- Thời sự
- EU
(Ảnh minh họa).
"Tái công nghiệp hóa châu Âu" đang là ý tưởng xuyên suốt được các nhà lãnh đạo lục địa này nhắc tới hậu đại dịch COVID-19 và sau khi nổ ra cuộc xung đột tại kraine.
Pháp công bố kế hoạch tái công nghiệp hóa
Chiến lược tái công nghiệp được hiểu là tự chủ chiến lược trong các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đây được cho là một nỗ lực của EU trong việc củng cố đoàn kết nội khối. Ý tưởng thành lập chiến lược này do Đức và Pháp khởi xướng.
Mới đây nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố kế hoạch "Tái công nghiệp hóa" của nước này nếu không muốn bị lệ thuộc hay trở thành thị trường tiêu thụ cho các nước lớn khác. Bên cạnh đó, Pháp quyết tâm cải thiện tỷ trọng ngành công nghiệp vốn chỉ còn chiếm 10% trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu.
Một loạt ưu tiên cho chiến lược tái công nghiệp hóa của Pháp được công bố. Thứ nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thời gian xét duyệt các dự án công nghiệp mới từ 17 - 18 tháng hiện nay xuống chỉ còn 9 tháng. Để có mặt bằng cho nhà máy công nghiệp khi đất đai khan hiếm, chính phủ sẽ đầu tư 1 tỷ Euro vào việc "giải tỏa" các cơ sở bỏ hoang.
Ưu tiên thứ hai đó là tăng cường đào tạo. Pháp cam kết chi 700 triệu Euro để phát triển nguồn nhân lực, dự kiến sẽ tạo ra 15.000 nhân lực mới.
Ưu tiên thứ ba là thành lập "Quỹ tín dụng thuế công nghiệp xanh" dành cho các công nghệ như pin điện, máy bơm nhiệt, tuabin gió hoặc tấm pin mặt trời. Từ nay đến năm 2030, Pháp sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ Euro triển khai.
"Công cuộc tái công nghiệp hóa là chìa khóa đối với nền kinh tế. Chúng ta cần làm việc nhiều hơn, nhiều nguồn vốn hơn, nhiều tiến bộ về kỹ thuật hơn và cả sự độc lập hơn cho nước Pháp trong một thế giới với những biến động địa chính trị đầy bất ổn", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh.
Chiến lược phục hồi công nghiệp chế tạo xe đạp tại châu Âu
Mới nhất, trong sự kiện "Hãy chọn nước Pháp" diễn ra giữa tháng 5 này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ hơn 200 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đa quốc gia để kêu gọi đầu tư vào Pháp. Sự kiện đã thu hút số vốn đầu tư kỷ lục lên tới 13 tỷ Euro, trong đó dự án lớn hơn cả là nhà máy sản xuất pin thế hệ mới trị giá 5,2 tỷ Euro của một tập đoàn đến từ Đài Loan, Trung Quốc.
Trong bức tranh chung của kế hoạch tái công nghiệp hóa châu Âu, kế hoạch này luôn phải gắn với cuộc cách mạng xanh, hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).
Nghị viện châu Âu đã thông qua "Chiến lược Xe đạp", nhằm khôi phục ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo xe đạp, trước nhu cầu đang bùng nổ. Chiến lược đó tập trung vào xe đạp điện cho gia đình, cũng như cho các doanh nghiệp du lịch, giao nhận vận tải và hạ tầng cho xe đạp.
Trước đây hàng chục năm, nhiều nước châu Âu như Pháp, Italy, Đức… đã từng nổi tiếng về những dòng xe đạp dáng đẹp và bền bỉ. Tuy nhiên sản xuất xe đạp đã dần dần được chuyển sang gia công ở các nước châu Á.
Tờ Mặt trời 24h ra tại Italy cho biết, quá trình này đang dần đảo ngược. Nghị viện châu Âu đã đưa ra "Chiến lược Xe đạp", khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ sản xuất xe đạp và linh kiện xe đạp chế tạo tại châu Âu. Chiến lược đó cũng thúc đẩy các nước châu Âu tăng mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho xe đạp, tạo ra mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp ngang dọc khắp châu Âu, tạo thuận lợi trong kết hợp giữa xe đạp và các phương tiện khác, chẳng hạn như có thêm chỗ cho xe đạp trên tàu hỏa và tăng diện tích bãi để xe đạp tại các nhà ga.
Bối cảnh thị trường đang rất thuận lợi cho những nước châu Âu sản xuất xe đạp. Tờ Jornal de Negócios của Bồ Đào Nha viết: "Bồ Đào Nha vẫn là nước sản xuất xe đạp nhiều nhất Liên minh châu Âu, tiếp theo là Romania, Itay và Đức. Ngành công nghiệp xe đạp ở châu Âu đang phát triển theo cấp số nhân, thu hút nhiều vốn từ các quỹ đầu tư. Năm ngoái, xuất khẩu xe đạp mang về cho Liên minh châu Âu 921 triệu Euro".
Vấn đề là châu Âu sản xuất xe đạp lúc này chủ yếu là thiết kế và lắp ráp. Đa số linh kiện vẫn thuê gia công tại châu Á. Tờ Tây Pháp viết: "Sau giai đoạn đỉnh cao những năm 1970, ngành công nghiệp Pháp đã chuyển sản xuất xe đạp và đặc biệt là linh kiện ra nước ngoài. Phanh xe, lốp xe…, 90% linh kiện xe đạp Pháp nay sản xuất tại châu Á". Theo bài báo, mục tiêu lúc này là đưa toàn bộ quy trình, thiết kế, sản xuất cho đến bán hàng về lại Pháp.
Lợi nhuận siêu ngạch từ xe đạp điện là chính, không phải từ xe đạp cơ. Một tờ tạp chí Hà Lan viết: "Thị trường đang bùng nổ. Các công ty sản xuất linh kiện xe hơi như Bosch, Brose, Continental và Schaeffer trong một năm đã đầu tư hơn 5 tỷ Euro cho sản xuất xe đạp điện. Xe đạp điện có giá bán rất cao. Một chiếc xe có thùng chở trẻ em giá bán khoảng 5.000 Euro, phụ kiện lắp thêm cũng có thể lên tới 1.000 Euro, 150 triệu đồng Việt Nam cho một chiếc xe đạp điện. Các công ty giao nhận vận tải tiếp tục đặt mua số lượng lớn xe đạp điện chở hàng. Chiến lược của châu Âu dự kiến hỗ trợ thuế thêm cho doanh nghiệp sản xuất xe đạp, vừa hồi sinh một ngành công nghiệp chế tạo, lại vừa đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh thân thiện môi trường".
Châu Âu vốn được biết đến là nơi khởi nguồn của các cuộc cách mạng công nghiệp. Ý tưởng xây dựng một chiến lược tái công nghiệp hóa châu Âu không phải là ý tưởng là rất cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên để đi đến sự đoàn kết, thống nhất về một chiến lược thực sự sẽ cần mất một thời gian, nhưng nếu từng bước tái công nghiệp hóa ở những sản phẩm cụ thể thì tiếng nói chung ủa 27 nước thành viên EU sẽ phần nào dễ đạt được hơn.
(Nguồn: VTV)
Nếu sản lượng dồi dào và giá giảm xuống, lạm phát ở châu Âu sẽ giảm bớt phần nào.
Tại phía Bắc và Đông Âu, những cánh đồng lúa mì trù phú sau cơn mưa xuân dồi dào đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu khả quan đối với các nhà vận chuyển lúa mì hàng đầu thế giới. Giá mặt hàng này đã giảm xuống hơn một nửa so với mức kỷ lục ghi nhận vào năm 2022 - thời điểm hạn hán và xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra.
Lúa mì là mặt hàng đang khiến châu Âu phải lo lắng về sản lượng. Nếu như giá giảm và các hóa đơn nhập khẩu giảm xuống theo sẽ giúp kiểm soát lạm phát đang diễn ra không chỉ châu Âu mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ theo dõi thời tiết trong tháng 6 và nguồn dự trữ toàn cầu ở mức eo hẹp cũng khiến các nhà sản xuất chưa thể “ăn ngon ngủ yên”.
Ông Sebastien Poncelet, nhà phân tích cấp cao của Agritel có trụ sở tại Paris, cho biết: “Vẫn còn một chặng đường dài để đến giai đoạn thu hoạch. Nhưng hiện tại tình hình vẫn đang tạm ổn.”
Tính đến nay các tín hiệu mùa màng đều đang tích cực. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo rằng vụ mùa bội thu ở châu Âu sẽ đẩy sản lượng lúa mì toàn cầu lên mức kỷ lục mới trong niên vụ 2023-2024. Hơn 90% lúa mì ở Pháp được đánh giá ở mức tốt nhất trong hơn một thập kỷ qua và Chính phủ dự kiến tổng sản lượng của khối là 131,5 triệu tấn trong năm nay, cao hơn khoảng 6% so với mức trung bình hàng năm.
Ông Philippe Heusele, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lúa mì Pháp cho biết thảm thực vật đang thật sự tươi tốt sau những cơn mưa tháng 4 và tháng 5. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở Đức.
Tại Romania, sản lượng có thể tăng 13% sau đợt hạn hán năm ngoái, theo Agritel. Ricardo Luis - chủ một trang trại rộng 5.000 ha đang cảm thấy rất lạc quan. Ông cho biết nếu trời mưa sớm, tình hình sẽ còn tốt hơn nữa.
Andrey Sizov, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn nông nghiệp SovEcon cho biết, vụ thu hoạch của Nga cũng có thể vượt mức trung bình 7% trong năm nay, mặc dù sản lượng sẽ không vượt qua kỷ lục của nước này vào năm 2022.
Theo Mikhail Bebin, một nhà phân tích tại công ty kinh doanh nông nghiệp GrainRus, các cánh đồng lúa mì đã nảy mầm với tỷ lệ đo trên mét vuông bằng với năm ngoái. Cùng với dự trữ lúa mì lớn của Nga, xuất khẩu niên vụ 2023-2024 có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Mặc dù vậy, dự trữ lúa mì thế giới sẽ giảm năm thứ tư liên tiếp và có nguy cơ tăng giá trở lại sau đó. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những trở ngại lớn với lợi nhuận bị thu hẹp và sự gián đoạn trong xuất khẩu đã buộc nông dân ở đó phải giảm diện tích trồng trọt.
Hạn hán ở Tây Ban Nha cũng là một vấn đề đáng lo ngại: lượng mưa năm nay thấp nhất trong nhiều thập kỷ khiến một số cánh đồng chỉ thích hợp cho chăn thả gia súc. Và ở Pháp, một mùa xuân với nhiều những cơn mưa có thể thúc đẩy dịch bệnh cây trồng, ông Poncelet của Agritel cho biết.
Vụ thu hoạch của EU bắt đầu vào khoảng tháng 7, có nghĩa là thời tiết trong vài tuần tới sẽ rất quan trọng. Ở Nga, lúa mì vụ xuân chỉ mới được gieo.
Ông Dan Basse, Chủ tịch Công ty tư vấn AgResource cho biết tại hội nghị GrainCom ở Geneva trong tháng này, nếu Nga hoặc EU gặp thời tiết bất thường, điều đó sẽ thay đổi toàn bộ cục diện trên thị trường toàn cầu.
(Nguồn: Soha)
(Ảnh minh họa).
Việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã làm suy yếu nền kinh tế Anh, đẩy quốc gia này vào một chu kỳ suy giảm tương tự như tình trạng “suy giảm tuổi già” và chỉ có những giải pháp triệt để mới xoay chuyển được tình thế.
Đây là nhận định của tỷ phú nổi tiếng người Anh Guy Hands-một chuyên gia tài chính đồng thời là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tư nhân Terra Firma.
Theo Bloomberg, nhà tài phiệt người Anh dự đoán xứ sở sương mù sẽ bị các nước châu Âu khác bỏ xa trong tương lai. Cụ thể, ông Hands dự đoán rằng vào năm 2030, Anh sẽ bị Ba Lan vượt qua về sự giàu có. Ông nói: “Tôi nhìn vào Vương quốc Anh và thấy rằng vào năm 2030, Ba Lan sẽ giàu có hơn chúng ta. Vào năm 2040, chúng ta sẽ là người nghèo ở châu Âu”.
Dự đoán của ông Hands là hoàn toàn có cơ sở. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, trong giai đoạn 2010-2021, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Vương quốc Anh là 0,5% và của Ba Lan là 3,6%. Hiện tại, khi được điều chỉnh theo sức mua tương đương, tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Ba Lan là 28.200 bảng so với 35.000 bảng của Vương quốc Anh. Nếu giữ tốc độ tăng trưởng hiện tại, Ba Lan sẽ vượt qua Vương quốc Anh vào năm 2030. Đến năm 2040, cả Hungary và Romania cũng sẽ vượt xứ sở sương mù.
Tính đến nay, nước Anh đã rời EU được hơn 3 năm. Với những người trong cuộc, có lẽ quãng thời gian này trôi đi một cách khá vất vả, bởi nước Anh đã vấp phải một loạt vấn đề vừa là khách quan, vừa là hệ quả từ công cuộc Brexit. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và những khó khăn kinh tế đẩy lùi những hy vọng và hứa hẹn về triển vọng kinh tế tốt đẹp nhờ Brexit. Hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine lại càng chồng chất thêm thách thức cho nước Anh.
Phó giáo sư Thomas Sampson-Đại học Kinh tế London, Anh nhận định: "Rời EU chắc chắn đã kéo kinh tế Anh phát triển chậm lại, các rào cản thương mại mới đã khiến nhiều công ty Anh khó làm ăn với EU hơn. Về tổng thể, hậu quả là nền kinh tế Anh đang tăng trưởng chậm hơn, nước Anh trở nên nghèo hơn vì Brexit".
Theo The Economist, kể từ khi Anh rời EU, các doanh nghiệp nước này không ít lần than thở mệt mỏi và thất vọng trước những quy tắc mới hậu Brexit. Họ phải đối mặt với thuế cao hơn và thủ tục hành chính phức tạp. Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ được cho là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất do khó thích nghi với các quy tắc hải quan và xuất khẩu áp dụng khi giao dịch với EU thời hậu Brexit.
Việc khôi phục chính sách kiểm soát hải quan mà Brexit yêu cầu đã cản trở quan hệ giữa Anh với thị trường cửa ngõ EU, khiến nước này hụt mất 15% giá trị thương mại. Việc làm này cũng khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn và hoạt động đầu tư giảm tốc, thị trường lao động xuất hiện những xáo trộn lớn.
Tỷ phú Guy Hands cho rằng, Vương quốc Anh lẽ ra không nên rời EU. Về cơ bản, Brexit đã đẩy đất nước lùi lại 50 năm, về những năm của thập niên 1970, giai đoạn được nhiều người nhớ đến như thời kỳ khủng hoảng, với lạm phát tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp cao, làn sóng đình công rộng khắp và tình trạng cắt điện thường xuyên.
Theo lý giải của vị tỷ phú người Anh, luật pháp hiện hành của Anh không phù hợp với môi trường mới hậu Brexit. Những biến động chính trị xảy ra ở Anh trong 7 năm qua đã khiến các nhà đầu tư lo ngại và công chúng thiếu niềm tin. Tuy nhiên, ông cho rằng, giờ đây Chính phủ Anh có thể tận dụng cơ hội Brexit để đưa ra các cải cách triệt để, đặc biệt là đối với luật lao động cực kỳ phức tạp của nước này. Ông nhận định luật này không khác gì một “cơn ác mộng” so với các nước châu Âu khác.
“Hiện tại, Anh chỉ có hai lựa chọn nếu muốn cạnh tranh trên trường quốc tế. Hoặc họ phá bỏ phần lớn những gì mà các đảng chính trị đã dành 30 năm để xây dựng, hoặc quay trở lại với ngôi nhà chung châu Âu", chuyên gia Hands bình luận.
Nhưng rõ ràng, việc quay lại EU không nằm trong dự định của các chính trị gia Anh. Điều họ hướng tới là một mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với EU, qua đó phần nào giảm bớt những khó khăn do tác động của Brexit. Việc Anh và EU ký thực thi Khung thỏa thuận Windsor hồi tháng 3 vừa qua chính là minh chứng cho điều này, đồng thời cũng cho thấy nước Anh đang hành động mạnh mẽ hơn để hướng tới tương lai, thay vì chìm đắm trong Bregret (hối tiếc về việc đã đoạn tuyệt với EU).
(Nguồn: QĐND)
Ngày 28/5, Bộ trưởng Y tế Anh Steve Barclay tuyên bố chính phủ nước này sẽ không đàm phán về tiền lương với Hiệp hội Điều dưỡng Hoàng gia Anh (RCN), trong bối cảnh nguy cơ các cuộc đình công tiếp theo sẽ nổ ra.
Chính phủ Anh đề xuất trả khoản tiền một lần tương đương với 2% tiền lương trong năm tài chính 2022/23 và tăng 5% lương trong năm tài chính 2023/24. Tuy nhiên, các thành viên của RCN đã bác bỏ.
Khi được hãng Sky News hỏi liệu chính phủ sẽ nối lại cuộc đàm phán với nghiệp đoàn, ông Barclay tuyên bố không thương lượng về vấn đề tiền lương.
RCN chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Nghiệp đoàn này mới đây kêu gọi chính phủ phải trả lương “xứng đáng” cho nhân viên của Cơ quan y tế quốc gia (NHS). Tuần trước, RCN đã bắt đầu tiến hành cuộc bỏ phiếu thăm dò ý kiến của 300.000 thành viên về việc liệu có tiếp tục đình công trong 6 tháng tới.
Trong khi đó, Nghiệp đoàn các cơ quan dịch vụ công và thương mại (PCS) cho biết các viên chức làm việc cho Cơ quan cấp phép phương tiện và lái xe (DVLA) của Chính phủ Anh có kế hoạch đình công 15 ngày bắt đầu từ ngày 11/6 tới. Trong thông báo, nghiệp đoàn PCS nêu rõ các thành viên của PCS làm việc cho DVLA tại xứ Wales sẽ tiến hành đình công để tìm cách được “tăng lương thỏa đáng”.
Anh đối mặt với vấn nạn đình công kéo dài từ năm ngoái, chủ yếu do khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người lao động trong nhiều ngành nghề, từ y tá đến luật sư, đã tiến hành đình công đòi tăng lương.
(Nguồn: Báo Tin Tức)
(Ảnh minh họa).
Thủ tướng Meloni cho hay Italy đang đánh giá về khả năng rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, sau 4 năm tham gia.
"Italy có thể duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, ngay cả trong những lĩnh vực quan trọng hai bên cùng quan tâm, mà không nhất thiết phải tham gia một kế hoạch chiến lược tổng thể", Thủ tướng Italy Giorgia Meloni nói hôm 28/5, đề cập khả năng rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được Trung Quốc khởi xướng.
Tuyên bố được bà Meloni đưa ra sau khi Bloomberg ngày 9/5 dẫn các nguồn tin cho hay Thủ tướng Italy đã phát tín hiệu với Mỹ rằng Rome có kế hoạch rút khỏi BRI trước cuối năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Il Messaggero hôm qua, Thủ tướng Meloni cho hay Italy là thành viên G7 duy nhất tham gia sáng kiến BRI, nhưng không phải đối tác thương mại chính của Trung Quốc tại phương Tây hoặc châu Âu.
Bà cho biết vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc rút khỏi BRI hay không, do đây là vấn đề "rất nhạy cảm và ảnh hưởng tới nhiều lợi ích".
Italy tham gia BRI từ năm 2019, dưới thời thủ tướng Giuseppe Conte. BRI là sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng từ năm 2012, nhằm củng cố các tuyến thương mại kết nối Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Bắc Kinh đã chi hơn 900 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến này.
Chính phủ của Thủ tướng Meloni sẽ phải ra quyết định cuối cùng về việc rút khỏi BRI trước ngày 22/12, nếu không thỏa thuận sẽ tự động gia hạn thêm 5 năm.
Châu Âu đang tìm cách điều chỉnh lại quan hệ với Trung Quốc, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng cũng cố gắng tránh tách rời hoàn toàn với nền kinh tế số hai thế giới.
(Nguồn: Vnexpress)
EU: Nâng lãi suất lịch sử; Cải cách thị trường điện; Làn sóng cấm iPhone 12; Đổ tiền vào hệ thống phòng thủ; Ba Lan cảnh báo Ukraine
EU: Bội thu du lịch; Đồng Euro 'rơi' liên tiếp; Cho thu điện thoại, ô tô Nga; 2 đạo luật mới; Anh trở lại dự án Horizon
EU: Giá khí đốt tăng vọt; Mạnh tay với các hãng công nghệ; Đua hạ giá xe điện; Phải dựa TQ để thoát Nga; Pháp gặp rắc rối mới
EU: Bỏ chuyến bay ngắn; Hít thở không khí ô nhiễm; Khủng hoảng năng lượng; Phát triển tên lửa hạng nặng; Câu hỏi mở rộng liên minh
EU: Điện mặt trời 'kêu cứu'; Kinh tế đang xấu đi; Anh coi TQ là 'đe dọa'; 1 thị trấn thành dòng sông đỏ; Dân Ý cắt giảm phần ăn
EU: Sinh viên thiếu chỗ ở; Căng thẳng với Thổ; Pháp đóng khu trượt tuyết, siêu thị dán mác 'lừa đảo'; Vụ sáp nhập ITA- Lufthansa
EU: Tập ứng phó những 'vị khách không mời'; Phạt TikTok; 'Lục đục' vì Ukraine; Đàm phán TQ về AI; Anh đang mất dần các quán bia
EU: Vay tiền từ dân; Giáng đòn lên xe điện TQ; Chia rẽ vì thuế ô tô điện; Bao giờ sẵn sàng mở rộng; Séc tăng mua dầu Nga
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá