.png)
Hải quan sân bay phát hiện hành khách mang lậu 70.000 Euro ở Nordrhein-Westfalen
Diễn tiến
Xảy ra từ tháng trước, ngày 21.04.2025, tại sân bay Düsseldorfer Flughafen. Hai người đàn ông 35 và 36 tuổi ở Hà Lan thất nghiệp bị Hải quan sân bay kiểm tra hàng hóa phát hiện mang theo 70.000 Euro trên chuyến bay đến Irak. Đi cùng với hai người đàn ông, là ba người lớn khác và một trẻ em, tổng cộng 1 nhóm gồm 6 người.
Người đàn ông 36 tuổi sinh ra ở Irak mang theo 50.000 Euro toàn mệnh giá 100 Euro giấu trong một chiếc túi xách đeo vai. Người đàn ông 35 tuổi gốc Afghanistan mang theo 20.000 Euro mệnh giá 50 Euro, cũng trong một chiếc túi xách. Hải quan sau đó tạm giữ toàn bộ số tiền và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
Thẩm vấn
Khi được thẩm vấn, người đàn ông 35 tuổi khai báo tất cả số tiền đều thuộc quyền sở hữu của mình. Còn người đàn ông 36 tuổi khi được hỏi tiền đến từ đâu và tại sao lại mang theo người, đương sự từ chối giải thích cung cấp bằng chứng. Người này chỉ khai rằng trước khi khởi hành, không thể tìm thấy văn phòng hải quan ở chỗ nào nên không thể thực hiện khai báo.
Hải quan lập hồ sơ xử lí hành chính đối với hai đương sự với cáo buộc không khai báo tiền mặt khi xuất cảnh, và ngờ vực tội danh rửa tiền, đồng thời tạm giữ toàn bộ số tiền.
Lời khuyên của Hải quan
Những người nhập cảnh hoặc xuất cảnh sang các nước thứ 3, mang theo tiền mặt với tổng giá trị từ 10.000 Euro trở lên phải có trách nhiệm khai báo số tiền đó với cơ quan hải quan có thẩm quyền. Mục đích để ngăn chặn các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp qua biên giới Đức, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát hải quan không hạn chế sự di chuyển tự do của tiền vốn. Tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán tương đương luôn luôn có thể vận chuyển với số lượng không giới hạn mà không cần giấy phép, chỉ cần khai báo với Hải quan là đủ.
Mất 89.000 Euro vì kẻ giả ngân hàng hướng dẫn cách chống trộm tài khoản ở Thüringen
Diễn tiến
Xảy ra lúc 17 giờ 30, chiều Chủ nhật tuần qua tại thành phố Erfurt. Lúc đó, nạn nhân là một người đàn ông 39 tuổi nhận được một cuộc gọi điện thoại thông báo từ ngân hàng gọi khẩn tới. Đó chính là ngân hàng nạn nhân mở tài khoản. Người gọi đọc số tài khoản và hỏi nạn nhân xem nạn nhân có đúng là chủ số số tài khoản bị chuyển tới 89.000 Euro này không. Nạn nhân lo sợ chắc tài khoản mình có vấn đề lừa đảo nên nhân viên ngân hàng phải chủ động gọi điện tới. Nạn nhân lập tức xác nhận mình đúng là chủ tài khoản và cầu xin xem có sự cố gì thì giúp giải quyết kịp thời ngay. Nhân viên giả dạng thông báo, một người nào đó đã truy cập được vào tài khoản của nạn nhân rút tiền từ tài khoản tổng cộng 89.000 đồng, đamg chờ ngân hàng xử lý. Ngân hàng nghi ngờ, do số tiền quá lớn nên gọi điện tới chủ tài khoản, bởi chỉ có chủ tài khoản mới có quyền yêu cầu ngân hàng thu hồi lại khoản tiền bị lừa đảo này. Ngân hàng không phải chủ tài khoản nên không có quyền đó, mà chỉ có thể hướng dẫn qua điện thoại các thao tác tuần tự để lấy lại số tiền đã bị trộm chuyển khoản.
Kết quả
Nạn nhân lo quá, sợ mất tiền, nên càng khẩn khoản nhờ ngân hàng, hướng dẫn thao tác nhanh như có thể. Kẻ lừa đảo hướng dẫn từng thao tác, điền dữ liệu, mật mã tài khoảng riêng của mình tỉ mỉ. Nạn nhân xử lí xong thở phào nhẹ nhõm, chỉ còn chờ ngân hàng thông báo để yên tâm. Tuy nhiên khi nạn nhân gọi lại số điện thoại trước đó, thì mất liên lạc luôn. Lúc này, nạn nhân mới tá hỏa mình bị lừa đảo, báo cảnh sát.
Cảnh sát cảnh báo người tiêu dùng
Chủ tài khoản không bao giờ được tiết lộ dữ liệu nhạy cảm về số tài khoản của mình, hoặc giao dịch qua điện thoại. Nhân viên ngân hàng không yêu cầu bất cứ ai chuyển khoản qua điện thoại. Nếu có nghi ngờ, hãy kết thúc cuộc gọi và liên hệ với ngân hàng qua dữ liệu thông tin liên hệ chính thức của ngân hàng.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá