EU: Nhập cư trái phép tăng; Những lô hàng biến mất; Serbia thu hồi vũ khí; Tăng cấm vận dầu Nga; 'Trừng phạt ngoài lãnh thổ'

Nhập cư trái phép vào Liên Hiệp Châu Âu tăng vọt khiến Ý lo lắng

(Ảnh minh họa).

Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ đối mặt với dòng nhập cư trái phép kỷ lục trong năm 2023. Theo báo cáo của Frontex, Cơ quan Giám sát Biên giới của châu Âu, số di dân vượt biển Địa Trung Hải để vào Liên Hiệp Châu Âu đã đạt mức chưa từng có, và các nhóm băng đảng đưa người trái phép ngày càng tổ chức chuyên nghiệp hơn.

Theo số liệu cụ thể được AFP trích dẫn, riêng trong giai đoạn từ tháng Giêng đến tháng 4/2023, số người nhập cư trái phép qua ngả Địa Trung Hải đã tăng gần 300% trong khi số di dân đi từ ngả Balkan có xu hướng giảm. Riêng tại Ý, chính quyền ghi nhận số nhập cư trái phép trong quý I/2023 tăng gấp 4 lần, khiến Roma lo lắng.

Thông tín viên Anne Treca tại thủ đô Ý tường thuật :

« Hans Leijtens, tân lãnh đạo của Cơ quan Giám sát Biên giới châu Âu, nói đến một "sự tăng vọt" số người vượt biển Địa Trung Hải, con đường nguy hiểm nhất để đến châu Âu.

Hiện chính phủ Ý ghi nhận từ đầu năm đến nay, số người nhập cư trái phép cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Mùa hè này, chính phủ Ý quan ngại một tình trạng tương tự như những gì người ta đã biết năm 2016, năm của mọi kỷ lục.

Do đói nghèo, biến đổi khí hậu hay các cuộc xung đột thôi thúc, những người này phải trả chuyến đi của họ có khi đến 10 ngàn euro cho những kẻ dẫn đường ngày càng chuyên nghiệp hơn. Phần lớn họ đến từ các nước Côte d’Ivoire, Ghana và Ai Cập theo như những khai báo về quốc tịch. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người đến từ Tunisia và Pakistan. Ý đang lo sợ những tác động sắp tới từ cuộc chiến tranh ở Sudan.

Có phải dòng người vượt Địa Trung Hải kỷ lục này là kết quả của một hành động thao túng, một chiến lược hay một kế hoạch từ Nga chăng ? Ông Hans Leijtens chỉ trả lời là "có thể". Lãnh đạo Frontex dừng lại ở con số và hiện tượng. »

(Nguồn: RFI)

Những lô hàng từ EU biến mất đầy bí ẩn

Theo giới truyền thông châu Âu, những lô hàng hóa bị trừng phạt từ EU “biến mất đầy bí ẩn” khi quá cảnh qua Nga.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014, đặc biệt là sau khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moscow.

Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã áp đặt nhiều lệnh hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Nga và cấm xuất khẩu nhiều mặt hàng vào Nga, nhiều nước EU xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Bên cạnh đó, Mỹ và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu tuyên bố đóng băng tài sản của Moscow ở nước ngoài trị giá hàng trăm tỷ euro.

Tờ Financial Times của Anh mới đây đưa tin rằng, Nga đang lách nhập khẩu những loại hàng hóa mà nước này không thể mua được, do chúng nằm trong danh mục bị Liên minh châu Âu trừng phạt, dưới hình thức quá cảnh, ghi rõ người nhận hàng từ các quốc gia khác trong tờ khai hải quan.

Trang tin Strana.ua của Ukraine trích dẫn dữ liệu từ bài viết của tờ báo Anh cho biết, các tài liệu trong năm 2022 cho thấy, số hàng hóa đã đăng ký trị giá hơn một tỷ USD, được chuyển từ các nước EU đến Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan, đã "biến mất" khi quá cảnh qua Nga.

Theo các nhà báo, hàng hóa từ các nước Liên minh châu Âu bị cấm nhập cảnh vào Nga, gồm các chủng loại như linh kiện hàng không, thiết bị quang học và tua-bin khí, được cho là đã được nhập vào nước này dưới chiêu bài quá cảnh do khai báo hải quan sai ghi điểm đến.

Tờ báo dẫn lời Bộ trưởng phụ trách lệnh trừng phạt của Estonia là Erki Kodar cho biết, số hàng hóa không thể đi đâu khác. "Tại sao các quốc gia này (các nước Liên Xô cũ) đột nhiên cần những hàng hóa này vào thời điểm đặc biệt này? Ai trong khu vực cần những hàng hóa này nhất?" – ông Erki Kodar đặt câu hỏi.

Ở chiều hướng ngược lại, Nga cũng chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc… và các nước châu Mỹ latin, để đối phó với các lệnh cấm vận và áp trần giá dầu của phương Tây.

Trong nhiều thập kỷ, Nga là nhà cung cấp dầu diesel chính cho châu Âu. Tuy nhiên, lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga, có hiệu lực từ ngày 05/2/2023, đã khiến dầu diesel của Nga không chỉ được chuyển hướng sang châu Á, châu Phi và Trung Đông mà còn ngày càng tăng sang châu Mỹ Latinh.

Tờ Reuters trích dẫn các nguồn thị trường và dữ liệu từ nền tảng phân tích tài chính Refinitiv Eikon cho biết, chỉ trong hơn 1 quý, từ tháng 1 đến tháng 4, Nga đã xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn dầu diesel sang các nước Mỹ Latinh, tăng hơn 7 lần so với cả năm 2022 (211.000 tấn).

Điểm đặc biệt đáng lưu ý là lượng dầu xuất khẩu chủ yếu cung cấp cho Brazil, giúp dầu diesel Nga đánh chiếm thị phần dầu mỏ châu Mỹ của Hoa Kỳ, quốc gia trong truyền thống chiếm phần lớn lượng nhập khẩu dầu của quốc gia Nam Mỹ này.

Ngoài ra, dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy, hai chuyến hàng được bốc vào tháng 4 tại cảng Primorsk ở Baltic của Nga với khoảng 73.000 tấn dầu diesel, có điểm đến là cảng Guayacan ở Chile, một nước nhập khẩu dầu truyền thống từ Mỹ.

(Nguồn: Soha)

Serbia thu hồi hàng nghìn vũ khí sau hai vụ xả súng liên tiếp

(Ảnh minh họa).

Chính phủ Serbia thu hồi hơn 9.000 khẩu súng cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp trong chương trình ân xá đặc biệt sau hai vụ xả súng liên tiếp.

"Đây là bước tiến to lớn trong nỗ lực tạo dựng môi trường an toàn hơn cho con em chúng ta và toàn thể nhân dân", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic phát biểu tại cuộc họp báo ngày 12/5.

Số vũ khí mà chính phủ Serbia thu hồi trong tuần qua, bao gồm vũ khí sở hữu hợp pháp lẫn bất hợp pháp, tính đến ngày 12/5 đạt hơn 9.000 khẩu súng. Ông Vucic nhấn mạnh mục tiêu "giải giáp vũ khí gần như toàn diện" trong xã hội Serbia.

Trong thống kê một ngày trước của Bộ Nội vụ Serbia, chính phủ nước này đã tiếp nhận gần 6.000 khẩu súng không có thông tin đăng ký sở hữu, hơn 300.000 viên đạn và 470 quả mìn, thiết bị nổ được người dân tự nguyện nộp lại.

Tổng thống Vucic công bố loạt biện pháp kiểm soát vũ khí tại Serbia vào ngày 5/5, bao gồm lệnh ân xá đặc biệt với mọi trường hợp tự nguyện nộp lại súng sở hữu trái phép. Lệnh ân xá có hiệu lực từ ngày 8/5 đến 8/6.

Theo quyết định này, người nộp lại vũ khí không cần xuất trình căn cước công dân hay giải thích lý do tàng trữ vũ khí. Người sở hữu súng trái phép còn có thể gọi cảnh sát đến tận nhà để thu hồi vũ khí mà không chịu bất kỳ hệ quả pháp lý nào. Những trường hợp sở hữu súng trái phép nhưng không nộp lại cho chính phủ sau ngày 6/8 sẽ đối diện án tù.

Serbia thực hiện đồng loạt một số biện pháp kiểm soát vũ khí khác như cấm cấp giấy phép sử dụng súng mới, siết quy định đối với người đang sở hữu súng hợp pháp và các trường bắn dịch vụ, tăng án phạt đối với tội danh tàng trữ vũ khí trái phép.

Chương trình thu hồi súng được ông Vucic phát động sau khi nước này trải qua hai vụ xả súng liên tiếp làm 17 người thiệt mạng và 21 người bị thương, trong đó phần lớn là trẻ em.

Vụ xả súng đầu tiên xảy ra tại trường tiểu học ở thủ đô Belgrade ngày 3/5, khi nghi phạm là học sinh lớp 7 khiến 9 người chết. Chỉ một ngày sau, một nghi phạm ngồi ôtô nã đạn vào ba ngôi làng làm 8 người thiệt mạng.

Bộ trưởng Giáo dục Serbia Branko Ruzic tuyên bố từ chức ngay sau thảm kịch ngày 3/5. Ông nói những hình ảnh mình chứng kiến về hiện trường vụ án, cùng với buổi đối thoại với người thân các học sinh, "sẽ trở thành vết hằn trong tâm hồn suốt phần còn lại cuộc đời".

Theo chương trình Khảo sát Vũ khí Cá nhân, thuộc Viện Cao học Geneva của Thụy Sĩ vào năm 2018, Serbia là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu súng cao thứ ba thế giới. Đây là một trong những hệ quả từ chiến tranh Nam Tư vào thập niên 1990.

(Nguồn: Vnexpress)

EU xem xét mở rộng lệnh cấm vận đối với dầu thô Nga

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét chính thức cấm dòng chảy dầu thô của Nga đi qua đường ống Druzhba về phía Bắc, dẫn đến Đức và Ba Lan.

Đường ống Druzhba là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga sang châu Âu. Đây là đường ống có hai nhánh đường dẫn chính, một nhánh đi về phía Bắc qua Belarus để vận chuyển dầu tới Belarus, Ba Lan, Đức, Latvia và Litva. Một nhánh còn lại hướng về phía Nam đi qua Ukraine và đưa dầu đến Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Croatia.

Các dòng chảy qua đường ống Druzhba hiện không bị áp dụng các lệnh cấm vận mà EU đã áp đặt lên việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Đó là bởi EU đã miễn trừ lệnh cấm đối với các dòng dầu chảy qua đường ống dẫn tới các quốc gia thành viên EU không giáp biển.

Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2023, Đức và Ba Lan vẫn thể hiện sự quyết liệt của mình khi đã ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba bất chấp các chính sách ưu đãi của châu Âu.

Bây giờ đến lượt EU đang cân nhắc chấm dứt miễn trừ đối với nhánh đường ống phía Bắc của Druzhba dẫn đến Ba Lan và Đức, như một phần của các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Đường ống chảy qua phía Nam đến Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Croatia sẽ tiếp tục được miễn trừ lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Tuy nhiên, đề xuất chấm dứt ưu đãi đối với Đức và Ba Lan sẽ chỉ là một động thái mang tính biểu tượng vì Đức và Ba Lan đã không còn nhập khẩu dầu của Nga nữa. Lệnh cấm chính thức vẫn sẽ cần phải được tất cả 27 thành viên của EU tán thành. Các cuộc thảo luận của EU về đề xuất này vẫn đang diễn ra và chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Dữ liệu cho thấy sản lượng dầu thô mà Đức nhập khẩu từ Nga đã giảm 99,9% trong tháng 1, xuống chỉ còn 3.500 tấn, trong khi lượng dầu nhập khẩu vào cùng kỳ năm ngoái là 2,8 triệu tấn.

Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga, Đức đã phải tăng cường nhập khẩu dầu từ Na Uy (tăng 44%), từ Anh (tăng 42%) và Kazakhstan (tăng 34,6%), theo số liệu từ Destatis. Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tăng cường chuyển dầu thô đến các nhà máy lọc dầu của Đức, nơi trước đây chủ yếu xử lý dầu của Nga.

Mặt khác, Ngân hàng trung ương Nga dự báo giá dầu Urals của nước này sẽ ở mức trung bình 55 USD/thùng trong giai đoạn 2023-2025, vì vậy giá dầu trung bình của Nga nói chung sẽ cao hơn một chút so với mức dự kiến. Con số này thấp hơn mức trần giá 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, trong khi đó mức giá hòa vốn của Urals được giả định ở mức 70,1 USD/thùng cho ngân sách Nga trong năm nay.

Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov đã nhiều lần cho biết thâm hụt ngân sách của Nga trong năm nay sẽ không quá 2% GDP. Tuy nhiên gần đây, ông Siluanov cho biết doanh thu từ dầu khí giảm 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong bốn tháng đầu năm nay, điều này sẽ rất quan trọng trong việc Nga có thể đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách không quá 2% hay không.

(Nguồn: Tin Nhanh Chứng Khoán)

"Biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ" của Liên minh châu Âu gây tranh cãi

(Ảnh minh họa).

Liên minh châu Âu đang dự định kế hoạch áp đặt trừng phạt đối với các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu không tham gia vào lệnh cấm vận mà EU ban hành với Nga.

Các chuyên gia gọi đây là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ". Gói trừng phạt thứ 11 được thiết kế với mục đích cắt đứt nguồn cung nguyên vật liệu và công nghệ cần thiết cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine.

Các "biện pháp trừng phạt thứ cấp" là lằn ranh đỏ mà trước đây EU chưa từng vượt qua trong mối quan hệ với các đối tác thương mại. Nhưng giờ đây, có vẻ như Liên minh châu Âu có ý định phá vỡ lằn ranh đỏ trừng phạt. Vì sao lại như vậy? Nguy cơ mà kế hoạch này tạo ra đối với mối quan hệ thương mại giữa châu Âu với các đối tác khác bị nêu tên trong danh sách trừng phạt thứ cấp sẽ như thế nào?

Gói trừng phạt thứ 11 mà EU đề xuất có trọng tâm chính là ngăn chặn các bên thứ ba tiếp tục né tránh trừng phạt. EU coi việc trốn tránh các lệnh trừng phạt là lý do khiến 10 gói trừng phạt trước đó nhằm vào Nga không đáp ứng được kỳ vọng. Dữ liệu ngoại thương từ Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu cho thấy, hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga của EU được chuyển đến một số nước thứ ba và từ đó tiếp tục được xuất sang Nga.

Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói: "Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng bất thường của trao đổi thương mại giữa EU và một số nước thứ ba. Lượng hàng hóa này cuối cùng lại tới Nga, đó là lý do chúng tôi đang đề xuất một công cụ mới để chống lại việc trốn tránh trừng phạt. Nếu chúng tôi nhận thấy các luồng hàng từ EU ra nước ngoài lại có đích đến là Nga, thì chúng tôi sẽ đề nghị các nước thành viên áp trừng phạt những hàng hóa đó".

Gói trừng phạt thứ 11 bao gồm nhiều biện pháp mạnh mẽ, trong đó có việc siết chặt các hạn chế xuất khẩu sang các nước thứ ba và bổ sung hàng chục công ty của Trung Quốc, Iran, Kazakhstan và Uzbekistan vào danh sách đen. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu chính thức nhằm vào các công ty Trung Quốc bị cáo buộc xuất khẩu sang Nga các sản phẩm lưỡng dụng, tức là có thể dùng trong cả quân sự và dân sự. Bắc Kinh đã nhanh chóng lên tiếng về đề xuất trong gói trừng phạt mới của EU.

Ông Tần Cương - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi không cung cấp vũ khí cho các quốc gia hoặc khu vực đang gặp khủng hoảng, đó là luật của Trung Quốc. Và khi chúng tôi xuất khẩu các sản phẩm lưỡng dụng ra nước ngoài, chúng tôi cũng có luật và quy định, chúng tôi xử lý những trường hợp này theo luật của chúng tôi. Giữa các công ty Trung Quốc và Nga là hoạt động trao đổi thương mại bình thường và điều này không thể bị cản trở. Chúng tôi nghiêm khắc phản đối một số quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Trung Quốc theo luật pháp của họ. Chúng tôi cũng sẽ bảo vệ các lợi ích hợp pháp và chính đáng của quốc gia và các công ty của chúng tôi".

Đề xuất lần này của Bruxellles hướng đến mục tiêu tăng cường sức mạnh quốc tế của EU thông qua các kênh thương mại. Các chuyên gia đánh giá đề xuất này sẽ tạo tiền lệ cho các hành động của EU trong việc trừng phạt những nước có hành vi hỗ trợ Nga. Để chính thức có hiệu lực, gói trừng phạt mới cần được tất cả 27 quốc gia thành viên EU phê chuẩn. Các cuộc đàm phán được dự báo sẽ kéo dài và căng thẳng. Hiện trong EU có nhiều ý kiến lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt mới có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ kinh tế và chính trị.

Thiệt hại kinh tế với Nga - EU do lệnh trừng phạt

Cuộc khủng hoảng Ukraine và các biện pháp trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga đang làm thay đổi các mối quan hệ kinh tế và an ninh toàn cầu. Tốc độ, phạm vi và sự phối hợp toàn cầu của phương Tây trong trừng phạt Nga là chưa từng có đối với một nền kinh tế lớn, kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Việc hạn chế quyền tiếp cận của Ngân hàng trung ương Nga đối với tài sản của họ ở nước ngoài được coi là một hình thức chiến tranh tài chính. Còn ngăn chặn phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Nga là đỉnh điểm của chiến tranh thương mại, khiến Nga phải nắn dòng xuất khẩu của mình.

Nay với các đề xuất trừng phạt thứ cấp, chiến tranh thương mại sẽ bị mở rộng phạm vi, một tình thế thật sự nguy hiểm.

Kể từ tháng 2/2022, EU đã cấm hơn 43,9 tỷ euro hàng hóa xuất khẩu sang Nga và 91,2 tỷ euro hàng hóa nhập khẩu. Tương đương 49% hàng xuất khẩu và 58% hàng nhập khẩu hiện đang chịu một số hình thức trừng phạt.

EU đã hạn chế xuất khẩu sang Nga một loạt các sản phẩm công nghiệp và công nghệ bao gồm radar, máy bay không người lái, thiết bị ngụy trang, máy ảnh, ống kính, hệ thống vô tuyến, cần cẩu, ăng-ten, xe tải và hóa chất được dùng trong sản xuất vũ khí. Trên hết, EU đã cấm các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cần thiết để hiện đại hóa nền kinh tế Nga, chẳng hạn như chất bán dẫn, điện toán lượng tử, công nghệ lọc dầu, linh kiện máy bay và tiền giấy của bất kỳ loại tiền tệ chính thức nào của khối.

Brussels cũng cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga như ngọc trai, đồ trang sức, túi xách, nước hoa, đồ cổ, đồ sứ, rượu vang, rượu sâm banh và xì gà.

Về mặt nhập khẩu, giá trị kinh tế bị trừng phạt thậm chí còn cao hơn 91,2 tỷ euro hàng hóa của Nga hiện bị cấm trên toàn khối như than, vàng, sắt, thép, máy móc, xi măng, gỗ, nhựa, dệt may, giày dép, da, xe cộ và nhiều thứ khác. Đặc biệt hai sản phẩm đặc trưng của Nga là vodka và trứng cá muối đều bị cấm vào thị trường EU.

Tuy nhiên, không có biện pháp nào có thể so sánh với lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, nhắm trực tiếp vào nguồn thu chính của Nga và được xác định là biện pháp trừng phạt táo bạo và sâu rộng nhất của khối cho đến nay. Mặc dù lệnh cấm có miễn trừ đối với dầu thô nhập khẩu qua đường ống, nhưng đã loại bỏ khoảng 90% lượng dầu EU mua của Nga.

Ngược lại, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu hạt nhân và kim cương là một trong những mặt hàng xuất khẩu đáng chú ý nhất của Nga chưa bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Việc cấm vận năng lượng Nga khiến giá dầu và khí đốt ở châu Âu tăng cao, thúc đẩy lạm phát ở châu Âu trở nên trầm trọng. Ngược lại, Nga đã tận dụng bối cảnh giá cao này và kiếm được khoản lợi nhuận cao chưa từng có từ việc xuất khẩu năng lượng.

Nền kinh tế Nga đang tách rời khỏi các thị trường châu Âu truyền thống, chuyển hướng dòng năng lượng sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Nga không rơi vào thảm họa kinh tế như phương Tây dự tính

Bất chấp hơn 10 nghìn lệnh trừng phạt, trong năm qua Nga đã không rơi vào thảm họa kinh tế như phương Tây dự tính. Nhưng Tổng thống Vladimir Putin vẫn lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nga trong trung hạn. Điện Kremlin cũng nói rằng Nga sẽ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt của phương Tây vì chúng sẽ giúp Nga "tăng cường chủ quyền kinh tế và tài chính".

Vậy liệu Nga có thể bù đắp như thế nào cho những mối quan hệ đã bị cắt đứt với phương Tây thông qua việc tăng cường quan hệ với các nước khác?

Đồng ruble phục hồi và tăng giá, hệ thống siêu thị vẫn hoạt động, khi các thương hiệu quốc tế vẫn xuất hiện hoặc có những sản phẩm tương đương. Các nhà sản xuất ô tô phương Tây như Renault, Volkswagen và Mercedes-Benz ngừng sản xuất ở Nga, thì điện thoại thông minh và xe hơi Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều. Để né lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã nhập khẩu nhiều mặt hàng từ nước thứ ba không áp lệnh hạn chế với Moscow. Kim ngạch thương mại của Nga với các nước Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2022 đã tăng 83%, đạt gần 95 tỷ USD, trong khi với Trung Quốc cũng đã tăng gần 30% và đạt mức kỷ lục là hơn 190 tỷ USD.

Ông Nikolai Vavilov - Nhà báo, nhà phân tích kinh tế Nga: "Kim ngạch thương mại của Nga với châu Âu hiện nay ở hơn 200 tỷ USD, với Trung Quốc cũng gần mức đó, có nghĩa đã trở nên cân bằng. Theo tôi đó là sự cân bằng tự nhiên trong đa dạng hóa kim ngạch thương mại. Chính vì phương Tây từ chối nguyên liệu Nga còn Trung Quốc thì sẵn sàng mua. Bên cạnh đó mục tiêu đã được đặt ra với Ấn Độ tăng kim ngạch thương mại lên 50 tỷ USD. Chúng tôi đang đa dạng hóa, tức là chúng tôi có nhiều đối tác thương mại của mình".

Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ được xem là nhân tố tích cực giúp kinh tế Nga đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây, các giao dịch đồng ruble - Nhân dân tệ hiện chiếm 40% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối Nga. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga vẫn tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt nhờ việc chuyển hướng sang thị trường châu Á. Tháng ba năm nay, xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ Nga lên tới 6,75 triệu thùng mỗi ngày và hơn 90% xuất khẩu dầu thô là sang Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Nikolai Vavilov - Nhà báo, nhà phân tích kinh tế Nga: "Dầu mỏ và Nhân dân tệ - Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn cho Trung Quốc cùng với Saudi Arabia. Ở phương Tây, người ta nói rằng còn quá sớm để nói rằng đồng USD sẽ không được sử dụng, nhưng tôi cho rằng, trong bối cảnh thực tế cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ thì việc sử dụng đồng Nhân dân tệ có triển vọng lớn hơn".

Kinh tế Nga được cho là sẽ có sự phục hồi trong năm nay, sau khi giảm 2,1% trong năm 2022, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Theo số liệu mới đây của Ngân hàng Thế giới và phân tích thống kê do Sputnik thực hiện, Nga đã trở lại Nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với giá trị hàng hóa và dịch vụ đạt 2.300 tỷ USD năm 2022.

Trong tất cả các kịch bản cho sự phát triển của nền kinh tế Nga, các chuyên gia đều dự tính đến áp lực trừng phạt trong 10-15 năm tới. Do đó, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nga, định hướng lại dòng chảy xuất khẩu, thiết lập lại chuỗi cung ứng sẽ là quá trình không thể tránh khỏi và cần tiếp tục.

(Nguồn: VTV)

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

Đức & EU

Thế giới

Video

Theo dõi trên

Đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 tại CHLB Đức

Nhằm tưởng nhớ công đức Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước; góp phần cùng cộng đồng người Việt giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam tới bạn bè Đức và quốc tế, đặc biệt thế hệ trẻ sinh trưởng tại CHLB Đức; Được sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam, Hội Đồng hương Vĩnh Phú, Hội Người Việt Nam TP Leipzig, cùng các tổ chức Hội Đoàn người Việt Nam tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023, diễn ra tại CHLB Đức:

Thời gian:  Từ 13 giờ 00 đến 20 giờ, chủ nhật, ngày 23.04.2023.

Địa điểm: SELGROS, Maximilianallee 05, 04129 Leipzig. 

Nội dung chương trình: 

-Dâng hương và lễ vật lên bàn thờ Tổ, tưởng nhớ 18 vị Vua Hùng đã có công dựng nước. 

-Ca múa nhạc dân tộc, thể hiện văn hoá tâm linh, ca ngợi non sông đất nước Việt Nam. 

Đại Lễ Giỗ Tổ hân hạnh được đón tiếp các vị khách quý từ Việt Nam, Đại Sứ quán Việt Nam, lãnh đạo thành phố Leipzig, Halle, tiểu bang Sachsen, Sachsen Anhalt, quan khách địa phương cùng cả ngàn người Việt từ khắp các địa phương trên toàn nước Đức hân hoan đổ về tham dự, trở thành một Đại lễ hội quy mô lớn bậc nhất từ trước tới nay của cộng đồng người Việt Nam tại Đức.

Hội Người Việt Leipzig – Trung Cao

 

Checklist các loại bảo hiểm có tác dụng GIảm Thuế

Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?

các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:

1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung

2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.

3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.

4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.

5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động

6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn

7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.

8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung

9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.

10. Rechtschutzversicherung

Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:

 

- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)

- 2800e đối với người Selbständiger

 

Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.

 

Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.

Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de

 

Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.

Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không

Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế

Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?

Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.

Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...

Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?

Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)

 

Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)

Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.

Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.

Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice

 

Huong Luu

Lên đầu trang