- Thời sự
- EU
Kinh tế quý II khu vực đồng euro chỉ tăng 0,2% so với quý I, yếu hơn ước tính trước đó của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat).
Tăng trưởng của khối 20 nước dùng đồng tiền chung euro thấp hơn ước tính ban đầu là 0,3% của Eurostat, một phần do tăng trưởng yếu hơn ở Pháp - nền kinh tế lớn chứ hai EU. Cùng với đó là ảnh hưởng của Ireland, với GDP quý II giảm cao nhất, ở mức 1%, ngược với dự kiến đi lên mạnh mẽ.
GDP quý II của cả Liên minh châu Âu (EU) - gồm 27 nước - cũng tăng 0,2% so với quý I. Ba tháng đầu năm, tăng trưởng của eurozone và EU cao hơn, đạt 0,3%.
Tình hình cho thấy tăng trưởng ở châu Âu đang kém hơn đáng kể so với Mỹ và Anh trong cùng giai đoạn. Kinh tế Mỹ quý trước tăng lần lượt 0,7% và 3,1% so với quý I và cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tư lẫn tiêu dùng ở EU suy giảm 3 tháng qua, là dấu hiệu cho thấy lãi suất cao đang làm giảm nhu cầu. Tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu và chi tiêu chính phủ, theo Eurostat.
Các khảo sát và dữ liệu gần đây dự báo kinh tế châu Âu tiếp tục suy yếu trong quý này. Ngày càng có nguy cơ rằng Đức - nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - suy thoái, sau khi GDP giảm 0,1% quý II.
Tăng trưởng kinh tế yếu đi đặt ra thách thức cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Sau đợt cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu kể từ 2019 hồi tháng 6, giới đầu tư kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất khi nhóm họp vào tuần tới.
Một số nhà hoạch định chính sách châu Âu muốn tiến hành nới lỏng tiền tệ một cách chậm rãi. Họ lập luận rằng nền kinh tế khu vực đồng euro không cần hỗ trợ khẩn cấp và lạm phát có thể được kiểm soát mà không cần giảm sản lượng hoặc việc làm, tức một kịch bản "hạ cánh cứng".
"Dù rủi ro đối với tăng trưởng đã gia tăng, nhưng hạ cánh mềm vẫn có khả năng xảy ra hơn suy thoái", Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành ECB, phát biểu gần đây. "Hạ cánh mềm" là thuận ngữ chỉ nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng một cách từ từ và có kiểm soát mà không dẫn đến suy thoái.
Nhưng số khác cho rằng eurozone có rủi ro sẽ rơi vào suy thoái hoặc đình trệ nếu không giảm chi phí vay với tốc độ nhanh hơn. Sau số liệu tăng trưởng do Eurostat công bố, Peter Vanden Houte, chuyên gia của Ngân hàng ING, dự đoán ECB sẽ ủng hộ quan điểm này. "Dựa trên triển vọng tăng trưởng yếu hơn, chúng tôi hiện tin rằng ECB sẽ tăng tốc độ nới lỏng tiền tệ", ông nói.
Cho đến nay, Lukoil của Nga không còn cung cấp dầu thô cho cả Hungary và Slovakia thông qua đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Ukraine.
Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Hungary và Slovakia qua Ukraine đã tăng đáng kể vào đầu tháng 9, nhưng ở đây không có phần của Lukoil PJSC – gã khổng lồ dầu mỏ bị Kiev trừng phạt. Lấp đầy khoảng trống do Lukoil để lại là Tatneft PJSC và các nhà sản xuất dầu khác của Nga.
Kiev đã thắt chặt các hạn chế đối với nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Moscow để phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo đó đã cấm Lukoil vận chuyển dầu thô qua lãnh thổ Ukraine từ hồi cuối tháng 6.
Các lệnh trừng phạt đối với Lukoil đã ảnh hưởng đến Hungary và Slovakia – 2 quốc gia Trung Âu không giáp biển vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô Nga thông qua đường ống Druzhba chạy qua Ukraine sau khi được miễn trừ tạm thời khỏi các lệnh trừng phạt năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).
Dẫn nguồn thạo tin trong ngành, Bloomberg cho biết, lượng xuất khẩu trung bình hàng ngày của các hãng dầu Nga sang Slovakia đã tăng 17% lên 18.300 tấn trong giai đoạn từ ngày 1-4/9, so với mức trung bình của tháng 8. Nguồn cung hàng ngày cho Hungary đạt 9.300 tấn, so với mức trung bình là 5.500 tấn của tháng trước.
Sự gia tăng này có thể chỉ ra rằng Hungary và Slovakia sẽ nhận được phần lớn nguồn cung từ Nga theo yêu cầu cho tháng này ngay từ đầu tháng 9, trong khi khối lượng hàng ngày nhỏ hơn sẽ đến trong phần thời gian còn lại của tháng, nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Cho đến nay, Lukoil không còn cung cấp dầu thô cho cả Hungary và Slovakia thông qua đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Ukraine, nguồn tin này nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết lượng hàng do Tatneft vận chuyển cao hơn vào tháng 7 đã cho phép "đảm bảo hoạt động bình thường của các tổ hợp năng lượng" của cả 2 quốc gia Trung Âu.
Bộ Năng lượng Nga từ chối bình luận khi được Bloomberg liên hệ. Lukoil và Tatneft đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Theo thỏa thuận cung cấp dầu hiện tại với Lukoil mà phía Ukraine đã chặn, phía Nga chịu trách nhiệm đưa dầu thô đến Fenyeslitke, một khu định cư nhỏ của Hungary và đến Budkovce ở Slovakia, cả 2 đều nằm gần biên giới với Ukraine.
Kể từ khi Ukraine trừng phạt Lukoil của Nga, một cuộc tranh cãi ngoại giao đã bùng phát giữa Kiev ở một bên và Bratislava và Budapest ở bên kia. Slovakia và Hungary cho biết động thái này làm suy yếu an ninh năng lượng của họ và đe dọa có biện pháp đáp trả.
Sau khi Hungary và Slovakia kháng cáo, Ủy ban châu Âu – cơ quan điều hành EU – đã xem xét vấn đề nhưng kết luận rằng "không có lý do gì để lo ngại".
Hãng thông tấn Maroc (MAP) trích dẫn số liệu của Bộ Nội vụ Maroc hôm 7/9 cho biết nước này đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Phi dẫn dữ liệu của Chính phủ Maroc cho biết, năm 2023, nước này đã ngăn chặn 75.184 người vượt biên bất hợp pháp sang châu Âu, tăng 6% so với năm 2022. MAP cũng cho biết thêm hải quân Maroc đã giải cứu 10.859 người di cư gặp nạn trên biển trong năm nay.
Hãng tin dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Maroc nhận định: "Vào năm 2024, Maroc tiếp tục phải đối mặt với áp lực di cư ngày càng tăng do hậu quả trực tiếp của tình hình bất ổn đang diễn ra ở khu vực Sahel và việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo".
Quốc gia Bắc Phi này từ lâu đã là điểm xuất phát chính cho những người di cư châu Phi muốn đến châu Âu qua biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương hoặc bằng cách vượt qua hàng rào bao quanh các vùng đất Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha tại châu Phi.
Maroc và Tây Ban Nha đã tăng cường hợp tác trong việc giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp kể từ khi hai nước hòa giải sau một cuộc xung đột ngoại giao trong năm 2022.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Ireland được mô tả là “khoảnh khắc lịch sử cho quan hệ Anh-Ireland," báo hiệu những bước cải thiện hơn nữa quan hệ song phương.
Trong cuộc hội đàm ngày 7/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Anh Keir Starmer - người đang có chuyến thăm chính thức Ireland, và người đồng cấp nước chủ nhà Taoiseach Simon Harris đã cam kết “tái thiết” mối quan hệ song phương từng bị ảnh hưởng bởi quá trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong một thông cáo báo chí, Văn phòng Thủ tướng Anh mô tả cuộc gặp này là “khoảnh khắc lịch sử cho quan hệ Anh-Ireland," báo hiệu những bước cải thiện hơn nữa quan hệ song phương.
Cũng theo nguồn tin trên, tại hội đàm ông Starmer nhấn mạnh hai bên cần “xác định cụ thể cách thức thiết lập lại mối quan hệ song phương một cách thực tế cho công dân của cả hai đảo quốc… Và tôi chắc chắn biết rằng điều này cần phải được gắn kết với những giá trị như hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau và tình hữu nghị."
Sau hội đàm, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết cả hai lãnh đạo đã ghi nhận mối quan hệ hiện có giữa hai quốc gia, nhưng “đồng ý muốn tiến xa hơn nữa, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư."
Hai bên nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Anh-Ireland đầu tiên vào tháng 3 năm sau, nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như an ninh, khí hậu, thương mại và văn hóa.
Cơ quan thăm dò Elabe đã công bố một cuộc khảo sát vào hôm 6/9 cho thấy 74% người Pháp cho rằng ông Macron đã bỏ qua kết quả bầu cử với 55% tin rằng Tổng thống lũng đoạn kết quả đó.
Hàng ngàn người đã xuống đường trên khắp nước Pháp hôm 7/9 để phản đối quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm chính trị gia Michel Barnier, một thành viên từ đảng trung hữu, làm thủ tướng.
Cụ thể, ông Macron đã bổ nhiệm ông Barnier, 73 tuổi, một chính trị gia bảo thủ - từng là nhà đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu, làm thủ tướng hôm 5/9, hai tháng sau quyết định triệu tập một cuộc bầu cử lập pháp dẫn đến một quốc hội bị chia rẽ thành ba khối.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với tư cách là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Barnier tối 6/9 cho biết, chính phủ của ông, vốn không giữ đa số, sẽ bao gồm những người bảo thủ, các thành viên trong phe của ông Macron và hy vọng một số người từ phe cánh tả.
Ông Barnier hiện đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là cố gắng thúc đẩy các cải cách và ngân sách năm 2025, do Pháp đang chịu áp lực từ Ủy ban châu Âu và thị trường trái phiếu để giảm thâm hụt.
Phe cánh tả, do đảng cực tả France Unbowed (LFI) lãnh đạo, đã cáo buộc ông Macron phủ nhận nền dân chủ và lũng đoạn cuộc bầu cử sau khi Tổng thống Pháp từ chối chọn ứng cử viên của liên minh Mặt trận bình dân mới (NFP) - bên dẫn đầu trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 7.
Cơ quan thăm dò Elabe đã công bố một cuộc khảo sát vào hôm 6/9 cho thấy 74% người Pháp cho rằng ông Macron đã bỏ qua kết quả bầu cử với 55% tin rằng Tổng thống lũng đoạn kết quả đó.
Đáp lại việc bổ nhiệm ông Barnier, thành viên từ đảng trung hữu Les Republicains (LR) - vốn chỉ xếp thứ năm trong quốc hội với chưa đầy 50 nhà lập pháp, các nhà lãnh đạo đảng cánh tả, các nghiệp đoàn và tổ chức sinh viên đã kêu gọi biểu tình quần chúng trước khi có những bước đi mới tiếp theo, bao gồm cả các cuộc đình công có thể diễn ra vào ngày 1/10 tới.
Đảng LFI cho biết 130 cuộc biểu tình sẽ diễn ra trên khắp cả nước.
Ông Barnier đã tiếp tục các cuộc tham vấn trong cuối tuần khi tìm cách thành lập chính phủ, một nhiệm vụ khó khăn khi ông đối diện khả năng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đặc biệt là với dự thảo ngân sách khẩn cấp cho năm 2025 sẽ được thảo luận tại quốc hội vào đầu tháng 10 tới.
Liên minh NFP và đảng cực hữu National Rally (RN) cùng chiếm đa số và có thể lật đổ thủ tướng thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu hai đảng quyết định hợp tác.
Mặt khác, theo Reuters, đảng RN đã ngầm chấp thuận ông Barnier bằng cách nêu ra một số điều kiện để không ủng hộ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, để ông trở thành người ra quyết định thực sự cho chính phủ mới.
"Ông ấy là một thủ tướng đang bị kiểm soát,” lãnh đạo đảng RN Jordan Bardella khẳng định với BFM hôm 7/9. "Không có chúng tôi thì không gì có thể xảy ra".
Nguồn: Vnexpress; Người Đưa Tin; Báo Tin Tức; VietnamPlus; Kinh tế & Đô thị
EU: Vì sao lũ lụt; Doanh số bán ô tô mới giảm; NK dầu phá kỷ lục; Chính phủ mới ở Pháp gặp áp lực; Áo chia rẽ vì khí đốt Nga
EU: Nguy cơ thiếu khí đốt; Học mô hình kinh tế của Mỹ; Ống ngầm xuyên liên minh; Ác mộng với các công ty; Nợ công Pháp tiếp tục tăng
EU: Nỗ lực chặn người di cư; Khả năng ECB giảm lãi suất; DN phụ thuộc hàng TQ; Siết quy định các dự án hydro; Họp bất thường vì Liban
EU: Thành tựu chống lũ; Chia rẽ vì thuế xe điện TQ; Bài toán chuỗi cung ứng; Hoãn luật chống phá rừng; Anh nhượng chủ quyền đảo Chagos
EU: Chi tiêu tiết kiệm; Quân sự hóa kinh tế; Biểu tình phản đối xung đột ở Gaza; Tiếp tục ủng hộ Ukraine; Macron ‘sát muối’ vào Israel
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá