EU: Phản đối thành phố 15 phút; Giá khí đốt thấp nhất; Thách thức chờ Charles III; 'Đặt cược' Mỹ hay TQ; Cứu tinh dầu thô Nga

Nhà lập pháp EU: Các thành phố 15 phút là ‘sự bần cùng hóa và nô dịch hóa tất cả mọi người’

(Ảnh minh họa).

Bà Christine Anderson, thành viên của Nghị viện Âu Châu, tin rằng việc giấy thông hành COVID và mã QR trở nên phổ biến trong đại dịch chỉ là những bước chạy thử nghiệm để khai triển “các thành phố 15 phút” – nhằm thắt chặt sự kiểm soát người dân của chính phủ.

‘Thành phố 15-phút’ là một khu dân cư nơi cư dân có thể tiếp cận mọi thứ họ cần, như cửa hàng thực phẩm, bác sĩ, v.v. trong vòng 15 phút đi bộ. Theo bà Anderson, những thành phố như vậy là khởi đầu cho sự kiểm soát người dân chặt chẽ hơn của chính phủ. Chính phủ có thể kiểm soát bằng cách quyết định “quý vị không còn được phép rời khỏi khu vực trong vòng 15 phút đi bộ của mình nữa. Họ không cần phải rào khu vực đó lại hay làm bất cứ điều gì. Việc kiểm soát sẽ được thực hiện thông qua ID kỹ thuật số,” bà nói trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình “American Thought Leaders” (Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ), Jan Jekielek, được phát hình hôm 25/04.

“Nếu bây giờ quý vị thích một cửa hàng khác và cửa hàng đó không ở trong khu phố của quý vị, thì hãy đoán xem? Quý vị sẽ không đến cửa hàng đó nữa. Như tôi đã nói, sự kiểm soát hoàn toàn là những gì chúng ta đang nói đến.”

Ở Âu Châu, luật pháp đang được thúc đẩy để thành lập các thành phố 15 phút. Theo bà Anderson, Chứng chỉ Xanh Kỹ thuật số, giấy thông hành COVID được giới thiệu trong đại dịch, chỉ là đợt chạy thử nghiệm được thiết kế để người dân quen với việc tạo ra mã QR và các yêu cầu liên quan.

Bà Anderson nói: “Bây giờ, họ đang tấn công chúng ta bằng những thành phố 15 phút. Đừng nhầm lẫn, đó không phải là về sự thuận tiện của quý vị. Không phải là họ muốn quý vị có thể đến tất cả những nơi mà quý vị cần đến một cách nhanh chóng. Đó cũng không phải là về việc cứu lấy hành tinh này.”

“Với các thành phố 15 phút, họ sẽ phải có những thành phố đó trước khi có thể nhốt quý vị lại, và đó là những gì chúng ta đang nói đến ở đây.”

“Ở Anh quốc, một số quận đã thông qua luật. Họ sẽ có thể áp đặt một cuộc phong tỏa vì khí hậu. Đó là bước tiếp theo. Đó là những gì chúng ta đang đề cập đến. Để làm được như vậy, họ sẽ phải có những thành phố 15 phút.”

Bà Anderson cho biết, bước tiếp theo sẽ liên quan đến việc hạn chế mọi người trong địa phương của họ, chỉ cho phép họ rời khỏi nơi đó hai hoặc ba lần mỗi năm. Tuy nhiên, những người giàu sẽ có thể thoát khỏi những quy định đó vì họ có thể mua được những lượt ra ngoài từ nhóm dân nghèo hơn, bà nói.

“Những người nghèo sẽ bị bỏ lại trong những khu dân cư 15 phút này, trong khi những người khá giả hơn có thể đi bất cứ nơi nào họ muốn. Đây là những gì chúng ta đang nói đến.”

Hồi tháng 03/2022, một bài báo được đăng trên trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã gọi khái niệm thành phố 15 phút “không chỉ là một mốt nhất thời” và là một hệ quả của thời nay, cụ thể là đại dịch.

“Với COVID-19 và các biến thể của virus này khiến mọi người phải ở nhà (hoặc gần nhà hơn bình thường), thành phố 15 phút đã chuyển từ trạng thái ‘tốt đẹp đáng có’ thành lời kêu gọi,” bài báo này tuyên bố, đồng thời cho biết thêm, “Khi khí hậu thay đổi và xung đột toàn cầu gây ra những bàng hoàng và căng thẳng với các khoảng thời gian cách nhau gần hơn và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên, thì thành phố 15 phút sẽ càng trở nên quan trọng hơn.”

Chế độ chuyên chế kỹ thuật số

Bà Anderson cho rằng các hệ thống “tín dụng xã hội” kiểu cộng sản Trung Quốc đã được thử nghiệm ở Âu Châu. “Có những dự án thí điểm đang diễn ra ở Bologna. Ở đó, nó được gọi là ‘Ví Bologna’. Ở Vienna, nó được gọi là ‘Tiền mã hóa Vienna’.”

Bà nói: “Hiện giờ thì là tự nguyện, và chủ yếu nhằm mục đích lôi kéo mọi người. Nếu quý vị làm vậy, thì quý vị sẽ nhận được một số vé với giá thấp hơn một chút, để đi đến nhà hát. Tự nguyện. Một lần nữa, [đó là] bước đầu tiên.”

“Nhưng chẳng bao lâu nữa, sẽ có lúc quý vị không còn sự lựa chọn nào nữa. Quý vị phải có Chứng chỉ Xanh Kỹ thuật số cùng với mã QR này. Sau đó, họ sẽ cho quý vị biết quý vị có thể đi đâu, quý vị có thể làm gì, và không thể làm gì.”

Bà Anderson đã chỉ trích dự án “The Line” đang được xây dựng ở Saudi Arabia. Một cấu trúc dài 200 km, rộng 200 mét, cao 500 mét, The Line được dự đoán có thể chứa tới 9 triệu người.

Bà cho hay, “Nếu tôi muốn có toàn quyền kiểm soát mọi người, thì đó chính xác là nơi và cách mà tôi sẽ giam giữ họ, và sau đó, cho họ ăn thực đơn ba bữa mỗi ngày. Đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu quý vị không làm theo những gì quý vị được yêu cầu – họ có thể sẽ hủy những bữa ăn đó. Thật quá ư dễ dàng.”

“Đó là những gì chúng ta đang nói đến. Khi quý vị thực sự kết hợp được tất cả những điều này lại với nhau (để đi đến kết luận), thì tôi không còn cách nào khác để diễn đạt về điều này – đó sẽ là sự bần cùng hóa và nô dịch hóa hoàn toàn tất cả mọi người. Tôi đang nói điều đó một cách dứt khoát bởi vì nó có vẻ là như vậy, và với tôi nó trông giống hệt như vậy.”

Khái niệm thành phố 15 phút đang gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Khi nhà làm phim tài liệu Carla Francome đăng một loạt tweet hồi tháng Hai về lợi ích của những thành phố như vậy, loạt tweet đó đã nhanh chóng bị chỉ trích.

Một người nói rằng mặc dù về mặt lý thuyết, các thành phố 15 phút nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng các thành phố như vậy sẽ trở thành vấn đề khi chính phủ cố gắng thực thi.

Người khác cho rằng nếu các thành phố 15 phút trở thành hiện thực, thì bà Francome sẽ phải có giấy phép đặc biệt để đến thăm cha bà nếu ông sống cách bà 30 phút.

“Một ngày nào đó, quý vị sẽ bị kẹt trong thành phố 15 phút của mình, chờ đợi một chiếc phi cơ không người lái mang những con bọ chua ngọt đến cho quý vị và cố gắng hồi tưởng ngày lễ là như thế nào,” tác giả Lisa Keeble cho biết trong bài đăng trên Twitter hôm 22/04. “Quý vị sẽ tự hỏi – mọi chuyện đã đi sai hướng từ khi nào. Từ khi quý vị hoan nghênh phong tỏa và đeo khẩu trang.”

Chính phủ đang gieo rắc sự sợ hãi

Bà Anderson cũng nhấn mạnh việc các chính phủ gieo rắc nỗi sợ hãi để kiểm soát người dân trong đại dịch COVID-19. “Ở Đức, có một hướng dẫn, một phác thảo về cách khiến người dân làm theo những gì chính phủ muốn họ làm để tuân thủ những biện pháp hạn chế này,” bà cho biết.

“Họ đã phác thảo một cách cụ thể ở đó, ‘Mặc dù trẻ em không có nguy cơ nhiễm căn bệnh COVID này, nhưng chúng ta cũng phải khiến bọn trẻ biết sợ. Nếu chúng nhiễm phải bệnh này và sau đó lây nhiễm cho ông bà, thì chúng phải chịu trách nhiệm về việc đã sát hại ông bà mình.’ Kiểu suy nghĩ đó đã diễn ra bên trong các chính phủ.”

“Một đại dịch đã hoàn toàn bị phóng đại quá mức. Để làm gì? Đó là cách mà các công ty dược phẩm có thể kiếm được hàng tỷ tỷ dollar.”

Ông Jekielek lưu ý rằng có “bằng chứng rõ ràng” cho thấy chính phủ Anh quốc có liên quan đến việc gieo rắc sự sợ hãi trong dân chúng về COVID-19 và đã có một chiến lược cụ thể để làm điều đó. Ông nói rằng những điều tương tự đã được thực hiện ở các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Khi được hỏi liệu đây có phải là kết quả của kiểu phối hợp toàn cầu nào đó hay không, bà Anderson trả lời: “Hoàn toàn có thể.”

Bà nói: “Đó thực sự là phần đáng sợ nhất của tất cả những điều này. Nếu chỉ có hai hoặc ba quốc gia trở nên bất hảo, thì chúng ta đã có thể hy vọng rằng một quốc gia khác sẽ can thiệp và ngăn chặn điều đó.”

“Họ đã đồng loạt răm rắp làm theo tất cả những điều này. Họ thực sự như là đọc từ cùng một kịch bản, lặp đi lặp lại những lời như nhau, ‘Xây dựng lại tốt hơn, an toàn và hiệu quả hơn.’ Hầu như mọi nền dân chủ Tây phương đều đang làm điều tương tự.”

(Nguồn: Epoch Times)

Giá khí đốt ở châu Âu thấp nhất kể từ khi khủng hoảng năng lượng nổ ra

Giá khí đốt ở châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng, củng cố thêm hy vọng áp lực lạm phát dịu lại và triển vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn.

Hôm 5-5, giá khí đốt chuẩn của châu Âu ở sàn giao dịch TTF (Hà Lan) có lúc giảm về mức 35,2 euro/MWh, được nhìn thấy lần cuối vào tháng 7-2021 khi Nga bắt đầu siết chặt nguồn cung năng lượng sang châu Âu trước khi đưa quân sang biên giới Ukraine vào tháng 2-2022. Giá khí đốt TTF đạt đỉnh hơn 340 euro/MWh vào mùa hè năm ngoái do Nga cắt giảm mạnh khí đốt xuất khẩu sang châu Âu, đẩy lạm phát và hóa đơn năng lượng trong khu vực tăng vọt.

Với giá khí đốt chỉ còn 35 euro/MWh, các chuyên gia trong ngành càng thêm tự tin rằng giá năng lượng đang trở lại bình thường sau khi châu Âu tìm kiếm thành công các nguồn khí đốt thay thế, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và hưởng lợi từ một mùa đông ôn hòa, giúp các kho dự trữ khí đốt hiện vẫn còn dồi dào.

Trong khi đó, giá dầu cũng giảm, với dầu thô Brent giảm xuống gần 75 đô la/thùng, gần bằng mức giá trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trong phần lớn năm ngoái, dầu Brent giao dịch trên 100 đô la/thùng.

Nhà phân tích Martijn Rats của ngân hàngMorgan Stanley cho rằng châu Âu hiện có khả năng nạp đầy 100% công suất cho các kho dự trữ khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong mùa đông tới, ngay cả khi nguồn cung của Nga giảm xuống bằng zero.

Ông cho biết giá khí đốt đang giảm để kìm hãm bớt chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường biển mà châu Âu chạy đua mua hồi năm ngoái nhằm thay thế dòng chảy khí đốt từ Nga.

“Không có đủ chỗ trong dung lượng lưu trữ của châu Âu. Đến một thời điểm nào đó, dòng chảy LNG cần phải chậm lại để ngăn hàng tồn kho tràn đầy”, Rats nói và chỉ ra rằng dung lượng lưu trữ của các kho khí đốt của khu vực này đang ở mức 60%, cao hơn nhiều so với mức khoảng 35% vào cuối mùa đông năm ngoái.

Chi phí năng lượng giảm sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát hơn nữa trong thời gian tới, cho phép các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất. Trong tuần này, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, thấp hơn so với các đợt tăng trước đó.

Tuy nhiên, giá khí đốt vẫn đang cao hơn đáng kể so với các mức thông thường trong lịch sử. Năm 2019, giá khí đốt TTF ở mức trung bình dưới 15 euro/MWh. Mức giá khí đốt cao nhất trước khủng hoảng là 29,17 euro/MWh vào năm 2018.

Tại sự kiện Flame 2023, hội nghị thường niên lớn nhất của ngành khí đốt và LNG của châu Âu, diễn ra ở Amsterdam (Hà Lan) trong tuần này, giới kinh doanh khí đốt và phân tích cảnh báo châu Âu vẫn có thể đối mặt với những thách thức trong mùa đông tới.

“Chúng ta đã vượt qua khủng hoảng nhờ một mùa đông ôn hòa và nhu cầu LNG của Trung Quốc giảm xuống”, James Watson, Tổng thư ký của Eurogas, hiệp hội đại diện cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và phân phối khí đốt ở châu Âu, nói. Ông lưu ý đó là sự may mắn và chiến lược khí đốt của châu Âu không thể trông chờ những may mắn như vậy.

Trong báo cáo thị trường khí đốt hàng quí gần đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết tình hình cân bằng cung và cầu đối với khí đốt toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn trong năm nay, từ thời tiết, sự sẵn có của nguồn cung LNG và khả năng nguồn cung khí đốt đường ống của Nga sang châu Âu tiếp tục sụt giảm.

Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, Moscow cung cấp 40% sản lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu thông qua các đường ống. Nhưng hiện tại, đường ống duy nhất còn hoạt động của Nga chảy qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đóng góp chưa đến 10% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu. Các thương nhân tin rằng sự mất mát này có thể kích hoạt một đợt tăng giá khác.

Thị trường khí đốt đang phản ánh một số rủi ro này. Các hợp đồng khí đốt giao hàng trong mùa đông tới của TTF vẫn đang giao dịch trên 50 euro/MWh và có thể tăng hơn nữa nếu thời tiết lạnh hơn so với mùa đông vừa qua hoặc nếu châu Á cạnh tranh gay gắt hơn để mua LNG từ các nhà cung cấp trên thế giới.

“Có rất nhiều bất ổn khác có thể xảy ra”, một thương nhân ở hội nghị Flame cho biết, đồng thời cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu hoàn toàn có thể quay trở lại mức 150 euro/MWh.

(Nguồn: The Saigon Times)

Vua Charles III đăng quang: Thách thức nào đang chờ đợi Tân vương?

(Ảnh minh họa).

Về mặt thủ tục, dường như ít có quá trình chuyển giao ngai vàng nào suôn sẻ như đối với Hoàng gia Anh. Chưa đến 48 giờ sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế, người thừa kế, Charles, được chính thức công bố sẽ là Tân vương của Anh Quốc. Và giờ đây sau tám tháng, ông đã chính thức đăng quang.

Mặc dù vậy, mọi chuyện không đơn giản như nhìn vào bề ngoài: Vua Charles III đã kế vị ngôi vương vào thời điểm mang tính thách thức của nước Anh và Hoàng gia. Trả lời phỏng vấn của BBC, các nhà sử học cho rằng Tân vương sẽ đối mặt với "những thách thức chưa từng có", dù diễn ra theo chiều hướng nào đi chăng nữa, thì sẽ mang tính định hình kỷ nguyên trị vì của ông và thế hệ tiếp theo.

Từ việc phải giải quyết tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng trong nước, cho đến đối mặt với nhận thức công chúng đang thay đổi đối với Hoàng gia sau 70 năm trị vì của mẹ ông, Vua Charles III sẽ có những quãng thời gian mang tính phép thử chờ đợi ông phía trước.

Đây là một số vấn đề chính Tân vương cần phải lưu tâm.

Nền quân chủ 'gần dân'?

Hàng triệu gia đình tại Anh Quốc đối mặt với việc thiếu thốn nhiên liệu trong mùa đông này khi giá cả năng lượng tăng chóng mặt, bị ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Ukraine. Các dự đoán lạc quan nhất cho thấy lên đến 45 triệu người sẽ phải chật vật chi trả hóa đơn, chiếm đến 2/3 dân số Anh.

Kịch bản như vậy có thể khiến tài chính của Hoàng gia Anh bị soi xét hơn thường lệ. Thật sự thì thậm chí trước khi cuộc chiến Ukraine xảy ra, đã có những lời đồn đoán trên các mặt báo của Anh Quốc rằng Thân vương xứ Wales vào thời điểm đó muốn giảm quy mô các buổi lễ và sự kiện hoàng gia, chính xác là đại lễ đăng quang của mình.

Khác với lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp, lễ đăng quang của Vua Charles II ngắn gọn hơn, và quan trọng hơn, mang tính đa văn hóa để phản ánh sự đa dạng trong xã hội Anh Quốc.

Vua Charles trước đó đã nói về mong muốn của mình về có một chế độ quân chủ - có thể gồm các nhóm thành viên làm việc chính của Hoàng gia với quy mô nhỏ hơn, với Nhà vua và Hoàng hậu Camilla, Hoàng tử William và Nữ công tước Catherine ở vị trí trung tâm.

"Rất có thể chúng ta sẽ thấy việc giảm quy mô, đặc biệt lễ đăng quang," nhà sử học hoàng gia Kelly Swab nói với BBC.

"Hoàng gia Anh sẽ phải được nhìn nhận có ý thức được tình hình đang diễn ra ở quốc gia vào những thời khắc khó khăn như thế này," bà cho biết thêm.

Tài chính của Hoàng gia Anh là một vấn đề phức tạp, và thường là trọng tâm của các cuộc tranh luận chống chế độ quân chủ: nguồn quỹ chủ yếu từ tiền thuế người dân mỗi năm, được gọi là Sovereign Grant.

Trong khoảng năm 2021-2022, nguồn tiền từ Sovereign Grant này là 99,8 triệu USD - tương đương 1,49 USD trên mỗi người dân Anh, nhưng không bao gồm chi phí an ninh đáng kể dành cho các thành viên Hoàng gia.

Danh tiếng sụt giảm

Sự ủng hộ chế độ quân chủ đang ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua, theo cuộc khảo sát British Social Attitudes Survey, vốn thường xuyên đo lường cảm nhận của một nhóm dân số Anh đối với Hoàng gia.

Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây do BBC thực hiện hai tuần trước lễ đăng quang cho thấy trong 58% người trả lời nhìn chung tin rằng nước Anh nên tiếp tục duy trì chế độ quân chủ, thì chưa đến 1/3 người trưởng thành ở độ tuổi trẻ hơn muốn nền quân chủ tiếp tục.

Vào tháng Năm, Vua Charles III xuất hiện vị trí thứ ba trong danh sách các nhân vật trong Hoàng gia Anh được người dân yêu mến, theo sau Nữ hoàng và con trai cả của ông, Hoàng tử William. Trong khi đó các cuộc thăm dò được tiến hành sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng cho Tân vương, thì cũng có những tín hiệu Vua Charles III phải giải quyết xét về mặt danh tiếng của Hoàng gia.

"Một trong những thách thức cho Vua Charles III là làm cho nền quân chủ hấp dẫn trong mắt thế hệ trẻ," nhà sử học hoàng gia Richard Fitzwilliams nói.

Nhà sử học Kelly Swab chỉ ra rằng "tình hình đã thay đổi nhiều kể từ năm 1953 (năm Nữ hoàng Elizabeth II đăng quang). Bà Kelly Swab cũng cụ thể đề cập đến các cuộc biểu tình chống chế độ quân chủ diễn ra trong những ngày qua.

"Sự kính trọng đối với nền quân chủ Anh đã sụt giảm trong những ngày qua và càng có thêm nhiều sự soi xét nhằm vào Hoàng gia Anh," bà Kelly Swab nói.

"Đây là điều mà Vua Charles III phải để tâm đến."

'Không bao giờ phàn nàn, không bao giờ giải thích'

Vua Charles III là người đứng đầu nhà nước của Anh Quốc. Nhưng theo mô hình quân chủ theo Hiến pháp Anh, thì quyền lực của ông hầu như chỉ mang tính biểu tượng và lễ nghi. Vì vậy, các thành viên trong Hoàng gia sẽ giữ lập trường trung lập về chính trị.

Sự kiềm chế của Nữ hoàng Anh được nhiều người nhìn nhận là niềm tin của bà đối với phương ngôn 'không bao giờ phàn nàn, không bao giờ giải thích'.

Mặc dù vậy, Vua Charles từng trong quá khứ nói về các vấn đề khác nhau có tầm quan trọng đối với ông. Vào năm 2015, có thông tin tiết lộ rằng ông đã viết hàng chục lá thư gửi đến các bộ trưởng chính phủ Anh, thể hiện sự quan ngại trong các vấn đề từ tài chính đến lực lượng vũ trang và thuốc từ thảo mộc.

Lập trường của nhà vua đã thay đổi? Giáo sư Vernon Bogdanor, chuyên gia hàng đầu về hiến pháp tin là như vậy.

"Ông ấy được biết đến từ những ngày đầu rằng phong cách của mình sẽ phải thay đổi. Công chúng sẽ không chấp nhận một vị vua vận động chiến dịch," Giáo sư Bogdanor nói.

Khi phát biểu trước các thành viên Quốc hội Anh, Nhà vua vừa được công bố sau khi Nữ hoàng tạ thế, đã phát đi tín hiệu về cách tiếp cận có điều chỉnh. Cũng như đề cập về những mối quan tâm ông có thể không còn theo đuổi, Vua Charles III cũng cho biết Quốc hội Anh là "một công cụ sống và thở" của nền dân chủ Anh Quốc.

Khối Thịnh vượng chung và di sản thực dân

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế, nhà vua Charles III đã trở thành người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), một liên hiệp chính trị gồm 56 quốc gia, hầu hết là các thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ông cũng là người đứng đầu nhà nước của 14 quốc gia bên cạnh Anh Quốc - danh sách bao gồm Úc, Canada, Jamaica và New Zealand.

Tuy nhiên, trong những năm qua, một số quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung đã bắt đầu tranh cãi về mối quan hệ của họ với Hoàng gia Anh. Trong quá trình này, Barbados đã quyết định trở thành nước cộng hòa vào cuối năm 2021, và kết quả dẫn đến Nữ hoàng Anh không còn là người đứng đầu nhà nước và kết thúc hàng thế kỷ ảnh hưởng của nước Anh lên hòn đảo này, vốn là đầu mối buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương trong hơn 200 năm.

Chuyến đi của Hoàng tử William đến hòn đảo ở vùng biển Caribbe hồi đầu năm 2022 đã làm bùng phát các cuộc biểu tình chống thực dân, và kêu gọi bồi thường cho nạn buôn bán nô lệ, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness công khai tuyên bố với Hoàng gia Anh là quốc gia này sẽ "đi tiếp".

Sean Coughlan, phóng viên hoàng gia của BBC cho rằng việc định hình một mối quan hệ hiện đại hơn với Khối Thịnh vượng chung sẽ là "một thách thức quan trọng" cho Vua Charles.

"Với vai trò người đứng đầu nhà nước mới, làm cách nào để các chuyến công du của nhà vua đến các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung có thể đi qua những di sản khó khăn của chủ nghĩa thực dân và những vấn đề như chế độ nô lệ?"

Vị vua 'cao tuổi'

Ở tuổi 74, Vua Charles III là người lớn tuổi nhất được phong vương tại Anh Quốc. Một trong câu hỏi được đặt ra là trong chế độ trị vì của mình, thì Tân vương sẽ tự đảm đương bao nhiêu nhiệm vụ hoàng gia.

Có nhiều phán đoán là con trai của ông và cũng là người kế vị ngôi vương, Hoàng tử William, sẽ tham gia để chia sẻ gánh nặng của nhiệm vụ hoàng gia, đặc biệt các chuyến công du nước ngoài. Nữ hoàng Elizabeth II đã ngừng công du khi bà ở độ tuổi 80.

"Charles là vị vua cao tuổi. Ông ấy không thể làm mọi việc," nhà sử học Kelly Swab nhận định.

"Tôi cho rằng kết quả là, chúng ta sẽ chứng kiến Hoàng tử William làm nhiều việc hơn."

Chiếc bóng quá lớn

Minh chứng qua sự đau buồn của người dân trên khắp quốc gia khi tạ thế, Nữ hoàng Elizabeth II là một nhân vật hoàng gia rất được yêu mến.

Chính điều này là một thách thức cho Tân vương, nhưng không thể không vượt qua được, theo nhà sử học hoàng gia Evaline Brueton.

Bà Evaline Brueton đã nhắc lại trường hợp Vua Edward VII thừa kế ngôi vương vào năm 1901 khi Nữ hoàng Victoria qua đời, cũng là một nhân vật hoàng gia được yêu mến.

"Có những tương đồng thú vị giữa thời khắc chúng ta đang sống lúc này và khi Kỷ nguyên Victoria kết thúc," bà Bureton nói.

"Cả Vua Edward VII và Vua Charles III đều lên ngôi vào thời kỳ có sự đổi thay đổi trong xã hội ở Anh Quốc. Cả hai đều không nổi tiếng như mẹ mình."

Vua Edward VII nắm quyền chỉ trong chín năm (1901-1910) nhưng lại được yêu mến khi là một vị vua tham gia vào các nỗ lực ngoại giao để thiết đặt nền tảng cho Entente Cordiale, một loạt thỏa thuận nổi tiếng mang tính bước ngoặt giữa Anh và Pháp, được ký kết vào năm 1904.

"Vua Edward VII làm việc cực kỳ tốt và không có gì cho thấy Vua Charles III sẽ không được nhớ đến như một vị vua có vai trò quan trọng," nhà sử học Brueton nhận định.

"Ông ấy có Nữ hoàng Elizabeth II như một hình mẫu tuyệt vời và đã có thời gian chuẩn bị cho trọng trách này."

(Nguồn: BBC)

Châu Âu 'đặt cược' rủi ro với Trung Quốc hay đi theo tiếng gọi của Mỹ?

Giữa những lợi ích không thể bỏ qua từ mối quan hệ với Trung Quốc và quan điểm về rủi ro do Mỹ dẫn dắt, châu Âu đã chọn đi theo hướng nào?

Sau những bình luận mới đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi thăm Trung Quốc, Mỹ và châu Âu vẫn thống nhất quan điểm về rủi ro liên quan tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Nhưng gần đây, ông Macron cũng phát biểu rằng, châu Âu không nên "bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta”.

Khó "tách rời" Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn khi theo đuổi các lợi ích kinh tế và địa chính trị ở nước ngoài, điều này đẩy căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng nhanh hơn.

Không ít đồng minh truyền thống của Mỹ cân nhắc đi theo “tiếng gọi” của Washington trong việc "tách rời" kinh tế với Trung Quốc. Chiến lược của họ nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua kiểm soát xuất khẩu rộng rãi và sắp xếp lại chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, ở Tây Âu, Pháp và Đức đang tỏ ra không sẵn lòng tham gia cùng các đồng minh trong việc tách khỏi Trung Quốc. Những phát biểu gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng châu Âu không nên "bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta" đã chứng minh điều này. Mối quan hệ của Pháp và Đức với Trung Quốc trên thực tế vẫn đang phát triển tốt.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn ngoài Liên minh châu Âu (EU) của hai quốc gia này và là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều loại hàng hóa như hàng xa xỉ và dược phẩm của Pháp và Đức.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 7,4% tổng xuất khẩu của Đức, 4,21% của Pháp năm 2019 và những con số này đã tăng lên mức kỷ lục trong 3 năm qua. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, quốc gia này sẽ là một thị trường tiêu dùng tiềm năng to lớn trong những năm tới.

Theo các báo cáo gần đây, thương mại hàng hóa song phương của Pháp với Trung Quốc lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD năm 2022, tăng 14,6% năm 2021.

Việc 46 công ty của Pháp và Trung Quốc gần đây ký kết 18 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực càng nhấn mạnh tốc độ phát triển của mối quan hệ thương mại này.

Đối với Đức, tổng thương mại của nước này với Trung Quốc đã tăng 21% kể từ năm 2021. Mặc dù xuất khẩu chỉ tăng 3,1%, song nhập khẩu của Đức từ Trung Quốc chiếm phần lớn mức tăng trưởng, tăng hơn 1/3.

Cụ thể, Đức nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 2/3 nguyên tố đất hiếm, trong đó có nhiều nguyên tố không thể thiếu trong pin, chất bán dẫn và nam châm trong ô tô điện.

Điều này cho thấy Đức và Pháp sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc xét về nguồn cung các nguyên liệu thô quan trọng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi năng lượng của hai quốc gia này.

Hơn nữa, nhiều công ty của Pháp và Đức muốn phát triển các cơ sở sản xuất lâu đời và mạng lưới bán hàng rộng khắp của họ ở Trung Quốc. Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại đang mở rộng nhanh chóng và ước tính cho thấy hơn 2 triệu việc làm của Đức phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, nền kinh tế của Pháp, Đức và Trung Quốc sẽ trở nên gắn kết với nhau hơn nữa.

Chẳng hạn, các công ty sản xuất ô tô Volkswagen và công ty xử lý hóa chất BASF của Đức đang mở rộng đáng kể các khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc.

Volkswagen, hiện có hơn 40 nhà máy ở Trung Quốc, gần đây thông báo sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào các mối quan hệ đối tác cũng như các địa điểm sản xuất mới ở Trung Quốc.

BASF, có 30 công ty, cho biết sẽ đầu tư 10,9 tỷ USD vào một tổ hợp sản xuất hóa chất mới ở đó.

Với tất cả các hoạt động mới nói trên, thúc đẩy sự tách rời khỏi Trung Quốc có thể gây ra hậu quả đáng kể cho cả nền kinh tế Pháp và Đức.

Cuối cùng, cái giá của việc tách rời sẽ lớn hơn lợi ích của cả hai nước này. Mặc dù các đồng minh của Paris và Berlin có thể phàn nàn về việc họ không hành động, nhưng Pháp và Đức chắc chắn sẽ không bỏ qua các cơ hội quan trọng như vậy cho các công ty của cả hai nước này ở Trung Quốc.

Ngoài ra, việc tách rời rất có thể khiến người khổng lồ châu Á phải “phiền lòng”, như đã xảy ra với Australia. Trung Quốc rất có thể sẽ tạm dừng xuất khẩu sang Pháp và Đức, tăng thuế hoặc giảm khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa của hai quốc gia này.

Nhìn chung, xét về lợi ích, cả Pháp và Đức đều khó có thể thay đổi lập trường. Họ vẫn muốn giúp thị trường của mình phát triển, còn những vấn đề khác có thể cần phải tạm đặt sang một bên.

Họ đã "đặt cược" rất lớn

Tuy nhiên, xét trên thực tế, rào cản thực sự ngăn chặn phân tách khỏi thị trường Trung Quốc không chỉ nằm ở các chính phủ phương Tây, mà là chính các công ty phương Tây đã "đặt cược" rất lớn vào Trung Quốc.

Trong khoảng một năm qua, Liên minh châu Âu (EU) cho biết mong muốn “giảm rủi ro” trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, chứ không phải là “phân tách”.

Tuần trước, giới lãnh đạo phương Tây đã thảo luận tại Washington, bày tỏ quan ngại rằng, mối bận tâm chung về thị trường Trung Quốc có thể đẩy Mỹ và châu Âu đi vào chủ nghĩa bảo hộ theo hướng đi ngược với nhau.

Trong những năm gần đây, châu Âu cho ra đời một loạt chính sách "phòng thủ" kinh tế như EU rút khỏi thỏa thuận đầu tư đã ký kết trước đó với Bắc Kinh năm 2020; thông qua đạo luật về “trợ cấp nước ngoài” nhằm điều tra và trừng phạt liên quan tới vấn đề trợ cấp chính phủ đối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài... EU cũng đang thảo luận về một đạo luật về khai thác và chế biến nội địa đối với khoáng chất thiết yếu, như các nhân tố đất hiếm được sử dụng trong thiết bị điện tử, năng lượng tái tạo, mà 98% là do Trung Quốc cung ứng.

Tuy nhiên, cả Mỹ và châu Âu sẽ nhận thấy "sự phân tách" khỏi thị trường Trung Quốc phụ thuộc không chỉ vào chính sách, mà còn phụ thuộc vào các công ty, vốn theo đuổi mục tiêu về doanh số bán hàng chứ không phải ý thức hệ.

Các tập đoàn đa quốc gia muốn giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng rất ít các công ty rời khỏi Trung Quốc một cách tuyệt đối, nếu không muốn nói đến một số tiếp tục đặt cược lớn vào thị trường này.

Theo nhận định của Michael Dunne, nhà sáng lập công ty tư vấn trong ngành ô tô ZoZoGo LLC, ngay cả khi Mỹ đang tìm cách xây dựng hạ tầng cơ sở chế tạo năng lượng tái tạo ở trong nước, khoảng 40-50% sản lượng xe điện của Tesla trong năm nay được sản xuất tại Trung Quốc.

Bằng việc đưa chuỗi cung ứng về Trung Quốc, Tesla đã kích thích sự phát triển của các đối thủ Trung Quốc đại lục, những hãng gần đây đang lấn chiếm thị phần của chính Tesla. Tuy vậy, hãng xe điện của Mỹ vẫn tiếp tục "đặt cược" lớn hơn nữa vào Trung Quốc, khi trong tháng 4/2023 đưa ra tuyên bố xây dựng nhà máy chuyên chế tạo pin Megapack hiệu suất cao.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Macron, tập đoàn Airbus thông báo sẽ khai trương dây chuyền sản xuất thứ hai tại Trung Quốc đại lục. Những khoản đầu tư như vậy là cần thiết để duy trì doanh số, nhưng Airbus bị bó buộc bởi quy định chỉ lắp ráp máy bay thân hẹp, vốn là lĩnh vực mà Trung Quốc thiếu tiềm năng, công nghệ bản địa, chứ không phải là máy bay chở khách thân rộng.

Tuy nhiên, Airbus vẫn đã chấp nhận, thậm chí một quan chức châu Âu nhận định: “Aribus biết một ngày nào đó họ chia sẻ công nghệ, họ sẽ có một người anh em sinh đôi với công nghệ y chang và chỗ đứng của Airbus tại thị trường này sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng”.

(Nguồn: MSN)

Lộ diện vị cứu tinh quan trọng giúp vận chuyển dầu thô Nga: Một "ông trùm" đến từ...châu Âu

https://www.youtube.com/watch?v=FWYYidvhbn0 Phút 00:21

(Ảnh minh họa).

Quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) này đang giúp đỡ cho những chuyến hàng dầu thô của Nga.

"Vị cứu tinh" quan trọng

Sau khi bị châu Âu cấm vận cũng như áp giá trần và bị các chủ tàu phương Tây "xa lánh", Nga đã tìm ra được một vị cứu tinh cho các chuyến hàng dầu thô của mình.

Theo Oilprice, các ông trùm vận tải biển Hy Lạp và các công ty tàu chở dầu của họ đang vận chuyển một lượng lớn dầu của Nga và kiếm được rất nhiều tiền từ các giao dịch này.

Các tàu chở dầu thuộc sở hữu của thành viên EU là Hy Lạp - một trong những chủ sở hữu tàu buôn lớn nhất thế giới, tiếp tục được hưởng bảo hiểm của phương Tây và họ đang tham gia vào các giao dịch dầu của Nga dựa theo tuân thủ về giới hạn giá dưới mức 60 USD/thùng.

Các chủ hàng và công ty bảo hiểm phương Tây phải tìm được bằng chứng rằng họ đang vận chuyển dầu của Nga được mua dưới giá trần để tuân thủ lệnh trừng phạt - tuy nhiên đây là một điều vô cùng khó khăn.

Kể từ khi mức trần giá có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12/2022, các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Hy Lạp chỉ đứng sau các “hạm đội bóng tối” về số lần ghé các cảng xuất khẩu dầu quan trọng của Nga, theo dữ liệu từ dữ liệu của Lloyd's List Intelligence.

Các phân tích cho thấy rằng các chủ tàu chở dầu và tàu chở dầu của Hy Lạp nên cẩn thận tuân thủ giới hạn giá của G7 và tránh các giao dịch mờ ám có thể khiến họ bị tước phạm vi bảo vệ và bồi thường (P&I) cũng như làm giảm uy tín trong tương lai.

Tuy nhiên theo WSJ, hạm đội Hy Lạp và các chủ sở hữu tỷ phú của họ kiếm được rất nhiều tiền từ việc buôn bán dầu mỏ của Nga. Trong trường hợp không có nhiều chủ hàng phương Tây khác, người Hy Lạp tính phí cao hơn ít nhất 30% từ các thương nhân để thuê tàu chở dầu của họ đối với dầu của Nga so với giá thuê đối với dầu thô không bị trừng phạt.

Ukraine không hài lòng với các chủ tàu chở dầu Hy Lạp. Sau khi kêu gọi các chủ hàng Hy Lạp ngừng giao dịch với dầu của Nga vào năm ngoái, Ukraine đã đưa các công ty tàu chở dầu của một số ông trùm Hy Lạp vào danh sách “các nhà tài trợ quốc tế cho các hoạt động quân sự của Nga”. Tàu chở dầu TMS, thuộc sở hữu của George Economou, tàu Eastern Mediterranean của Thanassis Martinos, tàu chở dầu Dynacom của George Prokopiou và Minerva Maritime của Andreas Martinos đều được đưa vào danh sách đề xuất trừng phạt.

Sự phụ thuộc của Nga

Tổ chức phi chính phủ Global Witness cho biết Công ty TMS Tankers của Economou là nhà vận chuyển dầu lớn thứ hai của Nga, chỉ sau Sovcomflot - Công ty vận tải thuộc sở hữu nhà nước của Nga.

Nhưng nhiều tàu của TMS vẫn được hưởng bảo hiểm từ công ty bảo hiểm Gard của Na Uy, điều này cho thấy rằng công ty đang tuân thủ với cơ chế giới hạn giá.

Các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Hy Lạp chiếm 31% số tàu chở dầu ghé thăm 5 cảng xuất khẩu dầu quan trọng của Nga ở Biển Đen và Biển Baltic vào tháng 2, Lloyd's List cho biết.

Trong năm đầu tiên kể từ khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine, các tàu chở dầu cuối cùng thuộc sở hữu của các ông trùm Hy Lạp đã chở 292 triệu thùng dầu và các sản phẩm từ dầu, Global Witness cho biết vào tháng 2 năm 2023.

Theo một phân tích của Vortexa từ tháng trước, các nhà khai thác tàu chở dầu của Hy Lạp đã thống trị thương mại dầu mỏ của Nga kể từ khi lệnh trừng phạt có hiệu lực và quy mô của đội tàu do Hy Lạp điều hành lớn hơn gần 2,5 lần so với đội tàu của Nga.

Mary Melton, một nhà phân tích tốt nghiệp tại Vortexa, cho biết hầu như tất cả các tàu do Hy Lạp điều hành vẫn được bảo hiểm, điều này có thể cho chúng ta dấu hiệu rằng cơ chế giới hạn giá đang được sử dụng.

Các nhà khai thác Hy Lạp thậm chí còn quan trọng hơn đối với thương mại sản phẩm dầu mỏ của Nga. Melton lưu ý rằng hạm đội do Hy Lạp điều hành lớn hơn khoảng 4 lần so với hạm đội tàu đến từ Nga.

(Nguồn: Soha)

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang