- Thời sự
- EU
Châu Âu đang phải đối mặt với mùa hè ngày càng nóng hơn, năm sau lại nóng hơn năm trước. Tình trạng biến đổi khí hậu khiến những đợt nắng nóng kéo dài và dữ dội hơn.
Nhiệt độ ở các nước Đông, Nam Âu được dự báo cận ngưỡng 40oC. Do nắng nóng bất thường kéo dài, các vụ cháy rừng đã và được dự báo sẽ xảy ra.
Tại Hy Lạp, 400 lính cứu hỏa được 16 máy bay ném bom nước và 13 trực thăng hỗ trợ trong nỗ lực dập tắt đám cháy bùng phát vào buổi chiều 11/8, cách thủ đô Athens 35 km. Bầu trời chuyển màu cam. Nhiều người dân đã phải sơ tán từ trước, trong khi người phát ngôn của đội cứu hỏa cho biết đám cháy lan nhanh, "như tia chớp", do gió mạnh, ngọn lửa cao tới 25m đã "nuốt chửng" cây cối, "tình hình vẫn nguy hiểm vì đám cháy đang lan giữa các khu dân cư".
Hàng trăm vụ cháy rừng đã bùng phát trên khắp Hy Lạp kể từ tháng 5, các nhà khoa học cho rằng tần suất và cường độ của cháy rừng là do điều kiện thời tiết ngày càng nóng và khô liên quan đến biến đổi khí hậu. Sau mùa đông ấm nhất trong lịch sử và thời gian dài ít hoặc không có mưa, Hy Lạp cũng ghi nhận tháng 6 và tháng 7 nóng nhất trong lịch sử và dự kiến cũng sẽ ghi nhận mùa hè nóng nhất từ trước đến nay.
Còn tại Pháp, ngày 11/8, người dân thành phố Bordeaux và khách du lịch đều phải tìm cách để hạ nhiệt trong khi thành phố phía Tây Nam nước Pháp này đang hứng chịu một đợt nắng nóng. Nhiệt độ đạt đỉnh điểm là 39oC khiến mọi người đổ xô đến các đài phun nước và những khu vực râm mát, cũng như các tiệm bán kem.
Bà Hadjira Kaim - một nha sĩ sống tại thành phố Poitiers (Pháp) - nói: "Chúng tôi hơi lo lắng cho hành tinh vì không biết sẽ như thế nào trong 10 năm, 20 năm, 30 năm nữa. Nhưng chúng tôi sẽ phải đối mặt thôi, thực sự không có lựa chọn nào khác".
Chủ nhật (11/8) là thời điểm đỉnh điểm của đợt nắng nóng kéo dài khắp nước Pháp, trong đó miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng nhiệt độ cũng tăng lên tới 33oC ở phía Bắc nước Pháp.
Cơ quan thời tiết Tây Ban Nha thì dự báo nhiệt độ cao trên khắp Tây Ban Nha và đã ban hành cảnh báo "nhiệt độ cực cao" cho xứ Basque và Cantabria ở phía Bắc vào ngày 11/8. Tại thành phố Bilbao, nhiệt kế trên đường phố cho thấy nhiệt độ là 45oC dưới ánh nắng Mặt trời vào khoảng 14h ngày 11/8.
Người dân địa phương và khách du lịch dũng cảm đối mặt với cái nóng trong tuần lễ nóng nhất trong năm ở Italy.
Ở thành phố Palermo trên đảo Sicily, nhiệt độ lên tới 40oC hôm 10/8. Trời đã không mưa trong nhiều tháng và dự kiến thời tiết nóng sẽ tiếp tục cho đến tháng 11.
Thành phố Palermo và đảo Sicily đã quen với mùa hè nóng nực kéo dài nhưng hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước làm cạn kiệt các hồ chứa nước, gây khó khăn nghiêm trọng cho nông nghiệp.
Hiện tại, Gazprom cung cấp khoảng 42 triệu m3 khí đốt mỗi ngày cho Châu Âu qua Ukraine, qua đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod, chạy qua Sudzhain, vùng Kursk, gần Ukraine.
Theo hãng tin Reuters (Anh), khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang Châu Âu vẫn đi qua tuyến trung chuyển tại Ukraine. Trong khi đó, nửa còn lại chảy qua đường ống dẫn khí đốt Turkstream nằm dưới Biển Đen.
Sudzha là điểm trung chuyển khí đốt tự nhiên cuối cùng của Nga đến khu vực Tây và Trung Âu vẫn còn hoạt động.
Khoảng 14,65 tỷ m3 khí đốt Moscow được cung cấp qua Sudzha vào năm 2023, tương đương khoảng 1 nửa lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang Châu Âu.
Trong khi đó, lượng tiêu thụ khí đốt của Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm xuống 295 tỷ m3 vào năm ngoái. Tuy nhiên, lượng khí đốt Moscow vận chuyển qua Kiev đã tăng 10,5% trong thời gian từ tháng 1-7/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, lên 8 tỷ m3.
Các đường ống dẫn khí đốt là một phần của hành lang Ukraine, đóng vai trò cung cấp dịch vụ vận chuyển khí đốt theo hướng Slovakia.
Các cuộc biểu tình phản đối du lịch đại trà đang diễn ra gần đây ở Tây Ban Nha dự kiến sẽ lan rộng khắp châu Âu
Trong những tháng gần đây, hàng nghìn người Tây Ban Nha đã tổ chức biểu tình phản đối du lịch đại trà ở các thành phố Malaga, Mallorca, Gran Canaria, Granada và Barcelona.
Người dân từ khắp các điểm đến phổ biến nhất ở Tây Ban Nha, quốc gia được ghé thăm nhiều thứ hai trên thế giới, đang lên tiếng phản đối các cuộc “xâm lược” của khách du lịch khiến thành phố của họ trở nên không thể sống được.
Ông Peter DeBrine, một quan chức dự án cấp cao về du lịch bền vững tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), cho rằng những điểm thu hút khách du lịch này đang vượt qua ngưỡng chịu đựng.
Hồi tháng 7, một cuộc biểu tình phản đối du lịch ở thành phố Palma de Mallorca đã thu hút sự tham gia của khoảng 10.000 người. Một trong những người biểu tình mong muốn ít khách du lịch hơn trong bối cảnh giá cả tăng vọt và áp lực lên các dịch vụ công.
Ông Peter DeBrine lo ngại, một cuộc khủng hoảng nhà ở tại những địa điểm đông du khách có thể trở thành giọt nước tràn ly, đồng thời cho rằng, du lịch đã làm trầm trọng thêm những lo ngại hiện tại về khả năng chi trả cho nhà ở, vì sự phát triển của các loại hình lưu trú ngắn hạn khiến cư dân địa phương không có cơ hội tiếp cận thị trường.
Quan chức này cũng nhận định, việc người biểu tình ở Barcelona phun nước vào du khách hay giơ biểu ngữ phản đối là “cực đoan và không cần thiết”, nhưng những hành động này “sẽ không biến mất cho đến khi có một số phản ứng”.
Khi kêu gọi thực hiện những thay đổi như cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, ông Peter DeBrine cũng cảnh báo về nguy cơ các cuộc biểu tình sẽ lan rộng ra ngoài Tây Ban Nha.
Pháp, Đức và Anh hôm nay ra tuyên bố chung về tình hình Trung Đông, kêu gọi Iran và các đồng minh kiềm chế. Trong khi đó, tình báo Israel cho biết Tehran có thể tấn công Israel trong vài ngày tới.
Tuyên bố chung của 3 cường quốc châu Âu kêu gọi Iran và các lực lượng đồng minh “kiềm chế những cuộc tấn công có thể gây leo thang căng thẳng khu vực và làm hỏng cơ hội đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin”.
Tuyên bố được đưa ra giữa tình hình sôi sục ở Trung Đông, khi Iran và lực lượng Hezbollah ở Li-băng thề sẽ đáp trả Israel vụ ám sát lãnh đạo cấp cao của Hamas và chỉ huy cấp cao của Hezbollah.
Iran và các lực lượng đồng minh “sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động đe dọa cơ hội đạt được hòa bình và ổn định”, tuyên bố nêu rõ.
Ba quốc gia cũng hoan nghênh “nỗ lực không mệt mỏi của các đối tác ở Qatar, Ai Cập và Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin”.
Pháp, Đức và Anh ủng hộ tuyên bố chung của Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al Thani, Tổng thống AI Cập Abdel Fattah El-Sisi và Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi tiếp tục đàm phán.
Tình báo Israel nhận định, Iran có thể tấn công Israel trong vài ngày tới, trước khi tiến trình đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza nối lại vào ngày 15/8. Nếu đúng như vậy, cuộc tấn công có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng đạt được thỏa thuận giữa Israel và Hamas.
Cộng đồng tình báo Israel tin rằng lực lượng Hezbollah sẽ tấn công trước, sau đó là đợt tấn công trực tiếp từ Iran.
Theo các nguồn tin, tên lửa và máy bay không người lái sẽ được Iran và lực lượng đồng minh sử dụng để tấn công mục tiêu quân sự và khu vực gần trung tâm đô thị.
Trong khi đó, Mỹ thông báo điều một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đến khu vực, báo hiệu ý định bảo vệ Israel trước các cuộc tấn công của Iran và đồng minh.
Tuy nhiên, tình báo Israel tin rằng Iran vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về thời điểm hay cách thức tấn công.
Phái đoàn thường trực Iran tại Liên Hợp Quốc ra tuyên bố cho biết: “Chúng tôi hy vọng phản ứng sẽ diễn ra vào thời điểm và theo cách thức không gây tổn hại cho thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng”.
Lễ bế mạc Olympic Paris 2024 xuất hiện nhiều hình ảnh kém đẹp.
Sáng 12/8 (tức đêm 11/8 ở Pháp), lễ bế mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra trên sân Stade de France. Giống ngày khai mạc, buổi lễ đánh dấu sự kết thúc của 1 kỳ Thế vận hội mùa hè gây thất vọng lớn. Dù chiêu đãi khán toàn thế giới 1 bữa tiệc thị giác đáng nhớ về ánh sáng, nhưng lễ bế mạc Olympic Paris 2024 vẫn có những "hạt sạn" to đùng, cho thấy công tác tổ chức kém chỉn chu.
1. Nghệ sĩ vừa diễn, vừa ăn mì ngay trên sân khấu
Trong quá trình theo dõi lễ bế mạc trên truyền hình, nhiều khán giả đã tinh mắt phát hiện 1 người đàn ông đứng ăn mì ngay bên cạnh dàn nhạc đang biểu diễn. Hình ảnh này khi được chiếu trên sóng đã bị khán giả chụp lại và chia sẻ lên mạng xã hội. Theo tờ The Sun, người đàn ông vừa ăn, vừa biểu diễn là thành viên trong ban nhạc. Sau khi kết thúc phần trình diễn đơn của mình, nam nghệ sĩ nói trên đã thản nhiên bưng tô mì ra ăn, trong lúc những thành viên còn lại đang tập trung cho hoàn thành tiết mục.
00:00:02
Khoảnh khắc 1 nghệ sĩ biểu diễn thản nhiên ăn mì trên sân khấu lễ bế mạc Olympic Paris 2024 được chia sẻ khắp cõi mạng
Khoảnh khắc nói trên gây tranh cãi trái chiều trên MXH. Nhiều người chỉ trích hành động ăn uống trên sân khấu trong lúc biểu diễn của nam nghệ sĩ là tùy tiện, thiếu nghiêm túc, không tôn trọng khán giả, ban tổ chức và đồng thời cũng tạo ra 1 hình ảnh kém đẹp tại sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới. Số khác lại cho rằng hình ảnh nghệ sĩ ăn mì trong lúc diễn rất thú vị và là điểm nhấn cho thấy sự tự do, phóng khoáng. Hơn nữa, tuy làm việc riêng nhưng nam nghệ sĩ vẫn theo kịp tiết tấu của đồng đội, hoàn thành tốt tiết mục mà không gây ra sự cố nào.
2. Khung cảnh hỗn loạn, quá khích phá hỏng tiết mục của nhóm Phoenix, nhóm bị tố hát nhép trắng trợn
Theo đó, trong lúc nhóm nhạc Phoenix biểu diễn, nhiều vận động viên phấn khích đã bất ngờ ùa lên khu vực sân khấu. Điều này làm ảnh hưởng đến phần biểu diễn trực tiếp của Phoenix, đồng thời tạo ra hình ảnh hỗn loạn, kém đẹp trong buổi lễ bế mạc.
Thậm chí để chương trình có thể tiếp tục diễn ra, bạn tổ chức còn phải phát thông báo yêu cầu các vận động viên rời khỏi sân khấu: "Chúng tôi đã chứng kiến một số vận động viên xâm nhập sân khấu. Nhưng các bạn vận động viên thân mến, xin hãy nhanh chóng rời khỏi khu vực này". Tình huống cho thấy công tác an ninh lỏng lẻo, kém cỏi khi không thể kiểm soát tình hình bên dưới sân khấu của ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Chưa hết theo The Sun, giọng ca chính của Phoenix là Thomas Mars còn bị chính khán giả theo dõi ở nhà tố hát nhép trắng trợn. Sự cố âm thanh được cho là tác nhân khiến người xem nhận ra "điều không ổn" trong tiết mục của nhóm nhạc đình đám nước Pháp này. Khán giả để lại bình luận: "Huy chương vàng cho bộ môn hát nhép", "Đây là phần hát nhép tệ nhất tôi từng xem từ trước đến giờ", "Toàn bộ phần biểu diễn âm nhạc của lễ bế mạc đều là hát nhép hết. Đúng là đáng xấu hổ"...
3. Hệ thống âm thanh thảm họa khiến nghệ sĩ và khán giả chịu trận
Lễ bế mạc Olympic Paris 2024 bị nhiều khán giả đánh giá là lễ bế mạc có âm thanh tệ nhất từ trước đến nay. Khán giả xem truyền hình bực tức cho biết họ phát điên khi theo dõi các màn trình diễn ở Olympic năm nay. Trong các phần biểu diễn, âm thanh liên tục bị tăng lên, giảm xuống mất kiểm soát, khiến người xem khó chịu. 1 ký giả trên tờ The Guardian thậm chí chia sẻ rằng bản thân không nghe ra ca khúc của nhóm Phoenix biểu diễn.
Hệ thống âm thanh gặp sự cố cũng khiến các nghệ sĩ gặp khó khăn trong việc biểu diễn trực tiếp. Ban nhạc Phoenix, Billie Eilish và nhiều nghệ sĩ khác đều cố gắng điều chỉnh giọng hát nhưng mọi cố gắng của họ đều không ăn thua bởi tiếng nhạc phát ra lúc lớn, lúc nhỏ đột ngột, thậm chí còn bóp méo giọng nghệ sĩ. Do phải biểu diễn trong điều kiện tồi tệ, nhiều nghệ sĩ đã có tiết mục hát live muốn quên nhất trong đời tại Olympic Paris 2024.
Nguồn: VTV; Thương hiệu & Công luận; Hà Nội Mới; Tiền Phong; Soha
EU: Vì sao lũ lụt; Doanh số bán ô tô mới giảm; NK dầu phá kỷ lục; Chính phủ mới ở Pháp gặp áp lực; Áo chia rẽ vì khí đốt Nga
EU: Nguy cơ thiếu khí đốt; Học mô hình kinh tế của Mỹ; Ống ngầm xuyên liên minh; Ác mộng với các công ty; Nợ công Pháp tiếp tục tăng
EU: Nỗ lực chặn người di cư; Khả năng ECB giảm lãi suất; DN phụ thuộc hàng TQ; Siết quy định các dự án hydro; Họp bất thường vì Liban
EU: Thành tựu chống lũ; Chia rẽ vì thuế xe điện TQ; Bài toán chuỗi cung ứng; Hoãn luật chống phá rừng; Anh nhượng chủ quyền đảo Chagos
EU: Chi tiêu tiết kiệm; Quân sự hóa kinh tế; Biểu tình phản đối xung đột ở Gaza; Tiếp tục ủng hộ Ukraine; Macron ‘sát muối’ vào Israel
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá