
Vào đầu tháng 9, trước tình trạng thiếu lao động lành nghề trầm trọng trong ngành điều dưỡng, mười lăm du học nghề Việt Nam đã được nhận vào học điều dưỡng tại công ti điều dưỡng Caritas Wohnen und Pflege gGmbH. Đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của Hiệp hội Caritas Giáo phận Regensburg. Hiệp hội này quản lý 25 viện dưỡng lão và điều dưỡng cũng như hai trung tâm chăm sóc ban ngày trong giáo phận Regensburg. Nhờ sự chăm sóc chuyên nghiệp, các dịch vụ chăm sóc tuân theo Đạo luật Bảo hiểm Chăm sóc và các dịch vụ chăm sóc toàn diện như lựa chọn dinh dưỡng phù hợp (chế độ ăn kiêng hoặc thức ăn nhẹ nếu cần thiết), các cơ sở điều dưỡng của Hiệp hội đáp ứng các tiêu chuẩn chăm sóc cao nhất.
Theo giám đốc công ty điều dưỡng, họ đang thực hiện một cách tiếp cận nhân sự mới để giảm tình trạng thiếu nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc lão khoa. Tuyển dụng lao động chuyên ngành nước ngoài là một trụ cột trong cuộc chiến chống lại tình trạng thiếu lao động của công ty hiện nay.
Được tạo điều kiện
Toàn bộ 15 du học nghề Việt được bố trí sống tại các phòng riêng cạnh nhau trong kí túc xá của công ty Erzbischof-Buchberger-Studentenwohnheim. 15 người Việt được sống cạnh nhau, sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho họ có môi trường sinh hoạt tốt phục vụ cho giao dịch, học hỏi cả tiếng Đức lẫn chuyên môn cả trong và ngoài giờ làm việc.
Một giáo sư điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng OTH-Deggendorf và là chuyên gia về đa văn hóa trong lĩnh vực điều dưỡng, cho biết tại Đại hội Chăm sóc Người cao tuổi của Hiệp hội Caritas: Các nhóm học sinh nước ngoài cần một sự lãnh đạo khác đối với học sinh bản địa, lãnh đạo cần nhạy cảm hơn, kiên nhẫn hơn, hiểu biết hơn. Điều này đòi hỏi một nỗ lực đáng kể của cả hai phía.
Công ty bất vụ lợi Caritas Wohnen und Pflege gGmbH
Công ty có hơn 20 viện dưỡng lão trong khu vực. 15 du học nghề Việt được công ty bố trí một nữ cán bộ phụ trách luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên suốt ngày đêm 24/24 tiếng. Cô được mọi người trìu mến gọi là “Mẹ”, tương tự như thời cộng hòa dân chủ Đức, khi học sinh học tiếng Đức trong giai đoạn đầu rất bỡ ngỡ nên được giáo viên chủ nhiệm lớp học tiếng chăm sóc như cha mẹ.
Đối tác hợp tác của Caritas là các trường dạy lý thuyết. Còn học thực hành, 15 du học nghề được bố trí làm việc tại các viện dưỡng lão và viện hưu trí của Caritas trong khu vực.
Làm quen
Ngay cả khi cán bộ phụ trách “Mẹ” đã chuẩn bị mọi thứ từ chi tiết nhỏ nhất thì du học nghề vẫn cần một thời gian dài để làm quen với sinh hoạt và công việc. Cán bộ phụ trách cho biết: Giai đoạn làm quen có thể mất tới một năm. Sự khác biệt về văn hóa đôi khi gây ra những điều bất ngờ. Chẳng hạn, trong chuyến đi du ngoạn cùng nhau đầu tiên, du học nghề Việt đã yêu cầu được ngủ trưa. Điều đó khá bình thường ở Việt Nam, bởi ở Việt Nam trường học bắt đầu vào lớp lúc 7 giờ sáng, nên bắt buộc phải ngủ trưa là dĩ nhiên. Điều quan trọng là tất cả nhân viên công ty đều nhận thức được đặc điểm văn hóa của du học nghề Việt Nam. Tất nhiên cần sự kiên nhẫn để thích ứng hai bên. Nhưng nếu mọi người cùng hết lòng hợp tác thì không gì có thể cản trở sự hợp tác thành công.
Thành công bước đầu
Các du học nghề Việt đã đến Regensburg an toàn khi bắt đầu khóa đào tạo, được đào tạo đầy đủ tiếng Đức và cũng đang làm quen với đời sống xã hội. Tham gia tốt sinh hoạt xã hội, một người chơi trong câu lạc bộ bóng đá, một người khác tham gia khóa học bơi lội. Tất cả đều có mong muốn được tham gia vào các sự kiện văn hóa. Do đó cán bộ phụ trách đã xây dựng lịch trình các sự kiện của thành phố cho mọi thành viên tham gia. Khi bắt đầu khóa đào tạo, một học viên đã phát biểu cảm tưởng: “Chúng tôi rất thích được ở đây”.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá