Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- EU
Theo quan điểm của nhà quản lý quỹ nổi tiếng người Đức, Jens Ehrhardt, xung đột thương mại sắp xảy ra sẽ gây bất lợi cho cổ phiếu công nghệ Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo tài chính hàng đầu của Đức Handelsblatt, người đứng đầu công ty quản lý tài sản DJE Kapital này đã cảnh báo rằng giá cổ phiếu công nghệ có thể giảm tới 20%. Ông cho rằng, “các nhà đầu tư đã đầu tư quá mức và điều này thật nguy hiểm!”.
Tuy nhiên, chuyên gia 82 tuổi này tin rằng tình trạng thị trường chứng khoán châu Âu kém hiệu quả hơn so với Phố Wall trong dài hạn có thể chấm dứt, nếu các nước châu Âu kích thích nền kinh tế thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ. Việc bãi bỏ phanh nợ của Đức là điều không thể tránh khỏi. Chuyên gia Ehrhardt cũng tin vào khả năng chỉ số chứng khoán chủ chốt của Đức - DAX đạt mốc 30.000 trong bốn năm là "điều có thể xảy ra".
Trong quỹ đầu tư quốc tế của mình, chuyên gia Jens Ehrhardt thậm chí còn có nhiều chứng khoán Đức hơn chứng khoán Mỹ, một điều có vẻ như đi ngược xu hướng hiện nay. Ông cũng nhìn thấy cơ hội trong năm nay đối với các cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản. Trong trường hợp xung đột tại Ukraine chấm dứt, cổ phiếu của các ngành xây dựng và xi măng châu Âu sẽ lên ngôi, cũng như cổ phiếu Ba Lan.
Đồng euro suy yếu
Về căng thẳng thương mại đang diễn ra do thuế quan của Mỹ, ông Ehrhardt cho rằng, một điều rõ ràng là mọi thứ sẽ không diễn ra như trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump. Lần này, các quốc gia bị ảnh hưởng đang phản công. Ông dự đoán sẽ có một cuộc chiến tranh thương mại lớn. Tổng thống Trump hành động như thể ông đang giúp ích cho người Mỹ, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu nhìn vào thị trường có thể thấy thuế quan làm đồng USD mạnh hơn và làm thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống.
Ông Ehrhardt cho rằng đồng euro sẽ trở thành một loại tiền tệ thực sự yếu. Tỷ giá đồng euro có khả năng nhanh chóng giảm xuống dưới mức ngang giá với đồng USD và nhanh chóng đạt mức 1 euro đổi 0,95 USD. Đồng euro sẽ mất giá. Thị trường chứng khoán Đức cũng đang phản ứng trước thông tin về thuế quan: Cổ phiếu ô tô đang giảm, trong khi cổ phiếu từ các ngành như tài chính, tiện ích, bảo hiểm và viễn thông lại tăng mạnh.
Cổ phiếu công nghệ nhiều rủi ro
Chỉ vài ngày trước, tin tức về công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã khiến cổ phiếu công nghệ phương Tây sụp đổ, đặc biệt là ngôi sao chứng khoán trước đây - Nvidia...
Có lẽ thị trường đều cho rằng Trung Quốc không thể theo kịp trong lĩnh vực này nhưng họ dường như cũng có thể xoay xở được với những con chip giá rẻ.
Trong mọi trường hợp, người ta phải tự hỏi liệu có sai lầm do đầu tư quá lớn vào ngành công nghệ chip hay không. Các công ty công nghệ lớn đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để nâng năng lực tính toán, trong đó những chip hiệu suất cao đắt tiền đóng vai trò chính.
Theo ông Ehrhardt, có thể nói các nhà đầu tư đã bỏ quá nhiều tiền vào lĩnh vực này và như vậy thật nguy hiểm.
Điều này được phản ánh trong xếp hạng. Chỉ số MSCI thế giới dành cho cổ phiếu công nghệ có tỷ suất giá trên thu nhập rất cao là 43. Ngay cả chỉ số toàn cầu nói chung, vốn cũng bị chi phối bởi các cổ phiếu công nghệ, cũng có tỷ suất giá trên thu nhập là 23...
Cổ phiếu của Apple hay Microsoft đều rất đắt. Nếu loại trừ cái gọi là "Bảy công ty công nghệ lớn nhất" khỏi chỉ số S&P 500, thì chỉ số chuẩn mực phổ biến nhất đối với Phố Wall này có lẽ đã không tăng chút nào trong hai năm qua.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Ông Ehrhardt nhận định, cho đến nay, các công ty công nghệ đã tăng được lợi nhuận trung bình 30% mỗi năm. Trong tương lai, con số này dự kiến sẽ giảm một nửa xuống còn 15%. Giá trị cao cũng gây thêm áp lực. Ở Phố Wall, chỉ có cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng còn các công ty khác được định giá khá tốt, bởi vậy việc giảm đầu tư chút ít vào cổ phiếu công nghệ cũng là điều nên làm.
Trong luận án Tiến sĩ của mình, ông Ehrhardt đã đề cập sâu đến cuộc khủng hoảng lớn năm 1929. Vào thời điểm đó, các khoản vay trên thị trường chứng khoán tương đương 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ. Ngày nay, những khoản vay này chỉ còn từ 2-3% và do đó sẽ ít bị tổn thương hơn.
Nhưng theo ông, như vậy cũng không có nghĩa là không nguy hiểm, đặc biệt khi lãi suất hiện nay tăng cao. Tình hình sẽ không khả quan nếu sử dụng các số liệu truyền thống như tỷ lệ giá trên thu nhập hoặc so sánh lợi tức cổ phiếu với lợi tức trái phiếu chính phủ.
Theo chuyên gia Ehrhardt, so với mức trung bình dài hạn, giá cổ phiếu Mỹ cần phải thấp hơn hiện nay khoảng 20%.
Các nhà đầu tư tư nhân tham gia đặc biệt nhiều vào thị trường Mỹ. Họ cũng sẽ nhanh chóng thoát ra nếu tình hình trở nên nghiêm trọng và như vậy sẽ thúc đẩy thêm xu hướng đi xuống. Nhưng các cuộc khảo sát thường kỳ của Ngân hàng Bank of America đối với những nhà quản lý quỹ quốc tế cũng phản ánh một tình hình dễ bị tổn thương, đó là lượng cổ phiếu nắm giữ cao hơn bao giờ hết, còn lượng tiền mặt nắm giữ lại thấp hơn bao giờ hết.
Về khả năng đảo ngược xu hướng tụt hậu của thị trường chứng khoán châu Âu so với thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn một thập kỷ qua, chuyên gia Ehrhardt nhận định, trong một thời gian dài, châu Âu được các nhà đầu tư lớn từ Mỹ coi là không đáng đầu tư. Tình hình này chỉ được cải thiện kể từ cuối năm ngoái nhưng không đáng kể. Trên thực tế, tỷ suất giá trên thu nhập trung bình thấp hơn 40% so với Mỹ và giá trị trên sổ sách thấp hơn tới 50%. Điều này có nghĩa là ở châu Âu, cổ phiếu rẻ hơn nhiều xét về lợi nhuận và giá trị.
Chỉ số DAX có khả năng lên mốc 30.000
Đức nằm trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nên sẽ không tốt cho Đức nếu Chính phủ Pháp và các nước khác trong Eurozone chi tiêu nhiều trong khi Đức lại không hành động như vậy. Chuyên gia Ehrhardt cho rằng Chính phủ Đức cần nâng mức chi tiêu và cải cách phanh nợ hiện đang kìm hãm khả năng chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, các khoản chi tiêu phải dành cho đầu tư và cơ sở hạ tầng chứ không phải tiêu dùng. Chỉ có như vậy mới thúc đẩy được kinh tế, cộng với xuất khẩu tốt hơn nhờ đồng euro yếu, thị trường chứng khoán châu Âu thực sự có thể hoạt động tốt hơn Phố Wall.
Liên quan đến cuộc bầu cử liên bang sẽ diễn ra vào ngày 23/2 tới, ông Ehrhardt phân tích, chỉ số chứng khoán chủ chốt của Đức – DAX hiện ở mức hơn 21.000 điểm, và các nhà đầu tư đang dự đoán Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) sẽ giành chiến thắng. Câu hỏi duy nhất là CDU sẽ thành lập chính phủ liên minh với đảng nào, nếu cần, vì một chính phủ thiểu số sẽ làm giảm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán.
Ông cũng đồng tình với lập luận cho rằng chỉ số DAX có thể đạt mức kỷ lục lớn 30.000 điểm vào cuối nhiệm kỳ lập pháp sau bốn năm nữa, nếu viễn cảnh kinh tế tốt hơn nhờ các biện pháp mạnh tay của chính phủ. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ tiếp tục hạ lãi suất. Đồng euro có khả năng sẽ mất giá theo, làm lợi cho xuất khẩu.
Đầu tư "phòng thủ"
Quỹ đầu tư FMM của ông Ehrhardt đã hành động thận trọng trong thời gian qua và không đầu tư nhiều vào cổ phiếu công nghệ. Điều này hiện được chứng minh là đúng đắn khi xung đột thương mại nổ ra. FMM có 18% cổ phiếu Mỹ, 3/4 trong số đó là công nghệ, bao gồm Meta, Netflix, cũng có một phần nhỏ cổ phiếu của Microsoft và Alphabet, nhưng không có Tesla.
Trong danh mục đầu tư của FMM có 22% cổ phiếu Đức, bao gồm các cổ phiếu Deutsche Telekom, Deutsche Börse, SAP và Eon, mặc dù Đức chỉ chiếm 2% trong chỉ số chứng khoán thế giới MSCI. Ngoài ra, FMM đầu tư khoảng hơn 25% vốn vào trái phiếu. Với chính sách đầu tư này, ông Ehrhardt đang thể hiện phương châm phòng thủ.
Triển vọng đầu tư năm 2025
Chuyên gia Ehrhardt nhận định các cổ phiếu tài chính sẽ có triển vọng tốt, nhất là những ngân hàng Nhật Bản. Lãi suất đang tăng và cùng với đó là biên lợi nhuận cũng tăng, và hoạt động cho vay cũng có khả năng sẽ được cải thiện.
Trong năm nay, chuyên gia Ehrhardt nhận thấy cơ hội lớn nhất trên thị trường chứng khoán nằm ở Nhật Bản, nơi hiện có lãi suất cực kỳ thấp và tỷ suất giá trên thu nhập bình quân là 13. Để so sánh, trong cơn hưng phấn đầu cơ lớn vào cuối thập niên 1990, tỷ suất này đạt mức 100. Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản chiếm 50% giá trị thị trường chứng khoán thế giới. Điều này giống với tình hình hiện nay của chứng khoán Mỹ, chiếm tới 73% trong Chỉ số MSCI thế giới. Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã sụp đổ. Vì lý do này, ông cho rằng luôn phải thận trọng trong những trường hợp cực đoan.
Một cổ phiếu mà ông Ehrhardt nhận định là có triển vọng trong năm nay là TSMC, công ty sản xuất ra chất bán dẫn tốt nhất thế giới và cổ phiếu vẫn được định giá hợp lý.
Về triển vọng của vàng, ông Ehrhardt nói, giá vàng đã tăng lên kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây sau đó, đặc biệt là các nước đang phát triển như Trung Quốc đang mua vàng. Lo ngại Mỹ cũng khiến nhiều nước mua vàng vào. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ông cho rằng vàng đang bị đầu cơ quá mức sau khi giá tăng mạnh.
Ngày 03/02, thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa trong sắc đỏ khi tâm lý nhà đầu tư chịu tác động mạnh từ quyết định áp thuế mới của Mỹ đối với Trung Quốc, Canada và Mexico.
Lệnh áp thuế do Tổng thống Donald Trump ký vào cuối tuần trước làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể tái diễn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế lớn của châu Âu.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, chỉ số DAX của Đức giảm 2%, CAC 40 của Pháp mất 1,9%, IBEX của Tây Ban Nha giảm 1,7% và FTSE MIB của Ý giảm 1,4%. Đà sụt giảm mạnh này phản ánh mối lo ngại của giới đầu tư về những hệ lụy có thể xảy ra khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế châu Âu vốn đã đối diện với nhiều thách thức.
Theo giới phân tích, nền kinh tế châu Âu đang chịu tác động từ lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và hệ lụy kéo dài của cuộc xung đột tại Ukraine. Trong bối cảnh đó, các rào cản thương mại mới từ Mỹ có thể làm gia tăng áp lực lên các ngành công nghiệp chủ lực như sản xuất ô tô, công nghệ, hàng không và hóa chất - vốn có sự phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng và thị trường toàn cầu.
Ông Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Markets, nhận định rằng sự sụt giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán châu Âu cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng trước nguy cơ bất ổn trong thương mại toàn cầu. Ông nhấn mạnh rằng chính sách thuế quan của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn tác động trực tiếp đến các tập đoàn đa quốc gia của châu Âu, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường Mỹ và châu Á.
Một trong những nguy cơ lớn nhất của việc Mỹ gia tăng các biện pháp bảo hộ là khả năng làm suy yếu dòng chảy thương mại giữa châu Âu và Mỹ. Nhiều doanh nghiệp châu Âu đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu có liên kết sâu rộng với các đối tác tại Mỹ và Trung Quốc. Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, EU có thể đối diện với tình trạng xuất khẩu suy giảm và gây áp lực lên đà phục hồi kinh tế vốn đang chậm lại.
Ngành công nghiệp ô tô của Đức - một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của châu Âu - có thể chịu tác động nghiêm trọng. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của các hãng xe như Volkswagen, BMW và Mercedes-Benz. Việc Washington siết chặt thuế quan có thể khiến Berlin phải tìm cách giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính hay thúc đẩy đàm phán thương mại song phương.
Bên cạnh đó, sự bất ổn của thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính khi các ngân hàng và tổ chức đầu tư châu Âu chịu áp lực từ làn sóng bán tháo. Giới đầu tư có xu hướng chuyển sang các tài sản an toàn như vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến dòng vốn rời khỏi các cổ phiếu và tài sản tài chính tại khu vực này.
Trước những diễn biến phức tạp, EU có thể buộc phải đưa ra các biện pháp đáp trả nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế khu vực. Trong quá khứ, khối này đã từng áp dụng các biện pháp trả đũa khi Mỹ áp thuế lên thép và nhôm, cho thấy khả năng EU sẽ có động thái tương tự nếu căng thẳng thương mại lần này kéo dài. Một số chuyên gia dự đoán rằng, EU sẽ tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời tăng cường hợp tác với các nền kinh tế châu Á nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường thay thế.
Tuy nhiên, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và nền kinh tế châu Âu có thể đối mặt với nguy cơ suy giảm sâu rộng hơn. Trong bối cảnh ECB đang cố gắng kiềm chế lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, bất kỳ cú sốc nào từ chính sách thương mại của Mỹ cũng có thể đẩy khu vực này vào thế khó khăn hơn.
Thị trường chứng khoán châu Âu đang chịu tác động lớn từ diễn biến căng thẳng thương mại toàn cầu. Những bất ổn xoay quanh chính sách thuế quan của Mỹ không chỉ gây ra biến động trên thị trường tài chính mà còn có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế của khu vực. Trong bối cảnh này, EU cần có chiến lược linh hoạt để ứng phó với những thách thức trước mắt, đồng thời tìm kiếm các giải pháp dài hạn nhằm bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế khu vực.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí hành động nhiều hơn để tăng cường khả năng phòng thủ của khối, bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố năng lực quân sự. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào đồng minh Mỹ và nguy cơ xung đột thương mại với đối tác bên kia Đại Tây Dương khiến EU không dễ giải “bài toán” tự chủ về quốc phòng.
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU bàn về chiến lược quốc phòng, diễn ra tại Bỉ hôm đầu tuần, có cả Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Thủ tướng Anh tham dự, tập trung thảo luận về tương lai phòng thủ của “lục địa già”. Lộ trình xây dựng “nền quốc phòng ngày càng tự chủ” đã được đưa ra, trong đó nhấn mạnh ba mục tiêu cốt lõi, gồm: Nâng cao khả năng quốc phòng thông qua chiến lược phát triển công nghệ quân sự hiện đại và khả năng ứng phó độc lập trước các mối đe dọa; nâng ngân sách quốc phòng qua việc khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân; và củng cố quan hệ EU-NATO với vai trò, trách nhiệm rõ ràng trong nhiệm vụ phòng thủ chung. EU cũng đánh giá ưu tiên chiến lược trong bối cảnh mới, cũng như mở rộng hợp tác, nhất là với Mỹ và Anh.
Hội nghị của EU diễn ra giữa lúc căng thẳng địa-chính trị gia tăng, xung đột vẫn xảy ra ở nhiều nơi, tác động tới an ninh chiến lược của châu Âu. Từ xung đột ở Ukraine, bất ổn ở Trung Đông đe dọa an ninh năng lượng và dấy lên nguy cơ làn sóng di cư mới, cho đến các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thiết yếu của EU. Đặc biệt, quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương có nguy cơ rơi vào vòng xoáy căng thẳng do chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan, trách nhiệm đóng góp cho NATO và cả ý tưởng “mua lại” Greenland.
Các nhà lãnh đạo EU chia sẻ về yêu cầu cấp thiết phải tăng cường quốc phòng của khối, nhất là tăng chi tiêu quân sự, đồng thời nhất trí gia tăng hành động, tập trung vào việc lấp đầy những “lỗ hổng” trong hệ thống phòng thủ của liên minh. Tuy nhiên, cách thức để triển khai những mục tiêu ưu tiên vẫn gây tranh cãi. Một số thành viên đề xuất phát hành trái phiếu chung nhằm huy động 500 tỷ euro đầu tư cho quốc phòng trong thập niên tới. Nhưng Đức phản đối, do lo ngại gánh nặng tài chính tăng.
Thực tế, các nước EU đã tăng chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, nhất là sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine năm 2022. Năm ngoái, các nước EU đã chi trung bình 1,9% GDP cho quốc phòng, tương đương 326 tỷ euro, tăng 30% so mức năm 2021. Sức ép chi tiêu quân sự càng gia tăng với EU khi lãnh đạo Mỹ trở lại quan điểm hoài nghi NATO, yêu cầu các đồng minh châu Âu tăng ngân sách quốc phòng lên mức ít nhất 5% GDP - điều mà nhiều nước EU cho là “phi thực tế”.
Thay đổi chính sách của chính quyền Tổng thống Trump, nhất là cam kết và tài trợ cho NATO, khiến mục tiêu tự chủ an ninh của châu Âu càng trở nên cấp bách. Châu Âu hiểu rằng không thể tiếp tục phụ thuộc nhiều vào Mỹ để bảo vệ an ninh “lục địa già” trong những năm tới. Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen nhấn mạnh, trong nhiều năm qua EU đã đầu tư chưa thích đáng cho quốc phòng và việc dành ngân sách lớn cho quốc phòng là điều cấp thiết. Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cũng nhắc lại lời kêu gọi các nước châu Âu tăng cường đóng góp tài chính cho NATO và đáp ứng mục tiêu của khối về chi tiêu quân sự tương đương ít nhất 2% GDP.
Khi khúc mắc cũ giữa châu Âu và Mỹ liên quan trách nhiệm bảo đảm an ninh chung được khơi lại, quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương cũng đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy xung đột thương mại. Tổng thống Trump tuần trước đã bóng gió rằng, Mỹ sẽ sớm áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU, với cáo buộc EU có chính sách đối xử bất công với Mỹ. Tại hội nghị ở Brussels, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, cùng một số nhà lãnh đạo EU đã thẳng thừng tuyên bố “liên minh cờ xanh” sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ triển khai chính sách thuế quan đối với các đồng minh châu Âu.
Tầm ảnh hưởng của Elon Musk đang khiến các nước châu Âu lo ngại, khi tỷ phú Mỹ không ngừng công kích, can thiệp vào nhiều vấn đề chính trị.
Tỷ phú Elon Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới, đã góp sức đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng. Tuy nhiên, mối quan tâm của ông Musk không bó hẹp trong phạm vi tương lai của nước Mỹ.
Trong 6 tháng qua, tỷ phú Musk đã thẳng thắn bày tỏ lập trường của ông về các vấn đề vượt xa biên giới nước Mỹ, đặc biệt là chính trị châu Âu.
Ông lập luận rằng Anh đang biến thành "nhà nước do lực lượng cảnh sát kiểm soát", chỉ trích Thủ tướng Keir Starmer và kêu gọi Anh tổ chức cuộc bầu cử mới dù nước này vừa tổ chức bầu cử hồi tháng 7/2024. Musk nói "chỉ có đảng Cải cách mới có thể cứu nước Anh".
Đảng Cải cách Vương quốc Anh là đảng chính trị dân túy cánh hữu do người ủng hộ Brexit Nigel Farage lãnh đạo. Musk và Farage đã gặp nhau tại Mar-a-Lago trước Giáng sinh năm ngoái, thảo luận về các chiến thuật chính trị và có thông tin rằng tỷ phú Mỹ định quyên góp 160 triệu USD cho đảng Cải cách.
Cũng như ở Mỹ, ông Musk ngày càng được nam giới trẻ ở Anh yêu thích, theo viện thăm dò Savanta. Chris Hopkins, giám đốc nghiên cứu chính trị của viện Savanta, cho biết đối với nhiều nam giới trẻ ở Anh, ranh giới giữa thành đạt, giàu có với chính trị "ngày càng lu mờ".
Richard Johnson, giảng viên cấp cao về chính trị Mỹ và Anh tại Đại học Queen Mary ở London, cho rằng nền tảng gia đình có thể là một phần lý do khiến ông Musk quan tâm các vấn đề của Anh.
"Bà của ông ấy là người Anh, từng sống ở Liverpool trước khi di cư đến Nam Phi. Ông Musk từng nói về việc xem bản thân là người Anh hoặc hậu duệ của nước Anh, thay vì người châu Phi", tiến sĩ Johnson nói.
Giảng viên này thêm rằng tỷ phú Musk từng đến Anh nhiều lần trong đời, từ khi còn thơ ấu. "Đây không phải môi trường xa lạ với ông ấy, nên dễ hiểu vì sao ông ấy chọn đây là nơi mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của mình", ông nói.
Anh không phải là mục tiêu duy nhất với tỷ phú Mỹ. Tại Đức, ông Musk ủng hộ đảng cực hữu AfD, mô tả họ là "tia hy vọng cuối cùng" cho quốc gia Tây Âu này và đã tổ chức cuộc phỏng vấn trực tiếp trên X với lãnh đạo đảng AfD Alice Weidel hồi đầu tháng 1.
Ngày 25/1, Elon Musk xuất hiện qua đường truyền video tại một sự kiện vận động tranh cử của đảng AfD ở Halle, miền đông Đức. "Tôi rất phấn khích vì AfD, tôi nghĩ các bạn thực sự là niềm hy vọng tốt nhất cho cuộc đấu tranh của Đức vì một tương lai tươi sáng hơn", ông nhấn mạnh.
Đức sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào ngày 23/2, sau khi chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo sụp đổ. Ông Scholz hồi tháng 12/2024 không vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đồng nghĩa ông bị miễn nhiệm và giữ chức thủ tướng tạm quyền cho tới khi tổ chức bầu cử.
Các cuộc thăm dò dư luận dự đoán AfD, với lập trường chống nhập cư, đang trên đà trở thành nhóm đối lập lớn nhất ở Đức trong cuộc bầu cử. Trong khi đó, ông Musk lập luận rằng "các khoản đầu tư đáng kể" tại Đức cho phép ông có quyền lên tiếng về chính trị ở nước này.
"Musk là người rất giàu có và tham vọng. Ông ấy muốn có nhiều hơn ngoài ảnh hưởng ở Mỹ", Michael Cox, giáo sư tại Trường Kinh tế London, nói.
Các chuyên gia cho rằng những quan điểm về chính trị của ông Musk có liên quan mật thiết đến các lợi ích kinh doanh. Sau chiến thắng bầu cử Mỹ của ông Trump, giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện Telsa của ông Musk đã tăng 66%.
"Nếu bạn có thể chứng minh rằng bản thân là người quyền lực, có những mối quan hệ mạnh mẽ, có thể định hình môi trường chính trị, hay bạn có thể giúp ứng viên tổng thống Mỹ chiến thắng và đảo lộn hệ thống đảng chính trị ở Anh, mọi người có thể tin bạn cũng sẽ thành công trong kinh doanh", Johnson nói.
Tỷ phú Musk cũng đã chỉ trích Ủy ban châu Âu, gọi hoạt động của Liên minh châu Âu là "phi dân chủ" và yêu cầu Nghị viện châu Âu có vai trò lớn hơn. Bình luận của ông Musk đưa ra khi EU đang cố gắng kiểm soát mạng X theo luật mới nhằm hạn chế thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Cựu ủy viên châu Âu Vera Jourova thậm chí mô tả ông Musk là "người thúc đẩy tội ác" trong cuộc phỏng vấn với Politico hồi tháng 10/2024.
Giáo sư Cox cảnh báo tầm ảnh hưởng toàn cầu của ông Musk nên được xem xét một cách nghiêm túc.
"Vị trí mà ông ấy đang đứng bây giờ rất đáng chú ý và có thể là điều chưa từng thấy. Ông ấy có ảnh hưởng lớn khi có thể được xem là đại diện cho tương lai, cho những công nghệ mới như để đi lên Sao Hỏa hay Mặt Trăng. Ông ấy là một hiện tượng mới trong chính trị Mỹ và có tác động lớn không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới", Cox nói.
Cách tiếp cận của Musk trong vấn đề đối ngoại đang nhấn mạnh những thách thức mà đồng minh của Mỹ phải đối mặt trong nhiệm kỳ của ông Trump. Nhiều chính trị gia châu Âu lo ngại ông Musk có thể sử dụng nền tảng X làm công cụ vận động cho các đảng mà tỷ phú Mỹ ủng hộ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bài phát biểu trước các đại sứ nước này tự hỏi liệu một thập kỷ trước "ai có thể tưởng tượng được rằng chủ sở hữu một trong những xã hội lớn nhất thế giới có thể can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử và hoạt động chính trị quốc tế".
Câu hỏi đặt ra là các chính trị gia châu Âu có thể làm gì trước đà tăng ảnh hưởng của tỷ phú Musk. Giới quan sát nhận định đây sẽ là "vấn đề khó khăn" đối với các lãnh đạo ở châu Âu.
Marietje Schaake, cựu nghị sĩ và hiện là thành viên tại Trung tâm Chính sách Mạng của Stanford, cho rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể cố kiềm chế tỷ phú Musk bằng cách viện dẫn luật chống can thiệp từ nước ngoài hoặc đe dọa trừng phạt.
"Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU có lẽ là luật phù hợp nhất để đánh giá liệu ông Musk có gây rủi ro mang tính hệ thống cho các cuộc bầu cử hay không", Schaake nói.
Ủy ban châu Âu hồi tháng 7/2024 nói rằng nền tảng X đã vi phạm DSA theo đánh giá sơ bộ nhưng các lãnh đạo EU chưa có hành động pháp lý đối với nền tảng này.
Giới quan sát cho rằng tình huống này đặt EU vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vì họ không muốn đối đầu với chính quyền sắp tới của ông Trump, trong đó tỷ phú Musk có tiếng nói quan trọng.
Họ thêm rằng DSA có thể gây áp lực đối với Musk, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có ý chí chính trị để thúc đẩy điều đó hay không. "Ít nhất trong ngắn hạn, duy trì quan hệ tốt với ông Trump dường như là ưu tiên lớn hơn", Nicholas Vinocur, nhà phân tích của Politico, nhận định.
Trong khi đó, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni thuộc đảng cực hữu là một trong số ít nhà lãnh đạo Tây Âu mà ông Musk ngưỡng mộ. Hai người đã gặp nhau nhiều lần kể từ khi bà Meloni lên nắm quyền vào cuối năm 2022. Bà có chung quan điểm với ông Musk về vấn đề nhập cư và tỷ lệ sinh giảm.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 1, bà Meloni cho biết mặc dù đôi khi bà không đồng tình với Musk, "tôi thấy buồn cười khi những người trước đây vẫn ca ngợi Musk là thiên tài giờ lại mô tả ông ấy như một con quái vật, chỉ vì ông ấy đã chọn phe 'sai' trong cuộc đối đầu".
Pháp đã chuyển giao các máy bay chiến đấu đầu tiên cho Ukraine như một phần trong nỗ lực của châu Âu nhằm tăng cường sức mạnh cho Kyiv trong cuộc chiến với Nga và thể hiện cam kết của Paris trong khi Hoa Kỳ cân nhắc việc hỗ trợ cho Ukraine.
Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 6 năm ngoái đã tuyên bố sẽ đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu Mirage 2000 do Dassault sản xuất, vượt qua lằn ranh mới trong hỗ trợ quân sự cho Kyiv.
"Với các phi công đã được đào tạo trong nhiều tháng tại Pháp, giờ đây họ sẽ tham gia bảo vệ bầu trời Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Sebastien Lecornu viết trên mạng xã hội X.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy xác nhận trên X: "Những chiếc máy bay phản lực Mirage 2000 đầu tiên từ Pháp đã đến, tăng cường khả năng phòng không của chúng tôi".
Các quan chức cho biết vì lý do an ninh, Paris sẽ không tiết lộ có bao nhiêu máy bay chiến đấu đã được chuyển giao, mặc dù các máy bay đã được cải tiến để có thể tấn công trên mặt đất.
Chiếc máy bay này, đã được thay thế bằng máy bay chiến đấu Rafale trong đội bay của Pháp, ban đầu được thiết kế cho các cuộc không chiến.
Ukraine đã nhiều lần thúc ép các đồng minh phương Tây cung cấp cho nước này vũ khí và đạn dược tinh vi hơn, bao gồm xe bọc thép, xe tăng, tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu F-16 do Hoa Kỳ sản xuất.
Những chiếc máy bay F-16 đầu tiên đã đến Ukraine vào năm 2024, mặc dù tác động của chúng đối với cuộc chiến đã bị hạn chế bởi sức mạnh của lực lượng không quân Nga.
"Chúng tôi cũng đang tiếp tục mở rộng phi đội F-16 của mình", ông Zelenskyy viết.
Mirage 2000 là máy bay chiến đấu phản lực đa năng, một động cơ.
Một báo cáo của quốc hội Pháp vào cuối năm 2024 cho biết trong số 26 chiếc Mirage 2000-5 trong không quân Pháp, sáu chiếc sẽ được trao cho Ukraine.
Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 12 tháng 2 với Ukraine, các đồng minh chính của nước này tại châu Âu, Anh và Hoa Kỳ để thảo luận về cách tăng cường hỗ trợ cho Kyiv.
Nguồn: Bnews; Luật Sư Việt Nam; Nhân Dân; Vnexpress; VOA
EU: Quan hệ với Mỹ ‘tan hàng’; ‘Đang ảo tưởng’; Bài toán gửi quân sang Kiev; Anh kêu gọi bảo vệ Kiev; Pháp kỳ vọng tự chủ quốc phòng
EU: Siêu thị khan café; Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt; Chi 840 tỷ đôcho quốc phòng; Chuẩn bị ‘ly hôn’ với Mỹ; Phe cực hữu chia rẽ vì Ukraine
EU: Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục; ‘Gáo nước lạnh’ lên hàng xa xỉ; Xoay sở trong thế khó; ‘Euro Eyes’ thay thế tình báo Mỹ; Xích gần các đối tác NATO
EU: Nguy cơ khủng hoảng nợ; Chật vật vì khí đốt; Đổ tiền cho quốc phòng vô ích; Tái khẳng định cấm xe xăng; Thế khó của Tổng thống Pháp
EU: Số ca mắc sởi tăng cao; Cú sốc với ngành rượu; Quay lưng với hàng Mỹ; ‘Bức tường’ ngân sách quốc phòng; Gia hạn trừng phạt Nga
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá