Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- EU
Nghị viện châu Âu khoá mới giai đoạn 2024-2029 ngày 16/6 họp phiên toàn thể đầu tiên, với chương trình nghị sự hàng đầu là bầu ra các lãnh đạo chủ chốt của khối 27 nước thành viên, trong đó có các chức danh Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu.
Các thành viên của Nghị viện châu Âu khoá mới sẽ bầu Chủ tịch Nghị viện châu Âu nhiệm kỳ 2 năm rưỡi (tức một nửa nhiệm kỳ Nghị viện) và có thể được gia hạn. Cuộc bỏ phiếu diễn ra theo hình thức bỏ phiếu kín. Ứng cử viên nào giành được đa số phiếu bầu tuyệt đối sẽ trở thành Chủ tịch Nghị viện Châu Âu khoá mới. Nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số tuyệt đối sau 3 vòng bỏ phiếu, các nghị sĩ sẽ bước vào vòng bỏ phiếu thứ 4 để lựa chọn giữa 2 ứng cử viên dẫn đầu ở vòng thứ 3.
Sau bỏ phiếu chức danh Chủ tịch, Nghị viện châu Âu sẽ bầu các phó chủ tịch, đồng thời quyết định số lượng đại biểu của mỗi ủy ban trực thuộc. Đối với chức danh Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, đề cử sẽ do các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đưa ra và phải nhận được sự ủng hộ của đa số các thành viên Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán được dự báo sẽ không dễ dàng sau kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua với việc các đảng cực hữu giành các chiến thắng đáng kể tại các quốc gia có tầm ảnh hưởng, có vai trò lãnh đạo tại châu Âu.
Dù trên bình diện toàn châu Âu, kết quả này sẽ không gây ra những tác động quá lớn, song được dự báo sẽ có tác động tái định hình chính sách của Liên minh châu Âu trong 5 năm tới, đặc biệt là chính sách nhập cư, an ninh và chuyển đổi xanh. Đáng chú ý tại Pháp, sự nổi lên mạnh mẽ của làn sóng cực hữu đã khiến Tổng thống Emmanuel Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử sớm ngay vào cuối tháng 6 này. Đây là một trong những quyết định được coi là rất mạo hiểm.
Chuyên gia Fabian Zuleeg tại Trung tâm chính sách Liên minh châu Âu nhận định: “Những gì chúng ta thấy là một số yếu tố mang tính quốc gia đã ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, chẳng hạn như sự không hài lòng với các chính phủ. Các đảng cực đoan ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng cuối cùng, tất cả những điều này cho thấy sự cần thiết các chính phủ phải đánh giá lại các chính sách của mình sau một loạt cuộc khủng hoảng. Rõ ràng mọi người đang cảm thấy rằng thế giới nơi họ đang sống không còn thoải mái như trước nữa”.
Cũng trong ngày hôm qua một hội nghị thượng đỉnh không chính thức của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã diễn ra tại thủ đô Brussels, Bỉ để đánh giá kết quả, cũng như tác động của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đối với các chính sách lớn của khối và thảo luận về các đề cử chức danh chủ chốt của Liên minh châu Âu.
Trang tin Politico.eu dẫn một số nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán dường như đã ngã ngũ. Đương kim Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen gần như chắc chắn sẽ tại vị thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Tương tự chính trị gia người Malta, Roberta Metsola tiếp tục giữ chức Chủ tịch Nghị viện châu Âu. Trong khi đó, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đang là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Tuy nhiên, theo giới phân tích, với kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua, nền chính trị châu Âu vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ.
Cuộc họp của các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đêm 17-6 đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào về việc chọn lựa các ứng viên thay thế các lãnh đạo hiện tại (sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối tháng 6).
Theo Euro News, đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo kể từ cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) kết thúc hôm 9-6. Tâm điểm của cuộc họp là 27 thành viên EU chọn người kế nhiệm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Đại diện cấp cao về đối ngoại. Nhưng chủ tịch hiện tại của hội đồng, ông Charles Michel cho biết hiện chưa có thỏa thuận nào, đồng thời nhấn mạnh các cuộc thảo luận đang tiếp tục.
Các nhà ngoại giao trước đó đã bày tỏ hy vọng một thỏa thuận chính trị có thể đạt được vào ngày 17-6, trước thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh chính thức của EU ngày 27 và 28-6. Đa số thành viên EU chưa đồng ý cho bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch EC giữ nhiệm kỳ thứ hai. Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu cho chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho vai trò Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU.
Theo các hiệp ước của EU, việc lựa chọn ứng cử viên của các nhà lãnh đạo EU phải phản ánh kết quả của cuộc bầu cử EP, chia sẻ các chức vụ giữa những người chiến thắng. Dưới sự phân chia quyền lực phức tạp của EU, các nhà lãnh đạo có quyền đề cử chủ tịch tiếp theo của ủy ban, người chịu trách nhiệm xây dựng chính sách của EU về mọi thứ, từ khí hậu đến ngân sách chia sẻ khổng lồ.
Trong 5 năm qua, bà Von der Leyen đã dẫn đầu một nỗ lực lớn nhằm đảm bảo hàng tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 trong thời kỳ đại dịch, thành lập quỹ phục hồi kinh tế và tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả việc ủng hộ EU kết nạp Kiev làm thành viên. Tuy nhiên, trước cuộc bầu cử EP, nhiều nhà lập pháp xã hội và đảng xanh đã chỉ trích bà vì cố gắng giành được sự ủng hộ của Thủ tướng Italy Georgia Meloni, người thuộc đảng Anh em Italy theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã phê chuẩn chính sách hàng đầu nhằm khôi phục thiên nhiên bị tàn phá vào thứ Hai, sau nhiều tháng trì hoãn, biến nó trở thành đạo luật xanh đầu tiên được thông qua kể từ cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trong tháng này.
Luật khôi phục thiên nhiên là một trong những chính sách môi trường lớn nhất của EU, yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp khôi phục thiên nhiên trên 1/5 diện tích đất liền và biển của họ vào năm 2030.
Bộ trưởng môi trường của các nước EU đã ủng hộ chính sách này tại một cuộc họp ở Luxembourg, nghĩa là giờ đây nó có thể được thông qua trở thành luật.
Cuộc bỏ phiếu được tổ chức sau khi Bộ trưởng môi trường Áo, Leonore Gewessler của đảng Xanh, thách thức các đối tác liên minh bảo thủ của mình bằng cách cam kết ủng hộ chính sách, mang tới sự ủng hộ vừa đủ để được thông qua.
Bà Gewessler nói với các phóng viên: “Tôi biết tôi sẽ vấp phải sự phản đối ở Áo về vấn đề này, nhưng tôi tin rằng đây là lúc để thông qua luật này”.
Chính sách nhằm mục đích đảo ngược tình trạng suy giảm môi trường sống tự nhiên của châu Âu – khi 81% trong số đó được xếp vào loại suy thoái – và bao gồm các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như khôi phục các đầm lầy để chúng có thể hấp thụ lượng khí thải CO2.
Động thái của Bộ trưởng Áo đã khiến Đảng Nhân dân (OVP) bảo thủ của Thủ tướng Karl Nehammer tức giận, đảng này vốn phản đối đạo luật. Bộ trưởng thuộc OVP phụ trách các vấn đề EU, Karoline Edtstadler, nói lá phiếu ủng hộ của bà Gewessler là vi hiến.
Bỉ, nước giữ chức chủ tịch luân phiên EU và chủ trì các cuộc họp của các bộ trưởng, cho biết tranh chấp trong nội bộ chính phủ Áo sẽ không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu của các bộ trưởng EU.
Các nước EU và Nghị viện châu Âu đã đàm phán một thỏa thuận về luật này vào năm ngoái nhưng nó đã bị một số chính phủ chỉ trích trong những tháng gần đây giữa bối cảnh nông dân tức giận phản đối vì các quy định tốn kém của EU.
Phần Lan, Hungary, Ý, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Điển đã bỏ phiếu chống lại luật này vào thứ Hai. Bỉ bỏ phiếu trắng.
Các nước EU đã lên kế hoạch thông qua chính sách này vào tháng 3 nhưng đã hủy bỏ cuộc bỏ phiếu sau khi Hungary bất ngờ rút lại sự ủng hộ, xóa bỏ thế đa số ủng hộ mong manh.
Các quốc gia, bao gồm Hà Lan, bày tỏ lo ngại rằng chính sách này sẽ làm chậm việc mở rộng các trang trại gió và các hoạt động kinh tế khác, trong khi Ba Lan hôm thứ Hai nói chính sách này thiếu kế hoạch về cách tài trợ cho hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
Liên minh châu Âu (EU) thông báo thành lập Ban Kiểm toán có trụ sở tại Brussels (Bỉ) để đảm trách nhiệm vụ “ngăn chặn gian lận, tham nhũng, xung đột lợi ích và những bất thường” trong nguồn tài trợ mà khối cung cấp cho Ukraine.
Cơ quan này dự kiến sẽ hoạt động cho đến giữa năm 2028, cung cấp các báo cáo thường xuyên cho Ủy ban châu Âu cũng như thống kê mọi mối lo ngại.
Hồi tháng 2, các nước thành viên EU đã nhất trí cung cấp cho Ukraine khoản tài trợ lên tới 50 tỷ Euro từ năm 2024 - 2027. Số tiền này sẽ giúp tài trợ cho quá trình hiện đại hóa và tái thiết Ukraine, đồng thời giúp quốc gia Đông Âu duy trì các dịch vụ công cho người dân không bị gián đoạn và thực hiện nhiều cải cách cần thiết để gia nhập EU.
Chương trình trên cũng đi kèm một số điều kiện, yêu cầu Ukraine tăng cường đáng kể nền pháp quyền và các thể chế dân chủ của đất nước.
Suốt nhiều năm qua, tham nhũng được coi là một trong những vấn đề chính gây khó khăn cho Ukraine. Đất nước này đã bị rung chuyển vì một số vụ bê bối mua sắm quân sự cấp cao trong những tháng gần đây.
Báo cáo do Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng trước cũng bày tỏ lo ngại về nạn tham nhũng ở Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả đây là “căn bệnh đặc hữu”, đồng thời đánh giá Chính phủ Ukraine là “một trong những cơ quan ít chịu trách nhiệm nhất” ở châu Âu.
Kiev hiện chưa lên tiếng bình luận về các động thái trên.
Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu nhận sự ủng hộ cao bất ngờ trước thềm bầu cử Pháp, khi hàng rào ngăn chủ nghĩa cực hữu ở nước này ngày càng lung lay.
Ngồi trên ban công một quán cafe ở thành phố Chateauroux, miền trung Pháp, Daniel, 60 tuổi, không muốn đề cập nhiều đến ý định bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 30/6.
Tuy nhiên, nhà thầu xây dựng đã về hưu này tỏ ra phẫn nộ với Tổng thống Emmanuel Macron. Daniel cho rằng ông chủ Điện Elysee cũng tự mãn giống như giới tinh hoa ở Paris, hành động rất ít để ứng phó tình trạng tội phạm gia tăng và quyết định tăng tuổi nghỉ hưu thêm hai năm là không công bằng.
Những đảng cánh hữu và cánh tả truyền thống mà Daniel từng bỏ phiếu ủng hộ trong quá khứ cũng gây thất vọng. Do đó, ông dự định lần này sẽ bầu cho các ứng viên trong đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen.
"Tôi không nói mình chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho RN, nhưng họ cũng có những điều thú vị riêng", Daniel nói, nhấn mạnh đảng cực hữu này có quan điểm quyết liệt trong vấn đề nhập cư. Ông không quan tâm đến việc Jean-Marie Le Pen, nhà sáng lập RN, bố của bà Le Pen, từng có phát biểu thân phát xít. "RN không còn là đảng của Jean-Marie Le Pen nữa".
Quan điểm của Daniel phần nào phản ánh sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho chủ nghĩa cực hữu ở Pháp, khi những tiêu chuẩn truyền thống đóng vai trò như hàng rào giúp ngăn các nhóm cực hữu lên nắm quyền đang dần sụp đổ.
Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) hồi đầu tháng, RN nhận 33% số phiếu, gấp đôi kết quả mà đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của ông Macron thu được. Điều này được coi là cú sốc lớn làm rạn nứt liên minh cầm quyền, buộc ông Macron phải giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm, bắt đầu từ ngày 30/6 và vòng thứ hai ngày 7/7.
Nhiều thế hệ chính phủ Pháp đã thiết lập một thỏa thuận ngầm giúp ngăn các đảng cực hữu tiến gần đến quyền lực. Nhưng quyết định tổ chức bầu cử sớm của Tổng thống Macron đang tác động mạnh mẽ đến chính trường Pháp, khiến ngay cả các đồng minh của ông cũng lo ngại rằng Macron sẽ trao chìa khóa quyền lực cho phe cực hữu.
Ngay sau khi ông Macron giải tán quốc hội, các đảng đối lập từ nhiều cánh chính trị đã gấp rút đàm phán để thiết lập các liên minh, giúp họ tối đa hóa cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử. Điều này đã mở ra cơ hội cho phe cực hữu.
Kết quả các thăm dò gần đây cho thấy RN đang dẫn đầu, tiếp theo là liên minh cánh tả New Popular Front mới thành lập ngày 10/6. Cả hai lựa chọn này đều có thể mang đến những chính sách cực đoan và bất ổn tài chính cho nước Pháp. Đảng Phục hưng của ông Macron, bị phe cánh tả và cánh hữu cùng công kích, đang ở vị trí thứ ba.
Lợi thế đang gia tăng với RN, khi New Popular Front, liên minh 6 đảng xoay quanh đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất, được thành lập vội vàng và cho thấy nhiều dấu hiệu rời rạc. Tình trạng này làm suy yếu cái gọi là "mặt trận cộng hòa", hàng rào mà các chính đảng Pháp chung sức xây dựng để đẩy lùi chủ nghĩa cực hữu.
Ngày 16/6, nhằm ổn định liên minh, lãnh đạo Nước Pháp Bất khuất Jean-Luc Melenchon tuyên bố sẽ để người khác làm thủ tướng nếu New Popular Front giành đa số ghế tại quốc hội. Ông Melenchon, từng bị kết tội vì bạo lực gia đình, cũng rút khỏi cuộc bầu cử sau khi vấp phải sự phản đối từ các đảng khác.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal ngày 17/6 nói đảng của ông Macron quyết định không đăng ký ứng viên tại 65 khu vực bầu cử để mở đường cho những đảng khác có cơ hội chiến thắng cao hơn trước ứng viên cực hữu và liên minh cánh tả mới thành lập.
Trong khi đó, bà Le Pen cùng các đồng minh đang tận dụng cơ hội để tiếp cận các cử tri, nhấn mạnh họ có thể tin tưởng RN về mặt kinh tế. "Tôi sẽ khôi phục trật tự trên các con phố và ngân sách", Chủ tịch RN Jordan Bardella nói với kênh France 3. Le Pen từng cho biết ông Bardella, 28 tuổi, sẽ là thủ tướng nếu bà xây dựng được liên minh giữ đa số ghế tại quốc hội.
RN chưa công bố cụ thể cam kết của họ, nhưng tuyên bố sẽ giảm thuế với nhiên liệu và năng lượng, lấy lại quyền kiểm soát chính sách năng lượng từ EU, hạ tuổi nghỉ hưu và tăng lương công chức.
Giới quan sát nhận định tính toán chính trị của Tổng thống Macron khi tổ chức bầu cử sớm đang khiến Pháp đối mặt tương lai khó đoán. Quốc hội Pháp có 577 ghế. RN giữ 88 ghế trong quốc hội khóa 16 vừa bị giải tán.
Theo kết quả khảo sát gần đây của đơn vị thăm dò IFOP, RN có thể thắng vòng một với 33% phiếu. Cộng với đảng Cộng hòa bảo thủ sẵn sàng liên minh với RN, phe này sẽ có 37% số phiếu. Liên minh cánh tả nhận được 28%, trong khi đảng Phục hưng của ông Macron về thứ ba, chỉ 18%.
"Chúng ta chuẩn bị tiến vào một tương lai khó đoán. Chúng ta khả năng sẽ có quốc hội treo", cử tri Maxime Chetrit, 60 tuổi, nói với Reuters, ý nhắc đến tình trạng không phe nào ở quốc hội có đủ đa số ghế để thành lập chính phủ.
Tuy nhiên, một số khảo sát cho rằng RN sẽ hội đủ phiếu để nhắm đến vị trí thủ tướng Pháp, thậm chí có thể thắng đa số phiếu mà không cần liên minh. Điều này sẽ buộc ông Macron phải chia sẻ quyền lực với Bardella, người sẽ giữ chức thủ tướng.
RN thắng cử sẽ là kịch bản gây chấn động lịch sử Pháp hiện đại. Phe cực hữu chưa từng lên nắm quyền từ sau thời kỳ Vichy, giai đoạn phát xít Đức chiếm đóng Pháp những năm 1940. Ngoài ra, do bà Le Pen có quan điểm theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và mong muốn lấy lại quyền lực của Pháp từ EU, quan hệ giữa nước này với đối tác thân thiết nhất là Đức sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Pascal Perrineau, học giả nghiên cứu về chủ nghĩa cực hữu suốt nhiều thập kỷ, không còn dám loại trừ khả năng cử tri sẵn lòng để RN dẫn dắt.
"Vài năm trước tôi còn nói họ sẽ rất khó chiến thắng", Perrineau nói với FT. "Giờ đây, tôi thấy việc này là khả thi, thậm chí là gần như chắc chắn".
Nguồn: VOV; Sài Gòn Giải Phóng; VOA; Hà Nội Online; Vnexpress
EU: Quan hệ với Mỹ ‘tan hàng’; ‘Đang ảo tưởng’; Bài toán gửi quân sang Kiev; Anh kêu gọi bảo vệ Kiev; Pháp kỳ vọng tự chủ quốc phòng
EU: Siêu thị khan café; Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt; Chi 840 tỷ đôcho quốc phòng; Chuẩn bị ‘ly hôn’ với Mỹ; Phe cực hữu chia rẽ vì Ukraine
EU: Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục; ‘Gáo nước lạnh’ lên hàng xa xỉ; Xoay sở trong thế khó; ‘Euro Eyes’ thay thế tình báo Mỹ; Xích gần các đối tác NATO
EU: EBRD hạ mức tăng trưởng; Ngành ô tô gặp thử thách; Tìm đối trọng với Trump-Putin; Đáp trả mối đe dọa của Trump; Buồn của kinh tế Anh
EU: Nguy cơ khủng hoảng nợ; Chật vật vì khí đốt; Đổ tiền cho quốc phòng vô ích; Tái khẳng định cấm xe xăng; Thế khó của Tổng thống Pháp
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá