Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Khiển trách nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT; đề nghị phê bình nhiều cá nhân ở TP Thanh Hóa... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (từ 30.12-4.1).
Đề nghị khai trừ Đảng một trưởng phòng ở Hải Phòng
Ngày 2.1, theo thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất Hải Phòng, ông Vũ Đình Trường - Trưởng phòng bồi thường của Trung tâm Phát triển quỹ đất bị cơ quan Công an TP Hải Phòng khởi tố ngày 26.12.2024.
Ngay sau khi nhận được thông báo khởi tố từ cơ quan công an, lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất đã ra quyết định đình chỉ công tác; Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng cũng đề nghị khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trường do bị cơ quan công an khởi tố.
Đề nghị xét kỷ luật, phê bình nhiều cá nhân và tập thể ở TP Thanh Hóa
Ngày 31.12.2024, Hội đồng xét kỷ luật TP Thanh Hóa đã tổ chức họp xét kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra khuyết điểm đã được UBND TP Thanh Hóa chỉ ra tại kết luận thanh tra trong công tác thu ngân sách.
Hội đồng xét kỷ luật đã thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND TP phê bình và yêu cầu tập thể UBND phường Đông Thọ rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác thu ngân sách trên địa bàn phường.
Đối với cá nhân, Hội đồng xét kỷ luật TP Thanh Hóa thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND TP phê bình và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với 9 ông/bà, gồm: Nguyễn Thị Tâm, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy (nguyên Chủ tịch UBND phường Đông Thọ); Trịnh Thanh Thủy - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đông Thọ (nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Đông Thọ); Nguyễn Đình Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Đông Thọ; Tống Phúc Hà - Phó Chủ tịch UBND phường Đông Vệ (nguyên công chức Tài chính - Kế toán UBND phường Đông Thọ); Nguyễn Thị Hòe - công chức Tài chính - Kế toán, UBND phường Đông Thọ; Vũ Thị Phượng - công chức Tư pháp - Hộ tịch, UBND phường Đông Thọ; Lê Thị Hiền, công chức Địa chính - Xây dựng, UBND phường Đông Thọ; Mai Thị Hà - công chức Văn hoá - Xã hội, UBND phường Đông Thọ; Trần Quốc Thiều - công chức Tài chính - Kế toán, UBND phường Đông Hương (nguyên công chức Tài chính - Kế toán, UBND phường Đông Thọ).
Hội đồng xét kỷ luật TP Thanh Hóa thống nhất yêu cầu UBND phường Đông Thọ ban hành văn bản phê bình đối với 2 cá nhân: Ông Đàm Trung Kiên - Tổ Trưởng Tổ quy tắc phường Đông Thọ; Ông Hứa Xuân Thanh - Tổ viên Tổ quy tắc phường Đông Thọ.
Thi hành kỷ luật ông Lê Đình Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1686/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Lê Đình Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Quyết định nêu rõ: Thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lê Đình Thọ, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật Đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1826-QĐ/UBKTTW ngày 25.11.2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xét xử vào ngày 7/1, vợ ông Lưu Bình Nhưỡng được tòa triệu tập tham dự với tư cách người làm chứng cùng với 3 người khác.
Thông tin từ VKSND tỉnh Thái Bình cho biết ông Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) sẽ bị TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử vào ngày 7/1 về tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong vụ án này, bị cáo Lê Thanh Vân, cựu Đại biểu Quốc hội, và bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Hai bị cáo Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án), Vũ Đăng Phương bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, có 41 người sẽ tiến hành tố tụng trong phiên xử ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và các bị cáo khác.
Đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 5 người, trong đó có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là bà Vũ Duy Luân, thẩm phán thứ hai là ông Phạm Ngọc Thành.
Có 7 thẩm phán dự khuyết gồm bà Nguyễn Thị Thúy Hoàn, ông Chu Tuấn Vương, bà Nguyễn Thị Kim Hằng, bà Đỗ Thị Hà, ông Ngô Thế Tương, bà Nguyễn Thị Thu Hiền và bà Nguyễn Thị Minh Huệ.
3 hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử là ông Bùi Đức Minh, ông Nguyễn Giang Thanh và bà Trần Thị Nụ. Phiên tòa này có 19 hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Bị hại trong vụ án là công ty TNHH một thành viên kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng Sao Đỏ (TP.Hải Phòng). Tòa án cũng triệu tập 8 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tham gia phiên toà.
Trong vụ án này, vợ ông Lưu Bình Nhưỡng được tòa triệu tập tham dự với tư cách người làm chứng cùng với 3 người khác.
Theo cáo buộc, từ tháng 5/2016 đến 2021, ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016- 2021, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Từ tháng 7/2018 đến 11/2023, ông Nhưỡng giữ chức vụ Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời điểm tháng 5, 6/2021, bị cáo Phạm Minh Cường đến nói cho ông Lưu Bình Nhưỡng biết việc Cường dùng thủ đoạn để lấy tiền của chi nhánh Công ty Sao Đỏ, và nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi.
Khi được Cường bán cho 30 ha bãi triều với giá khoảng 1,2 tỷ đồng (chỉ lấy 900 triệu đồng), giao cho Cường quản lý, khai thác, để vợ chồng ông Lưu Bình Nhưỡng thu tiền, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.
Đồng thời, ông Lưu Bình Nhưỡng còn đến một số cơ quan chức năng khác ở địa phương để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản.
Từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt tài sản của chi nhánh Công ty Sao Đỏ với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng. Tháng 12/2020 và tháng 5/2021, ông Lưu Bình Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội đã ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, Chánh án, Viện trưởng VKSND và Giám đốc Công an TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho một người tên Thao, hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 lô đất trị giá 160 triệu đồng.
Ngày 15/3/2021, ông Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.
Ngày 18/7/2019 và ngày 1/10/2019, ông Nhưỡng lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội ký 2 văn bản can thiệp, yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất ở Đông Anh trị giá hơn 1,8 tỷ đồng và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này (trị giá hơn 1,9 tỷ đồng).
Từ tháng 7 đến tháng 10/2023, ông Nhưỡng thời điểm này là Phó trưởng Ban Dân nguyện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.
Với ông Lê Thanh Vân, VKSND tỉnh Thái Bình cho rằng, mặc dù không thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và không thuộc lĩnh vực phụ trách của Uỷ viên thường trực Uỷ ban Ngân sách Quốc hội nhưng trong tháng 6, 7, 8, 12/2020, ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỷ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000m2 đất trị giá 1,95 tỷ đồng ở dự án.
Tháng 7/2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.
Còn cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Vương có hành vi trực tiếp gặp các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân nhờ can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai Dự án 36ha.
Sau khi đã nhận 3,3 tỷ đồng của Công ty Hạ Long và được hứa sẽ nhận 10% số đất của dự án, bị cáo Vương nhằm hưởng lợi 13,349,78m2, trị giá hơn 26 tỷ đồng.
Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, ngày 17/1/2025 sẽ đưa vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận) ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.
17 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trong số những người bị đưa ra xét xử có ông Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận); Xà Dương Thắng (cựu Giám đốc Sở Xây dựng, cựu Bí thư huyện ủy Bắc Bình); Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở TN&MT); Đỗ Ngọc Điệp (cựu Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết); Nguyễn Văn Phong (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh).
Thẩm phán Vũ Quang Huy ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Đại diện VKSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa gồm có các bà: Trần Thị Thanh Huyền, Đào Thúy Chinh, Ngô Thị Huyền Phương, Đỗ Hồng Hải và ông Nguyễn Đức Anh.
UBND tỉnh Bình Thuận, Công ty CP Rạng Đông; Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá miền Nam được triệu tập đến tòa với tư cách bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trên cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất, ông Lê Tiến Phương chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực hiện dự án Khu đô thị du lịch Phan Thiết.
Theo cáo buộc, ông Lê Tiến Phương biết rõ đồ án quy hoạch chi tiết và cơ cấu sử dụng đất đai Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết; được Hội đồng thẩm định giá báo cáo đầy đủ về quy trình triển khai, kết quả thẩm định kết tư vấn xác định giá đất của Công ty SIVC và Dự thảo phương án giá đất của Sở TN&MT.
Nhưng bị cáo vẫn thống nhất với kết quả tư vấn xác định giá đất và phương án giá đất do Sở TN&MT xây dựng, trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính giá đất nhà cao tầng bằng cách thức, phương pháp xác định như đối với đất biệt thự, nhà liền kề.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận còn ký ban hành quyết định phê duyệt giá đất tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết với giá hơn 2,5 triệu/m2 trái quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng thực hiện hành vi phạm tội với bị cáo Lê Tiến Phương còn có các bị cáo là cựu lãnh đạo ở Bình Thuận. Họ với các vai trò khác nhau đã cố ý làm trái nhiệm vụ được giao trong quy trình xây dựng, thẩm định phương án giá đất; thống nhất sử dụng kết quả xác định giá đất.
Trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không có căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán; tính chung giá đất nhà cao tầng như đất biệt thự, nhà liền kề và ước tính tổng doanh thu phát triển đất nhà cao tầng từ việc chuyển nhượng diện tích đất nền nhà cao tầng trái quy định pháp luật và trái ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo Nguyễn Văn Thọ, Trương Văn Ri và Hồ Như Hải thuộc Công ty tư vấn thẩm định giá đã cùng nhau thống nhất việc xây dựng Chứng thư thẩm định giá, trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không có căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính chung giá đất nhà cao tầng như đất biệt thự, nhà liền kề và ước tính tổng doanh thu phát triển đất nhà cao tầng từ việc chuyển nhượng diện tích đất nền nhà cao tầng, không đúng quy định, nguyên tắc của phương pháp thặng dư, đồng phạm với các bị can tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Duyệt quy hoạch TP HCM; 2.400 tỷ đồng nâng cấp sân bay Cà Mau; Đồng Nai đề xuất làm đường trên cao dọc QL 51; Bình Phước chuẩn bị làm 95 km đường gom cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.
Duyệt quy hoạch TP HCM
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về kinh tế, Thành phố phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5-9,0%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385-405 triệu đồng, tương đương 14.800-15.400 USD.
Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của Thành phố đến năm 2030 là khoảng 11,0 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.
2.400 tỷ đồng nâng cấp sân bay Cà Mau
Vừa qua, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án mở rộng, nâng cấp cảng hàng không Cà Mau.
Diện tích khu đất sau khi mở rộng, nâng cấp giai đoạn đến năm 2030 là hơn 184 ha. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến trong giai đoạn 2024 - 2025, hoàn thành sau 12 tháng thi công. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 2.400 tỷ đồng.
Đồng Nai đề xuất làm đường trên cao dọc QL 51
Ngày 2/1, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì buổi làm việc để nghe CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM báo cáo đề xuất ý tưởng dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11.
Theo đề xuất của doanh nghiệp, đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 gồm có ba hạng mục. Trong đó, đối với hạng mục xây dựng đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 có chiều dài khoảng 5,5km. Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 12.800 tỷ đồng.
Hà Nội duyệt hạng mục quan trọng nhất cầu Thượng Cát
Ngày 31/12, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định Phê duyệt Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố.
Tổng chiều dài cầu và hai đầu cầu là 5,226 km, chiều dài đường dẫn 1,321 km, chiều dài cầu 3,9046 km, chiều dài cầu chính 0,78 km; chiều rộng cầu đảm bảo 8 làn xe (6 làn cơ giới và 2 làn thô sơ); chiều rộng cầu chính 35 m, chiều rộng cầu dẫn 31 m. Tổng kinh phí đầu tư 7.302 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 đến 2027.
Bình Phước sẽ làm 95 km đường gom cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Bình Phước đã công bố Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đoạn qua tỉnh Bình Phước thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
Về quy mô xây dựng, phần đường gom dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường có bề rộng từ 5 - 7 m, tổng chiều dài khoảng 95 km, cụ thể, huyện Bù Đăng có chiều dài khoảng 40,3 km (trái tuyến 24 km, phải tuyến 16,28 km). Tổng mức đầu tư đề nghị thẩm định, phê duyệt là 951 tỷ đồng.
Duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Về tính chất đô thị, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Dự báo phát triển, về dân số, đến năm 2030 dự kiến là 12 triệu người (trong đó thường trú khoảng 10,5 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% - 70%; đến năm 2045 là 14,6 triệu người (trong đó thường trú khoảng 13 triệu người); tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 75%.
Mở rộng TP Hà Tĩnh
Theo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, toàn bộ diện tích tự nhiên hơn 138 km2, dân số 81.620 người của 11 xã thuộc huyện Thạch Hà sẽ sáp nhập vào TP Hà Tĩnh.
Ngoài ra, hai xã của huyện Cẩm Xuyên (Cẩm Vịnh, Cẩm Bình) và một xã ở huyện Lộc Hà (Hộ Độ) với quy mô dân số 21.953, diện tích tự nhiên 24,74 km, cũng được sáp nhập vào thành phố.
Với việc mở rộng địa giới hành chính vào đầu năm 2025, TP Hà Tĩnh sẽ trở thành đô thị năng động, hiện đại với diện tích 220 km2.
Thông xe 3 dự án giao thông lớn của khu Nam Sài Gòn
Ngày 30/12, ba dự án tại TP HCM bao gồm gói thầu HC1 thuộc dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; một đoạn đường song hành quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long được thông xe.
Thu hồi hơn 1.000 ha đất mở hai cao tốc qua Bình Phước
Theo danh mục dự án cần thu hồi đất năm 2025, tỉnh Bình Phước sẽ bắt đầu thu hồi đất để xây dựng hai dự án đường cao tốc lớn chạy qua địa bàn, gồm: Cao tốc TP HCM Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Cụ thể, với đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tỉnh sẽ thu hồi 82,2ha trên địa bàn xã Minh Thành và phường Nha Bích, thị xã Chơn Thành.
Với cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, tỉnh sẽ thu hồi 122,81 ha tại thị xã Chơn Thành; 148 ha ở TP Đồng Xoài; 188 ha huyện Đồng Phú; và 500 ha thuộc huyện Bù Đăng.
Top dự án giao thông lớn nhất sẽ về đích năm 2025 ở Đà Nẵng
Theo kế hoạch đầu tư công của TP Đà Nẵng, trong năm 2025, dự kiến trên địa bàn thành phố sẽ có 17 dự án giao thông vận tải với tổng mức đầu tư 6.620 tỷ đồng hoàn thành. Đây là các dự án lần lượt được triển hai từ giai đoạn 2014 - 2023.
Trong số này, có hai dự án có mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, gồm: Bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung (mức đầu tư 3.426 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2021) và Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (với tổng mức đầu tư 1.203 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2023).
Nguồn: Lao Động; Người Đưa Tin; Vietnamnet; Vietnammoi
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Tên máu lạnh giết mẹ và vợ con; Ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền; Nhiều quý bà bị cướp sau ‘mây mưa’; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá