.jpg)
QUÂN DOMINO DẸP TIỆM PHÒNG GYM BẮT ĐẦU ĐỔ, VÌ SAO?
Chi phí vận hành, mặt bằng cao, trong khi, người dân chưa sẵn sàng “bạo chi” cho gym cao cấp hoặc có quá nhiều sự lựa chọn luyện tập khiến nhiều chuỗi phòng tập rơi vào cảnh lao đao.
Doanh nghiệp “hụt hơi” khi đầu tư phòng gym
Mới đây, chuỗi phòng gym cao cấp Fit24 thông báo trên fanpage rằng sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh từ ngày 5/10 "vì những lý do khách quan bất khả kháng".
Không chỉ Fit 24, trước đó, Getfit Gym & Yoga – chuỗi phòng gym có tuổi đời 14 năm cũng đóng cửa tất cả chi nhánh từ ngày 4/9 vì "những lý do bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát". Getfit hiện đã mở cửa trở lại 2/3 cơ sở, nhưng founder chuỗi này nhận định thị trường vẫn còn muôn vàn khó khăn.
Đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt động không phải là tình trạng cá biệt tại hai chuỗi này.
Theo khảo sát, so với hồi 2022, một chuỗi phòng gym như CityGym, 25 Fit, Diamond Fitness Center… thu hẹp hoạt động với quy mô từ một cho đến hàng chục chi nhánh.
Trong khi đó, các “ông lớn” ngành này như California Fitness & Yoga hay Elite cũng thận trọng với quyết định mở mới phòng tập. So với hồi cuối năm 2022, số lượng chị nhánh của Elite vẫn “dậm chân tại chỗ”, trong khi, California Fitness & Yoga chỉ khai trương thêm vỏn vẹn 2 chi nhánh trong hai năm.
Thậm chí, mới đây trên Shark Tank Việt Nam, dù nhận mưa lời khen nhưng Founder người Tây Ban Nha của Hustle Vietnam vẫn bị tất cả các cá mập từ chối. Trong đó, Shark Phi Vân cho rằng, startup cần linh hoạt hơn, doanh nghiệp phải tạo ra không gian tập luyện bất kể diện tích phòng tập là 400m2 hay thậm chí 60m2, 40m2.
“Tôi đã từng đầu tư cũng như exit (thoái vốn) tại một doanh nghiệp về thể hình. Do đó, tôi những thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua”, Shark Phi Vân nói.
Lý do nào khiến loạt phòng gym tuyên bố đóng cửa
“Thách thức” là cụm từ được Shark Phi Vân nhấn mạnh khi nói về ngành thể hình. Mặt khác, đây cũng là thực tế các chuỗi phòng gym đang trả qua.
Trả lời báo chí về lý do “tạm” đóng cửa Fit24, ông Lê Chí Trung – Giám đốc Fit 24 cho biết, khách hàng của chuỗi chủ yếu là những người làm ăn, kinh doanh nên khi kinh tế đi xuống, họ không còn xuống tiền nhiều cho các dịch vụ tại phòng gym. Doanh thu của Fit24 vì thế mà ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Ken Research (Ấn Độ), giá dịch vụ hội viên tại một số phòng tập tăng, trung bình 4%, trong khi, khách hàng lại có xu hướng “thắt lưng, buộc bụng” do tình hình kinh tế khó khăn.
Một khảo sát khác về thị trường Fitness tại Việt Nam của Cốc Cốc chỉ ra, ngân sách luyện tập hàng tháng của khách hàng có thể dao động từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng. Do đó, các chuỗi phòng gym cao cấp không có nhiều dịch vụ gia tăng cho khách hàng khó thuyết phục người tập rút hầu bao.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt cũng khiến nhiều ông lớn ngành gym“hụt hơi” trong cuộc đua thị phần trong ngành này. Theo khảo sát của Vietdata, hiện ngành gym Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 20%.
Thị trường cũng phân ra thành nhiều phân khúc, như phòng gym của những thương hiệu lớn dành cho những người có thu nhập cao, phân khúc phòng gym dành cho sinh viên, học sinh và những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, phần lớn “miếng bánh” thị phần đa số nằm trong tay các thương hiệu cao cấp nên các phòng tập bình dân dù có quy mô lớn nhưng không chiếm tỷ lệ nhiều.
Ngoài việc cạnh tranh với các ông lớn vốn đã mạnh về tiềm lực, một số chuỗi phòng gym theo hướng tất cả trong một còn phải cạnh tranh với mô hình phòng tập "Private Gym". Đây là xu hướng phòng tập riêng tư cùng PT trong khung giờ nhất định để bảo đảm sự tập trung, nhắm đến khách thu nhập trung bình - cao.
“Có sự chuyển dịch từ dịch vụ phòng tập thể dục truyền thống sang các hoạt động như Zumba, pilates, yoga hay mô hình riêng tư hơn”, Ken Research viết trong báo cáo.
Chưa kể, gần đây, các môn thể thao ngoài trời như chạy bộ, pickleball cũng hút một lượng lớn người tham gia. Trong 8 tháng đầu năm nay, pickleball thu về 189.000 lượt thảo luận, đánh dấu sự tăng trưởng lên đến 400%. Đáng chú ý, chỉ trong tháng 8, số lượng cuộc thảo luận liên quan đến bộ môn này tăng trưởng gấp 7 lần, đạt 49.100 lượt.
Với những đơn vị đầu tư phòng tập gym, giá thuê mặt bằng tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân gây “sức ép” đến tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp thể hình.
Anh Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc của một trung tâm thể hình có 2 chi nhánh tại Hà Nội cho biết, mặt bằng là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu phần kinh doanh của doanh nghiệp thể hình. Đặc biệt, với những doanh nghiệp thuê mặt bằng tại các chung cư cao cấp, chi phí này còn lớn hơn.
Khảo sát giá thuê mặt bằng thương mại tại TP HCM của Savills chỉ ra, giá thuê mặt bằng tầng trệt trung tâm thương mại tại TPHCM trong quý II đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Còn ta
Còn trong báo cáo của Savills, giá thuê mặt bằng tầng trệt trung tâm thương mại tại TPHCM trong quý II đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước nhờ 20% tổng nguồn cung có giá thuê tăng.
Vói CBRE Việt Nam, đơn vị này cho biết, trong nửa đầu năm, tại Hà Nội, giá thuê khu vực trung tâm tăng 11% còn ngoài trung tâm tăng tới 18% so với cùng kỳ năm trước. Tại TPHCM, giá thuê tăng 18% ở khu vực trung tâm và 15% ở khu vực ngoài trung tâm.
GIÁ CÀ PHÊ LAO DỐC, NÔNG DÂN HỒI HỘP
Phải đến tháng 11 và 12 nông dân mới thu hoạch rộ cà phê nhưng giá cả cà phê biến động quá lớn khiến họ lo lắng không yên
Rạng sáng 8-10 (giờ Việt Nam), cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 trên sàn trên sàn London (Anh) giảm đến 199 USD/tấn, xuống mức 4.868 USD/tấn.
Ở các kỳ hạn giao hàng khác, cà phê Robusta cũng mất 186 - 199 USD/tấn, về mức từ 4.347 - 4.868 USD/tấn.
Giá cà phê giảm không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia khi các chỉ số thống kê đều cho thấy nguồn cung cà phê trên thế giới đã cải thiện.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 8 đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,92 triệu bao (mỗi bao 60 kg).
Tính chung trong 11 tháng niên vụ vừa qua (tính từ tháng 10-2023 đến tháng 8-2024) xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 125,67 triệu bao. Đặc biệt, khi Ủy ban châu Âu (EU) thông báo hoãn việc thực hiện luật chống phá rừng (EUDR) thêm 1 năm, tức áp dụng vào 30-12-2025 khiến các nhà nhập khẩu từ EU không vội nhập hàng để trữ phòng thương mại bị gián đoạn do quy định mới.
Như vậy, sự thiếu hụt cà phê tập trung vào nguồn cung Robusta của Việt Nam khi thống kê sơ bộ cho thấy cả niên vụ vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 1,23 triệu tấn, giảm gần 18% so với niên vụ trước.
Giá cà phê biến động quá mạnh khiến nông dân Tây Nguyên vô cùng hồi hộp trước vụ thu hoạch mới. Nhiều nơi, giá cà phê đã về sát mốc 110.000 đồng/kg, giao dịch hạn chế vì các bên đều dè chừng biến động.
Ông Lê Thanh (ngụ Kon Tum) cho hay gia đình có 3 ha trồng cà phê, năm ngoái đã bán cà phê ở giá 73.000 đồng/kg sau đó chứng kiến giá cà phê lên vù vù, có lúc vượt 130.000 đồng/kg và ổn định ở khoảng 120.000 đồng/kg trong thời gian dài nhưng không có hạt cà phê nào để bán.
"Hiện gia đình chúng tôi đã hái tỉa cà phê nhưng cũng chưa có hàng để bán. Không biết đến lúc thu hoạch vào giữa tháng 11 tới thì giá cà phê có rớt thảm như trước hay không?" – ông Thanh lo lắng.
KHÁCH LÁI Ô TÔ XEM ĐẤT VEN TP.HCM XUYÊN ĐÊM
.jpg)
Một số khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM đã có dấu hiệu sức cầu tăng rõ nét trong bối cảnh thị trường chung vẫn còn chậm nhịp.
Theo ghi nhận, tâm lý nhà đầu tư đón đầu hạ tầng và quy hoạch đã xuất hiện cục bộ ở một số khu vực lân cận Tp.HCM. Tuy sức cầu chưa bằng thời điểm 2021 đến đầu năm 2022 nhưng đã tốt hơn hẳn so với giai đoạn đầu năm 2023.
Mới đây, thị trường nhà đất đã có khá nhiều giao dịch. Nhóm nhà đầu tư có sẵn tài chính tranh thủ “ săn” đất nền tại một số khu vực từng là “điểm nóng” về bất động sản. Nhiều nhóm đầu tư thậm chí lái xe đi xem đất cùng môi giới cả đêm. Trong đó, nhà đầu tư chủ yếu tìm kiếm đất nền thổ cư tại các khu vực có tiềm năng hạ tầng hoặc đang có thông tin mới về quy hoạch. Giá nhà đất bắt đầu nhích nhẹ từ 5-15% (tuỳ khu vực, nền đất) so với thời điểm cuối năm 2023.
Chia sẻ mới đây, một môi giới lâu năm tại Đồng Nai cho biết, một buổi đầu tháng 10/2022, sàn của anh tiếp một nhóm khách đầu tư từ Tp.HCM và xuống cọc 2 lô đất ngay sau khi đi xem đất buổi tối. Thực tế, trước đó nhà đầu tư này đã nắm rõ về vị trí lô đất và chỉ cần tranh thủ thời gian để đi xem đất.
Cũng theo môi giới này, gần đây giao dịch nhà đất đã tốt hơn. Các lô đất thổ cư giá từ 1,5 đến 2 tỉ đồng/nền vẫn được nhà đầu tư mua vào và chờ cơ hội tăng giá. “Vào đầu năm 2024, một số lô đất có giá 1-1,2 tỉ đồng rao bán không ai mua. Đến thời điểm này, cùng diện tích và khu vực môi giới khó tìm được lô đất giá 1,4 – 1,5 tỉ đồng để bán lại cho khách đầu tư”, môi giới này cho biết.
Một môi giới chuyên bán nhà phố riêng lẻ tại Tp.HCM cũng cho hay, sau khoảng thời gian giảm giá và thanh khoản kém, hiện khách đầu tư và người mua ở thực đã trở lại thị trường. Một số giao dịch đã xuất hiện vào thời điểm ban đêm khi môi giới dẫn khách đi xem nhà. Sự thiện chí của khách hàng đã thể hiện tốt hơn giai đoạn trước. Bên bán cũng tranh thủ để đẩy nguồn hàng cũ rao bán trước đó.
Giá bán hiện tại vẫn đi ngang so với cùng kì năm ngoái, chỉ nhích nhẹ ở một số căn nhà thực sự có vị trí đẹp. “Khách quan tâm nhà đất đã tốt hơn nhưng giao dịch mới lai rai, chưa thực sự bùng nổ”, môi giới này cho biết.
Theo ghi nhận, so với phân khúc căn hộ, đất nền phía Nam chưa hồi phục sức cầu toàn diện. Giao dịch hiện nay chỉ xuất hiện cục bộ ở một số khu vực. Dẫu vậy, sự trở lại dần của nhà đầu tư cho thấy niềm tin với thị trường đang tốt lên.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, trong khoảng thời gian chờ các bộ Luật mới "ngấm", thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phục hồi chậm rãi, bền vững, với kết quả tốt dần lên. Đến cuối năm, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có tiến triển rõ nét. Kết quả phục hồi sẽ tiếp tục phân hóa theo phân khúc và khu vực nhưng với mức độ phân hóa đồng đều hơn.
Theo đơn vị này, đất nền hiện đã thoát "đáy" giảm giá, sức cầu dần trở. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ "săn đón" đất đấu giá, các lô đất đã tách thửa, ở các khu vực có hạ tầng hoàn thiện, mặt bằng giá chưa quá cao.
LÃNG PHÍ HÀNG TRĂM CĂN HỘ CHUNG CƯ BỎ HOANG CẢ 1 THẬP KỶ
Khu nhà ở tại Pháp Vân – Tứ Hiệp được khởi công xây dựng từ năm 2009, tuy nhiên đến nay nhiều tòa nhà vẫn bỏ hoang, hạ tầng xuống cấp, cỏ mọc um tùm.
Hiện nay, bất cứ ai đi qua cửa ngõ phía Nam thủ đô cũng đều chứng kiến hàng loạt tòa chung cư thẳng hàng ngay sát cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) bỏ hoang từ nhiều năm.
Theo tìm hiểu, đây là dự án khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, gồm 6 hạng mục tòa nhà (A1 đến A6) với tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỉ đồng. Đến đầu 2015, tòa nhà A1, A5, A6 hoàn thành đi vào hoạt động và có sức chứa gần 11.000 học sinh, sinh viên.
Đến nay, các hạng mục đều đã xuống cấp, tường trát xi măng không được bảo vệ nên đã mọc rêu, một số cánh cửa lắp dở dang bị mục, phần kim loại cũng hoen rỉ. Hạ tầng xung quanh dự án cỏ mọc um tùm, còn lại những lối đi được người dân tận dụng để các phương tiện xe ô tô…
Một số sinh viên đang ở đây cho biết, do hiện nay hạ tầng nghèo nàn, không có các dịch vụ nên buổi tối hoang vắng, không có người qua lại, khiến cho các tệ nạn xuất hiện.
Theo chia sẻ của một người bán quán ở gần khu vực, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên ở khu vực này chỉ có những hàng quán tự phát để bán cho những người lao động, tài xế từ nhiều tỉnh thành cũng thường xuyên dừng chân ở đây.
"Tôi bán hàng ở đây hơn chục năm rồi nhưng chưa có gì thay đổi, quá lãng phí, trong khi nhiều người không mua được nhà, thuê nhà cũng khó và đắt đỏ. Cũng vì hạ tầng kém, vắng vẻ nên ít sinh viên đến đây thuê, nếu có thì chủ yếu là những sinh viên nghèo từ các tỉnh", người dân xót xa.
Trước đó, thông tin với báo chí, Sở Xây dựng Hà Nội, cho hay, khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp là dự án do Chính phủ phê duyệt, nên muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án phải được chấp thuận từ Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết trong thời gian tới sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng, chủ đầu tư khắc phục những tồn tại, vướng mắc, sớm đưa toàn bộ dự án khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp vào hoạt động.
Trao đổi với chúng tôi, một Kiến trúc sư – chuyên gia xây dựng cho rằng, nếu những công trình bỏ hoang hàng chục năm không được cải tạo, nhất là trước đó không được hoàn thiện, thì chất lượng chắc chắn không đảm bảo cho tương lai. Bởi lẽ, hạ tầng không đồng bộ nên không còn phù hợp với quy hoạch.
"Đơn giản như bề mặt công trình không được bảo vệ bởi chất liệu chống thấm, sơn bảo vệ tường, không có cửa để tránh mưa gió, hở chỗ nào sắt thép sẽ bị ô xy hóa, hỏng hết. Nếu đưa vào sử dụng lại thì phải cải tạo, thậm chí có những hạng mục phải đầu tư lại hoàn toàn", vị chuyên gia nhận định.
Chậm chuyển đổi sang nhà ở xã hội
Đầu tháng 12/2023, cử tri quận Hoàng Mai đề xuất với lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội, cần sớm chuyển đổi khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội.
Theo cử tri quận Hoàng Mai, dự án đã được bàn giao từ năm 2015 nhưng trong 3 khu nhà cho sinh viên thuê (nhà A6, A5, A1) chỉ có 1 khu đang hoạt động với lượng sinh viên chỉ khoảng 30%. Trong khi đó, theo kế hoạch đã phê duyệt của UBND TP Hà Nội thì đến nay dự án chậm chuyển đổi sang nhà ở xã hội.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, lãnh đạo UBND TP Hà Nội - cho biết dự án trước đây sử dụng vốn vay Trung ương.
UBND TP Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các ngành chức năng quyết toán, xác định khối lượng các hạng mục giữ nguyên là nhà sinh viên và các hạng mục chuyển đổi sang công năng nhà ở xã hội.
Việc chuyển đổi sang nhà ở xã hội là cần thiết trong thời điểm TP Hà Nội đã quy hoạch di dời các trường đại học ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, do dự án này sử dụng vốn vay nên khi chuyển đổi cần xin ý kiến, làm rõ các nội dung thực hiện để phát huy giá trị dự án.
Nguồn: Soha; Người Lao Động; CafeF; Afamily
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá