- Thời sự
- EU
Theo ước tính của công ty môi giới tái bảo hiểm Gallagher Re, thiệt hại do lũ lụt được bảo hiểm ở Trung Âu có thể lên tới 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) đến 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD).
Những trận lụt tàn phá khắp miền Trung và Đông Âu vừa qua sẽ gây ra những thiệt hại tồi tệ nhất cho các công ty bảo hiểm, trong đó có Powszechny Zaklad Ubezpieczen SA, Vienna Insurance Group AG và UNIQA Insurance Group AG.
Theo ước tính của công ty môi giới tái bảo hiểm Gallagher Re, thiệt hại do lũ lụt được bảo hiểm ở Trung Âu có thể lên tới 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) đến 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD).
Dữ liệu của Bloomberg Intelligence cho thấy con số này sẽ ngang bằng với chi phí của các trận lũ lụt thảm khốc năm 1997, 2002 và 2013. Các công ty bảo hiểm khác cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng bao gồm Generali và Allianz SE.
Các công ty bảo hiểm của Áo ước tính thiệt hại do bão lụt gây ra sẽ đạt mức kỷ lục từ 600-700 triệu euro, thậm chí có thể lên tới 1 tỷ euro.Wiener Staedtische, một công ty con của VIG và là công ty bảo hiểm lớn thứ hai của Áo tính theo tổng phí bảo hiểm, dự kiến sẽ nhận được yêu cầu bồi thường lên tới 100 triệu euro liên quan đến các trận bão và lũ lụt gần đây. Đây sẽ là vụ yêu cầu bồi thường thiên tai lớn nhất trong lịch sử của công ty.
Chuyên gia phân tích cấp cao Charles Graham của Bloomberg Intelligence cho biết, ngành bảo hiểm đang phải đối mặt với mức yêu cầu bồi thường thảm họa ngày càng tăng, phần lớn trong số đó có thể liên quan đến biến đổi khí hậu.
Hai công ty UNIQA và VIG phải đối mặt với rủi ro cao nhất do vị trí dẫn đầu của họ tại Áo, trong khi PZU chiếm thị phần lớn nhất ở Ba Lan. Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi lũ lụt chiếm 80% doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ ở cả ba công ty trên hoặc cao hơn.
Bloomberg Intelligence cho biết, bảo hiểm lũ lụt nhà ở phổ biến hơn ở Áo và Cộng hòa Czech (Séc) so với ở Ba Lan nên có thể làm lệch các khoản chi trả theo từng quốc gia.
Bão Boris đã có thời gian mưa gần như liên tục trên phần lớn lãnh thổ Cộng hòa Czech, Áo, Tây Nam Ba Lan và miền Đông Slovakia từ ngày 12 đến 15/9 khiến nhiều khu vực bị ngập lụt.
Chính phủ các nước trong khu vực bị ảnh hưởng đã thực hiện những biện pháp khẩn cấp và chuẩn bị chi hàng trăm triệu euro cho công tác dọn dẹp nhưng mực nước vẫn ở mức cao.
Chuyên gia Graham cho biết vì lũ lụt vẫn chưa lên đến đỉnh điểm nên sẽ phải mất một thời gian nữa mới có con số chính xác về mức độ thiệt hại.
Từng là lục địa thống trị kinh tế thế giới, nhưng châu Âu đang tụt lại phía sau. Điều này thể hiện rõ nhất trong so sánh với Mỹ - quốc gia có nền tảng văn hóa tương tự và là một phần của phương Tây.
Nhìn lại gần một thế kỷ vừa qua, kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, năng suất lao động của châu Âu liên tục tăng. Vào những năm 1990, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bắt kịp với năng suất tại Mỹ. Nhưng đáng tiếc là hiện nay châu Âu lại đang tụt hậu nhanh chóng về năng suất so với cường quốc lớn nhất thế giới và một số nước phát triển khác.
Một so sánh khác minh chứng cho sự tụt hậu của EU: Đó là vào năm 2008, nền kinh tế EU lớn hơn Mỹ một chút, còn hiện nay nền kinh tế Mỹ lớn hơn một phần ba so với EU.
Sự thua kém không chỉ thể hiện trên khía cạnh số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các công ty công nghệ mới của châu Âu phát triển rất chậm trong nhiều năm gần đây và gần như lục địa này không có công ty công nghệ lớn toàn cầu nào. Chỉ có hai công ty châu Âu trong số 20 công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường là SAP của Đức - công ty sản xuất hệ thống thông tin kinh doanh và ASML – nhà chế tạo các thiết bị quang khắc dùng để sản xuất chất bán dẫn (chip) của Hà Lan.
Châu Âu dường như cũng đang giảm dần đều về thứ hạng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khoa học và đổi mới. Dòng tiền giá rẻ nhờ chính sách lãi suất thấp do các ngân hàng trung ương tạo ra sau đợt khủng hoảng tài chính và sự hỗ trợ hào phóng của các chính phủ trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc hàng loạt công ty mới thành lập hoạt động kém hiệu quả và đang ngày càng trở nên "ốm yếu" hơn khi phải đối đầu với những khó khăn do giá năng lượng cao và lãi suất tăng.
Đáng chú ý, châu Âu dường như không có tầm nhìn về cơ hội sinh lợi. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho nhận định này. Đầu tiên là sự thiếu đầu tư vào phát triển và đổi mới. Châu Âu đã bỏ lỡ làn sóng số hóa cuối cùng và có nguy cơ bỏ lỡ cả sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Ví dụ, vào năm 2022, theo công ty tư vấn McKinsey, các công ty châu Âu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) ít hơn 60% so với các công ty Mỹ. Các công ty châu Âu có vẻ như đã không nhìn thấy cơ hội sinh lời trên thị trường hoặc họ lo ngại phải trả thêm một số chi phí trong trường hợp tung sản phẩm mới ra thị trường.
Điều này không phải hoàn toàn xuất phát từ những quy định có phần chặt chẽ về điều kiện kinh doanh của EU hay quy mô của thị trường. Theo một số phân tích, quy định về điều kiện kinh doanh ở Mỹ không khác nhiều so với ở châu Âu, nếu như không muốn nói là có một số quy định gần như giống nhau. Về thị trường, EU có thị trường chung, tổng dân số lớn hơn và do đó có nhiều khách hàng tiềm năng hơn Mỹ. Vậy lý do chính nằm ở đâu?
Rõ ràng, các quy định của EU và quốc gia thành viên đã tạo gánh nặng cho các công ty nội khối nhiều hơn so với các quy định tại Mỹ. Chỉ có một thị trường duy nhất hoạt động trên tất cả các địa phương của Mỹ, trong khi thị trường chung châu Âu lại bị phân mảnh bởi quy định của mỗi quốc gia thành viên. Nghĩa là châu Âu không hoạt động tốt trong một số lĩnh vực, cho dù đó là viễn thông, năng lượng hay dược phẩm và vận tải hành khách, hàng hóa. Ngoài ra, EU còn tồn tại các chế độ thuế khác nhau và doanh nghiệp cần phải làm việc với nhiều cơ quan chức năng khác nhau trước khi có thể tiếp cận các thị trường trong phạm vi nội khối.
Quy định ở châu Âu ngăn cản chính các công ty tại lục địa này dễ dàng mở rộng quy mô. Nó gây ra tình trạng tốn kém chi phí và ngày càng gắn liền với những yêu cầu quan liêu hơn. Việc không thể hoạt động trong một thị trường chung duy nhất dẫn đến thực tế là các công ty đa quốc gia lớn không phát triển ở đây và thị trường bị phân mảnh nghiêm trọng. Đồng thời, điều này dẫn đến giá hàng hóa cao hơn và do đó chi phí cao hơn cho khách hàng.
Thêm nữa là việc tuyển dụng và sa thải nhân viên trở nên rất khó khăn ở một số nước thành viên EU. Có những nơi và trong một số ngành rất khó để có thể sa thải nhân viên và một số vị trí sẽ không bao giờ được công ty tuyển dụng hợp pháp. Đó là nguyên nhân khiến nhân viên mất đi động lực học tập suốt đời, khi trình độ chuyên môn không phải là lý do chính để tuyển dụng. Nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ, từ đó ít công nghệ hiện đại được áp dụng và dẫn đến năng suất thấp hơn. Nhìn chung, điều này dẫn đến sự mâu thuẫn và thiếu động lực.
“Doanh nghiệp châu Âu cần lấy lại niềm tin” là nội dung chính trong một tuyên bố gần đây của Hiệp hội Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu. Tuyên bố nhấn mạnh cần thể hiện điều đó trong các tuyên bố chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà có những phàn nàn rằng bản thân EU nói chung đang không có bất cứ kế hoạch nào hướng về phía trước, cũng như không có tầm nhìn lớn nào có thể đạt được. Tất cả những gì mà khối này đang thể hiện chỉ là những kế hoạch không thực tế hoặc bị trì hoãn có chủ ý.
Vậy EU cần phải làm gì? Một báo cáo cạnh tranh mới do cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi, đệ trình lên Ủy ban châu Âu (EC) gần đây đã đưa ra giải pháp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của EU. Báo cáo nhận định cần phải tăng cường đầu tư vào khoa học, phát triển và đổi mới. Do tỷ lệ này ở châu Âu thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ, nên các nước EU riêng lẻ và đặc biệt là EU nói chung sẽ cần phải tham gia đáng kể vào các hoạt động như vậy.
Nhưng điều đó là chưa đủ. Trước hết, các nhà quản lý EU cần giảm bớt gánh nặng về yêu cầu hành chính cho các công ty và doanh nhân, cũng như đẩy nhanh việc cấp các loại giấy phép xây dựng và kinh doanh. Điều này không nhất thiết có nghĩa là phải có ít quy định hơn mà chúng phải được thực hiện hiệu quả hơn. Sau đó, cần phải hoàn thiện thị trường châu Âu thống nhất và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh liền mạch giữa các quốc gia thành viên trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế càng nhiều càng tốt. Đây là giải pháp có thể khơi dậy sự lạc quan nhất định cho các doanh nghiệp và nếu nó được phản ánh qua việc giá cả giảm, thì hiệu quả đạt được sẽ lan tỏa trên các phần còn lại của nền kinh tế EU.
Nếu hỗ trợ đổi mới tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như nghiên cứu, phát triển vũ khí hiện đại hoặc phương thức vận tải mới, thì điều này phải diễn ra cùng với đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm tàu cao tốc hoặc ô tô tự động trên đường cao tốc. Sự đổi mới đó sẽ giúp cuộc sống của người dân châu Âu trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, tâm lý lạc quan sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh tăng cao và khuyến khích người châu Âu chi tiêu nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.
Nhưng thật không may, tất cả điều này có lẽ vẫn chỉ là “những phác thảo trên giấy”, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Một số lượng lớn các công ty trong EU vẫn tiếp tục bí mật kinh doanh với Nga bất chấp lệnh trừng phạt của khối, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết.
Điểm khác biệt giữa chúng tôi và những nước khác nói chung là chúng tôi nói chuyện trung thực và cởi mở về vấn đề này. Toàn bộ châu Âu đều làm ăn với người Nga, nhưng một số nước phủ nhận điều này; chúng tôi không cần điều đó”, quan chức nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng Hungary không đồng ý với các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga, nhưng vì đây là chính sách của EU nên Budapest tôn trọng chúng.
Ông cho biết Hungary thường phủ quyết các đề xuất cụ thể của EU nếu chúng gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, đồng thời nói thêm rằng phát triển hợp tác kinh tế với Nga là một trong những lợi ích đó.
EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow vào năm 2014 và mở rộng các lệnh trừng phạt này sau khi xung đột Ukraine leo thang vào năm 2022. Các mục tiêu chính là các lĩnh vực có giá trị cao của nền kinh tế Nga, bao gồm năng lượng, tài chính và thương mại.
Hungary từ lâu đã bất đồng quan điểm với EU về cách tiếp cận xung đột Ukraine và chính sách trừng phạt của EU đối với Moscow. Euractiv đưa tin vào tháng 8, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao, điều này khiến EU khó có thể nhất trí về các lệnh trừng phạt mới.
Nhiều chuyên gia ở cả Nga và phương Tây đã cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt đơn phương gây hại nhiều hơn cho các quốc gia áp đặt chúng so với chính Nga.
Các quan chức EU cũng thừa nhận rằng Moscow đã thành công trong việc né tránh các hạn chế. Vào tháng 6, dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy doanh thu ngân sách của Nga từ dầu khí đã tăng vọt 73,5% trong tháng 1-tháng 5 năm nay, so với năm tháng đầu năm 2023.
Tờ Financial Times đưa tin, hơn một nửa số doanh nghiệp nước ngoài từng công bố kế hoạch rời khỏi Nga khi bắt đầu xung đột Ukraine hiện vẫn ở lại nước này.
Tờ báo cho biết, thành quả kinh tế mạnh mẽ của Nga đang khiến đất nước này trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty đa quốc gia. Hoạt động tiêu dùng phục hồi giữ chân các công ty phương Tây ở lại.
Theo dữ liệu do Trường Kinh tế Kiev tổng hợp, các doanh nghiệp của Anh như thương hiệu mỹ phẩm Avon và công ty hàng tiêu dùng Reckitt, cũng như nhà sản xuất khí công nghiệp Air Liquide của Pháp, nằm trong số 2.173 công ty nước ngoài tiếp tục hoạt động ở Nga tính đến ngày 5.5.2024.
Trong khi đó, có khoảng 1.600 công ty đã rút lui hoặc cắt giảm hoạt động tại nước này.
Với việc cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra vô cùng căng thẳng, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga đang khiến Hoa Kỳ và các đồng minh NATO thêm phần lo ngại. Bắc Kinh không chỉ giúp Moscow tránh được các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà còn cung cấp một lượng lớn các hàng hóa lưỡng dụng (các hàng hóa có thể được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự) như chip máy tính và các linh kiện máy móc giúp quốc gia này duy trì sức mạnh. Trong bối cảnh việc xây dựng nguồn lực quân sự của Ukraine đang gặp nhiều khó khăn, các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc trở thành một mối đe dọa ngày càng tăng đối với các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là các quốc gia sát với biên giới Kyiv. Bên cạnh việc chống lưng cho Nga, Bắc Kinh cũng đang đặt ra những thách thức nghiệm trong đối với các ngành công nghiệp cốt lõi của Châu Âu nói riêng và an ninh toàn kinh tế Châu Âu nói chung bằng chính sách “sản xuất dư thừa” của mình (sản xuất nhiều hàng hóa hơn mức cần thiết rồi bán phá giá ở các thị trường nước ngoài) để xuất khẩu xe điện (EV) và các tấm pin năng lượng mặt trời tại thị trường này với giá rẻ.
Đứng trước những vấn đề này, phản ứng của Châu Âu vẫn còn tương đối yếu ớt. Liên minh Châu Âu đã đưa mười công ty của Trung Quốc vào danh sách trừng phạt do liên quan tới việc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine – một hành động mà thậm chí Bắc Kinh còn không bận tâm để trả đũa. Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh vào đầu năm nay, mặc dù Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dừng việc xuất khẩu các hàng hóa lưỡng dụng, nhưng ngay sau đó, Putin đã có cuộc gặp riêng với Tập và ký kết nhiều thỏa thuận thương mại, quốc phòng Nga-Trung, bao gồm cả các cuộc tập trận quân sự mở rộng. Về kinh tế, những chính sách công nghiệp của Châu Âu và việc áp đặt mức thuế hiện tại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là không đủ để ngăn chặn làn sóng xe điện giá rẻ của Bắc Kinh hiện đang tràn ngập khắp lục địa. Những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhất chống lại Bắc Kinh cho đến nay đều chỉ đến từ Washington. Tuy nhiên, Châu Âu không thể để vấn đề này cho một mình Hoa Kỳ xử lý được nữa. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ không thể kết thúc theo các điều khoản mà Kyiv mong muốn nếu như Nga vẫn nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc, và Châu Âu cũng không thể duy trì sự thịnh vượng của mình nếu Trung Quốc có thể phá hỏng toàn bộ nền kinh tế công nghiệp của Châu Âu. Các quốc gia EU cần chứng minh rằng họ có đủ khả năng để chống lại những mối đe dọa tới từ Bắc Kinh.
Đội quân “Made in China” của Nga
Tác động của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraine có thể là một trong những mối đe dọa bị bỏ qua nhiều nhất đối với an ninh Châu Âu. Châu Âu cần ngưng ảo tưởng rằng Bắc Kinh là quốc gia trung lập trong cuộc chiến. Vào tháng 4 năm nay, các quan chức NATO ước tính rằng số lượng binh lính của quân đội Nga đã tăng 15% kể từ cuộc xung đột với Ukraine năm 2022. Phần lớn việc tăng trưởng này là nhờ vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh khi báo cáo của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đã ước tính rằng khoảng 90% hàng nhập khẩu giúp Nga duy trì cuộc chiến là đến từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đã tăng cường quan hệ quân sự với Moscow và các đồng minh thân cận của nước này. Vào tháng 7 năm nay, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tham gia các cuộc tập trận với Belarus, đánh dấu việc quân đội Trung Quốc lần đầu tiên đến gần với biên giới Châu Âu của NATO. Lực lượng không quân của Nga và Trung Quốc cũng đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược trong một cuộc tập trận chung gần Alaska, khiến Hoa Kỳ và Canada phải điều máy bay chiến đấu để cảnh cáo. Trong vấn đề ngoại giao, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường của mình về Ukraine, từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh về hòa bình được tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng 6 với lý do Nga không tham dự. Thay vào đó, các quan chức Trung Quốc đã cùng với Brazil thúc đẩy một kế hoạch hòa bình sáu điểm của riêng mình nhưng không đề cập đến vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, kêu gọi chấm dứt xung đột theo hướng cho phép Nga giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng.
Hiện tại, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tuân thủ các giới hạn trong việc hỗ trợ quân sự cho Nga với việc không viện trợ các thiết bị quân sự gây chết người. Tuy nhiên, điều này đang dần trở nên vô nghĩa khi Trung Quốc cung cấp cho Nga một lượng lớn hàng hóa lưỡng dụng, cũng như các bộ phận và linh kiện quan trọng mà Moscow cần cho cuộc chiến ở Ukraine. Với những nỗ lực của Hoa Kỳ khi tuyên bố sẽ xem xét trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc vì vận chuyển các mặt hàng này, Bắc Kinh đã cam kết sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu máy bay không người lái lưỡng dụng của mình. Tuy nhiên, theo Bloomberg đưa tin, Trung Quốc và Nga đang cùng nhau phát triển một loại máy bay tấn công không người lái mới, tương tự như máy bay không người lái Shahed của Iran, một dự án đưa Bắc Kinh tiến gần hơn đến ngưỡng viện trợ hàng hóa gây chết người.
Sự suy thoái trong các ngành công nghiệp của Châu Âu
Trong khi nguồn cung hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc giúp duy trì cuộc chiến tranh của Nga, Bắc Kinh cũng đang đe dọa sự thịnh vượng của Châu Âu thông qua các chính sách công nghiệp của mình. Hiện tại, tình trạng dư thừa công suất trong ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đang gây ra rủi ro rất lớn cho Châu Âu, bởi ngành công nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy việc làm của người dân Châu Âu. Tuy nhiên, phản ứng của Châu Âu trước làn sóng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc vẫn ở mức khá thấp so với các quốc gia khác như Canada và Hoa Kỳ. Thêm vào đó, ngành công nghiệp pin mặt trời mới của Châu Âu gần đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh thị trường trước sự sản xuất dư thừa của Trung Quốc thông qua hành vi ăn cắp công nghệ kết hợp với các khoản trợ cấp của chính phủ.
Nhiều ý kiến cho rằng việc Trung Quốc sản xuất hàng loạt các tấm pin mặt trời, xe điện và xe hybrid cắm điện giá rẻ đã phần nào thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu, nhất là trong bối cảnh Châu Âu phải chuyển sang xe không phát thải vào năm 2035. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô lại vô cùng quan trọng và mang tính chiến lược rất lớn đối với Châu Âu khi chiếm trực tiếp hơn 10% tỷ lệ việc làm trong ngành sản xuất tại sáu quốc gia thành viên EU, 7% GDP và 8,5% việc làm trong ngành sản xuất của EU.
Thêm vào đó, Châu Âu chưa từng chứng kiến bất kỳ một mối đe dọa sản xuất nào có quy mô lớn như Trung Quốc. Nếu không có các chiến lược phòng thủ và tấn công kỹ lưỡng, cũng như xử lý khéo léo việc các công ty Đức đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc (thị trường lớn nhất của ba “ông lớn” ô tô Đức BMW, Mercedes, and Volkswagen), thì ngành sản xuất ô tô của Châu Âu sẽ bị tàn phá nặng nề. Các nhà sản xuất ô tô Đức đang phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của chính sách Châu Âu với Bắc Kinh bởi họ đang thống lĩnh thị trường này, đặc biệt là trong phân khúc xe sang, và cũng đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ xe điện của quốc gia tỷ dân, bao gồm phần mềm, thiết bị điện tử và pin. Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty Đức đang rơi vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh hiện nay, bằng chứng là việc Volkswagen đã phải giảm giá mạnh phân khúc xe sang của mình để cạnh tranh với các thương hiệu quốc nội, và khả năng cao sẽ phải nhường sự thống trị trong lĩnh vực xe điện cho các công ty Trung Quốc.
Tháng 8 năm nay, Ủy ban Châu Âu đã sửa đổi và hạ mức thuế sơ bộ tháng 6 đối với một số nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Trung Quốc, với mức thuế khác nhau tùy theo nhà sản xuất và cao nhất là 46,3% áp dụng cho các công ty không hợp tác với EU điều tra về vấn đề trợ cấp. Mặc dù thấp hơn nhiều so với dự đoán, nhưng các mức thuế này có khả năng sẽ được các nhà lãnh đạo Châu Âu chấp thuận vào tháng 11 tới đây. Dẫu vậy, các chuyên gia lo ngại rằng điều này vẫn sẽ không đủ để ngăn chặn làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc và sự đầu tư của Bắc Kinh vào sản xuất tại Châu Âu. Năm 2023, xe điện và xe hybrid của Trung Quốc đã chiếm 37% tổng số xe nhập khẩu vào Châu Âu và các thương hiệu hàng đầu của Trung Quốc hiện đang cạnh tranh để thay thế các công ty ô tô hàng đầu Châu Âu. Các cơ quan quản lý Châu Âu cần phải cảnh giác với các nỗ lực của Trung Quốc nhằm lách luật bằng cách thiết lập các dây chuyền lắp ráp “bộ kit” xe điện Châu Âu cho những chiếc ô tô được sản xuất tại Trung Quốc. Ngoài thị trường xe điện, Trung Quốc hiện nay vẫn đang đẩy mạnh xuất khẩu ô tô có động cơ đốt trong trên quy mô toàn cầu, với khoảng ba phần tư số ô tô xuất khẩu năm 2023 là dòng xe chạy bằng xăng.
Kết luận
Với việc hậu thuẫn cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine và dần chiếm lĩnh thị trường sản xuất ô tô, Trung Quốc hiện đang trở thành mối đe dọa ngày một lớn đối với an ninh và sự thịnh vượng của Châu Âu. Một cách tiếp cận từ từ và chậm rãi với Bắc Kinh như hiện nay sẽ khiến Châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề. Thêm vào đó, với việc Tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ trở lại Nhà Trắng, EU cần phải nhanh chóng xử lý Trung Quốc thay vì sử dụng quốc gia này như một “tấm bia đỡ đạn” nhằm chống lại các chính sách thương mại bảo hộ hung hăng của Hoa Kỳ. Nếu không thực hiện được, sẽ rất khó để có thể thuyết phục chính quyền Trump duy trì sự hỗ trợ cho Ukraine và cho an ninh của toàn Châu Âu. Do đó, Châu Âu cần phải hành động càng sớm càng tốt để đảm bảo những lợi ích cốt lõi của bản thân.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa thông qua thành phần chính phủ mới của tân Thủ tướng Michel Barnier, với toàn bộ 39 thành viên đều thuộc các đảng trung dung và cực hữu. Sự kiện diễn ra hơn 2 tháng sau cuộc bầu cử hồi đầu tháng 7 dẫn tới một “Quốc hội treo” và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị tại Pháp.
Tân chính phủ tại Pháp sẽ có 17 bộ trưởng, trong đó 7 người thuộc liên minh trung dung của Tổng thống Macron và 3 người thuộc đảng bảo thủ Những người Cộng hòa của ông Barnier. Trong số các vị trí chủ chốt, ông Jean-Noel Barrot sẽ thay thế ông Stephane Sejourne là Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao. Ông Barrot, 41 tuổi, một chính trị gia trung dung được biết đến với công trình chuyển đổi kỹ thuật số và các vấn đề châu Âu. Ông có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu.
Ông Bruno Retailleau giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Ông Sébastien Lecornu tiếp tục được bổ nhiệm là Bộ trưởng Quân đội Pháp. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực quân sự của Pháp, bao gồm hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ và quản lý viện trợ quân sự cho Ukraine. Vai trò lãnh đạo của ông trong lĩnh vực quốc phòng sẽ rất quan trọng khi Pháp điều hướng vai trò của mình trong NATO và giải quyết căng thẳng địa chính trị gia tăng do các cuộc chiến ở Ucraina và Trung Đông.
Trong khi đó, vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính được trao cho Antoine Armand, người mới chỉ 33 tuổi. Là một nhân vật mới nổi trên chính trường Pháp, ông Armand sẽ có trọng trách chỉ đạo các chính sách tài khóa của Pháp và quản lý ngân sách năm 2025 sắp tới, trong bối cảnh Ủy ban châu Âu đang gây áp lực nhằm giải quyết khoản nợ ngày càng tăng của Pháp.
Thành phần và định hướng của chính phủ Pháp rất quan trọng bởi nước này có tiếng nói quan trọng hàng đầu trong chính sách của Liên minh châu Âu, là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên có vũ khí hạt nhân và quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, với với việc gạt các đảng cánh tả và cực tả sang một bên dù những đảng này đã giành được kết quả cao trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, tân Thủ tướng Barnier sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức.
Chuyên gia Alexander Turnbull của AP nhận định: “Phe cánh tả, vốn có số lượng đại biểu quốc hội lớn nhất, không được trao cơ hội thành lập chính phủ thiểu số và từ đó đã từ chối nhượng bộ và tham gia vào một liên minh thiên tả hơn. Đối với phe cực hữu, họ không phải là một phần của nội các mới này nhưng họ đã nêu rõ các điều kiện của mình và với tư cách là những người lập vua với nhóm nghị sĩ lớn thứ hai, họ có thể gây khó khăn cho các nỗ lực của tân Thủ tướng. Nhiệm vụ đầu tiên của liên minh không quá mới này sẽ là thúc đẩy ngân sách năm 2025 của Pháp. EU đang gây áp lực lên chính phủ để giảm thâm hụt và nợ của đất nước. Việc tăng thuế có thể khiến ông Barnier rơi vào thế khó và gây ra những cuộc tranh luận gay gắt tại Quốc hội."
Nổi tiếng với vai trò là nhà đàm phán hàng đầu của EU về Brexit, ông Barnier, một chính trị gia kỳ cựu 73 tuổi không còn xa lạ với các nhiệm vụ chính trị phức tạp. Tuy nhiên, việc thành lập một chính phủ có thể tồn tại trong một quốc hội chia rẽ như vậy sẽ thử thách kinh nghiệm sâu rộng và sự nhạy bén chính trị của ông. Bài kiểm tra chính trị lớn đầu tiên của tân Thủ tướng Pháp sẽ diễn ra vào ngày 1/10, khi ông dự kiến có bài phát biểu về chính sách chung trước Quốc hội.
Nguồn: VietnamPlus; Bnews; Công Luận; Nghiên Cứu Chiến Lược; Soha
EU: Vì sao lũ lụt; Doanh số bán ô tô mới giảm; NK dầu phá kỷ lục; Chính phủ mới ở Pháp gặp áp lực; Áo chia rẽ vì khí đốt Nga
EU: Lũ 'trăm năm có 1'; Học mô hình kinh tế của Mỹ; Tham vọng chip gặp khó; Thách thức với lãnh đạo mới; Vụ án chấn động nước Pháp
EU: Nguy cơ thiếu khí đốt; Học mô hình kinh tế của Mỹ; Ống ngầm xuyên liên minh; Ác mộng với các công ty; Nợ công Pháp tiếp tục tăng
EU: Nỗ lực chặn người di cư; Khả năng ECB giảm lãi suất; DN phụ thuộc hàng TQ; Siết quy định các dự án hydro; Họp bất thường vì Liban
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá