- Thời sự
- EU
Trong lúc nhiều nơi mong muốn thu hút khách du lịch thì có những điểm đến lại đối mặt với tình trạng quá tải khiến trải nghiệm của du khách không được trọn vẹn, còn người dân địa phương rơi vào mệt mỏi. Tại châu Âu, các phong trào phản đối du lịch quá mức đang xuất hiện ở nhiều điểm đến.
Từ quần đảo Canary (Tây Ban Nha), Venice (Italy) đến Amsterdam (Hà Lan), Paris (Pháp)... hay những điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu, cụm từ “quá tải du lịch” được nhiều người nhắc đến trong mùa hè này. Sự quá tải du lịch thường bắt nguồn từ việc khách du lịch tăng đột biến theo mùa hoặc trong các dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, đối với những địa điểm nổi tiếng như quần đảo Canary hay thành phố Barcelona ở Tây Ban Nha, Venice ở Italy, thủ đô Paris ở Pháp… thì việc quá tải du lịch diễn ra thường xuyên và quanh năm dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Không chỉ ở châu Âu mà khái niệm này còn được sử dụng tại nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản hay Trung Quốc, để miêu tả sự tăng trưởng nhanh và quá mức của khách du lịch dẫn đến tình trạng quá tải lượng người tại những khu vực mà dân cư phải chịu hậu quả, ép buộc họ phải vĩnh viễn thay đổi lối sống, quyền sử dụng các tiện nghi và sức khỏe toàn diện chung.
Đơn cử như ở Venice (Italy), thành phố này đón trung bình khoảng 30 triệu du khách một năm với dân số nội thành rơi vào khoảng xấp xỉ 50.000 người. Như vậy mỗi một ngày, một người dân Venice, không quan tâm ngành nghề hay tuổi tác, phải tiếp đón 1,5 người khách du lịch. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn. Theo báo cáo của Ủy ban thành phố, mỗi đêm có khoảng 100.000 du khách nghỉ lại Venice.
Tương tự như vậy, quần đảo Canary với khoảng 2 triệu dân đã đón 14 triệu du khách trong năm 2023. Trung bình mỗi người dân phải tiếp đón 7 người khách du lịch. Dù số lượng khách không đông bằng Venice nhưng vì là quần đảo nên điều kiện giao thông khó khăn. Chỉ riêng việc vận chuyển khách cũng như các vật tư, thực phẩm cũng khiến giao thông đường bộ, đường thủy bị quá tải và ô nhiễm quanh năm.
Các thành phố lớn khác ở châu Âu như Paris, Barcelona hay Amsterdam cũng phải đối mặt với lượng du khách khổng lồ. Pháp đón trung bình khoảng 80 triệu du khách mỗi năm và hầu hết đều đến thăm Paris. Nội đô Paris, với hơn 2 triệu dân, vốn đã kết thúc quy hoạch từ nhiều năm trước, vẫn luôn phải đối mặt với tình trạng quá tải người, nay lại càng khó khăn hơn với lượng khách du lịch đông đảo. Tình hình ở Barcelona hay Amsterdam có khá hơn đôi chút nhưng nhìn chung các cơ sở hạ tầng vẫn không thể đáp ứng được đại đa số khách du lịch.
Hệ lụy từ quá tải du lịch
Theo các chuyên gia, một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc quá tải du lịch, đó là ô nhiễm. Ở đây, không chỉ đơn giản là ô nhiễm môi trường, mà còn cả ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không gian sống… Trên thực tế, tại những địa điểm du lịch nổi tiếng như Venice hay quần đảo Canary, số lượng du khách lớn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều rác thải. Lực lượng dọn vệ sinh luôn trong tình trạng quá tải và không thể xử lý theo đúng quy chuẩn sẽ dẫn đến hậu quả là rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
Chưa kể do nhu cầu đi lại cao của khách du lịch nên giao thông tại các địa phương này lúc nào cũng ùn tắc, gây thêm ô nhiễm tiếng ồn. Thêm vào đó, những không gian thành thị vốn chỉ thiết kế cho khoảng 70.000 - 80.000 người dân, nay lại phải "nhồi nhét" số lượng người gấp đôi hoặc gấp 3 tiêu chuẩn cũng dẫn đến việc ô nhiễm không khí.
Do lo ngại về vấn đề sức khỏe, nhiều người dân địa phương các địa điểm du lịch nổi tiếng đã lựa chọn rời xa thành phố để tìm không gian sống tốt hơn. Điều này lại dẫn đến hệ quả thiếu thốn nhân lực để tiếp đón khách du lịch. Hơn nữa, việc khách du lịch ồ ạt đến quanh năm cũng làm các dịch vụ khách sạn, nhà ở và cơ sở hạ tầng liên tục xuống cấp do không đủ thời gian bảo trì và cải tạo.
Khách đông dẫn đến giá thuê nhà tăng cao, điều này thu hút các nhà đầu tư tập trung vào kinh doanh dịch vụ khách sạn, kéo theo giá nhà tại các điểm du lịch nổi tiếng tăng lên chóng mặt. Những người dân địa phương vẫn còn đang lưỡng lự không muốn chuyển đi lại có thêm lý do để rời thành phố. Ngược lại, người dân lao động hoàn toàn không có khả năng chi trả hay mua nhà tại nơi đây. Tóm lại, dân số liên tục sụt giảm dẫn đến vấn đề thiếu hụt lao động tại các địa điểm này ngày một trầm trọng hơn. Đây là một "vòng lặp ác tính" khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu vì chưa có lời giải.
Ngoài ra, việc du lịch phát triển cũng khiến các ngành nghề truyền thống của địa phương bị mai một và đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, không một ai muốn vất vả tiếp tục duy trì nghề của cha ông ít được mọi người quan tâm trong khi có cơ hội kiếm tiền dễ hơn. Thậm chí, một số nhà xưởng đã nhanh chóng bị biến thành địa điểm tham quan, còn những tinh hoa truyền thừa từ bao đời nay chỉ còn được biết đến qua lời kể hay tranh ảnh.
Cân bằng giữa nguồn thu và lợi ích cộng đồng
Trên thực tế, trước Venice, việc thu phí du lịch đã được áp dụng tại nhiều quốc gia ở châu Âu như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, nhưng kết quả lại không như mong đợi. Người dân tại các địa điểm áp đặt việc thu phí cho rằng điều này chỉ đem lại nhiều phiền phức hơn, khi người nhà của họ ở những địa phương khác giờ đây phải "trả phí" để có thể đoàn tụ. Nhưng đó không phải là điều khiến họ khó chịu nhất, đại đa số những người dân liên quan khẳng định chính quyền đang đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những vấn đề thực tế và thay vào đó, làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Theo người dân địa phương, việc áp đặt phí tham quan sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì khi đại đa số du khách đã chi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn euro để đến đây du lịch. Thêm vào đó, vấn đề sử dụng nguồn tài chính thu được từ phí tham quan cũng khiến người dân lo ngại.
Ngoài biện pháp thu phí, một số địa phương cũng đề xuất chia nhỏ khách du lịch thành những nhóm dưới 20 người hoặc hạn chế số lượng người tham quan hay cấm tàu bè có trọng tải lớn. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng về mặt hình thức, bởi đại đa số khách du lịch vẫn sẽ cố gắng thay đổi lịch trình tham quan để đáp ứng các quy chế mới.
Trước thực tế này, các nhà chức trách đang cố gắng hướng khách du lịch tham gia vào các chương trình du lịch bền vững. Cụ thể, xu hướng du lịch này sẽ đưa du khách tránh xa các địa điểm du lịch đông đúc, đề cao vấn đề trải nghiệm cá nhân thay vì tham quan ồ ạt; lựa chọn mùa du lịch thấp điểm để tăng cường sự riêng tư hay khuyến khích du khách hòa mình vào văn hóa, ẩm thực và truyền thống, đồng thời giảm tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và cộng đồng địa phương.
Trong báo cáo mới nhất về xu hướng du lịch do nền tảng Booking.com tiến hành, có hơn 60% người tham gia khảo sát hưởng ứng xu thế du lịch bền vững. Nhiều du khách đã lựa chọn khám phá những điểm đến mới và các quốc gia ít được biết đến hơn như các quốc gia Nam Mỹ hay châu Phi, thay vì tập trung đến những địa điểm nóng ở châu Âu như Venice hay Paris.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/5 đã phê duyệt lần cuối dự luật về cắt giảm lượng khí thải CO2 từ xe tải.
Luật sẽ thực thi việc cắt giảm 90% lượng khí thải CO2 từ các phương tiện hạng nặng mới vào năm 2040, để giảm tác động đối với khí hậu. Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất sẽ phải bán một lượng lớn xe tải hoàn toàn không có CO2, gồm xe điện và xe chạy bằng nhiên liệu hydro.
Hầu hết xe tải ở châu Âu hiện đang chạy bằng động cơ diesel, tạo ra khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí có liên quan đến ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp. Các phương tiện hạng nặng tạo ra 1/4 lượng khí thải vận tải đường bộ ở Lục địa già.
Các nhà sản xuất xe tải cũng sẽ phải đặt ra giới hạn giảm 45% lượng khí thải CO2 vào năm 2030, thay thế mục tiêu 30% hiện tại và giảm 65% vào năm 2035. Từ năm 2030, 90% xe buýt đô thị mới bán ở EU sẽ được yêu cầu không có khí thải và tăng lên 100% vào năm 2035.
Tập đoàn ô tô châu Âu (ACEA) nhận định chính sách của EU là tham vọng nhất thế giới và cho biết các mục tiêu chỉ đạt được nếu các chính phủ triển khai nhanh chóng 50.000 điểm sạc điện công cộng phù hợp với xe tải vào năm 2030.
Dự luật trên hiện đã được các nước EU và Nghị viện EU chấp thuận và sớm được chuyển thành luật. Chính sách này được thông qua bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp trung hữu, những người muốn có chính sách cho xe tải động cơ đốt
Deutsche Bank nằm trong số các ngân hàng châu Âu thu hút sự chú ý của những người đầu cơ, trong khi 21 nhà đầu tư bán khống giá cổ phiếu của ngân hàng ING niêm yết tại Amsterdam, so với 7 quỹ đầu năm.
Các nhà đầu tư đang quan tâm trở lại đối với cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu sau khi các báo cáo lợi nhuận bất ngờ vượt dự báo kéo giá cổ phiếu của các ngân hàng lên mức cao kỷ lục nhiều năm, trong khi cũng diễn ra hoạt động bán khống, khi sự lạc quan này được cho là sẽ không kéo dài.
Chỉ số STOXX của các ngân hàng châu Âu tăng vượt 200 điểm trong phiên cuối tuần trước, khi lòng tin vào lợi nhuận của lĩnh vực này gia tăng, trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trì hoãn việc hạ lãi suất.
Tuy nhiên, số nhà đầu tư bán ra cổ phiếu của một số ngân hàng lớn cũng nhiều hơn, khi họ không cho rằng sự phục hồi sẽ kéo dài.
Theo số liệu từ Hazeltree, công ty cung cấp phần mềm và các dịch vụ khác cho các quỹ đầu tư, số quỹ nhận định giá cổ phiếu của ngân hàng Anh NatWest Group sẽ giảm tăng gần gấp đôi trong thời gian từ ngày 2/1 đến ngày 3/5, từ 16 lên 31.
Deutsche Bank nằm trong số các ngân hàng châu Âu thu hút sự chú ý của những người đầu cơ, trong khi 21 nhà đầu tư bán khống giá cổ phiếu của ngân hàng ING niêm yết tại Amsterdam, so với 7 quỹ vào đầu năm.
Những người bán khống là các nhà đầu tư đã kiếm lời từ sự sụt giảm giá cổ phiếu. Họ vay cổ phiếu, bán ra và mua lại sau khi giá giảm, và bỏ túi khoản chênh lệch.
Sự quan tâm gia tăng đối với các ngân hàng châu Âu của các nhà đầu tư bán khống và nhà đầu tư mua vào với hy vọng kiếm lời khi giá tăng cho thấy các quan điểm ngày càng khác biệt về nền kinh tế khu vực và khả năng người tiêu dùng và các doanh nghiệp ứng phó với lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Bên cạnh đó, việc lĩnh vực ngân hàng tăng điểm mạnh hơn thị trường châu Âu nói chung, với khoảng 10% kể từ đầu năm đến nay đã làm gia tăng sự chú ý đến các chỉ số mang tính kỹ thuật của thị trường.
Các hoạt động bán khống của các quỹ đối với các cổ phiếu ngân hàng châu Âu có thể cũng là một chiến lược phòng bị trước những trở ngại của kinh tế của khu vực.
Theo báo cáo thường niên của ngân hàng, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng UBS Sergio Ermotti đã kiếm được 14,4 triệu franc Thụy Sỹ (14,7 triệu euro/15,8 triệu USD) tiền bồi thường cho 9 tháng làm việc trong năm 2023.
Con số này nhiều hơn mức mà CEO của HSBC Noel Quinn, ngân hàng lớn nhất châu Âu, nhận được trong năm 2023, đưa ông Ermotti lên đầu danh sách CEO ngân hàng châu Âu được trả lương cao nhất.
Ông Ermotti đã tái gia nhập UBS từ tháng 4/2023 để điều phối việc tiếp quản khẩn cấp ngân hàng Credit Suisse, sau khi giữ chức CEO của UBS từ tháng 11/2011 đến tháng 10/2020.
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), mức lương của ông Ermotti nhiều hơn ông Noel Quinn của HSBC (12,4 triệu euro) và chủ tịch điều hành của Santander, Ana Botin (12,24 triệu euro).
Trong khi đó, UBS đã cắt giảm 14% tổng số tiền thưởng được phân bổ cho toàn ngân hàng. Báo cáo thường niên của UBS hoan nghênh những công việc của ông Ermotti trong việc tích cực sáp nhập Credit Suisse và vẫn đạt được lợi nhuận bất chấp môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức, do những lo ngại toàn cầu về lãi suất và tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2023, lợi nhuận ròng hàng năm của UBS vào khoảng 27,8 tỷ USD. Theo Reuters, việc sáp nhập Credit Suisse vẫn đang diễn ra và UBS cho biết ngân hàng này vẫn đang xem xét những sai sót tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của ngân hàng đối thủ này.
Trong khi đó, CEO Ermotti dường như sẵn sàng kéo dài thời gian công tác ngay cả sau khi việc mua lại Credit Suisse hoàn tất.Chủ tịch UBS Colm Kelleher trước đó cho biết ngân hàng này sẽ tìm kiếm các cơ hội mua bán và sáp nhập (M&A) tại Mỹ trong những năm tới.
Ông Colm Kelleher cho biết UBS muốn mở rộng mảng quản lý tài sản tại Mỹ thông qua các thương vụ M&A tiềm năng trong 3-4 năm tới.Kế từ khi thâu tóm ngân hàng đã từng là đối thủ của mình là Credit Suisse, UBS đã đối mặt với sự chỉ trích về bảng cân đối kế toán trị giá 1.600 tỷ USD, tức gần gấp đôi nền kinh tế Thụy Sỹ, và khiến nước này phải xem lại việc quản lý các ngân hàng có vai trò quan trọng mang tính hệ thống.
Tuy vậy, các ngân hàng châu Âu đang cho lĩnh vực bất động sản vay khoảng 1.400 tỷ euro (1.500 tỷ USD), trong khi lĩnh vực này đang lao đao khi giá văn phòng giảm mạnh ở cả hai bờ Đại Tây Dương, và giới đầu tư đang lo ngại về khả năng xử lý rủi ro này của các ngân hàng.
Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, giá bất động sản thương mại giảm 10,2% trong năm 2023, theo số liệu được Hiệp hội ngân hàng VDP công bố tuần này. Mức giảm tương tự cũng được ghi nhận trên khắp Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), theo số liệu của ECB.
Lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 20% nền kinh tế Đức, và môi trường lãi suất thấp đã "rót" hàng tỷ euro vào lĩnh vực này. Nhưng lãi suất tăng và chi phí xây dựng cao hơn đã đẩy nhiều công ty phát triển bất động sản vào cảnh vỡ nợ, khi nguồn vốn từ ngân hàng cạn kiệt, hoạt động mua bán đóng băng và giá bất động sản giảm.
Còn tại Mỹ, lãi suất tăng, những khó khăn trong việc đảo nợ và tỷ lệ văn phòng để trống cao đã tác động mạnh đến lĩnh vực bất động sản thương mại, làm dấy lên lo ngại về khả năng suy yếu trên toàn cầu.
Các chuyên gia trong ngành nhận định giá bất động sản sẽ còn giảm nữa. Với 285 tỷ euro vốn vay cho lĩnh vực bất động sản thương mại, các ngân hàng Đức chiếm khoảng 20% trong số 1.400 tỷ euro mà các ngân hàng châu Âu đang cho lĩnh vực này vay, theo số liệu của Cơ quan Quản lý ngân hàng châu Âu (EBA).
Trong số các ngân hàng Đức, Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất nước này, có lượng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản cao nhất.
Trước đó trong tháng này, Deutsche Bank cho biết đang cho lĩnh vực bất động sản thương mại của Mỹ vay 17 tỷ euro tức khoảng 20% lượng dư nợ cho vay 76 tỷ euro mà các ngân hàng châu Âu cấp tại Mỹ, theo EBA.
Trong khi đó, đề nghị sáp nhập với Banco Sabadell SA của Banco Bilbao Vizcaya Argentaria, S.A. (BBVA) có thể tạo đà cho sự chuyển mình của lĩnh vực ngân hàng ở Eurozone, khi đưa BBVA vào nhóm ngân hàng có giá trị tài sản trên 1.000 tỷ USD và trở thành ngân hàng lớn thứ ba trong khu vực về giá trị thị trường.
Ngày 30/4, BBVA đã đưa ra đề nghị sáp nhập với Banco Sabadell, một diễn biến đã gây tranh luận về hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu.
Thương vụ này sẽ đưa BBVA gia nhập nhóm ngân hàng có tổng giá trị tài sản trên 1.000 tỷ USD ở Eurozone, chỉ sau các ngân hàng lớn như BNP Paribas, Crédit Agricole, Banco Santander SA, Société Générale SA, và Deutsche Bank AG.
Thêm vào đó, thỏa thuận này sẽ đưa BBVA trở thành ngân hàng lớn thứ ba trong khu vực về giá trị vốn hóa thị trường với ước tính đạt gần 65 tỷ USD, chỉ sau BNP Paribas và Banco Santander.
Các chi tiết của thỏa thuận chưa được tiết lộ, nhưng nhà phân tích Chris Hallam của Goldman Sachs cho rằng cơ sở của thỏa thuận là tiềm năng doanh thu và khả năng cắt giảm chi phí, khi các hoạt động kinh doanh tại Tây Ban Nha của hai ngân hàng này chồng chéo nhau.
Theo số liệu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng của BBVA sau khi sáp nhập có thể tăng 17%, với các khoản vay tăng 40% và các tài sản tính theo rủi ro tăng 22%.
Mặc dù triển vọng hứa hẹn, ông Hallam nêu lên những thách thức của các vụ sáp nhập giữa các ngân hàng của các nước trong khu vực, do cơ chế pháp lý ngặt nghèo và sự phức tạp của hoạt động này khiến các vụ sáp nhập quy mô lớn ít khả thi hơn.
Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu đã chững lại trong năm 2023, giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất là 6 năm, với quý 4/2023 là quý yếu nhất kể từ trước năm 2018.Tuy nhiên, S&P Global nhận định hoạt động M&A của các ngân hàng ở châu Âu được cho là sẽ tăng tốc trong năm 2024, nhờ lạm phát giảm và giá trị thỏa thuận thấp hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tài chính và tư vấn.
Hồi tháng 1/2024, ngân hàng Crédit Agricole SA (Pháp) đã mua 7% cổ phần của tập đoàn thanh toán Worldline SA có trụ sở tại Paris (Pháp)./
Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) Anthropic thông báo sẽ phát hành chatbot Claude trên khắp châu Âu trong ngày 14/5.
Chatbot AI Claude của Anthropic (được công ty Google và Amazon.com hậu thuẫn) - hiện được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chatbot ChatGPT của OpenAI (được Microsoft hỗ trợ). Claude đã phá kỷ lục về tốc độ tăng trưởng khi đạt mốc 100 triệu người dùng thường xuyên chỉ hai tháng sau khi ra mắt.
Tuy chatbot Claude đã được cung cấp miễn phí trực tuyến ở một số quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên người dùng tại châu Âu có thể tiếp cận công cụ này trên trình duyệt web và điện thoại iPhone. Các doanh nghiệp châu Âu cũng có thể sử dụng gói dịch vụ Claude Team, với mức phí 28 euro (30,21 USD)/tháng, chưa tính thuế giá trị gia tăng.
Anthropic là công ty do hai anh em nhà Amodei là Dario và Daniela cùng các cựu giám đốc điều hành của OpenAI thành lập năm 2021, có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Trong thuật ngữ công nghiệp, “anthropic” có nghĩa đảm bảo hệ thống AI phù hợp với giá trị con người. Theo đó, các nhà sáng lập đặt mục tiêu xây dựng các hệ thống AI an toàn và có trách nhiệm hơn so với các phòng nghiên cứu khác.
Ông Dario Amodei - Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập Anthropic - nêu rõ: "Hàng triệu người trên toàn thế giới đã sử dụng Claude nhằm mục tiêu đẩy nhanh các quy trình khoa học, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc cải thiện các văn bản của họ. Tôi mong muốn được nhìn thấy các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên khắp châu Âu sáng tạo cùng Claude".
Anthropic đã phát hành chatbot Claude 3 Opus để cạnh tranh trực tiếp với GPT-4 - mô hình ngôn ngữ lớn mạnh nhất của OpenAI hiện nay. Theo bảng xếp hạng "Chatbot Arena" của LMSYS - một tổ chức chuyên đánh giá và xếp hạng khả năng của các mô hình ngôn ngữ lớn, Claude 3 Opus đang là mô hình ngôn ngữ lớn thông minh nhất thế giới.
Truyền thông châu Âu đưa tin, Liên minh châu Âu hồi tuần trước đã đạt được nhất trí đối với dự thảo đảm bảo an ninh cho Ukraine. Theo đó, khối 27 nước thành viên cam kết hỗ trợ tài chính và quốc phòng dài hạn cho quốc gia Đông Âu, song loại trừ khả năng gửi lực lượng chiến đấu.
Truyền thông Đức dẫn các nguồn tin cho biết, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu đang thảo luận với phía Ukraine các điều khoản trong dự thảo thoả thuận an ninh. Văn kiện nhấn mạnh cam kết của Liên minh châu Âu đóng góp đáng kể vào an ninh và khả năng phục hồi trước mắt, cũng như lâu dài cho Ukraine.
Sự hỗ trợ này được cho là bao gồm viện trợ quân sự và dân sự, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thương mại và kinh tế dành cho quốc gia Đông Âu, phản ánh cách tiếp cận toàn diện của khối 27 nước thành viên trước những thách thức phức tạp mà Ukraine đang phải đối mặt.
Dự thảo cũng đề cập các phản ứng ngay lập tức có thể trong trường hợp xảy ra xung đột trong tương lai giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu loại trừ kịch bản triển khai quân đội đến nước này. Thay vào đó, khối sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, huấn luyện quân đội và hỗ trợ rà phá bom mìn và an ninh mạng. Văn kiện dự kiến được hoàn tất vào tháng 7 tới và có hiệu lực cho đến khi Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Phản ứng trước thông tin về dự thảo thoả thuận đảm bảo an ninh cho Ukraine, Chủ tịch Uỷ ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, ông Grigory Karasin bày tỏ sự hoài nghi về tác động thực tế của các đảm bảo an ninh của EU, cho rằng chúng ít có giá trị thực chất trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn. Nga trước đó cũng nhiều lần cảnh báo, các bước đi xa hơn của phương Tây sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh:
“Mỹ và các đồng minh NATO đang từng bước đi theo con đường leo thang cuộc xung đột tại Ukraine. Mục đích không phải là vì lợi ích của Ukraine, mà đây chỉ là một công cụ. Phương Tây đang cố tình gia tăng nguy cơ. Họ không nghĩ đến hậu quả. Họ liên tục thổi bùng ngọn lửa xung đột với mục đích duy nhất là gây ra thất bại chiến lược cho Nga.”
Tháng 7/2023, lãnh đạo các nước G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản đã ký một tuyên bố chung, trong đó mỗi bên cam kết cung cấp cho Ukraine “các cam kết và thỏa thuận an ninh song phương”. Đầu năm nay, Anh đã ký một thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine. Tiếp đến là Đức và Pháp. Mỹ cũng sắp hoàn tất dự thảo thỏa thuận như vậy với Ukraine. Tuy nhiên, việc phương Tây có thể đi bao xa trong việc hỗ trợ Ukraine luôn là vấn đề gây chia rẽ, đặc biệt giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc xung đột leo thang tại Ukraine, với những thiệt hại đối với chính nền kinh tế châu Âu và thế giới.
Nguồn: VOV; Môi trường & Đô thị; VietnamPlus; Báo Tin Tức; Soha
EU: Giao thông hỗn loạn vì tuyết sớm; Khủng hoảng khí đốt mới; Bước lùi tham vọng xe điện; ‘Chảy máu’ chất xám; Bất an ở Biển Baltic
EU: Vụ gian lận thuế VAT; Dân quay lưng với Mỹ; Thách thức chờ Von der Leyen; Pháp gặp cú sốc ở Phi; Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa
EU: Giá khí đốt tăng; Tăng cường an ninh mạng; Mua sắm cuối năm gặp khó; ‘Né’ chiến tranh thương mại; Chính phủ Pháp bên bờ sụp đổ
EU: Mong muốn tự bảo vệ; Các thách thức kinh tế; Ngành pin xe điện lâm nguy; Ủng hộ thắt lưng buộc bụng; ‘Át chủ bài’ cuối cùng ở Kiev
EU: Ô nhiễm từ LNG; Cảnh báo bong bóng cổ phiếu AI; Tích cực thay thế LNG Mỹ; ‘Ủng hộ’ trái phiếu quốc phòng; Khó ‘gồng gánh’ Kiev
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá