- Thời sự
- Thế giới
(Ảnh minh họa).
Các nhà phân tích tin rằng Ấn Độ nhiều khả năng duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu để kìm chế giá trong nước.
Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến duy trì hạn chế xuất khẩu trong năm tới. Động thái này có thể khiến giá gạo tiếp tục neo ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.
Giá thấp và lượng hàng dự trữ dồi dào giúp Ấn Độ trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trong một thập kỷ qua, chiếm khoảng 40% thị phần. Các quốc gia châu Phi như Benin, Senegal nằm trong nhóm những khách hàng lớn nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi đã nhiều lần tung các lệnh hạn chế xuất khẩu nhằm kiềm chế giá cả trong nước, bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ.
“Chừng nào giá gạo trong nước còn đối mặt với áp lực tăng cao thì các hạn chế có thể tiếp tục được duy trì”, Sonal Varma – nhà kinh tế trưởng khu vực Ấn Độ và châu Á của Nomura Holding nói.
Ấn Độ đã áp dụng hàng loạt biện pháp như thuế xuất khẩu, giá sàn trong khi các loại gạo trắng tấm và gạo non-basmati thuộc diện cấm xuất khẩu. Giá gạo đã tăng lên mức cao nhất 15 năm hồi tháng 8.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, giá gạo vẫn cao hơn 24% so với một năm trước vào tháng 10. B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết chính phủ có thể giữ nguyên các hạn chế xuất khẩu cho đến cuộc bỏ phiếu vào năm tới.
Sự xuất hiện của El nino có thể thắt chặt hơn nữa thị trường gạo toàn cầu, đúng vào thời điểm tồn kho trên toàn cầu hướng tới mức giảm năm thứ 3 liên tiếp. Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo số 2 cho biết sản lượng gạo có thể giảm 6% trong năm 2023-2024 vì thời tiết khô hạn.
“Thị trường gạo rất khó khăn vì không thể tìm ra nhiều nhà cung cấp khác, Joseph Glayber, thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế Washington cho hay. Ông nói thêm Ấn Độ để lại “một lỗ hổng lớn cần lấp đầy”.
Theo dữ liệu do Bộ Thực phẩm Ấn Độ tổng hợp, giá gạo bán lẻ ở New Delhi tăng 18% so với một năm trước trong khi lúa mì đắt hơn 11%. Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Thương mại cho biết chính phủ đang liên tục theo dõi giá lương thực và đưa ra quyết định phù hợp về xuất khẩu vào đúng thời điểm.
Chính sách của Ấn Độ được cho mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng lại gây khó khăn cho nhiều nhóm dân cư ở các nước châu Á và châu Phi, nơi hàng tỷ người phụ thuộc vào nguồn cung gạo.
Lạm phát gạo ở Philippines đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 9. Tại Indonesia, chính phủ đang tăng cường nhập khẩu để hạ giá trong nước trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024.
Ở Tây Phi, Nigeria nằm trong số những nước bị ảnh hưởng lớn bởi chi phí gia tăng. Gạo, nguyên liệu chính để làm món jollof, món ăn phổ biến tại nhiều gia đình Nigeria, đã tăng 61% trong tháng 9. Lạm phát lương thực hàng năm đã tăng lên 30,6% trong tháng đó khi lạm phát chung tăng 26,7% - tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8/2005.
Về phần mình, ngành gạo Mỹ cho rằng lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ là không cần thiết. Peter Bachmann, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của USA Rice cho biết: “Ấn Độ hiện có quá đủ lượng dự trữ”. “Trong khi các nhà xuất khẩu đang được hưởng lợi lớn trong ngắn hạn, khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm trong những tháng tới, họ sẽ một lần nữa bóp méo đáng kể giá gạo thế giới”.
Trong một diễn biến bất ngờ theo sau vụ sa thải chóng vánh ông Sam Altman khỏi vị trí Tổng giám đốc (CEO) Hãng OpenAI, có thông tin ông Altman có thể quay về cương vị cũ.
Nhiều hãng tin và báo đài, trong đó có The Wall Street Journal và The New York Times, dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ Ban giám đốc OpenAI, công ty đằng sau ứng dụng phổ biến ChatGPT về trí thông minh nhân tạo (AI), đang tìm cách thuyết phục ông Altman quay lại. Việc sa thải ông Altman, nhà đồng sáng lập OpenAI, đã đẩy công ty vào tình thế khủng hoảng khi một loạt các nhà quản lý cấp cao của hãng đồng thời đệ đơn từ chức.
Sự ra đi hàng loạt
Không lâu sau khi ông Altman bị sa thải ngày 17.11, ông Greg Brockman, nhà đồng sáng lập OpenAI và từng giữ chức chủ tịch công ty, thông báo từ chức. "Sam và tôi bị sốc và buồn trước hành động của ban giám đốc…Chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra", ông Brockman viết trên tài khoản X (tên cũ Twitter).
Sự ra đi của hai nhà đồng sáng lập đã gây rúng động thế giới công nghệ và tạo nên đủ loại tin đồn. Trang tin công nghệ The Information cho hay ông Jakub Pachocki, Giám đốc nghiên cứu; Aleksander Madry, người đứng đầu đội ngũ đánh giá những nguy hiểm tiềm tàng từ AI; và ông Szymon Sidor, một nhà nghiên cứu, cũng thông báo quyết định rời khỏi OpenAI.
Theo CNN, nguyên nhân chính đằng sau vụ sa thải ông Altman, người được xem là nhà lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực AI của thế giới, là tình trạng căng thẳng giữa ông và các thành viên của ban giám đốc. Trong khi ông Altman ủng hộ đẩy mạnh phát triển AI, Ban giám đốc OpenAI lại cho rằng nên triển khai thận trọng hơn.
Khả năng quay lại ngoạn mục
Tuy nhiên, trong vòng một ngày, báo đài Mỹ đưa tin Ban giám đốc OpenAI đã "suy nghĩ lại". Theo trang The Verge, Ban giám đốc OpenAI đang thảo luận với ông Altman về khả năng quay về cương vị CEO. The Information dẫn lời ông Jason Kwon, Giám đốc chiến lược của OpenAI, bày tỏ "sự lạc quan" có thể thuyết phục ông Altman và những người khác quay lại công ty.
Cụ thể, các nhà đầu tư của OpenAI, bao gồm thế lực ủng hộ mạnh mẽ nhất là Microsoft, đang thảo luận các phương án kiểm soát khủng hoảng, bao gồm khả năng gây sức ép, buộc ban giám đốc mời ông Altman quay về cương vị cũ. Không những thế, công ty đầu tư mạo hiểm Khosla Ventures (trụ sở TP.Melon Park, bang California) còn tuyên bố sẽ "ủng hộ ông Altman trong bất cứ điều gì mà ông sẽ làm tiếp theo".
Microsoft, hiện nắm 49% quyền sở hữu OpenAI, từ chối bình luận. Trong khi đó, đến tối qua (giờ VN), một số nhân viên OpenAI cho biết sẽ bỏ việc hàng loạt nếu ông Altman không được phục chức vào cuối tuần. Những người khác cho hay sẽ gia nhập công ty mới đang được ông Altman xây dựng. Theo Reuters, ông Altman và ông Jony Ive, cựu Giám đốc thiết kế Hãng Apple, đang trong quá trình thảo luận khả năng chế tạo một thiết bị phần cứng mới về AI và chuẩn bị mở công ty.
Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về số phận của ông Altman. Sau khi ChatGPT được trình làng vào cuối tháng 11 năm ngoái, ông Altman trở thành "ngôi sao mới" của Thung lũng silicon. Vào đầu tháng 11 năm nay, ông là một trong 100 đại biểu tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu AI do Anh tổ chức. Báo chí phương Tây đã gọi ông là "đại sứ không chính thức của AI trên toàn cầu".
Bản thân ông vẫn chưa lên tiếng về khả năng quay về OpenAI sau khi nhận quyết định bị sa thải. Mạng xã hội X cũng vừa rút lại một tuyên bố phát trên tài khoản dưới tên ông Altman thông báo rằng "tôi đã quay lại". Chưa rõ đây có phải là tài khoản chính thức của nhà đồng sáng lập OpenAI hay không.
(Ảnh minh họa).
Nhiều lính đánh thuê nước ngoài đến chiến đấu cho quân đội Ukraine thừa nhận, họ không nhận thức được tình hình xung đột tồi tệ đến mức nào.
Chia sẻ với hãng tin CNN hôm 19/11, Trung úy quân đội Ukraine Dmitry Kostyuk cho hay nhiều lính đánh thuê nước ngoài được Kiev tuyển dụng đã sớm bỏ trốn sau khi trải qua thực tế khủng khiếp ở vùng xung đột. Trước đó, Moscow cáo buộc Kiev sử dụng các tay súng đánh thuê nước ngoài làm bia đỡ đạn để chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga.
Theo Trung úy Kostyuk, trung đội của ông được triển khai cách vùng giao tranh ác liệt Bakhmut không xa, và đang bị thiếu nhân lực nên được bổ sung 12 lính đánh thuê nước ngoài.
Ông Kostyuk cho biết một số lính đánh thuê tham gia xung đột Ukraine vì bị thu hút bởi "sự lãng mạn của chiến tranh", song những người khác coi chiến đấu là "hoạt động nghề nghiệp", hoặc “muốn có dòng thông tin tốt trong lý lịch cá nhân”.
“Thực tế, họ không nhận ra mình đang vướng vào điều gì. Nhiều người tưởng tượng cuộc xung đột của chúng tôi như một cuộc đấu súng với đối phương, nhưng họ không biết có bao nhiêu pháo binh và bạn phải ngồi dưới làn đạn cả ngày, hàng ngày, nhưng lại có thể không nhìn thấy đối phương ở đâu”, ông Kostyuk nói.
Cũng theo ông Kostyuk, không giống như công dân Ukraine, người nước ngoài được tự do chấm dứt hợp đồng với quân đội. Ông cho biết thêm, sau khi chứng kiến giao tranh ác liệt, gần 1/2 lính đánh thuê nước ngoài đã nói: "Không, thật quá đáng. Đây không phải là loại chiến đấu mà chúng tôi đã đăng ký".
Ông Kostyuk cũng chỉ trích chiến dịch huy động quân sự của chính phủ Ukraine đã tạo ra những người lính không muốn chiến đấu.
Trong khi đó, quân đội Nga nhiều lần cảnh báo lính đánh thuê nước ngoài do Ukraine tuyển dụng bị coi là mục tiêu tấn công hợp pháp. Phía Nga đã nhiều lần tấn công bằng tên lửa tầm xa nhằm vào các trại huấn luyện lính đánh thuê của Ukraine.
Moscow ước tính kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, hơn 11.000 lính đánh thuê nước ngoài đã đến Ukraine, và gần 5.000 người trong số này đã trốn khỏi Ukraine sau khi chứng kiến cách quân đội và chính quyền địa phương đối xử với họ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tính đến tháng 7, số lượng lính đánh thuê nước ngoài trong quân đội Ukraine chỉ còn hơn 2.000 người.
Những đòn đáp trả qua lại giữa Israel và nhóm Hezbollah ngày càng gia tăng, làm dấy lên lo ngại những cuộc đụng độ nhỏ lẻ leo thang thành xung đột toàn diện.
Xung đột nổ ra dọc biên giới Lebanon - Israel song song với cuộc chiến ở Dải Gaza. Trong 6 tuần qua, lực lượng Israel và nhóm Herbollah ở Lebanon tấn công đáp trả nhau hàng ngày. Hầu hết các cuộc tập kích nằm trong phạm vi 6-8 km tính từ biên giới.
Tuy nhiên, phạm vi và cường độ giao tranh giữa hai bên đang gia tăng. Ngày 18/11, máy bay Israel tấn công nhà máy nhôm ở thị trấn Nabatieh của Lebanon, cách biên giới hơn 19 km, vượt xa phạm vi thường lệ.
Cả hai bên cũng bắt đầu sử dụng vũ khí nguy hiểm hơn. Israel hiện thường xuyên điều tiêm kích tấn công các mục tiêu Hezbollah, trong khi nhóm vũ trang ở Lebanon triển khai máy bay không người lái và phóng tên lửa hạng nặng hơn.
Hezbollah ngày 18/11 tuyên bố bắn hạ một máy bay không người lái của Israel, song Tel Aviv bác bỏ. Cùng ngày, Israel tấn công mục tiêu họ mô tả là hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại của nhóm vũ trang.
Quan chức Israel cảnh báo "công dân Lebanon sẽ phải trả giá vì sự liều lĩnh của Hezbollah khi nhóm quyết định bảo vệ cho Hamas", Daniel Hagari, người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói tuần trước. "IDF có kế hoạch hành động để thay đổi tình hình an ninh phía bắc".
Trong những tuần đầu xung đột, Israel chỉ bắn phá vào buổi tối, theo Adiba Fanash, 65 tuổi, một trong số hơn chục công dân vẫn ở làng Dhaira tại Lebanon, sát biên giới với Israel. "Bây giờ là từ sáng tới tối. Tình hình đang leo thang từng ngày", bà nói.
Dù những đụng độ nhỏ lẻ hiện tại chưa gây ra xung đột lớn mà nhiều người lo ngại, giới quan sát cho rằng mỗi lần hai bên vi phạm giao ước ngầm sẽ đẩy tình hình đến bên bờ vực leo thang nghiêm trọng.
Cuộc xung đột quy mô lớn gần nhất giữa hai bên vào năm 2006 đã khiến hơn 1.200 người ở Lebanon và 165 người ở Israel thiệt mạng, biến các khu vực trong phạm vi giao tranh thành đống đổ nát. Hai bên đã cảnh báo bất kỳ cuộc xung đột toàn diện nào xảy ra lúc này sẽ tàn phá nghiêm trọng hơn và cả hai bên đều cho thấy họ không muốn như vậy.
Tuy nhiên, khi những cuộc đáp trả qua lại gia tăng, nguy cơ một trong hai bên tính toán sai lầm khiến tình hình vượt kiểm soát lớn dần, theo Andrea Tenenti, người phát ngôn Lực lượng Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Lebanon, lực lượng gìn giữ hòa bình giám sát khu vực biên giới nước này.
"Bất kỳ điều gì một trong hai bên làm, bên kia có thể cho là nó đi quá xa và dẫn tới cuộc chiến lớn hơn", ông Tenenti nói.
Lãnh đạo Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah hôm 11/11 nói rằng nhóm đang tăng cường hoạt động ở biên giới Lebanon - Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đầu tuần trước cảnh báo về hậu quả nếu Hezbollah mở rộng phạm vi tấn công. "Đây là hành vi đùa với lửa và đòn đáp trả của chúng tôi sẽ mạnh hơn nhiều. Họ không nên thử thách thức chúng tôi, bởi chúng tôi mới chỉ sử dụng một chút sức mạnh của mình", ông nói.
Israel từ lâu coi Hezbollah là mối đe dọa lớn nhất ở biên giới. Khi được hỏi về lằn ranh đỏ của Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant từng tuyên bố "nếu bạn nghe thấy chúng tôi đã tấn công Beirut (thủ đô Lebanon), bạn sẽ hiểu Nasrallah đã vượt lằn ranh đỏ".
Hezbollah, nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn, hiện kiểm soát hầu hết các khu vực mà người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số ở Lebanon, bao gồm một phần thủ đô Beirut.
Tại thành phố biển Tyre, nhiều người lo ngại bạo lực sẽ sớm lan sang phần còn lại của Lebanon. 17 năm qua đã mang lại cho thành phố miền nam thời kỳ hòa bình dài nhất trong 5 thập kỷ qua và phát triển mạnh mẽ.
Lo ngại về xung đột đã khiến các quán bar, khách sạn, nhà hàng ngày càng vắng khách. Nhu cầu đánh bắt cá của ngư dân trong vùng cũng giảm mạnh. "Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh", Sami Rizk, ngư dân địa phương, nói.
Liệu chiến tranh có thể bùng phát hay không hiện là câu hỏi chưa có lời đáp. Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại về căng thẳng lan rộng.
"Tôi chắc chắn rằng căng thẳng sẽ lan rộng, nhưng tôi không rõ liệu có xảy ra cuộc xung đột toàn diện mà không ai muốn hay không", Mahanad Hage Ali, nhà nghiên cứu của Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut, Lebanon, nói.
Những cuộc đàm phán căng thẳng sau hậu trường đang được tiến hành để ngăn kịch bản xung đột năm 2006 lặp lại, theo các nhà ngoại giao Arab và phương Tây. Sự chú ý của họ tập trung vào tính toán của Hezbollah cùng những tuyên bố của lãnh đạo nhóm Nasrallah.
Trong hai bài phát biểu kể từ khi xung đột Gaza bùng phát, Nasrallah đã chỉ ra rằng Hezbollah xem vai trò của họ là chuyển hướng tập trung của Israel nhằm giảm áp lực cho Hamas, đồng minh của nhóm ở Gaza, thay vì cuộc chiến toàn diện.
Dù là nhóm vũ trang chống chính phủ, Hezbollah nhận được ủng hộ từ nhiều người Lebanon. Không rõ liệu Hezbollah có thể duy trì sự ủng hộ này hay không nếu kéo đất nước vào cuộc xung đột tốn kém, khi Lebanon vốn bị kìm kẹp bởi bế tắc chính trị và sụp đổ kinh tế.
Người dân Lebanon cũng lo ngại về ý định của Israel và viễn cảnh họ cố loại bỏ sự hiện diện của nhóm vũ trang dọc biên giới phía bắc. Israel từng hai lần đưa quân vào Lebanon và chiếm đóng nước này trong 22 năm từ 1978 tới 2000.
Hầu hết người Lebanon đều tin Israel muốn tiếp quản đất nước của họ lần nữa. "Họ muốn đất đai, khí đốt và nguồn nước của chúng tôi", Samir Hussein, kỹ sư sống ở Tyre, nói.
Những lời cảnh báo gay gắt của Israel và kịch bản Hamas thua ở Gaza khiến Hezbollah đối mặt lựa chọn khó khăn, theo Mohammed Obeid, nhà phân tích chính trị thân cận với nhóm này. "Liệu bạn có thể để người Israel chiến thắng ở Gaza hay không? Nếu họ làm vậy, Lebanon sẽ là mục tiêu tiếp theo", ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin mô tả tình hình bạo lực hiện tại là "đòn ăn miếng trả miếng". "Chắc chắn không ai muốn thấy một cuộc xung đột khác nổ ra ở biên giới phía bắc Israel", ông Austin nói.
"Không bên nào muốn nhượng bộ, tôi nghĩ Mỹ đang đóng vai trò mạnh mẽ trong nỗ lực kiểm soát tình hình", chuyên gia Hage Ali nhận định.
(Ảnh minh họa).
Bệnh viện Al-Shifa lớn nhất ở Gaza không còn là nơi trú ẩn của hàng nghìn người nữa mà giờ đây đã trở thành "vùng chết chóc", do là điểm nóng xung đột giữa Hamas và Israel.
Theo WHO, khoảng 2.500 người trú ẩn ở bệnh viện Al-Shifa đã rời đi sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ban hành lệnh sơ tán vào những ngày qua.
Thông cáo ngày 18/11 của WHO cho biết, do lo ngại an ninh, nhóm công tác của họ, bao gồm chuyên gia y tế, nhân viên hậu cần, nhân viên an ninh, chỉ có thể ở lại khoảng một giờ đồng hồ bên trong Al-Shifa, bệnh viện lớn nhất và cũng là điểm nóng nhất hiện nay ở Gaza.
Nhóm công tác mô tả bệnh viện như "vùng chết chóc" do tình hình tuyệt vọng ở nơi này khi bệnh viện về cơ bản không còn hoạt động như một cơ sở y tế do khan hiếm nước sạch, nhiên liệu, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
"Dấu hiệu pháo kích và tiếng súng rất rõ ràng. Nhóm công tác đã thấy một ngôi mộ tập thể ở lối ra vào bệnh viện với hơn 80 người được chôn cất ở đó", thông cáo cho hay.
Hành lang và khuôn viên bệnh viện chứa đầy chất thải y tế và chất thải rắn, bệnh nhân và nhân viên y tế đều lo sợ cho sức khỏe và sự an toàn của họ. WHO cho biết có 25 nhân viên y tế và 291 bệnh nhân, trong đó có 32 trẻ sơ sinh đang trong tình trạng nguy kịch, còn lại ở Al-Shifa.
"WHO và các đối tác đang khẩn trương xây dựng kế hoạch sơ tán ngay lập tức những bệnh nhân, nhân viên còn lại và gia đình họ. Trong 24-72 giờ tới, trong khi chờ đảm bảo các bên tham gia cuộc xung đột có thể đi lại an toàn, các nhiệm vụ bổ sung đang được sắp xếp để vận chuyển khẩn cấp bệnh nhân", thông cáo cho biết.
Lực lượng Israel đã chiếm giữ Al-Shifa trong cuộc tấn công khắp phía bắc Gaza vào tuần trước.
Israel cho rằng, Hamas đã xây dựng một trung tâm chỉ huy ngầm bên dưới bệnh viện. Tuy nhiên, các nhân viên của Al-Shifa đã bác bỏ cáo buộc này.
Nguồn: Soha; Thanh Niên; Vietnamnet; Vnexpress; Dân Trí
Người Nga chán ô tô TQ; Mì ăn liền xâm lược toàn cầu; Từ bỏ 'giấc mơ Mỹ'; Nga chặn loạt UAV; Mong manh thỏa thuận liên Triều
Mỹ: Thu lượng hàng giả 1,3 tỷ đô; Lạm phát tăng chậm; Trump thắng kiện; Biden-Tập gặp mặt; Bí mật cấp vũ khí cho Israel
Cuộc đua ắc quy muối; TQ & 'đồng xu carbon'; Nga không chỉ muốn là Ukraine; Tương lai nào cho Gaza; Israel không kích Syria
1 tỷ người Ấn nín thở chờ đợi; Lạm phát tăng ở Nhật; Gaza tiếp tục giao tranh; Nga tập kích Avdiivka; Nội bộ OPEC+ bất đồng?
Mỹ: Doanh số xe điện thấp; Kinh tế hạ cánh mềm; Thảm cảnh trung tâm mua sắm; Sa vào bẫy do TQ tạo ra; Gửi viện trợ cho Gaza
Mỹ: Cuộc chiến Tesla & Toyota; 'Pháo đài' chặn xe điện TQ; 'Soi' quỹ tài sản Trung Đông; 'Đùa với lửa'; IPEF xoay trục châu Á
Mỹ: Hàng không gặp sự cố; Bán lẻ giảm giá; Giảm quyên góp thực phẩm; Buộc Ukraine đàm phán; Quân đội được 'khai sáng'
Mông Cổ chật vật tìm cỏ; Ngành mỹ phẩm lao đao; Avdeevka căng thẳng; Cuộc vượt sông Dnipro; Ngày đẫm máu ở Gaza
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá