Hành khách đi máy bay cần biết: Quyền hành khách và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không – PHẦN III Quyền hành khách, khi hành lý bị hư hỏng, thất lạc hoặc đến trễ

Nguyên tắc chung

Nếu hành lí không nhận được, bị phá hủy, hoặc hư hỏng hoặc bị chậm trễ, hành khách phải thông báo ngay cho hãng hàng không và nếu có, thông báo cho nhà điều hành tour du lịch trọn gói bằng văn bản. Khách du lịch phải giải thích thiệt hại gây ra và nếu có tranh chấp cũng phải chứng minh được điều đó. Ví dụ mô tả chi tiết thiệt hại và chụp ảnh thiệt hại đó. Các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm đối với hành lý ký gửi, bất kể lỗi, với mức giới hạn trách nhiệm tối đa là 1.590 euro.

Hành khách có thể nhận được sự thay thế cần thiết và phù hợp trong khoảng thời gian hành lý phục vụ cho nhu cầu hàng ngày bị mất. Điều này có thể bao gồm đồ lót, quần áo và đồ vệ sinh cá nhân. Chính xác những gì được coi là cần thiết và phù hợp còn tùy thuộc vào loại chuyến đi và thời gian vận chuyển hành lý. Nếu hành lý không có sẵn tại điểm đến trong kỳ nghỉ trọn gói, hành khách cũng có thể đòi giảm giá đối với chuyến đi du lịch trọn gói.au khi hành lý đã được chuẩn bị sẵn.

Hành lý bị mất, bị phá hủy hoặc hư hỏng

Khi hãng hàng không đã tiếp nhận hành lý, hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành lý bị mất mát, hư hại hoặc hỏng hoàn toàn. Nếu chuyến bay là một phần của chuyến du lịch trọn gói, người điều hành tour cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định đối với khách du lịch. Nếu hành lý bị thất lạc, hư hại hoặc hỏng hoàn toàn khi đang ở trên máy bay hoặc do hãng hàng không vận chuyển thì hãng hàng không hoặc nhà điều hành tour du lịch phải bồi thường thiệt hại. Khoảng thời gian hành lý được hãng hàng không chịu trách nhiệm bắt đầu từ khi hành lý được ký gửi đặt lên cân tại quầy làm thủ tục và kết thúc khi hành lý được lấy ra khỏi băng chuyền tại điểm đến, hoặc khi hành lý được đưa ra khỏi băng chuyền, được bàn giao cho hải quan, hoặc cảnh sát. Đối với hành lý do mình giữ (hành lý xách tay), hãng hàng không hoặc công ty lữ hành cũng phải bồi thường thiệt hại do trộm cắp, ẩm ướt hoặc biến động nhiệt độ đáng kể. Trách nhiệm pháp lý đối với hành lý ký gửi sẽ được miễn nếu hãng hàng không chứng minh được rằng thiệt hại là do bản chất của hành lý hoặc do khiếm khuyết cố hữu (ví dụ: đồ dễ vỡ). Bất kỳ sơ suất nào có thể có của khách du lịch gây ra thiệt hại, ví dụ như do đóng gói không đúng cách, phải được tính đến khi đưa ra yêu cầu bồi thường. Du khách để đồ vật có giá trị trong hành lý ký gửi của họ thay vì giữ chúng ở trong người có thể buộc hãng hàng không bồi thường 100% trong trường hợp họ gây thất lạc. 

Đối với hành lý xách tay và vật dụng cá nhân 

Hãng hàng không hoặc công ty lữ hành chịu trách nhiệm về những đồ vật mà hành khách mang theo người (hành lý xách tay), nếu hãng hàng không hoặc người của hãng hàng không để xảy ra thiệt hại. Hãng hàng không chỉ có trách nhiệm hạn chế đối với những đồ vật tự hành khách giữ trong người. Vì vậy, nguyên nhân thiệt hại phải liên quan đến hoạt động bay, mới được hãng bay bồi thường. Hãng hàng không không chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp hành lý xách tay. Trong trường hợp này, hành khách phải chứng minh được rằng hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về việc mất hành lý xách tay và các vật dụng mà họ mang theo, thì mới buộc được họ chịu trách nhiệm bồi thường.

Hành lý đến muộn

Hãng hàng không cũng phải bồi thường thiệt hại do hành lý đến muộn hơn. Sự chậm trễ phải xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không, tức là trong khoảng thời gian hành lý ở sân bay, trên máy bay hoặc nếu hạ cánh thì tại bất kỳ địa điểm nào do hãng vận chuyển hàng không chịu trách nhiệm bảo quản. Hãng hàng không chỉ không chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng hãng đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý để tránh thiệt hại hoặc không thể thực hiện các biện pháp đó (nghĩa là bất khả kháng).

Giới hạn trách nhiệm pháp lý

Giới hạn trách nhiệm pháp lý tối đa đối với việc phá hủy, hư hỏng hoặc chậm trễ hành lý hiện 1.590 euro cho mỗi hành khách (không phải cho mỗi kiện hành lý). Số tiền này không được thanh toán tự động. Đúng hơn, khách hàng phải thống kê chứng minh được thiệt hại gây ra và nếu có tranh chấp thì cũng phải chứng minh điều đó, như mô tả chi tiết thiệt hại và chụp ảnh hoặc cung cấp biên lai chi phí phát sinh do việc bàn giao hành lý chậm trễ. Để chứng minh những gì trong vali, việc chụp ảnh trước chuyến bay là điều hợp lý. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, hãng hàng không hoặc công ty lữ hành mới có trách nhiệm vô hạn. Để làm được điều này, hành khách phải chứng minh với hãng hàng không họ đã trực tiếp gây ra thiệt hại đó. Tuy nhiên, nếu một chiếc vali bị mở ra gây mất mát hành lý bên trong, tại khu vực do hãng hàng không chịu trách nhiệm, theo phán quyết của Tòa án cấp cao khu vực Frankfurt (ngày 15 tháng 2 năm 2005, số 22 U 145/04), hãng hàng không hoặc nhà điều hành tour phải chứng minh rằng việc mở va li không phải do cố ý hay bất cẩn, mà do khóa va li hư hỏng, thì không phải bồi thường. Nếu không thể cung cấp bằng chứng này, hãng hàng không hoặc công ty lữ hành phải chịu trách nhiệm vô hạn về việc thất lạc đồ đạc trong vali. Hành khách cũng có thể khai báo riêng giá trị hành lý bằng cách trả thêm phụ phí. Sau đó, trách nhiệm pháp lý của hãng hàng không tăng lên đến số tiền như khai báo.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang