Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, dịch bệnh đã gia tăng đánh kể vào dịp nghỉ đón Giáng sinh và Năm mới tại Pháp. Tất cả các nhóm tuổi đều bị ảnh hưởng, nhưng trẻ em dưới 15 tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một số bệnh viện đã mở các khu điều trị đặc biệt để tiếp nhận bệnh nhân bị virus tấn công nặng nhất. Hầu hết các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện ở bệnh nhân trên 60 tuổi với những tổn thương nặng nề ở đường hô hấp.
Theo Tiến sĩ Jean-Luc Leymarie, bác sĩ đa khoa ở ngoại ô Paris, dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay là hiếm thấy. Ông cảnh báo rằng bệnh cúm có thể diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Trong các đợt dịch nhỏ, có khoảng 6.000 ca tử vong mỗi năm, nhưng nếu dịch bùng phát, con số này có thể lên đến 12.000 đến 15.000 ca tử vong mỗi năm.
Nhiều bệnh viện ở Pháp đến nay đã bổ sung giường bệnh. Tiến sĩ Olivier Lucidarme, bác sĩ khoa hồi sức nói: "Một phần ba số giường trong khoa hồi sức được dành cho bệnh nhân cúm. Đa số bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng đều là những người chưa được tiêm vaccine".
Tại Tây Ban Nha, số ca mắc cúm đã tăng liên tục kể từ Giáng sinh và hầu hết các vùng đều báo cáo sự gia tăng đáng kể về số ca ghi nhận. Catalonia và Valencia đã trong tình trạng báo động, dù tình hình tồi tệ nhất được dự đoán sẽ xảy ra từ tuần tới. Hiện các bệnh viện đều hy vọng tình trạng sẽ không quá tải như những năm trước. Để phòng ngừa, việc đeo khẩu trang đã được yêu cầu bắt buộc tại các khu vực bệnh viện.
Tại Hungary, chính quyền cũng đã có những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Ở Budapest, số ca mắc không ngừng tăng, khiến việc bắt buộc đeo khẩu trang và cấm thăm bệnh đã được áp dụng tại phòng khám. Không chỉ ở Budapest, ngày càng nhiều cơ sở y tế tại nước này đã tăng cường các biện pháp và đưa ra nhiều biên pháp hạn chế để tránh lây lan dịch bệnh.
Còn ở Rumani, Viện Y tế Công cộng Quốc gia cũng thông báo hơn 4.100 ca đã được ghi nhận chính thức trong tuần trước, gần gấp đôi so với tuần trước đó. Bốn người đã tử vong do biến chứng. Dịch cúm rất dễ lây lan và khởi phát đột ngột với sốt cao, đau đầu và đau cơ. Các phòng khám bác sĩ gia đình ở Rumanie đang quá tải với bệnh nhân có triệu chứng cúm, với triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường.
Các bác sĩ dự đoán số ca mắc cúm sẽ còn tăng cao hơn sau khi kỳ nghỉ của trẻ em kết thúc. Họ nhấn mạnh rằng vẫn chưa quá muộn để tiêm phòng, đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Hơn 1,1 triệu người Rumanie đã được tiêm phòng cúm trong mùa này. Đối với trẻ em từ 2 đến 18 tuổi, vaccine cúm được nhỏ qua đường mũi. Kháng thể sẽ xuất hiện sau khoảng hai tuần.
Cho đến nay, loại cúm phổ biến nhất vào mùa này là cúm B. Nhóm bệnh nhân đáng lo ngại nhất là người cao tuổi. "Tăng cường tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm", Giám đốc Trung tâm Cúm Quốc gia Tây Ban Nha José María Eiros nhấn mạnh. Đây cũng là lời khuyên của các chuyên gia dịch tễ và ngành y tế toàn cầu.
Năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước những thách thức lớn, từ tăng trưởng kinh tế trì trệ, áp lực chia rẽ nội khối, đến sự trỗi dậy của các đảng phái cực đoan. Để giữ vững vai trò địa chính trị quan trọng, EU cần tìm ra các giải pháp quyết liệt và đồng bộ.
Theo cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, EU đang bị kẹt trong vòng luẩn quẩn kinh tế: nhu cầu nội địa yếu, đầu tư suy giảm, năng suất lao động thấp. EU đang mắc kẹt trong 'bẫy tăng trưởng thấp': nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, đầu tư giảm mạnh và năng suất lao động trì trệ.
Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2024 cho thấy đầu tư công tại EU giảm 15% so với mức trung bình thập kỷ trước, trong khi tiêu dùng nội địa chỉ tăng trưởng 0,8%/năm – thấp hơn nhiều so với Mỹ và Nhật Bản. Những yếu tố này tiếp tục kìm hãm đà tăng trưởng và sự phục hồi toàn diện của khối. Đồng thời, thị trường vốn thiếu thống nhất là một trở ngại lớn, cản trở EU trong việc đẩy mạnh các đổi mới công nghệ.
Thêm vào đó, khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên khiến việc phân bổ nguồn lực trở nên bất cập. Chẳng hạn, các quốc gia Nam Âu như Hy Lạp và Bồ Đào Nha đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư công so với Đức và Pháp, nơi sở hữu hệ thống kinh tế mạnh và ổn định hơn.
Theo báo cáo từ Ủy ban châu Âu (EC), tỷ lệ đầu tư công tại Hy Lạp chỉ đạt 2% GDP, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 4% tại Đức. Sự chênh lệch này không chỉ ảnh hưởng đến năng lực phát triển kinh tế mà còn làm gia tăng sự phụ thuộc của các nước nhỏ vào các nền kinh tế lớn trong khối. Hệ quả là, tốc độ tăng trưởng GDP của EU dự kiến chỉ đạt 1,2% trong năm 2025, thấp hơn mức trung bình 1,6% trong một thập niên trước. Theo nhà kinh tế học Paul De Grauwe tại Trường Kinh tế London, “châu Âu đang đầu tư quá ít vào đổi mới công nghệ, dẫn đến sự suy giảm trong năng suất lao động và khả năng cạnh tranh”.
Trong năm 2025, EU đối mặt nguy cơ suy thoái khi các chính sách kích thích kinh tế không đủ hiệu quả. Hơn nữa, sự chậm trễ trong cải cách cơ cấu, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ và năng lượng tái tạo, càng làm tăng áp lực. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của Mỹ đang gây lo ngại khi “yếu tố Donald Trump” có thể đặt ra những rủi ro đối với hợp tác song phương. Cụ thể, các chính sách bảo hộ và sự bất ổn từ phía Mỹ có nguy cơ tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế của EU trong dài hạn.
Khủng hoảng kinh tế đã tạo đà cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng phái cực hữu tại châu Âu. Hiện tại, khoảng 25% nghị sĩ Nghị viện châu Âu thuộc các phe cực hữu, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chính trị châu Âu. Ở Pháp, đảng Tập hợp Quốc gia dưới sự lãnh đạo của bà Marine Le Pen ngày càng có sức ảnh hưởng lớn, trong khi ở Đức, đảng AfD (Alternative für Deutschland) trở thành một lực lượng thách thức mạnh mẽ hệ thống chính trị truyền thống.
Ngoài ra, sự thành công của các phong trào dân tộc tại Hungary, Ba Lan và Italy đã ảnh hưởng đáng kể đến cách EU xây dựng và thực thi các quyết sách, nhất là trong việc điều chỉnh các quy tắc về nhân quyền và pháp lý nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế. Những phong trào dân tộc cực đoan đang tạo ra những rạn nứt trong nội bộ EU, khiến nhiều người lo ngại về khả năng duy trì sự thống nhất của khối. Các cuộc biểu tình căng thẳng tại Pháp, đặc biệt liên quan đến việc thông qua Luật Khí hậu năm 2024 với các biện pháp cắt giảm khí thải mạnh mẽ, đã làm dấy lên câu hỏi về vai trò của EU trong việc đảm bảo ổn định giữa các bên liên quan và công dân.
Thêm vào đó, phong cách lãnh đạo của bà Ursula von der Leyen, dù nhận được nhiều đánh giá tích cực về các nỗ lực kinh tế và hỗ trợ Ukraine, vẫn gây tranh cãi về tác động lâu dài đối với sự đồng thuận nội khối. Theo Wolfgang Münchau, một chuyên gia kỳ cựu và cựu biên tập tại tờ Financial Times, “EU đang đối diện với một trong những thử thách chính trị lớn nhất trong lịch sử của mình”.
Những chia rẽ nội khối đang làm suy yếu vị thế quốc tế của EU. Trong khi Trung Quốc tăng cường thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), EU cần xây dựng các công cụ hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn để đối trọng. Việc duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine cũng đang đặt EU vào thế khó: vừa chịu tổn thất kinh tế, vừa đối mặt với nguy cơ bị các đối tác lớn khác lấn át trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, EU có thể tập trung vào việc tăng cường hợp tác với các đồng minh quốc tế, thúc đẩy các vòng đàm phán thương mại để giảm áp lực từ các biện pháp trừng phạt. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ kinh tế nội khối, chẳng hạn như tăng cường quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, sẽ góp phần làm giảm bớt tác động tiêu cực và củng cố sức mạnh kinh tế tổng thể của liên minh. Việc tăng cường các biện pháp ngoại giao song song với các chính sách kinh tế hỗ trợ có thể giúp giảm thiểu tổn thất và đảm bảo tính bền vững của liên minh trong dài hạn.
Ngoài ra, EU cần xây dựng các chiến lược mới nhằm tăng cường đoàn kết nội khối, đặc biệt trong bối cảnh những chia rẽ về chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng. Theo chuyên gia kinh tế Jean Pisani-Ferry, việc cải tổ mô hình tài chính và thúc đẩy đầu tư vào công nghệ xanh có thể là chìa khóa giúp EU phục hồi và phát triển bền vững. Để thực hiện điều này, EU cần đặt trọng tâm vào các quỹ tái thiết hậu COVID-19, nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên vượt qua khó khăn, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và số hóa.
Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ đối tác toàn cầu, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vị thế của EU trước áp lực từ các cường quốc khác. Ví dụ, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Nhật Bản (JEFTA) được ký kết năm 2019 đã thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương, tạo cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ xanh và năng lượng tái tạo. Đồng thời, các sáng kiến như “ngoại giao xanh” thông qua Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal) và việc hợp tác với Liên hợp quốc trong các chương trình giảm phát thải toàn cầu đang góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của EU trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.
Dù phải đối mặt với hàng loạt áp lực, năm 2025 cũng là thời điểm để EU tái định hình vai trò quốc tế của mình. Thông qua việc đồng thuận trong các chính sách phát triển, EU có thể củng cố không chỉ vai trò kinh tế mà còn khẳng định vị trí là trụ cột địa chính trị toàn cầu. Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo và kỹ thuật số sẽ mở ra con đường phát triển bền vững, đồng thời giúp EU dẫn dắt các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.
Các sáng kiến như Liên minh Pin châu Âu (European Battery Alliance) và Chiến lược Dữ liệu châu Âu (European Data Strategy) cho thấy EU hoàn toàn có thể khai thác tốt các tiềm năng nội tại để bổ sung cho những yếu kém hiện tại. Hơn nữa, EU có thể hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kháng cựa lại ảnh hưởng của Trung Quốc và khai thác lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do. Vai trò tiên phong trong “ngoại giao xanh”, dẫn dắt các thoả thuận khí hậu quốc tế, sẽ góp phần giúp EU duy trì và khẳng định tầm ảnh hưởng trong thời gian tới.
Khu vực ly khai ở nước ứng viên EU Moldova chịu cảnh tăm tối do cắt điện kéo dài vì mất khí đốt Nga.
Khu vực ly khai thân Nga Transdniestria thuộc Moldova, không còn nhận được khí đốt từ Nga qua Ukraina, đang phải đối mặt với tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài, Reuters đưa tin, dẫn lời chính quyền địa phương cho biết ngày 4.1, theo giờ địa phương.
Dòng khí đốt Nga qua Ukraina đến Trung và Đông Âu đã dừng lại từ ngày 1.1 do hợp đồng vận chuyển hết hạn và Kiev từ chối gia hạn. Transdniestria, một vùng chủ yếu nói tiếng Nga, đã nhận khí đốt từ tập đoàn Gazprom của Nga qua đường ống chạy trên lãnh thổ Ukraina.
Nguồn khí đốt này được sử dụng để vận hành nhà máy nhiệt điện, cung cấp điện cho Transdniestria và phần lớn Moldova do chính quyền trung ương thân châu Âu kiểm soát.
Tổng thống tự phong Vadim Krasnoselsky viết trên ứng dụng Telegram rằng thời gian cắt điện luân phiên sẽ tăng lên 4 tiếng vào ngày 5.1, sau khi đã tăng từ 1 tiếng trong ngày 3.1 lên 3 tiếng vào ngày 4.1.
Ông Krasnoselsky cho biết: "Việc thử nghiệm cắt điện hôm qua cho thấy thời gian cắt điện 1 giờ là không đủ để duy trì hệ thống điện. Lượng điện sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh".
Các ngành công nghiệp, ngoại trừ sản xuất thực phẩm, đã phải đóng cửa, bao gồm nhà máy thép và lò bánh mì tại thị trấn Rybnitsa.
Chính quyền khu vực cảnh báo người dân chuẩn bị đối phó đợt không khí lạnh với nhiệt độ xuống tới âm 10 độ C, đặc biệt là người cao tuổi. Hai trường hợp tử vong do ngộ độc khí carbon từ bếp lò đã được báo cáo.
Người dân được khuyến khích tích trữ củi sưởi ấm trong bối cảnh các binh sĩ đang phân phát củi tới các gia đình.
Chính phủ Moldova đổ lỗi Nga gây ra khủng hoảng này và yêu cầu Gazprom vận chuyển khí đốt qua đường ống dẫn khí TurkStream qua Bulgaria và Romania. Trong khi đó, Nga phủ nhận sử dụng khí đốt làm công cụ chính trị và đổ lỗi cho Ukraina không gia hạn hợp đồng vận chuyển.
Việc cắt điện tại Transdniestria cũng tác động đến Moldova, do khu vực này là nơi đặt nhà máy cung cấp phần lớn điện với giá rẻ cho chính quyền trung ương.
Thủ tướng Moldova Dorin Recean gọi đây là một cuộc khủng hoảng an ninh nhưng cho biết nước này đã chuẩn bị các giải pháp thay thế, bao gồm sản xuất điện ở trong nước và nhập khẩu điện từ Romania.
Gazprom trước đó đã tuyên bố ngừng xuất khẩu khí đốt tới Moldova từ ngày 1.1, cáo buộc nước này nợ 709 triệu USD. Tuy nhiên, Moldova phản bác và cho rằng khoản nợ chỉ là 8,6 triệu USD.
Theo khảo sát của Financial Times, các nhà kinh tế đã lên tiếng chỉ trích Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vì chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Eurozone đang đối mặt với tình trạng trì trệ.
Trong số 72 chuyên gia được khảo sát, 46% cho rằng các chính sách tiền tệ của ECB ngày càng lỗi thời và không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế, trong khi chỉ 43% nhận định ngân hàng này đang đi đúng hướng. Đáng chú ý, không một nhà kinh tế nào cho rằng ECB đi trước thời đại.
Kể từ tháng 6/2024, ECB đã hạ lãi suất bốn lần, từ 4% xuống 3%, trong bối cảnh lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của Eurozone tiếp tục suy yếu. Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, thừa nhận ngân hàng sẽ cần phải giảm thêm mức lãi suất vào năm 2025 do dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực không mấy khả quan. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm tới, thấp hơn đáng kể so với mức 2,2% của Mỹ. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Financial Times còn bi quan hơn, dự đoán mức tăng trưởng chỉ đạt 0,9%.
Chênh lệch chính sách tiền tệ giữa các khu vực
Theo các chuyên gia, sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế giữa Eurozone và Mỹ sẽ dẫn đến khoảng cách lớn trong lãi suất vào cuối năm. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến chỉ giảm lãi suất hai lần, mỗi lần 0,25%, trong năm 2025. Trong khi đó, thị trường kỳ vọng ECB sẽ thực hiện từ bốn đến năm đợt cắt giảm lãi suất tương tự.
Giáo sư Eric Dor từ Trường Quản lý IÉSEG ở Paris nhận định rủi ro suy giảm tăng trưởng trong Eurozone đang gia tăng. Ông cho biết: “Việc ECB đã hành động quá chậm trong việc giảm lãi suất chính sách đang ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.” Ông Dor cũng nhận định lạm phát trong khu vực có thể giảm xuống dưới mục tiêu 2% của ECB trong thời gian tới.
Nhà kinh tế trưởng Karsten Junius của ngân hàng J Safra Sarasin cho rằng tốc độ ra quyết định của ECB chậm hơn đáng kể so với các ngân hàng trung ương khác như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Ông nhận định nguyên nhân chính nằm ở phong cách lãnh đạo mang tính đồng thuận của bà Christine Lagarde, khi các quyết định chỉ được đưa ra sau khi đạt được sự nhất trí trong hội đồng quản trị. Điều này khiến ECB mất nhiều thời gian hơn để phản ứng trước những biến động kinh tế.
Erik Nielsen, nhà kinh tế trưởng của UniCredit, cho rằng ECB lẽ ra nên giảm lãi suất nhanh hơn khi nguy cơ kỳ vọng lạm phát gia tăng đã được kiểm soát. Ông nói: “Thay vì giảm lãi suất một cách từ từ, ECB nên hành động mạnh mẽ hơn. Chính sách tiền tệ hiện tại vẫn còn quá hạn chế, ngay cả khi lạm phát đã quay về mức mục tiêu.”
Triển vọng lạm phát và lãi suất
Trong cuộc họp tháng 12/2024, bà Lagarde lần đầu tiên phát đi tín hiệu rõ ràng về việc ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Tuy nhiên, bà không đưa ra cam kết cụ thể về tốc độ hay thời gian thực hiện, nhấn mạnh quyết định sẽ được đưa ra tùy thuộc vào từng cuộc họp.
Theo dự báo trung bình của các nhà kinh tế được Financial Times khảo sát, lạm phát tại Eurozone sẽ giảm xuống 2,1% vào năm 2025, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mục tiêu của ECB, trước khi giảm thêm xuống 2% vào năm 2026. Hầu hết các chuyên gia dự đoán ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi xuống mức 2% vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, chỉ 19% kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào năm 2026.
Rủi ro tài chính tại Pháp
Khảo sát của Financial Times cũng nêu bật rủi ro tài chính tại Pháp, quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước một đợt bán tháo trái phiếu chính phủ mạnh mẽ. 58% các nhà kinh tế bày tỏ lo ngại về Pháp, trong khi chỉ 7% nêu tên Ý. Đây là sự thay đổi lớn so với hai năm trước, khi hầu hết lo ngại tập trung vào Ý.
Sự bất ổn chính trị tại Pháp, bắt nguồn từ việc chính phủ của cựu Thủ tướng Michel Barnier sụp đổ sau các tranh cãi về đề xuất ngân sách, đã làm gia tăng lo ngại. Nhà kinh tế Lena Komileva cảnh báo: “Tình trạng bất ổn chính trị và mức nợ công cao của Pháp làm tăng nguy cơ tháo chạy vốn và biến động thị trường.”
Dù vậy, bà Ulrike Kastens, chuyên gia kinh tế cấp cao tại DWS, tin rằng tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Bà nhấn mạnh không giống cuộc khủng hoảng nợ công năm 2010, ECB hiện có nhiều công cụ để can thiệp nếu cần thiết. Chỉ 19% các nhà kinh tế được khảo sát dự đoán ECB sẽ kích hoạt Công cụ Bảo vệ Truyền tải (TPI) để can thiệp vào thị trường trái phiếu trong năm 2025.
Bill Diviney, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại Ngân hàng ABN AMRO, cho rằng ECB sẽ đặt ra những rào cản khắt khe trước khi sử dụng TPI. Tuy nhiên, những biến động trên thị trường trái phiếu của Pháp vẫn đặt ra thách thức không nhỏ đối với ECB trong những năm tới.
Ngày 5/1, hàng loạt sân bay lớn nhất nước Anh đã buộc phải đóng cửa đường băng, tạm dừng hoạt động hàng không vì tuyết rơi quá dày. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến giao thông đường bộ, đường sắt bị gián đoạn nghiêm trọng.
Khoảng 8h sáng ngày 5/1 (giờ địa phương), sân bay Leeds Bradford, một trong những sân bay bận rộn nhất nước Anh, đã tuyên bố đóng cửa đường băng vì tuyết rơi quá dày, ảnh hưởng đến lịch trình các chuyến bay.
Đại diện sân bay khuyến cáo hành khách liên hệ với hãng hàng không để nắm được thông tin chi tiết về chuyến bay của mình. Dự kiến số chuyến bay bị tạm hoãn trong buổi sáng sẽ được dời lịch sang buổi chiều nếu tình hình thời tiết cho phép.
Ngoài ra, dịch vụ xe buýt và ô tô cho thuê cũng bị tạm dừng, do đó hành khách muốn đến hoặc rời khỏi sân bay chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi bộ.
Đây không phải sân bay duy nhất ở Anh tuyên bố đóng cửa đường băng, tạm dừng hoạt động bay. Trước đó hàng loạt sân bay lớn khác như Manchester, Birmingham, Bristol, Belfast và Liverpool đã đưa ra thông báo tương tự tới hành khách.
"Do tuyết rơi, đường băng tạm thời dừng hoạt động nhưng sân bay vẫn mở cửa. Quý khách vui lòng liên hệ hãng hàng không để cập nhật thông tin chuyến bay", đại diện sân bay Liverpool nói khi thông báo với hành khách về việc kéo dài thời gian đóng cửa đường băng.
Trong khi đó tại sân bay Manchester, nhiều hành khách chia sẻ khoảnh khắc bị mắc kẹt nhiều giờ đồng hồ do đã lên máy bay nhưng không thể cất cánh vì lệnh đóng cửa đường băng.
Đường băng tại sân bay Bristol đã mở cửa trở lại vào khoảng 5h sáng. Nhiều chuyến bay được điều hướng hạ cánh tại đây, buộc hành khách phải tốn thêm tiền đi taxi trở về điểm đến ban đầu.
Bên cạnh đó, hành khách tại sân bay Bristol phản ánh với hãng tin Sky News rằng dù họ đã xuống máy bay từ rất lâu nhưng không thể nhận lại hành lý ký gửi do phải đợi ca làm việc của những nhân viên bốc vác hành lý bắt đầu.
Không chỉ hàng không, tuyết rơi dày đã khiến các tuyến đường sắt bị gián đoạn. Giới chức địa phương khu vực Wiltshire đã tổ chức xe buýt đưa đón thay thế nhưng sau đó phải hủy bỏ các chuyến xe buýt vì giao thông đường bộ bị đình trệ.
Theo cơ quan khí tượng, dự kiến tuyết dày tới 25cm sẽ tấn công các tuyến đường bộ của nước Anh trong ngày 5/1. Cảnh báo thời tiết nguy hiểm màu vàng và màu cam được ban bố tại hầu hết các vùng của Vương quốc Anh.
Nguồn: Báo Tin Tức; CAND; Lao Động; Kinh tế & Đô thị; Báo Giao Thông
EU: Khi EUR ‘ngã ngựa’; Kêu gọi hạ trần giá dầu Nga; Đưa ô tô trở lại Nga; Khó đạt mục tiêu quân sự của Trump; ‘Lo sốt vó’ theo dõi Ukraine
EU: Di cư lậu giảm mạnh; Run rẩy trước cú sốc từ TQ; Tiên phong viện trợ nhân đạo; Xoay trục sang Á; ‘Đổ xô’ mua xe tăng Leopard-2A8
EU: Kinh tế 2025 bấp bênh; Tìm ra nguồn cung dầu khủng; Lại ‘lao đao’ vì khí đốt; Đan Mạch đổi quốc huy; Cựu Tổng thống Pháp hầu tòa
EU: Thị trường điện mất cân bằng; Bảo vệ an ninh kinh tế; Hy vọng mở van khí đốt Nga; Tìm cơ hội ở Syria; Bulgaria có Thủ tướng mới
EU: Gặp khó vì giá điện cao; Mua kỷ lục LNG Nga; Sân bay dùng nhiên liệu bền vững; Anh đi đầu trong hỗ trợ Kiev; Vụ bê bối của McDonald’s
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá