- Thời sự
- EU
Các tổ chức nông nghiệp kêu gọi nông dân tổ chức biểu tình và kéo đến các cửa khẩu biên giới, nơi họ sẽ gặp gỡ những người đồng nghiệp từ các quốc gia láng giềng.
Phòng Nông nghiệp Cộng hòa Séc ngày 13/2 cho biết các tổ chức nông nghiệp tại Trung và Đông Âu đang kêu gọi nông dân biểu tình rầm rộ trên khắp khu vực vào ngày 22/2 tới nhằm phản đối chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU).
Nông dân tại nhiều nước châu Âu thời gian gần đây đã liên tiếp biểu tình nhằm phản đối Thỏa thuận Xanh cho châu Âu của EU với mục tiêu đạt được trung hòa khí hậu vào năm 2050, đồng thời phản đối tình trạng gia tăng chi phí hoặc cạnh tranh không công bằng từ nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Prague, trong hai ngày 12 và 13/2, các phái đoàn nông nghiệp khu vực Trung và Đông Âu đã thảo luận với Ủy viên Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski tại Otrenbus (Tây Nam thủ đô Warsaw của Ba Lan) về các vấn đề liên quan đến chính sách của EU và tác động đối với nông nghiệp EU.
Phòng Nông nghiệp Cộng hòa Séc cho biết các tổ chức nông nghiệp từ nước này cùng Slovakia, Hungary, Ba Lan, Latvia và Litva đã gửi yêu cầu lên Ủy viên Nông nghiệp EU.
Các yêu cầu đó bao gồm bồi thường cho nông dân vì đã tuân thủ các quy định mới liên quan đến bảo vệ môi trường, giảm bớt tình trạng quan liêu và tăng tính minh bạch của hệ thống trợ cấp, cũng như quy định rõ hơn về nông sản của Ukraine xuất sang thị trường EU.
Các tổ chức nông nghiệp cũng kêu gọi nông dân tổ chức biểu tình và kéo đến các cửa khẩu biên giới, nơi họ sẽ gặp gỡ những người đồng nghiệp từ các quốc gia láng giềng.
Phòng Nông nghiệp Cộng hòa Séc cảnh báo nếu Ủy ban châu Âu (EC) không đưa ra kế hoạch giải quyết các yêu cầu nêu trên trong thời gian cụ thể, tình trạng biểu tình phản đối sẽ được lặp lại tại các cửa khẩu biên giới.
Cơ quan này cũng cho biết đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình lớn "ở cấp độ quốc gia."
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Cộng hòa Séc Jan Dolezal nhấn mạnh rằng chỉ bằng cách phối hợp chung các yêu cầu và với một thủ tục chung, các tổ chức nông nghiệp khu vực mới có cơ hội thu hút sự chú ý đến "tình trạng tuyệt vọng" hiện nay của nền nông nghiệp châu Âu, cũng như gây sức ép lên các chính trị gia châu Âu và Cộng hòa Séc.
Trong những tuần gần đây, các cuộc biểu tình đòi điều kiện tốt hơn cho nông dân EU đã làm phức tạp tình hình giao thông và gây ra phong tỏa tại các cửa khẩu biên giới ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Romania.
Các cuộc biểu tình này không chỉ liên quan đến nỗ lực của EU trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn liên quan đến việc mở cửa thị trường cho nông sản giá rẻ của Ukraine, được cho là có thể hỗ trợ cho Kiev trong cuộc xung đột đang diễn ra tại quốc gia Đông Âu này.
Máy chiếu sử dụng bóng đèn có thể không còn được sản xuất hoặc nhập khẩu vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ năm 2026. Luật mới của EU cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bán bóng đèn để thay thế cho máy chiếu bóng đèn.
Nếu bạn đang cân nhắc mua máy chiếu mới hoặc đã qua sử dụng có bóng đèn UHP (hiệu suất siêu cao) có thể thay thế, có lẽ bạn nên xem xét lại.
Quy định 2023/2049 của EU sửa đổi từ quy định 2017/852 sẽ tự động có hiệu lực ở tất cả các quốc gia EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2026, khiến việc sản xuất và nhập khẩu thêm các sản phẩm có chứa thủy ngân trở thành bất hợp pháp. Theo báo cáo của trang rehders.de, quy định đó áp dụng với cả bóng đèn thông thường và bóng đèn máy chiếu (UHP).
Thủy ngân, ngay cả với số lượng nhỏ, cũng bị EU phân loại là nguy hiểm đối với con người, đó là lý do tại sao EU đã dần dần cấm các sản phẩm có chứa thủy ngân kể từ năm 2005.
Ảnh hưởng đến cả bóng đèn máy chiếu
Không chỉ việc bán máy chiếu dùng đèn mới bị ảnh hưởng mà bóng đèn dùng để thay thế cho các máy chiếu hiện có cũng sẽ bị cấm sản xuất và nhập khẩu vào các nước EU sau năm 2026.
Bóng đèn UHP thường có tuổi thọ từ 2000-4000 giờ trong điều kiện sử dụng bình thường, vì vậy chúng cần được thay thế thường xuyên trong suốt thời gian sử dụng của máy chiếu.
Bóng đèn UHP thường được kết hợp với máy chiếu DLP nhưng cũng có thể được sử dụng trong máy chiếu LCD.
Các nhà bán lẻ vẫn có thể bán hàng tồn từ sau năm 2026, nhưng những thay đổi này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất trong giai đoạn chuyển giao. Vì vậy, nếu bạn đang dùng máy chiếu bóng đèn thì nên tìm hiểu để mua sớm để dự phòng thay thế đề phòng hết hàng.
Theo rehders.de, các nhà sản xuất máy chiếu họ liên hệ đều không có kế hoạch cung cấp bóng đèn thay thế không chứa thủy ngân cho các loại máy chiếu bóng đèn.
Lựa chọn thay thế
Luật mới của Liên minh Châu Âu nhằm mục đích thay thế bóng đèn cũ trong nhà bằng các giải pháp thay thế như đèn LED. Do đó, các loại máy chiếu mới hơn có công nghệ LED và laser vẫn có thể được nhập khẩu và bán bình thường, bao gồm cả máy chiếu 'tầm ngắn' (UST).
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào một trong những TV LCD 4K 98 inch ngày càng có giá cả phải chăng. Cuối năm nay, các mẫu 4K 110 inch và 115 inch đầu tiên sẽ ra mắt tại châu Âu.
Nếu xem phim một mình, bạn cũng có thể khám phá các giải pháp như kính thực tại ảo Apple Vision Pro. Kính thực tại ảo này đi kèm với một ứng dụng rạp chiếu phim tại nhà tích hợp hỗ trợ phim 2D và 3D trên màn hình ảo lớn tới 1200 inch.
Đối với tình báo Nga, châu Âu hiện giờ bị suy yếu. Các nước châu Âu thành viên NATO không dành đủ 2% GDP cho quốc phòng sẽ không được Hoa Kỳ hỗ trợ nếu bị Nga tấn công, trong trường hợp Donald Trump đắc cử tổng thống. Cho dù nhiều nhà ngoại giao châu Âu khẳng định không nên xét nét từng câu chữ trong phát biểu vận động tranh cử nhưng lời đe dọa của cựu tổng thống Mỹ khiến châu Âu sực tỉnh.
Châu Âu đã quá tự tin rằng ổn định đã được tái lập sau nhiều thập niên hòa bình và ưu tiên phát triển kinh tế, lơ là mặt quốc phòng. Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 là lời cảnh báo lớn đầu tiên nhưng các nước vẫn tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng. Phải mất hai năm, kể từ khi Nga xâm lược Ukraina tháng 02/2022, châu Âu mới sực tỉnh. Hòa bình không còn được bảo đảm. Tất cả các nước châu Âu, thành viên NATO, đều chưa sẵn sàng chống trả một cuộc tấn công dù có mạng lưới phòng thủ chung và liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ về mặt quốc phòng
Trả lời đài truyền hình Pháp BFMTV ngày 13/02, tướng Jérôme Pellistrandi nhận định « hiện giờ, châu Âu còn phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ về mặt quốc phòng ». Là cường quốc lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ « chiếm gần nửa năng lực quân sự của NATO » và « nằm trong số những nước đóng góp nhiều nhất cho hoạt động của NATO ». Ngoài ra, Hoa Kỳ còn « khả năng phân tích và tình báo mà các nước đồng minh không thể thay thế. Mỹ là tai mắt của châu Âu ».
Lời đe dọa của cựu tổng thống Trump buộc các nước châu Âu hình dung ra một tương lai có thể không còn lá chắn Mỹ. Thực ra, từ hai năm gần đây, châu Âu đã chủ trương tăng ngân sách quốc phòng, với chỉ tiêu 2% GDP cho quốc phòng trở thành mức sàn, chứ không còn là mức trần. Tuy nhiên, tham vọng tự chủ chiến lược châu Âu, được Pháp khởi xướng, vẫn chật vật phát triển. Châu Âu đã lập một Quỹ Quốc Phòng chung đầu tiên, nhưng ít được đóng góp. Đa số các nước Đông và Nam Âu vẫn cho là có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Washington thông qua việc mua trang thiết bị quân sự Mỹ.
Chiến tranh do Nga phát động ở Ukraina cùng với « sự giao động giữa đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ ở Mỹ » buộc châu Âu cân nhắc để tránh quá bị phụ thuộc vào Washington. Pháp và Đức đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng sau khi Nga phát động chiến tranh ở Ukraina. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc đến « nền kinh tế chiến tranh ». Thụy Điển tái khởi động nghĩa vụ quân sự. Ba Lan đầu tư 3,9% GDP cho quốc phòng. Trong cuộc họp Tam giác Weimar, Pháp, Đức và Ba Lan đều kêu gọi tăng cường phòng thủ châu Âu.
Châu Âu cần phát triển tự chủ quốc phòng trong khuôn khổ NATO
Trả lời kênh truyền hình Quốc Hội Pháp Public Sénat, tướng Dominique Trinquand lưu ý rằng « 3/4 các nước châu Âu thành viên NATO không muốn Hoa Kỳ rút khỏi khối. Tuy nhiên, cần phải tái vũ trang, cơ cấu lại và chuẩn bị để châu Âu thành trụ cột của NATO ». Châu Âu cần tự chủ quốc phòng, nhưng « cần phải phát triển trong khuôn khổ tổ chức NATO ».
Thực vậy, đối với châu Âu, Nga trở thành « mối đe dọa trong 5 hoặc 6 năm tới ». Phương Tây đã đánh giá sai năng lực của Nga khi đánh cược vào việc Nga bị hụt hơi, nhưng giờ đã hiểu rằng Nga huy động được mọi phương tiện để sản xuất nhiều hơn, sẵn sàng mua vũ khí của Iran và Bắc Triều Tiên. Nhà phân tích địa chính trị Louis Duclos cảnh báo « về lâu dài, Nga có sức để gia tăng sản xuất » và có thể phục hồi nhanh chóng sau khi kết thúc chiến tranh Ukraina.
Trong trường hợp Nga giành chiến thắng ở Ukraina, tổng thống Putin có thể sẽ tính đến những tham vọng lớn hơn, kể cả một cuộc tấn công vào một nước thành viên NATO, trong khi liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương vẫn lo ngại đối đầu trực diện với Matxcơva. Một giả thuyết được Louis Duclos nhắc đến, là nguy cơ ông Trump được bầu làm tổng thống, rút khỏi NATO như đe dọa, đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình với Nga thì nạn nhân tiếp theo sẽ là châu Âu. Viễn cảnh ảm đạm này từng được tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo khi cho rằng các nước châu Âu sẽ nằm trong danh sách mục tiêu tiếp theo của Nga trong trường hợp Ukraina thất bại.
Khoảng 20 công ty, trong đó có 3 công ty từ Trung Quốc và 1 công ty Ấn Độ, có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại từ Liên minh châu Âu (EU).
Thêm vào đó, các doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Serbia và Kazakhstan cũng nằm trong danh sách trừng phạt mới của EU.
Gói trừng phạt thứ 13 của EU nhằm vào Nga dự kiến được công bố vào cuối tháng 2.
Nếu đề xuất nêu trên được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận, đây sẽ là lần đầu EU đưa các doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Ấn Độ - những đối tác thương mại lớn của khối - vào danh sách bị trừng phạt.
Theo Financial Times, những công ty này đang bị nhắm mục tiêu vì bị cáo buộc giúp Nga lách các biện pháp trừng phạt do EU áp đặt, đặc biệt là với việc cung cấp các linh kiện điện tử có thể được tái sử dụng để dùng cho máy bay không người lái và các hệ thống vũ khí khác.
"Các công ty châu Âu sẽ bị cấm kinh doanh với những doanh nghiệp nước ngoài nằm trong danh sách đen. Những biện pháp áp đặt với doanh nghiệp Ấn Độ 'sẽ đặc biệt nhạy cảm vì nước này là đồng minh của Mỹ và đang đàm phán thỏa thuận thương mại với EU”, Financial Times đưa tin.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, nước này sẽ yêu cầu đưa nhiên liệu dành cho các nhà máy điện nguyên tử vào gói trừng phạt thứ 13.
Dự báo, gói trừng phạt mới sẽ tập trung ngăn chặn các khả năng “né” trừng phạt, đặc biệt là đối với các hàng hóa có thể được sử dụng trong quân đội. Gói trừng phạt cũng sẽ liên quan đến hàng loạt cá nhân và pháp nhân.
Nguồn: VietnamPlus; VnReview; RFI; Báo Quốc Tế
EU: Giao thông hỗn loạn vì tuyết sớm; Khủng hoảng khí đốt mới; Bước lùi tham vọng xe điện; ‘Chảy máu’ chất xám; Bất an ở Biển Baltic
EU: Vụ gian lận thuế VAT; Dân quay lưng với Mỹ; Thách thức chờ Von der Leyen; Pháp gặp cú sốc ở Phi; Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa
EU: Giá khí đốt tăng; Tăng cường an ninh mạng; Mua sắm cuối năm gặp khó; ‘Né’ chiến tranh thương mại; Chính phủ Pháp bên bờ sụp đổ
EU: Mong muốn tự bảo vệ; Các thách thức kinh tế; Ngành pin xe điện lâm nguy; Ủng hộ thắt lưng buộc bụng; ‘Át chủ bài’ cuối cùng ở Kiev
EU: Ô nhiễm từ LNG; Cảnh báo bong bóng cổ phiếu AI; Tích cực thay thế LNG Mỹ; ‘Ủng hộ’ trái phiếu quốc phòng; Khó ‘gồng gánh’ Kiev
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá