Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- EU
Trong bối cảnh các nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang gặp khó khăn, việc Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế nhập khẩu có nguy cơ gây ra suy thoái và tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng euro.
Theo bài phân tích trên mạng Project Syndicate, tại cuộc họp nội các đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai, ông Trump đã tuyên bố ý định áp thuế 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU). Nhưng trước khi mở mặt trận châu Âu trong cuộc chiến thương mại của mình, ông Trump có thể muốn xem xét tình trạng kinh tế khó khăn của “lục địa Già”, với việc kinh tế Đức đang trải qua thời kỳ suy thoái kéo dài, trong khi Italy và Pháp cũng đang phải vật lộn với các vấn đề nợ công nghiêm trọng.
Một số người có thể cho rằng Tổng thống Trump không quan tâm đến số phận của châu Âu. Nhưng xét đến mức độ mà sự sụp đổ nợ của Hy Lạp năm 2010 đã làm rung chuyển thị trường tài chính Mỹ và thế giới, các cuộc khủng hoảng tương tự ở Pháp và Italy, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của EU (và lớn gấp nhiều lần Hy Lạp), sẽ gây ra hậu quả thực sự thảm khốc cho thị trường và nền kinh tế toàn cầu. Đó là điều mà Tổng thống Trump không muốn nhất trong nhiệm kỳ của mình.
Những khó khăn kinh tế gần đây của Đức là hậu quả từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch COVID-19, cú sốc năng lượng do cuộc xung đột Nga -Ukraine, nhu cầu của Trung Quốc đối với các hàng hóa của Đức giảm mạnh (sau khi bong bóng thị trường nhà ở Trung Quốc sụp đổ) và sự gia tăng cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và năng lượng sạch. Trong những hoàn cảnh này và xét đến việc xuất khẩu chiếm gần 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Đức không đủ khả năng chi trả thuế nhập khẩu của Mỹ.
Những tác động tiêu cực mà những cú sốc nói trên đã gây ra cho nền kinh tế Đức là rõ ràng. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 12%, trong khi kinh tế Đức không tăng trưởng về sản lượng và thậm chí năm 2023 còn rơi vào suy thoái, từ đó vẫn chưa phục hồi.
Thật không may, mọi dấu hiệu đều chỉ ra rằng ông Trump đang nhắm đến châu Âu nói chung và Đức nói riêng làm mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến thương mại của mình. Sau khi áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, ông Trump đang cân nhắc áp thuế tương tự đối với ô tô và các sản phẩm dược phẩm - một phần lớn trong số đó là hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Đức. Ông cũng đã đe dọa áp dụng thuế quan "có đi có lại" để phù hợp với thuế quan của các đối tác thương mại của Mỹ, đồng thời cam kết nhắm mục tiêu vào các quốc gia có thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ. Trong năm 2024, thặng dư thương mại của Đức với Mỹ đã đạt mức kỷ lục 72 tỷ USD.
Trong khi đó, Italy và Pháp hiện có tỷ lệ nợ công/GDP cao hơn so với thời kỳ khủng hoảng nợ công Khu vực đồng euro năm 2010-2012. Chính phủ hai nước này cũng đã tích lũy thâm hụt ngân sách lớn không bền vững, nhưng dường như thiếu ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề tài chính công của họ.
Ngay cả khi tập hợp được ý chí chính trị để hành động, Italy và Pháp cũng khó có thể đưa nợ công về mức bền vững. Bị mắc kẹt trong “chiếc áo bó” của đồng euro, những quốc gia này không thể sử dụng chính sách lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu hoặc nhu cầu của người tiêu dùng để bù đắp cho tác động thắt chặt tài khóa đối với tổng cầu. Hơn nữa, sự suy thoái đáng kể của kinh tế Đức sẽ khiến các quốc gia này càng khó giảm gánh nặng nợ của mình hơn, vì nhu cầu xuất khẩu của họ sẽ giảm.
Hy vọng cuối cùng của châu Âu là việc ông Trump nhận ra trước khi quá muộn, rằng việc gây ra suy thoái và khủng hoảng nợ ở châu Âu không có lợi cho kinh tế của Mỹ. Như cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã minh họa, hệ thống tài chính Mỹ có sự tiếp xúc đáng kể với nền kinh tế châu Âu. Đồng thời, sự suy thoái Khu vực đồng euro có thể là tin xấu đối với thị trường chứng khoán được ông Trump yêu thích, vì khoảng 40% lợi nhuận của các công ty S&P 500 có được từ hoạt động ở nước ngoài của họ.
Nhưng hy vọng không phải là một chiến lược, đặc biệt là vào thời điểm Tổng thống Trump dường như hoàn toàn cam kết với chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết". Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách châu Âu nên chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại toàn diện. Biện pháp phòng thủ tốt nhất sẽ là thực hiện các cải cách cơ cấu táo bạo mà cựu Thủ tướng Italy kiêm cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã đề xuất vào tháng 9/2024 để khôi phục khả năng cạnh tranh của khối.
Dù đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực, song EU vẫn "khổ sở" vì thiếu khí đốt trong bối cảnh thời tiết lạnh giá và nhu cầu tăng cao. Do đó, một số lãnh đạo EU đang kêu gọi đưa khí đốt Nga trở lại châu Âu.
3 năm trước, châu Âu đã phải hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong lịch sử hiện đại sau khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra. Trong suốt năm 2022, việc Nga “vũ khí hoá” nguồn cung khí đốt tự nhiên đã khiến tình hình an ninh năng lượng của EU trở nên căng thẳng, khiến giá khí đốt tăng vọt.
Do đó, Uỷ ban châu Âu (EC) đã triển khai kế hoạch REPowerEU nhằm loại bỏ dần việc nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga, đa dạng hoá nguồn cung năng lượng và sản xuất nhiều năng lượng sạch hơn.
Châu Âu đã tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ, từ khoảng 290 triệu đến 1,4 tỷ mét khối/tháng tăng vọt lên 2,8 tỷ mét khối/tháng sau khi xung đột ở Ukraine xảy ra.
EU đã nhanh chóng cắt giảm khí đốt Nga từ 45% tổng lượng nhập khẩu xuống chỉ còn 15% hiện tại. Các quốc gia EU đã đồng ý lấp đầy kho chứa khí đốt ngầm lên 80% công suất vào ngày 1/11/2022, nhưng sau đó đã vượt qua mức trần này lên 95%.
Kể từ khi thông qua kế hoạch REPowerEU, EU đã đa dạng hoá nguồn cung và giảm mạnh việc nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga. Các lệnh trừng phạt của EU đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế, than đá của Nga qua đường biển. Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga cũng giảm mạnh, giúp EU có thể loại bỏ hoàn toàn năng lượng Nga trong những năm tới.
Điều đáng chú ý là nhiên liệu hoá thạch, bao gồm cả khí đốt tự nhiên, đang dần mất đi vị thế trong năng lượng của châu Âu. Năng lượng tái tạo vẫn là nguồn năng lượng chính của châu Âu. Năm ngoái, năng lượng tái tạo đóng góp 48% sản lượng điện của EU, sau đó là hạt nhan với 24% và nhiên liệu hoá thạch là 28% - mức thấp kỷ lục.
2024 là năm đánh dấu ngành điện của EU ghi nhận mức phát thải thấp nhất, giảm 13% so với năm 2023. Trong khi hạt nhân vẫn là nguồn điện hàng đầu của của châu lục này, thì năng lượng gió lại “dẫn trước” khí đốt tự nhiên. Sản lượng điện mặt trời cũng cao hơn than đá.
Xu hướng này đã có từ trước năm 2022, kể từ khi EU ban hành Thoả thuận Xanh vào năm 2019. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã vượt qua than và khí đốt tự nhiên. Quá trình chuyển đổi xanh của EU càng được thúc đẩy mạnh mẽ trong 3 năm diễn ra mâu thuẫn Nga - Ukraine.
Không như nhiên liệu hoá thạch, các hệ thống năng lượng tái tạo phần lớn không có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng đột biến hoặc các cuộc khủng hoảng năng lượng không thể lường trước. Những cuộc khủng hoảng như vậy thường diễn ra trong thời gian ngắn và tạm thời, chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn chứ không phải do thiếu khả năng tiếp cận nguồn cung bên ngoài trong thời gian dài.
Đây chính là lý do khiến một số nhà lãnh đạo EU kêu gọi đưa khí đốt Nga trở lại thị trường châu Âu. Theo đó, họ sẽ thúc giục chính quyền EU và Ukraine tăng cường đám phán về khả năng nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine.
Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, đã tiết lộ rằng ông không loại trừ khả năng tuyến đường ống trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ được tái khỏi động. Fico gần đây cũng thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymir Zelenskiy về việc “mở van” đường ống này do giá năng lượng ở toàn bộ EU tăng cao.
Các nhà lãnh đạo EU đã họp vào tuần trước để thảo luận về Ukraine và vấn đề quốc phòng ở châu Âu. Tại sự kiện này, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Kaja Kallas, cho biết châu Âu cần tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine.
Năm ngoái, Moscow cho biết họ sẵn sàng ký một thỏa thuận khí đốt khác với Ukraine. Vào tháng 11, Nga cho biết họ sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine nếu Kyiv và các nước châu Âu liên quan có thể đạt được thỏa thuận.
Ukraine sẽ mất tới 1 tỷ USD mỗi năm từ do không còn nhận được phí trung chuyển từ Nga - khoản phí mà họ kỳ vọng sẽ bù đắp bằng cách tăng gấp 4 lần giá khí đốt trong nước. Trong khi đó, Gazprom sẽ mất gần 5 tỷ USD doanh thu bán khí đốt. Khí đốt của Ukraine chiếm 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU.
Tuần trước, giá khí đốt tự nhiên tương lai của châu Âu đã phục hồi lên 41,5 euro/MWh, đảo ngược hai ngày giảm giá, do dự báo nhiệt độ sẽ giảm sâu hơn bình thường. Nhu cầu sưởi ấm tăng có khả năng sẽ càng khiến kho dự trữ cạn nhanh. Kho dự trữ khí đốt của EU hiện chỉ còn 36,8%, giảm nhanh hơn dự kiến vào mùa đông năm nay do thời tiết lạnh hơn và sản lượng điện gió giảm.
Liên minh châu Âu, bị sốc trước chính quyền mới của Mỹ, đã quyết định tự đảm bảo an ninh cho mình.
Mặc dù không ai công khai nói về việc tách khỏi NATO, niềm tin vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương rõ ràng đã giảm sút. Liệu Brussels có thể cắt đứt quan hệ với Washington và điều này có ý nghĩa gì đối với Moscow? RIA Novosti đưa tin.
Mọi thứ cho phía trước
Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về chương trình ReArm Europe có tổng giá trị lên tới 800 tỷ euro. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết số tiền này sẽ đến từ quá trình tự do hóa tài chính. Đặc biệt, nhiều hạn chế sẽ được dỡ bỏ.
"Chúng ta đấu tranh cho hòa bình thông qua sức mạnh, và đó là lý do tại sao tôi đề xuất đầu tư 800 tỷ vào quốc phòng", bà nhấn mạnh. Và bà nói thêm: vấn đề là liệu châu Âu có sẵn sàng tự bảo vệ mình hay không.
Các nhà lãnh đạo Ý và Tây Ban Nha thực sự thích cách tiếp cận này - chính phủ của họ đang nợ nần và phải chịu các quy định về ngân sách của EU. Các nhà lãnh đạo của Áo, Thụy Điển, Hà Lan và Đan Mạch đã bày tỏ một số nghi ngờ, nhưng sau đó đã được trấn an.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban không phản đối việc tăng cường năng lực quốc phòng, nhưng từ chối hành động theo lệnh từ Brussels. "Những nỗ lực này nên trao quyền cho các thành viên EU, chứ không phải các quan chức ở Brussels", ông nói.
Tuyên bố cuối cùng đảm bảo việc phân bổ thêm tiền để tạo điều kiện cho việc tăng cường chi tiêu cho quốc phòng. Ngoài ra, họ lưu ý đến nhu cầu tăng "nguồn tài trợ quốc phòng ở cấp độ EU, bao gồm cả thông qua các ưu đãi dành cho tất cả các quốc gia.
Mối đe dọa chính tất nhiên là Nga. Tuy nhiên, không phải Moscow thúc đẩy châu Âu thực hiện các biện pháp khẩn cấp. Điều này là nhờ Tổng thống Mỹ, người có những quyết định khiến nhiều người bất ngờ.
Do đó, theo cuộc thăm dò của YouGov (công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh), 58% người Ý, 69% người Pháp, 74% người Đức, 75% người Tây Ban Nha và 78% người Anh coi ông Donald Trump là mối đe dọa lớn.
Người ta cũng lo sợ Tổng thống Nga Vladimir Putin (ở mức 74-89%), nhưng điều này từ lâu đã không còn làm ai ngạc nhiên nữa.
Chiến dịch của châu Âu
Ở Đức, Đảng CDU/CSU và SPD vẫn chưa thành lập được liên minh cầm quyền nhưng đã nhất trí tăng chi tiêu quân sự.
Do đó, Thủ tướng đắc cử Đức Friedrich Merz đã tuyên bố rằng các sự kiện ở châu Âu và thế giới đang diễn biến nhanh hơn mức người ta có thể tưởng tượng, do đó cần phải có những nỗ lực to lớn để đảm bảo quốc phòng. Điều này phải đạt được "bằng mọi giá".
CDU/CSU, cùng với SPD, có ý định đệ trình lên quốc hội một đề xuất cải cách cái gọi là phanh nợ, vốn không cho phép nhà nước vay quá 0,35% GDP.
Điều này được ghi trong hiến pháp và chỉ có thể bị bãi bỏ khi có sự ủng hộ của hai phần ba số thành viên Bundestag (quốc hội Đức), nhưng ông Merz muốn nâng mức này lên 1% GDP.
Cộng hòa Séc sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ 2 đến 3% GDP vào năm 2030. Theo Thủ tướng Petr Fiala, đây là "mức tối thiểu". Ông cũng tin rằng việc ông Trump đình chỉ viện trợ cho Ukraine đòi hỏi một sự thay đổi triệt để trong chính sách của châu Âu.
"Chúng ta phải tăng cường năng lực kinh tế và quân sự của mình và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho an ninh của chính mình. Điều này có nghĩa là tăng đầu tư vào quốc phòng.
Đảm bảo an ninh của chúng ta cũng có nghĩa là tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Chúng ta không thể cho phép một nước Nga tạo ra đe dọa chúng ta thành công. Đã đến lúc châu Âu phải chuyển từ lời nói sang hành động", Thủ tướng nhấn mạnh.
Phụ thuộc vào Mỹ
Ekaterina Shumitskaya, nghiên cứu viên tại Khoa Nghiên cứu Chính trị Châu Âu thuộc IMEMO RAS, liên hệ những nỗ lực tăng cường quốc phòng của châu Âu chủ yếu với cú sốc do ông Trump gây ra khi ông lên nắm quyền, bà không tin rằng họ sẽ thành công trong ngắn hạn và cả trong tương lai, điều này phụ thuộc nhiều vào chính sách đối ngoại của Washington.
"Quan hệ EU-Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng phát sinh ngay cả trước khi ông Trump nhậm chức, nhưng trở nên tồi tệ hơn dưới thời ông.
Các nhà ngoại giao châu Âu từ lâu đã lo sợ điều này, nhưng không chuẩn bị cho nó theo bất kỳ cách nào. Đặc biệt, EU đã thực hiện một lộ trình về độc lập trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, nhưng hầu như không có gì được thực hiện kể từ đó.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, ý tưởng này nhìn chung đã chuyển thành một cánh phụ trợ của NATO.
Theo đó, nếu ông Trump bị luận tội, khả năng xảy ra điều này đang tăng lên theo thời gian, và một chính trị gia sáng suốt hơn, theo quan điểm của EU, thay thế ông, thì ý tưởng về độc lập có thể lại mất đi sự liên quan", chuyên gia lý giải trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.
Bà cũng cho biết 800 tỷ euro là một con số ấn tượng, nhưng hiện tại tất cả chỉ là những khẩu hiệu đẹp đẽ chứ không phải là một kế hoạch hành động thực sự.
Đặc biệt, EU sẽ phải tái cấu trúc nền kinh tế và thấm nhuần vào người dân châu Âu ý tưởng rằng họ phải sẵn sàng mất đi mạng sống vì hạnh phúc của mình.
Tất cả những điều này có thể mất hàng thập kỷ, vì vậy còn quá sớm để nói về sự hủy diệt của NATO hoặc mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nga.
Nikolai Toporin, Phó Giáo sư Khoa Luật Châu Âu tại Đại học MGIMO, Nga đồng ý rằng kể từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, EU vẫn chưa củng cố được sự độc lập của mình khỏi Mỹ, nhưng hiện nay đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, tám năm trước không hề có xung đột nào xảy ra ở Ukraine.
"Không quan trọng là Nga có tấn công EU như các quan chức EU vẫn nói hay không. Ngoài ra, họ thấy rằng những cường quốc khác đều đang hiện đại hóa quân đội, trong đó có: Mỹ, Trung Quốc, Nga.
Hiện chỉ có Hungary không ủng hộ kế hoạch tái vũ trang của EU, nhưng nước này có ít quân nên tác động sẽ không nhiều. Điều quan trọng là Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh và Ý sẽ tham gia vào kế hoạch này", ông lưu ý trong một cuộc trò chuyện với RIA Novosti.
Theo ông, đến năm 2030, EU sẽ không đạt được mức chi tiêu quốc phòng như Mỹ, nhưng sẽ tiến gần đến mức đó. Trong thời Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã chi rất nhiều cho vấn đề an ninh và không có điều gì khủng khiếp xảy ra với họ và bây giờ cũng như vậy.
Từ năm 2035, châu Âu sẽ cấm bán ôtô mới trang bị động cơ xăng và diesel.
Liên minh châu Âu (EU) vừa một lần nữa khẳng định lệnh cấm bán ôtô trang bị động cơ đốt trong từ năm 2035. Quyết định này tiếp tục gây tranh cãi khi ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ ngành công nghiệp ôtô lục địa già.
Dù không cấm hoàn toàn xe chạy xăng, quy định mới yêu cầu ôtô bắt buộc có mức phát thải carbon dioxide (CO2) bằng 0. Trên lý thuyết, các nhà sản xuất vẫn có thể dùng nhiên liệu trung tính carbon như e-fuel hoặc hydro để đáp ứng quy định. Tuy nhiên thực tế, việc trung hòa carbon trên ôtô còn khó hơn sản xuất xe điện.
Trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực, các hãng xe bắt buộc giảm 55% lượng khí thải CO2 trước năm 2030. Quy định và mức phạt nếu vi phạm tiêu chuẩn khí thải được tính dựa trên mức trung bình phát thải 3 năm liền kề, bắt đầu từ giai đoạn 2025-2027.
Ngoài ra, EU cũng triển khai loạt biện pháp hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện. Gói "Battery Booster" trị giá 1,8 tỷ EUR, tương đương 1,95 tỷ USD. Gói ưu đãi này giúp đẩy mạnh sản xuất pin và linh kiện xe điện. Trong khi đó, châu Âu còn trích thêm 1,15 tỷ USD đầu tư nghiên cứu công nghệ pin thế hệ mới.
Về phía người tiêu dùng, EU cam kết mở rộng chương trình ưu đãi và cho thuê xe điện với giá rẻ hơn. Các hãng cũng đang tăng tốc ra mắt mẫu xe điện giá rẻ, điển hình là Citroën e-C3, Volkswagen ID.1, Renault Twingo EV và mẫu xe đô thị điện giá dưới 18.000 EUR của Dacia nhằm thay thế Spring.
Trong khi ông Macron muốn tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng trong việc chi tiêu nhiều hơn cho quân đội Pháp trong bối cảnh mới, một câu hỏi khó vẫn chưa được trả lời.
Sự thay đổi nhanh chóng trong cách tiếp cận của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đối với châu Âu và Ukraine đang thúc đẩy sự ủng hộ cho việc tăng chi tiêu quốc phòng trên khắp "cựu lục địa".
Một cuộc thăm dò của Ipsos đối với 1.000 người cho báo La Tribune Dimanche được tiến hành vào tuần trước cho thấy, 68% rất ủng hộ hoặc có xu hướng ủng hộ việc tăng ngân sách quốc phòng tại Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cùng với Thủ tướng Anh Keir Starmer, đã đi đầu trong các nỗ lực của châu Âu nhằm hỗ trợ Ukraine, bao gồm cam kết triển khai quân đội tới thực địa nếu cần như một sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Những nỗ lực như vậy đã thúc đẩy vị thế trong nước của các nhà lãnh đạo châu Âu. Một cuộc thăm dò của Ifop cho Ouest-France cho thấy, mức độ ủng hộ ông Macron đã tăng lên 31% vào tháng 3, tăng 7 điểm so với tháng trước và gần bằng mức trước cuộc bầu cử lập pháp sớm năm ngoái.
Câu hỏi khó
Trong khi ông Macron muốn tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng trong việc chi tiêu nhiều hơn cho quân đội Pháp trong bối cảnh mới, điều quan trọng là ông chủ Điện Elysee vẫn chưa trả lời được câu hỏi khó: Tiền sẽ đến từ đâu?
Nhà lãnh đạo Pháp đặt ra một "lằn ranh đỏ": Không nên tăng thuế để tài trợ cho việc tăng chi tiêu.
Điều này đã gây ra nỗi lo ngại trong các đảng đối lập và các nghiệp đoàn lao động rằng chi tiêu cho phúc lợi xã hội có thể bị "hy sinh" để củng cố nỗ lực quốc phòng, và bối cảnh hiện tại sẽ được sử dụng làm cái cớ để thúc đẩy các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân.
Trong khi Tổng thống Pháp có quyền lực lớn đối với chính sách quốc phòng, thì Quốc hội (Hạ viện) Pháp kiểm soát "hầu bao" – và liên minh trung dung của ông Macron không có đa số ở đó.
Ngoại trừ phe cực tả, hầu hết các đảng phái đều cảm thấy thoải mái khi tăng chi tiêu quốc phòng, nhưng lại có rất ít sự đồng thuận về cách chi trả cho khoản tăng này, đặc biệt là nếu nó đòi hỏi phải cắt giảm lớn ở những nơi khác.
Trong một quốc hội phân mảnh như ở Pháp, nơi không có chính đảng hay liên minh nào nắm giữ đa số ghế, thì nguy cơ lâm vào bế tắc là rất cao.
Một lựa chọn để nhanh chóng thúc đẩy chi tiêu quân sự ở Pháp là mở lại kế hoạch ngân sách năm nay và điều chỉnh nó.
Nhưng ngân sách hiện tại – bao gồm 53 tỷ Euro cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm mục đích giảm mức thâm hụt của Pháp (đạt 6,2% GDP vào năm 2024 và thuộc hàng cao nhất EU) – đã mất nhiều tháng để được thông qua và khiến một Thủ tướng bị bãi nhiệm.
"Pháp đang hướng tới những sự đánh đổi ngân sách khó khăn để điều hòa cam kết của chính phủ về việc giảm thâm hụt ngân sách trong khi vẫn tăng chi tiêu quốc phòng", cơ quan xếp hạng tín nhiệm Scope cho biết trong một lưu ý nghiên cứu.
Hiện tại, Pháp chi 2,1% GDP cho quân đội hằng năm, và Tổng thống Macron muốn đưa con số đó lên hơn 3%.
Theo ước tính của Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Sébastien Lecornu, quân đội Pháp lý tưởng nhất sẽ cần một ngân sách hằng năm xấp xỉ 100 tỷ Euro – tương đương với việc phải bổ sung thêm khoảng 30 tỷ Euro mỗi năm so với mức dự kiến trước đó của luật lập kế hoạch quân sự được thông qua vào năm 2023.
Tất cả các quốc gia châu Âu đang có nhu cầu tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, và tất cả đều phải đối mặt với câu hỏi khó tương tự về việc tìm nguồn tiền để thực hiện.
Hồi tháng 1, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi các quốc gia châu Âu chuyển hướng "một phần nhỏ" chi tiêu cho lương hưu, y tế và an sinh xã hội cho quân đội. Nhưng cho đến nay, lời kêu gọi như vậy chủ yếu phải đối mặt với sự phản đối, với các quốc gia như Italy và Litva đã nói "không".
Nhiều luồng ý kiến
Ở Pháp, việc kiên quyết đánh đổi phúc lợi xã hội để tăng chi tiêu quốc phòng có thể dẫn đến sự hỗn loạn. Những nỗ lực trước đây của ông Macron nhằm điều chỉnh mạng lưới an sinh xã hội của đất nước, đáng chú ý nhất là cải cách hưu trí, đã vấp phải các cuộc biểu tình và đình công diện rộng.
Chính trị gia cực hữu Marine Le Pen, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Tập hợp Quốc gia (NR) cho cuộc bỏ phiếu vào năm 2027, nói với báo Le Figaro rằng bà lo ngại ông Macron sẽ tăng gánh nợ của Pháp để tài trợ cho mục tiêu quốc phòng của mình.
Các đảng đối lập cánh tả và nghiệp đoàn của Pháp cũng lo lắng. Họ muốn thấy thuế tăng đối với những người giàu và các tập đoàn lớn, hơn là cắt giảm các khoản ngân sách khác.
Ngay cả trong chính phủ Pháp, cuộc tranh luận dường như vẫn chưa được giải quyết. Thủ tướng Pháp François Bayrou hôm 6/3 cho biết, "trong những ngày tới" ông sẽ đưa ra thêm các kế hoạch của chính phủ Pháp nhằm giải quyết vấn đề chi tiêu quân sự.
"Việc chăm lo quốc phòng là ưu tiên tuyệt đối, nhưng chúng ta không thể bỏ qua mọi vấn đề khác", ông Bayrou phát biểu hôm 7/3. Thủ tướng Pháp nói thêm rằng việc tìm ra giải pháp về cách tài trợ cho chi tiêu quân sự có thể mất tới 2 tháng.
Trong khi đó, các thành viên nội các đã đưa ra những thông điệp trái ngược nhau. Bộ trưởng Kinh tế Eric Lombard đã đưa ra đề xuất tăng thuế đối với người giàu và loại trừ việc cắt giảm chi tiêu xã hội.
Bộ trưởng châu Âu Benjamin Haddad chỉ trích các đề xuất tăng thuế và cho biết "làm việc nhiều hơn" có thể mang lại "dư địa" cho ngân sách, điều này là cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Lecornu cho rằng, nhà nước nên tập trung lại vào những gì ông coi là nhiệm vụ cốt lõi của mình – "quốc phòng, cảnh sát, công lý" – để tiết kiệm tiền.
Ông Cédric Perrin, một nhà lập pháp từ đảng bảo thủ Les Républicains và là Chủ tịch ủy ban quốc phòng và đối ngoại của Thượng viện Pháp, cho biết có thể tìm thấy tiền bằng cách hạn chế lãng phí trong chi tiêu công.
"Chúng ta phải nói sự thật với người Pháp. Cải cách là cần thiết", ông Perrin nói với Hiệp hội các nhà báo quốc phòng, trong đó Politico là một thành viên, hôm 7/3.
"Tôi không nói rằng chúng ta cần phải cải tổ mô hình xã hội, nhưng có thể tìm thấy tiền trong tình trạng quản lý yếu kém hiện nay", ông nói thêm.
Nguồn: Bnews; Soha; Giáo dục & Thời đại; Zing News; Người Đưa Tin
EU: Quan hệ với Mỹ ‘tan hàng’; ‘Đang ảo tưởng’; Bài toán gửi quân sang Kiev; Anh kêu gọi bảo vệ Kiev; Pháp kỳ vọng tự chủ quốc phòng
EU: Siêu thị khan café; Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt; Chi 840 tỷ đôcho quốc phòng; Chuẩn bị ‘ly hôn’ với Mỹ; Phe cực hữu chia rẽ vì Ukraine
EU: Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục; ‘Gáo nước lạnh’ lên hàng xa xỉ; Xoay sở trong thế khó; ‘Euro Eyes’ thay thế tình báo Mỹ; Xích gần các đối tác NATO
EU: Số ca mắc sởi tăng cao; Cú sốc với ngành rượu; Quay lưng với hàng Mỹ; ‘Bức tường’ ngân sách quốc phòng; Gia hạn trừng phạt Nga
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá