim là tổ trưởng.
Tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy, từ đầu tháng 3/2019, ông Phương Hoàng Kim phân công cấp phó chỉ đạo Phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, ông Kim biết các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận đối với các dự án điện mặt trời, là “các dự án điện mặt trời nối lưới và hạ tầng đấu nối công suất 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai” (các dự án được phê duyệt bổ sung quy hoạch trước ngày 31/8/2018 mới được đưa vào diện áp dụng giá ưu đãi).
Nhưng vì động cơ vụ lợi, tạo điều kiện không chính đáng cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh, ông Phương Hoàng Kim đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý không chỉ đạo Tổ soạn thảo Dự thảo Quyết định số 13 theo đúng Nghị quyết số 115 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Kim còn cố ý không báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về việc Dự thảo Quyết định 13 có nội dung trái với Nghị quyết 115/NQ-CP, mục đích để Nhà máy điện Trung Nam được hưởng giá điện ưu đãi. Ông Kim cũng là người trực tiếp tham mưu, đề xuất bổ sung quy hoạch và giá điện ưu đãi cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam.
CQĐT cho rằng, hành vi của bị can Phương Hoàng Kim là nguyên nhân dẫn đến việc Bộ Công Thương tham mưu, đề xuất Phó Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 13 trái với Nghị quyết số 115 và trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc này khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải trả tiền mua điện với giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh thay vì giá 7,09 Uscents/kWh cho 2 dự án điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam.
Hành vi phạm tội của bị can gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 774 tỷ đồng.
TPHCM và các tỉnh cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể Vành đai 4 với kinh phí hơn 136.000 tỷ đồng để sớm trình Quốc hội trong tháng 10.
UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải sớm báo cáo, tham mưu Thủ tướng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.
Đây là dự án đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế.
TPHCM đã phối hợp với UBND các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức rà soát, cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể và các dự án thành phần.
Tổng chiều dài toàn tuyến Vành đai 4 TPHCM khoảng 206,72km (qua Bà Rịa - Vũng Tàu: 18,23km; Đồng Nai 45,54km; Bình Dương 47,95km; TPHCM 16,7km; Long An 78,3km). Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 136.593 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời đầu tư xây dựng 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh kèm làn dừng khẩn cấp rộng 3m trên toàn tuyến.
Trên tuyến sẽ xây dựng 21 nút giao thông liên thông bao gồm 2 nút tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Đồng Nai có 5 nút giao; Bình Dương có 4 nút giao (chung với Đồng Nai 1 nút giao ở cầu Thủ Biên); TPHCM có 4 nút giao và Long An có 7 nút giao.
Cùng với đó, tuyến đường song hành và đường dân sinh hai bên tuyến sẽ được đầu tư tùy theo nhu cầu giao thông tại từng đoạn, khu vực, đặc biệt ở những nơi có khu đô thị, khu dân cư.
Dự án thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương dự kiến gần 42.554 tỷ đồng, còn vốn ngân sách địa phương khoảng trên 33.584 tỷ.
Về dự kiến kế hoạch phân bổ vốn ngân sách, giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 16.026 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030 dự án cần khoảng 59.582 tỷ.
Hồi tháng 4, Bộ GTVT và UBND các tỉnh thống nhất đề nghị UBND TPHCM đảm nhận vai trò là cơ quan đầu mối để tổng hợp quá trình triển khai thực hiện; chủ trì, thống nhất với các địa phương lựa chọn một đơn vị tư vấn tổng thể; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho toàn bộ tuyến.
Sau đó, UBND TPHCM đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng về đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4.
Tiếp đó, cuối tháng 8, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM và 4 tỉnh liên quan về tình hình triển khai đầu tư xây dựng dự án.
Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị UBND TPHCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh liên quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 tổng thể cho toàn tuyến với tổng chiều dài hơn 206km.
Hồ sơ sẽ được trình cấp thẩm quyền thẩm định, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10. Trong đó, chủ trương đầu tư sẽ xác định các dự án thành phần đi qua địa phận TPHCM và các tỉnh (Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) và giao cho địa phương tổ chức thực hiện, tương tự như dự án Vành đai 3 TPHCM.
Tách thửa đất để phân chia cho con cái, hay bán đi để lấy tiền trang trải cho cuộc sống… là những nhu cầu chính đáng của người dân, thế nhưng nhu cầu này đang vướng rào cản cơ chế.
Ba năm góp ý cho một nội dung dự thảo
Gia đình ông Nguyễn Đức Chinh ở phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM, có thửa đất nông nghiệp khoảng 1.000 m2 tiếp giáp hẻm.
Thửa đất này nằm trong khu vực quy hoạch đất ở hiện hữu. Vì có nhu cầu tách thửa để chia cho các con, từ năm 2018, ông thực hiện thủ tục tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Số tiền sử dụng đất phải đóng cho Nhà nước để chuyển mục đích là hơn 5,5 tỷ đồng. Do số tiền quá lớn nên ông xin phép cơ quan thuế cho nợ tiền sử dụng đất. Sau đó, vợ chồng ông vay ngân hàng để đóng tiền nợ sử dụng đất, hàng tháng trả lãi vay hơn 60 triệu đồng.
Chưa kể, gia đình ông còn phải đầu tư tiền làm đường dài khoảng 38 m, rộng 9 m kèm hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn để tách thửa theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND (Quyết định 60).
Tuy nhiên, sau khi đã hoàn tất các khâu, cuối tháng 3/2021, ông nộp hồ sơ lên UBND quận 12 để được công nhận phương án hạ tầng kỹ thuật, giải quyết tách thửa thì bị từ chối. Diễn biến bất ngờ này đẩy gia đình ông vào tình cảnh khó khăn chồng chất, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Sau nhiều lần thực hiện thủ tục tách thửa đất nhưng không được, tháng 6/2023, ông Chinh đã gửi đơn cầu cứu đến chủ tịch UBND Thành phố và lãnh đạo cơ quan này đã có văn bản chỉ đạo UBND quận 12 giải quyết.
Sau đó, UBND quận 12 đã vận dụng thủ tục khác (không theo Quyết định 60) để ra văn bản chấp thuận chủ trương quản lý lộ giới hẻm và hướng dẫn đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với tuyến hẻm tiếp giáp thửa đất của ông Chinh làm điều kiện tách thửa cho các đồng thừa kế.
Trên thực tế, tại TP.HCM, trường hợp gặp vướng mắc khi tách thửa đất như gia đình ông Chinh không phải hiếm gặp, song không phải gia đình nào cũng may mắn được giải quyết. Nguyên do trước đây, việc tách thửa được thực hiện theo Quyết định 60.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013 (Nghị định 148) có hiệu lực thi hành từ ngày 8/2/2021, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM nhận thấy quy định tách thửa có hình thành đường giao thông tại quyết định này không còn phù hợp.
Trước tình hình đó, tháng 4/2021, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM có văn bản hướng dẫn nội bộ, đề nghị tạm ngưng nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp tách thửa đất trong thời gian chờ điều chỉnh Quyết định 60.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là đơn vị xây dựng dự thảo quy định, chuyển các sở, ngành và UBND các quận huyện và TP. Thủ Đức có ý kiến góp ý. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chỉnh sửa nhiều lần từ năm 2021, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Vì vậy, UBND Thành phố chưa thể ban hành quyết định tách thửa thay thế, khiến hoạt động tách thửa đất trên toàn địa bàn Thành phố bị ách lại, ảnh hưởng tới quyền lợi nói chung, quyền sử dụng đất nói riêng của người dân.
Theo ông Võ Công Lực - Trưởng phòng Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Sở đã lấy ý kiến đóng góp của các sở ngành, quận huyện để hoàn thiện nội dung dự thảo quyết định thay thế Quyết định 60.
Thậm chí, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường còn chỉ đạo những nội dung cần lấy ý kiến cũng như nhấn mạnh việc cần thiết phải tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc đối với quy định tách thửa đất.
Trả lời về trách nhiệm của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM liên quan tới đề nghị tạm ngưng hoạt động tách thửa, ông Huỳnh Trịnh Phong - Trưởng phòng Quản lý sau quy hoạch và pháp chế cho hay, Sở chỉ hướng dẫn tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ trường hợp tách thửa có hình thành đường giao thông. Các nội dung tách thửa khác như tách thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp… vẫn tiến hành bình thường.
Dự thảo mới quy định chỉ tách thửa đối với 2 loại đất là đất ở và đất nông nghiệp. Hai loại đất này phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo từng khu vực.
Thế nhưng, từ ngày 1/8/2024, khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phải thuyết phục người dân tạm thời chưa nộp hồ sơ tách, hợp thửa đối với tất cả các loại đất, vì theo Khoản 4, Điều 220 - Luật Đất đai 2024, UBND cấp tỉnh căn cứ quy định tại Luật Đất đai, quy định khác của pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách, hợp thửa đất đối với từng loại đất. Trong khi đó, UBND TP.HCM chưa ban hành quyết định thay thế Quyết định 60 khiến các hồ sơ tách thửa đất bị ứ đọng.
Nút thắt dần được tháo gỡ
Hiện nay, người dân tại TP.HCM đang rất trông chờ quy định tách, hợp thửa đất mới, bởi nhiều người có nhu cầu tách thửa để chia cho con cái, hoặc để bán nhằm trang trải cuộc sống, nhưng vì vướng cơ chế mà chưa thể thực hiện.
Điều đáng mừng là mới đây, sau nhiều lần đưa ra lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đưa ra dự thảo mới với nhiều thay đổi theo hướng “cởi trói” cho người có nhu cầu tách thửa đất. Cụ thể, dự thảo quy định chỉ tách thửa đối với 2 loại đất là đất ở và đất nông nghiệp. Hai loại đất này phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo từng khu vực.
Đối với thửa đất nông nghiệp, phải đáp ứng điều kiện diện tích tối thiểu từ 500 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; 1.000 m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung; đồng thời việc tách, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi, được kết nối với đường giao thông công cộng hiện hữu, bảo đảm cấp - thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.
Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi khi thực hiện việc tách hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
Đây là một điểm mới giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc, bởi theo dự thảo trước đó, để tách thửa đất quy hoạch đất nông nghiệp, đất dân cư hiện hữu chỉnh trang thì phải bảo đảm điều kiện phù hợp quy hoạch tỷ lệ 1/2000; còn đất ở quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp thì phải đáp ứng quy hoạch chi tiết 1/500.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM đánh giá, quy định tách thửa mới tại dự thảo lần này đã phù hợp hơn với Luật Đất đai 2024 và Nghị định 101/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2024 về nội dung tách, hợp thửa đất.
Dự thảo mới không phân loại đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp - là các khái niệm chưa được quy định trong Luật Đất đai, đồng thời không “ràng” điều kiện quy hoạch để tách thửa.
“So với trước đây, dự thảo lần này đã đúng tinh thần Luật Đất đai, phù hợp với thực tế và đáp ứng được nhu cầu tách thửa đất của người dân. Như vậy, các ý kiến phản biện đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu”, ông Hậu nói.
Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, bên cạnh điều kiện diện tích tối thiểu, dự thảo lần này yêu cầu việc tách, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi, được kết nối với đường giao thông công cộng hiện hữu, bảo đảm cấp - thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý… là phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, những hồ sơ xin tách thửa đất bị “tắc” trước đó sẽ sớm được giải quyết khi dự thảo này được thông qua.
Nguồn: VTC; Zing News; Vietnamnet; Tin Nhanh Chứng Khoán
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá