Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- EU
Các quốc gia Đông Âu cùng gửi yêu cầu lên Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị áp đặt lại hạn ngạch đối với nông sản nhập khẩu từ Ukraine.
Theo hãng thông tấn TASS, ngày 24/2, các Bộ trưởng Nông nghiệp của Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia đã đồng loạt lên tiếng trước EC, kêu gọi xem xét lại chính sách thương mại với Ukraine. Cụ thể, nhóm nước này đề xuất bãi bỏ mức hạn ngạch cao hiện tại, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp Ukraine phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh và môi trường của thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Ông Istvan Nagy, Bộ trưởng Nông nghiệp Hungary, nhấn mạnh trong một bài đăng trên Facebook: "Chúng tôi đã gửi thư chung đến Brussels cùng các đồng cấp của mình từ Bulgaria, Romania và Slovakia, yêu cầu EC thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Quy định miễn thuế nhập khẩu đối với Ukraine sẽ hết hạn vào tháng 6 năm nay và EC cần tìm ra giải pháp lâu dài để tránh những bất ổn tiếp diễn".
Các quốc gia Đông Âu đề xuất áp dụng hạn ngạch riêng lẻ dựa trên khu vực, nhằm đảm bảo rằng nông sản Ukraine không gây xáo trộn thị trường địa phương. Đồng thời, họ cũng kêu gọi khôi phục thuế hải quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ Ukraine, để tạo sân chơi công bằng hơn cho nông dân trong khu vực.
Ngành nông nghiệp đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Ukraine. Xuất khẩu lương thực là nguồn thu quan trọng giúp chính phủ nước này duy trì ổn định tài chính giữa bối cảnh khó khăn kéo dài từ xung đột với Nga. Để hỗ trợ Kiev trong cuộc chiến này, EU đã thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Ukraine, bao gồm cả các sản phẩm nông sản, từ năm 2022.
Tuy nhiên, chính sách này đã gây ra những hệ lụy lớn đối với các nước Đông Âu. Ngũ cốc Ukraine, đặc biệt là lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hoa hướng dương, đã tràn ngập thị trường các quốc gia như Hungary, Slovakia, Romania và Bulgaria. Nông dân địa phương, vốn đã phải đối mặt với chi phí sản xuất cao, nay lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu giá rẻ của Ukraine. Điều này khiến họ rơi vào tình thế bất lợi và dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ.
Chính phủ các nước này đã từng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đơn phương nhằm bảo vệ nông dân trong nước. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng hành động này vi phạm nguyên tắc thương mại chung của EU, không công bằng và đi ngược lại tinh thần đoàn kết châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine.
Như một giải pháp tạm thời, EC đã đưa ra quy định chỉ cho phép quá cảnh bốn loại nông sản Ukraine (lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hoa hướng dương) qua năm quốc gia Đông Âu nhưng không được tiêu thụ nội địa hay lưu trữ. Tuy nhiên, giải pháp này chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề và các quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục thúc ép Brussels đưa ra biện pháp mạnh hơn.
Các Bộ trưởng Nông nghiệp Đông Âu nhấn mạnh rằng, nếu EU không nhanh chóng đưa ra một giải pháp lâu dài, căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục leo thang và có thể dẫn đến những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn từ phía họ.
Không chỉ bốn nước Đông Âu trên, Ba Lan – một quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ nhập khẩu nông sản Ukraine – dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán với EC để thúc đẩy biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga đã tấn công để bắt Ukraine phải quỳ gối. Đất nước bị xâm lược này đang chống chọi thế nào sau ba năm?
Sự hỗ trợ từ nước ngoài đang suy giảm? Liệu có thể có hòa bình thực sự không?
Sau đây là những câu trả lời.
Ba năm sau khi cuộc chiến tranh xâm lược do Nga phát động, tình hình ở Ukraine còn vô cùng khó khăn. Ngày 24 tháng 2 năm nay đánh dấu kỷ niệm ba năm ngày bắt đầu cuộc xâm lược. Đúng ngày này năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội của mình tấn công nước láng giềng vào lúc rạng sáng. Kể từ đó, sự tồn vong của quốc gia lớn thứ hai châu Âu bị đe dọa.
Cấu trúc an ninh của châu lục này đã bắt đầu lao dốc.
Ukraina hiện giờ ra sao?
Khởi đầu cuộc chiến xâm lược của Nga
Rạng sáng ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội xâm lược nước láng giềng. Quân đội Nga đã có những chiến thắng chớp nhoáng. Trái ngược với những đánh giá của nhiều chuyên gia và chính khách, quân đội Ukraine vẫn đứng vững.
Cuộc chiến này đã gây ra làn sóng tị nạn tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga. Kể từ đó, Ukraine đã tự bảo vệ mình bằng nguồn viện trợ lớn của nước ngoài, nhưng tình hình của nước này vẫn bấp bênh sau ba năm chiến tranh.
Vai trò của EU
Để kỷ niệm ba năm ngày bị xâm lược, tổng thống Volodymyr Zelenksky chủ trì một hội nghị thượng đỉnh. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và nhiều chính trị gia cấp cao khác đã đến Kyiv. Cuộc họp ở Kyiv được coi là đặc biệt quan trọng, vì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rõ ràng rằng, Ukraine không còn có thể trông cậy vào viện trợ quân sự lớn từ Hoa Kỳ nữa. Thay vào đó, Trump muốn ép Ukraine và Nga phải đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn gặp Trump tại Washington để thuyết phục ông tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Chiến sự hiện nay
Quân Nga đang tiến sâu hơn ở phía đông và đã chiếm được thêm nhiều thị trấn trong những tuần và tháng gần đây. Gần một phần năm lãnh thổ Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea, đang bị Nga chiếm đóng. Nhiều thành phố ở phía nam và phía đông bị phá hủy nặng nề. Quân đội Ukraine đã chiếm khu vực Kursk của Nga kể từ tháng 8 năm 2024. Nhưng diện tích kiểm soát cũng đang bị thu hẹp.
Người Ukraine đang phải vật lộn với sự vượt trội của kẻ thù về số lượng lính, về công nghệ cũng như bom lượn do Không quân Nga sử dụng.
Tình trạng đào ngũ và tiến độ huy động quân chậm càng làm giảm số lượng của quân phòng thủ. Ukraine thành công khi dùng máy bay không người lái chiến đấu tiên tiến, tấn công các cơ sở công nghiệp ở hậu phương Nga. Tàu chiến Nga hầu như không còn dám bén mảng ở Biển Đen để tấn công từ biển.
Người dân Ukraine trong chiến tranh
Ba năm chiến tranh đã để lại dấu vết sâu sắc trong xã hội Ukraine. Ở phía đông và phía nam, nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề do các cuộc tấn công của Nga. Viện trợ và các khoản vay nước ngoài trị giá hơn 39 tỷ euro vẫn được đổ vào hàng năm nên cho đến nay vẫn ngăn chặn được sự sụp đổ. Tiền hưu và lương tháng vẫn được trả đúng hạn. Quân đội được tài trợ ổn định. Nông nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp mọi khó khăn.
Ngay cả ở những vùng xa tiền tuyến, hầu như hàng đêm vẫn có báo động không kích. Các cửa hàng, quán cà phê và quán bar đã trang bị máy phát điện để đối phó với tình trạng mất điện sau các cuộc tấn công của Nga. Tuy nhiên, đối với các công ty lớn hơn, việc cung cấp điện là một vấn đề và nhiều nơi phải ngừng sản xuất.
Các cuộc thăm dò cho thấy hơn một nửa dân số Ukraine vẫn ủng hộ Tổng thống Zelensky – mặc dù Trump rất nghi ngờ điều này. Da số vẫn phản đối việc nhượng bộ lãnh thổ và các nhượng bộ khác cho Nga. Tuy nhiên, tỷ lệ những người muốn chấm dứt chiến tranh thông qua đàm phán và thỏa hiệp đang không ngừng tăng lên.
Số người thiệt mạng
Không có con số chính xác, nhưng số người chết có thể lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây đã nói đến con số hơn 46.000 binh sĩ thiệt mạng. Dự án Internet UA Losses đã thống kê ít nhất 65.500 tên của những người lính Ukraine đã thiệt mạng, dựa trên các nguồn công khai và dữ liệu trên Internet. Hàng chục ngàn người mất tích.
Theo Liên Hợp Quốc, số người dân Ukraine thiệt mạng đã được xác nhận vào cuối tháng giêng là 12600 dân thường, 29 200 người bị thương. Nhưng vẫn còn hàng chục ngàn người chưa được tính, bao gồm các nạn nhân trong cuộc pháo kích của Nga vào thành phố cảng Mariupol vào đầu cuộc chiến.
Về phía Nga, nghiên cứu trên Internet cho thấy có ít nhất 93.600 binh lính đã thiệt mạng. Bản tin tiếng Nga của BBC đưa ra con số từ 159.500 đến 223.500 binh lính đã thiệt mạng. Giới lãnh đạo Nga không cung cấp bất kỳ số liệu nào. Theo các phương tiện truyền thông, hàng trăm thường dân đã thiệt mạng ở khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine.
Cách thức Ukraine muốn chấm dứt chiến tranh
Chính thức, Ukraine khó có thể từ bỏ các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, những lời kêu gọi Nga rút quân ra khỏi biên giới hầu như thưa dần. Zelenskyj nói ít hơn về khả năng chiến thắng mà nói nhiều hơn về một nền hòa bình công bằng. Câu hỏi quyết định là, làm thế nào để bảo vệ Ukraine sau khi cuộc chiến kết thúc.
"Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an ninh - không chỉ trên lời nói mà còn bằng sức mạnh kinh tế và quân sự thực sự", Zelensky nói. "Ukraine không thể sống trong sự đe dọa của một cuộc tấn công khác."
Cuộc chiến thay đổi nước Nga
Có rất ít dấu hiệu của chiến tranh ở Moscow – ngay cả những tấm áp phích treo giải thưởng cao cho những người phục vụ ở tiền tuyến cũng trở nên ít hơn. Tuy nhiên, quá trình quân sự hóa của Nga đã tiến triển đáng kể trên khắp cả nước. Nga đã chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế chiến tranh. Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, giới lãnh đạo Nga đang chi số tiền tương đương khoảng 135 tỷ euro cho quân sự và an ninh trong năm nay – chiếm khoảng 40 phần trăm ngân sách.
Ngành kinh tế quốc phòng là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Mức lương cao trả cho những người lính tiền tuyến và khoản bồi thường cho những gia đình có người hy sinh đảm bảo sự phục hồi kinh tế khiêm tốn cho các tỉnh lẻ.
Đồng thời, luận điệu chiến tranh cũng lan tràn trong giới chính trị và xã hội. Những chỉ trích cuộc xâm lược của Putin và những hành động tàn bạo của binh lính Nga đều bị cấm. Những người có quan điểm khác biệt đang ở trong tù, im lặng hoặc lưu vong. Do tuyên truyền liên tục, tâm lý bảo thủ đã lan rộng trong một bộ phận lớn dân chúng. Lúc đầu, nhiều thường dân Nga đã bị sốc trước cuộc tấn công vào quốc gia láng giềng. Hiện nay, phần lớn trong số họ đã chấp nhận điều này và cho rằng họ đang xung đột với phương Tây.
Putin với chiến tranh
Putin rất vui khi Trump lại muốn tiếp chuyện ông. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, sẵn sàng đàm phán về nguyên tắc. Nhưng vì ông cho rằng mình đang thắng thế về mặt quân sự nên ông vẫn giữ nguyên những yêu cầu tối đa.
Họ coi đó là sự chinh phục về mặt chính trị đối với quốc gia láng giềng. Nga luôn coi bán đảo Crimea và các khu vực Luhansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson của Ukraine là lãnh thổ của mình. Điều này có nghĩa là Ukraine cũng sẽ phải rút quân khỏi các thành phố lớn Zaporizhia và Kherson, nơi mà nước này đã cố gắng bảo vệ cho đến nay.
Phần đất còn lại của Ukraine cũng được cho là phải nằm dưới sự bảo trợ của Moscow. Đó là lý do tại sao Nga từ chối tư cách thành viên NATO của Ukraine. Nga còn đòi hỏi Ukraine phải giải trừ vũ khí rộng rãi và trao quyền tự quyết cho cộng đồng người Nga thiểu số ở nước này.
Vấn đề đàm phán hòa bình
Sự xích lại gần nhau giữa chính phủ mới của Hoa Kỳ và Điện Kremlin đang nhanh chóng hình thành: Trump và Putin đã nói chuyện qua điện thoại, các bộ trưởng ngoại giao đã gặp nhau tại Saudi Arabia và một hội nghị thượng đỉnh đang đến gần. Ukraine đang bị đe dọa vì các cường quốc hạt nhân bí mật thỏa thuận sau lưng mình.
Hoa Kỳ tuyên bố việc Kyiv gia nhập NATO và giành lại các vùng lãnh thổ đã mất là không thực tế. Trump chuyển sự tức giận sang Zelensky, gọi ông là một nhà độc tài vì không tổ chức bầu cử.
Một khẳng định sai sự thật: Nhiệm kỳ năm năm của người đứng đầu nhà nước Ukraine được cho là đã kết thúc nếu trong điều kiện hòa bình vào tháng 5 năm ngoái. Tuy nhiên, nước này trong tình trạng chiến tranh kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022. Do đó, theo luật pháp Ukraine, sẽ không có cuộc bầu cử nào diễn ra.
Trump đã lặp lại câu chuyện do Điện Kremlin lan truyền nhằm làm suy yếu tính hợp pháp của Zelensky với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Zelenskyj đã có thái độ xây dựng: Ông đề nghị cung cấp cho Hoa Kỳ nguyên liệu khoáng sản để đổi lấy đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, tổng thống Ukraine đang phản đối nỗ lực của Trump muốn viện trợ của Hoa Kỳ được trả bằng nguyên liệu thô mà không bảo đảm an ninh.
Các quốc gia châu Âu phản ứng vì không có tiếng nói về vấn đề Ukraine nhưng vẫn phải gánh vác để bảo đảm an ninh cho Ukraine bằng binh lính. Các quốc gia EU đang tổ chức nhiều vòng thảo luận về tình hình nghiêm trọng này. Bảo vệ Ukraine sẽ rất tốn kém. Nhưng người châu Âu cũng nhận thức được rằng, một nền hòa bình cưỡng ép một đất nước Ukraine gần như không thể tồn tại, có thể một lần nữa buộc hàng triệu người phải di cư.
Bầu cử Đức
Đài Deutschlandfunk (Đức) ngày 23/2 đưa tin, bạo loạn đã lan rộng ở Đức trong bối cảnh nước này xúc tiến cuộc bầu cử mang tính quyết định trong lịch sử, và cuộc xung đột Nga-Ukraine chính thức bước sang năm thứ ba (22/2/2022 – 22/2/2024).
Trong ngày 23/2, khoảng 60 triệu cử tri Đức đã đi bỏ phiếu để bầu ra 630 đại biểu cho Quốc hội, từ đó xác định các đảng cầm quyền, cũng như những người sẽ đảm nhiệm vị trí tân thủ tướng của nước này.
Đây là cuộc bầu cử liên bang sớm trước thời hạn lần thứ 4 trong lịch sử Đức, và cũng được xem là cuộc bầu cử mang tính quyết định nhất tại quốc gia này.
Theo kết quả sơ bộ công bố vào sáng nay (24/2), đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) do ông Friedrich Merz lãnh đạo hiện đang dẫn đầu với 29% số phiếu ủng hộ.
Vị trí thứ 2 thuộc về đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) của bà Alice Weidel với hơn 20% tỷ lệ ủng hộ.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đảng Xanh của ông Robert Habeck lần lượt xếp sau với gần 17% và 12% tỷ lệ ủng hộ.
Như vậy, lãnh đạo phe bảo thủ Friedrich Merz dự kiến trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Song, ông dự kiến sẽ phải đối mặt với cuộc đàm phán phức tạp và kéo dài để thành lập chính quyền liên minh sau khi đảng AfD cực hữu về nhì.
Liên quan tới bầu cử Đức, Deutschlandfunk cho biết, hơn 10.000 người đã tập kết tại thành phố cảng Hamburg (bắc Đức) để phản đối đảng AfD và sự chia rẽ xã hội. Một cuộc biểu tình tương tự cũng được ghi nhận ở Freiburg, với hơn 20.000 người tham gia.
Tại bắc Rhine-Westphalia, hàng nghìn người đổ xuống đường, và tại Berlin, hơn 1.000 người biểu tình, nhiều lần chặn tuyến đường ở trung tâm thành phố.
Trước đó, ông Alice Weidel – đồng chủ tịch đảng AfD đã kêu gọi Berlin lập quan hệ tốt với Moscow, cho rằng việc trừng phạt Nga "chỉ mang đến rắc rối".
Bà cho rằng Berlin và Moscow cần ngồi vào bàn đàm phán, ủng hộ Đức nối lại đối thoại song phương với Nga và kêu gọi chính phủ tham gia vào các nỗ lực hòa đàm chấm dứt xung đột Ukraine, tương tự như cách Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang làm.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), tình hình hỗn loạn cao độ đã nổ ra khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Berlin trước thềm cuộc bầu cử. Lực lượng cảnh sát Đức đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Trong khi đó, liên quan tới cuộc xung đột Nga-Ukraine, hãng tin DW (Đức) cho biết, hàng trăm người đã tập kết tại Cổng Brandenburg ở Berlin, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ "nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraine, dựa trên các giá trị dân chủ và an ninh quốc tế".
Theo tờ EuroNews, Đức đóng vai trò lớn trong việc định hình phản ứng của Liên minh châu Âu (EU) đối với mối đe dọa bên kia Đại Tây Dương. Do đó, kết quả bầu cử lần này sẽ định hình hướng đi tương lai của Đức và đặc biệt là châu Âu.
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chỉ trích các đồng minh ở châu Âu thì một nước Đức mạnh mẽ và tự tin sẽ là thành tố cần thiết để mang lại cho EU sự lãnh đạo mà khối này vốn đã thiếu vắng lâu nay.
Tuy nhiên, nếu Đức không đảm nhận được vai trò này, thì cả EU, phương Tây và hệ thống thương mại toàn cầu đền có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Thế lực mới đối đầu ông Trump: Biến số hiểm cho tình hình Ukraine
Phát biểu sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ, Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz (69 tuổi) tuyên bố sẽ giúp châu Âu "độc lập thực sự" khỏi Mỹ.
"Ông Friedrich Merz thậm chí không đợi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử ở Đức trước khi đưa ra một nhận định có thể coi là định hình về Tổng thống Mỹ Donald Trump, coi liên minh 80 năm của châu Âu với Mỹ là quá khứ" – Tờ Politico bình luận.
Theo ông Merz, chính quyền ông Trump không quan tâm đến châu Âu và đang liên kết với Nga. Ông cảnh báo rằng lục địa này phải khẩn trương tăng cường khả năng phòng thủ và thậm chí có thể tìm kiếm một sự thay thế cho NATO - trong vòng vài tháng tới.
Politico nhận định, những tuyên bố của ông Merz đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: Chúng tiết lộ mức độ sâu sắc mà ông Trump đã làm rung chuyển nền tảng chính trị của châu Âu, vốn dựa vào các cam kết an ninh từ Mỹ kể từ năm 1945.
Có thể nói, một thế lực "đối đầu trực diện" với Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu hình thành ở châu Âu. Ông Merz đã đưa ra ý tưởng về một liên minh phòng thủ châu Âu mới để thay thế NATO, bao gồm hợp tác hạt nhân với Pháp và Anh, đồng thời đưa ra quan điểm cứng rắn về Nga, và quyết tâm đối đầu với ông Trump.
Theo ông Mujtaba Rahman, Giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại EurasiaGroup, đây là tin tốt cho Ukraine.
Tin tốt hơn nữa là liên minh mà ông Merz có khả năng thành lập sẽ có cơ hội cao đồng ý với một đường lối mạnh mẽ hơn nhiều trong việc hỗ trợ Ukraine (và củng cố an ninh châu Âu) so với những gì chính quyền cũ của Đức đã làm những năm gần đây, từ đó tác động tới hình bất lợi hiện nay của Kiev.
"Những tuyên bố như vậy từ nhà lãnh đạo tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu mạnh mẽ hơn bất cứ người đứng đầu chính phủ nào đưa ra để đáp lại cuộc tấn công kéo dài 10 ngày của Tổng thống Mỹ vào châu Âu và Ukraine" - Politico nhận định.
Về phía Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng ông Merz.
"Tôi xin chúc mừng đảng CDU/CSU và ông Friedrich Merz về chiến thắng trong cuộc bầu cử. Đây là một tiếng nói rõ ràng từ cử tri, và chúng ta đã thấy điều này quan trọng như thế nào đối với châu Âu.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác chung với Đức để bảo vệ sinh mạng, mang lại hòa bình thực sự gần hơn với Ukraine và củng cố châu Âu" – Ông Zelensky nhấn mạnh qua bài đăng trên X.
Hoa Kỳ hôm 24/2 bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết của Liên hiệp quốc về một nghị quyết mà Mỹ soạn thảo để đánh dấu kỷ niệm ba năm ngày Nga xâm lược Ukraine sau khi Đại hội đồng nhất trí thêm lời lẽ ủng hộ Kyiv vào văn bản của Washington.
Cuộc bỏ phiếu là một chiến thắng cho các quốc gia châu Âu lo ngại về những động thái tiếp cận Nga của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến.
Bản dự thảo ban đầu của Hoa Kỳ gồm ba đoạn - thương tiếc những mất mát về người trong “cuộc xung đột Nga-Ukraine”, nhắc lại rằng mục đích chính của Liên hiệp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời thúc giục chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột và một nền hòa bình lâu dài.
Nhưng các sửa đổi của châu Âu đã bổ sung thêm các tham chiếu đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine và nhu cầu về một nền hòa bình công bằng, lâu dài và toàn diện phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc sáng lập và tái khẳng định sự ủng hộ của Liên hiệp quốc đối với chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
“Nhiều nghị quyết ... đã yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Những nghị quyết đó đã không ngăn chặn được chiến tranh”, Quyền Đại sứ Hoa Kỳ Dorothy Shea phát biểu trước cuộc bỏ phiếu. “Những gì chúng ta cần là một nghị quyết, đánh dấu cam kết từ tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nhằm chấm dứt chiến tranh một cách bền vững”.
Nghị quyết sửa đổi do Hoa Kỳ soạn thảo đã giành được 93 phiếu thuận, trong khi 73 quốc gia bỏ phiếu trắng và tám quốc gia bỏ phiếu chống.
Diễn tiến này xảy ra sau khi ông Trump đưa ra nỗ lực làm trung gian chấm dứt chiến tranh, gây ra rạn nứt với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và làm dấy lên mối lo ngại trong số các đồng minh châu Âu rằng họ có thể bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Các quan chức Hoa Kỳ và Nga đã gặp nhau vào ngày 18/2 tuần trước.
“Cuộc chiến này chưa bao giờ chỉ liên quan đến Ukraine. Đây là về quyền cơ bản của bất kỳ quốc gia nào được tồn tại, được lựa chọn con đường riêng và được sống tự do khỏi sự xâm lược”, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Betsa Mariana phát biểu tại hội đồng trước cuộc bỏ phiếu.
Hoa Kỳ đã đưa ra văn bản của mình vào ngày 21/2, đặt nó vào thế đối đầu với Ukraine và các đồng minh châu Âu vốn đã dành cả tháng qua để đàm phán với nghị quyết của riêng họ. Đại hội đồng cũng đã thông qua nghị quyết do Ukraine và các nước châu Âu soạn thảo vào ngày 24/2 với 93 phiếu thuận, 65 phiếu trắng và 18 phiếu chống.
Trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vassily Nebenzia đã ca ngợi ông Trump là đã nhận ra ông Zelenskyy “hoàn toàn không quan tâm đến việc có hòa bình ở đất nước mình vì ông ta đang bám víu vào quyền lực”.
“Để đảm bảo sáng kiến này hoàn toàn phù hợp với những hiểu biết đã đạt được trong các cuộc tiếp xúc giữa Nga và Mỹ ở cấp cao nhất, chúng tôi xin giới thiệu một sửa đổi... về nhu cầu loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine”, bà Nebenzia phát biểu trước hội đồng. “Và mặt khác, Tổng thống Trump đã đề cập đến điều này nhiều lần”.
Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên cũng bỏ phiếu cho cùng một văn bản của Hoa Kỳ vào cuối ngày 24/2. Một nghị quyết của hội đồng cần có ít nhất chín phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết nào của Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh hoặc Pháp để được thông qua.
Nga đã thất bại trong nỗ lực hôm 24/2 muốn sửa đổi nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo tại Đại hội đồng để bổ sung nội dung đề cập đến việc giải quyết “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc xung đột.
Có quá nhiều sự kiện dồn dập diễn ra, cũng như quá nhiều chi tiết và hình ảnh đáng nhớ nối nhau đọng lại, trong vỏn vẹn 48 giờ, từ Hội nghị An ninh München đến cuộc họp thượng đỉnh bất thường khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu tại Paris. Song, xét cho cùng, trạng thái lạnh lẽo giữa hai bờ Đại Tây Dương được thể hiện trong chuỗi diễn biến đó không có gì bất ngờ, mà là điều đã được giới quan sát quốc tế tiên liệu.
Vấn đề đáng quan tâm duy nhất chỉ còn là: Châu Âu sẽ lựa chọn con đường nào, để định hình lại mối quan hệ ngoại giao giữa họ với "người bạn cũ" đang một lần nữa trở nên khắc nghiệt - nước Mỹ?
"Chương tiếp theo" của quá khứ
Nhìn lại và đặt những điểm nhấn chính theo dòng tuyến tính thời gian, chúng ta sẽ cảm nhận được rõ nét hơn tình cảnh "mất phương hướng" mà các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen đã rơi vào, trong hiện tại.
Điểm khởi đầu của những ngã rẽ đầy kịch tính này không phải là hình ảnh Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Christoph Heusgen bất ngờ rơi nước mắt khi phát biểu bế mạc trước báo giới, cũng không phải bài phát biểu gây choáng váng cho toàn cựu lục địa của Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance, mà cũng không phải là những động thái cứng rắn về vấn đề thuế quan (cùng các tuyên bố gây sốc, chẳng hạn như về lãnh thổ Greenland thuộc Đan Mạch) của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thậm chí, tất cả những điều này cũng không bắt nguồn từ chuyện suốt năm 2024, giới lãnh đạo cấp cao châu Âu đã không che giấu rằng họ ủng hộ đối thủ tranh cử của ông Trump - cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden, và sau đó là bà Kamala Harris - trong cuộc chạy đua giành ngôi vị chủ nhân Nhà Trắng.
Thực tế, hiện tại chỉ là chặng tiếp nối của những gì từng xảy ra trong quá khứ - 4 năm đầy căng thẳng, sức ép, các đòi hỏi đóng góp tài chính vào trách nhiệm phòng thủ chung... dành cho các đồng minh truyền thống châu Âu, ở nhiệm kỳ thứ nhất mà ông Donald Trump giành được quyền lãnh đạo nước Mỹ, đến mức độ mà Chủ tịch Hội đồng châu Âu khi ấy (đương kim Thủ tướng Ba Lan bây giờ) Donald Tusk từng mỉa mai: "Với một người bạn như ông ta thì ai cần kẻ thù nữa chứ?", hay "Trump khiến chúng ta nhận ra: Nếu cần một bàn tay giúp đỡ, chúng ta luôn có thể tìm thấy nó, ở... cuối cánh tay của chính mình". Khi đó, cũng là lần đầu tiên, ý tưởng về việc thành lập "Quân đội châu Âu" riêng biệt, độc lập với NATO, được đề cập một cách nghiêm túc, bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Quãng thời gian đó là lý do đầy sức nặng để châu Âu chọn ủng hộ các ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ, chứ không phải liên danh Trump - Vance. Nó cũng là tiền đề cho việc khi đắc cử, ông chủ Nhà Trắng hiện tại đã ngay lập tức thúc đẩy áp dụng "bản nâng cấp" của chiến lược cũ vào hiện thực, với các luận điểm then chốt mới được tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định trên truyền thông, hồi đầu tháng 2, trong một cuộc trả lời phỏng vấn không chút úp mở, đậm đặc tính thực dụng truyền thống theo "phong cách Mỹ": "Cách thế giới vẫn luôn vận hành là người Trung Quốc sẽ làm những gì vì lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc, người Nga sẽ làm những gì vì lợi ích tốt nhất cho Nga, người Chile sẽ làm những gì vì lợi ích tốt nhất cho Chile và người Mỹ cần phải làm những gì vì lợi ích tốt nhất cho Mỹ... Nhiều đồng minh của chúng ta trong NATO không đóng góp đủ để đảm bảo an ninh của chính họ...
Các quốc gia như Pháp, Đức - những nền kinh tế lớn, hùng mạnh - không chi nhiều cho an ninh quốc gia. Tại sao? Bởi vì họ dựa vào NATO. Họ nói: chúng ta không cần phải chi nhiều như vậy cho quốc phòng vì quân đội Mỹ đang ở đây và nếu bị tấn công, họ sẽ là lực lượng bảo vệ của chúng ta. Khi hỏi những quốc gia đó tại sao bạn không thể chi nhiều hơn cho an ninh quốc gia, lập luận của họ là vì điều đó sẽ yêu cầu phải cắt giảm các chương trình phúc lợi, trợ cấp thất nghiệp, khả năng nghỉ hưu ở tuổi 59 và tất cả những thứ khác. Đó là lựa chọn của họ. Nhưng, chúng ta đang trợ cấp cho điều đó... Đó không phải là liên minh nữa rồi. Đó là sự phụ thuộc, và chúng ta không muốn như vậy...".
Quay đi vướng núi, trở lại mắc sông
Sau khi "lên lớp" cho các nhà lãnh đạo châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich về khái niệm "nền dân chủ", Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance "ngửa bài": "Đây là hội nghị an ninh và tôi chắc rằng tất cả các quý vị đến đây đều đã chuẩn bị để nói chính xác về cách các quý vị dự định tăng chi tiêu quốc phòng trong vài năm tới theo một số mục tiêu mới".
Do đó, sau khoảnh khắc "vụn vỡ" của Chủ tịch Hội nghị Christoph Heusgen, một cuộc họp cấp cao được lên lịch tại Điện Elysee, mà tại đây, Thủ tướng Anh Keir Starmer hùng hồn tuyên bố rằng London (cùng Paris) sẵn sàng "triển khai lực lượng trên bộ ở Ukraine nếu cần thiết", trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen kêu gọi các nước EU gia tăng chi tiêu quốc phòng (đúng như điều nước Mỹ đòi hỏi), vì: "An ninh của châu Âu đang ở thời điểm bước ngoặt. Đúng, vấn đề là về Ukraine - nhưng cũng là về chúng ta", giữa một bầu không khí sôi sục công phẫn, đầy những lời phản bác dành cho "phát súng lệnh" từ Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance.
Có điều, mức đóng góp 5% GDP cho ngân sách quốc phòng không chỉ là một gánh nặng, mà còn là một "nhiệm vụ bất khả thi" đối với không ít thành viên NATO ở châu Âu, trong hiện trạng cực kỳ khó khăn lúc này. Nó có thể phá hủy các kết cấu kinh tế - xã hội vốn đang oằn mình chống đỡ lạm phát và sự gia tăng chi phí sinh hoạt. Hay, nói đúng hơn, bối cảnh hiện thực ở châu Âu những năm qua đã chấm dứt chuỗi 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ ở Anh, mở đường cho ông Keir Starmer trở thành Thủ tướng Công đảng kế nhiệm 3 Thủ tướng đảng Bảo thủ, chỉ mới từ năm 2022. Bên kia eo biển Manche, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lâm vào tình cảnh trơ trọi trong Chính phủ Pháp. Còn tại Đức, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, rất có thể ông Olaf Scholz sẽ trở thành cựu Thủ tướng.
Và, như thế, đã có gì diễn ra tại Điện Elysee? Chúng ta có một cuộc điện đàm hối hả giữa Tổng thống Pháp với Tổng thống Mỹ, trước khi cuộc gặp diễn ra. Để rồi, 2 phái đoàn cấp cao Mỹ và Nga gặp nhau ở Saudi Arabia mà không có sự tham dự của đại diện châu Âu nào, xác lập rằng thế cô lập dành cho Moscow đã bị Washington phá vỡ.
Trong khi đó, ở Paris, câu hỏi: "Tiếp tục phụ thuộc về an ninh, hay vươn lên tự chủ?" vẫn không thể có một lời giải rõ ràng, cho dù theo tờ Le Monde: "Sự mập mờ của châu Âu đã kết thúc đột ngột tại Munich. Từ giờ trở đi, an ninh của lục địa phụ thuộc chủ yếu vào chính châu Âu và vào khả năng duy trì sự thống nhất của họ".
Sự đồng thuận ấy vẫn là một mệnh đề để ngỏ, khi những vết rạn tiếp tục xuất hiện, không phải giữa hai bờ Đại Tây Dương, mà ngay trong nội bộ cựu lục địa. Trái với quan điểm hùng hồn của nước Anh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng việc thảo luận về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine khi chiến sự còn đang tiếp diễn là "hoàn toàn vội vã" và "không phù hợp". Theo ông, cuộc tranh luận về chủ đề này là "không đúng thời điểm, không đúng chủ đề" và ông nhận được sự nhất trí từ Ngoại trưởng Tây Ban Nha Manuel Albares - người cho rằng "hiện tại không ai có kế hoạch gửi quân tới Ukraine, đặc biệt là khi hòa bình vẫn xa vời".
Dù vậy, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Paris, Thủ tướng Đức Scholz một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương: "Không được phân chia an ninh và trách nhiệm giữa châu Âu và Mỹ. NATO dựa trên việc chúng ta luôn hành động cùng nhau và chia sẻ rủi ro, qua đó đảm bảo an ninh của chúng ta. Điều này không được phép bị nghi ngờ". Thực ra, đến cả Thủ tướng Anh cũng thừa nhận, theo The New York Times: "Sự bảo đảm an ninh của nước Mỹ là tối quan trọng cho một nền hòa bình lâu dài".
Đến ngày 19/2, nghĩa là chưa đầy 24 giờ sau, tờ Le Figaro dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: "Nước Pháp không sẵn sàng gửi binh sĩ, với tư cách là bên tham chiến trong một cuộc xung đột, tới chiến trường Ukraine".
Châu Âu, dường như, vẫn trong một mớ "bòng bong"...
Ngày 24/2, các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 16 nhằm vào Nga. Biện pháp trừng phạt mới này được thông qua nhân sự kiện đánh dấu tròn ba năm Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Gói trừng phạt thứ 16 của Liên minh châu Âu (EU) nhắm mục tiêu vào lĩnh vực nhập khẩu nhôm, đội tàu ngầm, xuất khẩu hóa chất và cấm bán cho Nga bộ điều khiển chơi game, thường được sử dụng để điều khiển thiết bị bay không người lái (drone) trên chiến trường.
Các biện pháp trừng phạt cũng bao gồm lệnh cấm nhằm vào các nhà máy lọc dầu và khí đốt, nhưng không bao gồm lệnh cấm hoàn toàn đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, ngắt kết nối thêm 13 ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT) và cấm 8 kênh truyền hình Nga phát sóng trong EU.
Ngoài ra, gói trừng phạt thứ 16 bổ sung 48 cá nhân và 35 thực thể vào danh sách trừng phạt, bao gồm lệnh đóng băng tài sản và cấm đi lại. Bên cạnh đó, gói này cũng mở rộng phạm vi áp trừng phạt đối với các chủ sở hữu, thuyền trưởng hay những người hỗ trợ “hạm đội bóng tối” của Nga.
Phát biểu trước báo giới, bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại nhấn mạnh, gói trừng phạt thứ 16 cùng với các lệnh trừng phạt trước đây của EU là những biện pháp trừng phạt sâu rộng nhất từ trước đến nay nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga, qua đó hạn chế những nguồn lực Nga có thể huy động cho cuộc xung đột tại Ukraine. Gói biện pháp mới này cũng nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì sự đoàn kết của châu Âu đối với Ukraine.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Usula von der Leyen cho biết, Ukraine sẽ nhận được khoản viện trợ mới trị giá 3,68 tỷ USD từ EU vào tháng 3 tới và cũng sẽ được hưởng lợi từ các kế hoạch về vũ khí-quốc phòng của EU.
Gói trừng phạt thứ 16 của EU nhằm vào Nga được thông qua trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tiến hành các cuộc đàm phán với Nga để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine mà không có sự tham gia của các đại diện chính quyền Kiev và Liên minh châu Âu (EU). Giới phân tích cho rằng, các biện pháp trừng phạt đơn phương của EU gây thiệt hại cho các quốc gia châu Âu nhiều hơn là cho Nga.
Nguồn: Người Quan Sát; FB Nguyễn Thế Soha; VOA; CAND; CafeF
EU: Quan hệ với Mỹ ‘tan hàng’; ‘Đang ảo tưởng’; Bài toán gửi quân sang Kiev; Anh kêu gọi bảo vệ Kiev; Pháp kỳ vọng tự chủ quốc phòng
EU: Siêu thị khan café; Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt; Chi 840 tỷ đôcho quốc phòng; Chuẩn bị ‘ly hôn’ với Mỹ; Phe cực hữu chia rẽ vì Ukraine
EU: Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục; ‘Gáo nước lạnh’ lên hàng xa xỉ; Xoay sở trong thế khó; ‘Euro Eyes’ thay thế tình báo Mỹ; Xích gần các đối tác NATO
EU: Nguy cơ khủng hoảng nợ; Chật vật vì khí đốt; Đổ tiền cho quốc phòng vô ích; Tái khẳng định cấm xe xăng; Thế khó của Tổng thống Pháp
EU: Số ca mắc sởi tăng cao; Cú sốc với ngành rượu; Quay lưng với hàng Mỹ; ‘Bức tường’ ngân sách quốc phòng; Gia hạn trừng phạt Nga
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá