Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Đầu tháng 7 vừa rồi, Liên minh châu Âu (EU) đã tung ra loạt biện pháp mới trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc khi tăng thuế đối với xe điện (EV) sản xuất tại Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh dường như đang chuẩn bị cho một cuộc hỗn chiến.
Trong 6 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn và rượu mạnh của châu Âu, trong khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin ám chỉ các sản phẩm làm từ sữa và các mặt hàng khác cũng có thể bị đưa vào danh sách điều tra. Bộ Thương mại Trung Quốc không đưa ra mối liên hệ rõ ràng giữa cuộc điều tra và hạn chế của châu Âu đối với EV, nhưng các chuyên gia thương mại cho biết những mặt hàng này thuộc nhóm sản phẩm mà Trung Quốc có thể nhắm tới nếu nước này lựa chọn trả đũa bằng thuế quan trong những tháng tới.
Trận chiến sắp xảy ra là mặt trận mới nhất trong cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên toàn thế giới liên quan đến các sản phẩm năng lượng giá rẻ do nước này xuất khẩu. Làn sóng xuất khẩu, từ tấm pin mặt trời đến EV, đã cho phép các nước giảm lượng khí thải với chi phí thấp hơn, nhưng đồng thời cũng đe dọa ngành sản xuất trong nước của Mỹ, Đức và nhiều quốc gia khác. Và cách Trung Quốc đáp trả đối với thuế quan của EU trong những tháng tới sẽ là thước đo quan trọng trong nỗ lực chống lại “cơn mưa” thách thức thương mại đang trở nên dữ dội hơn. Trung Quốc tìm cách ngăn cản EU, đối tác thương mại lớn thứ 2 của nước này, và các quốc gia khác đi theo con đường bảo hộ mà Mỹ mở ra.
Gregor Sebastian, nhà phân tích cấp cao của Rhodium Group có trụ sở tại Berlin, Đức, nhận định rằng đối với việc đáp trả thuế EV mà chính quyền Biden áp đặt hồi tháng 5, Trung Quốc nhiều khả năng cho rằng không thể thuyết phục được Mỹ. Tuy nhiên, EU có cách tiếp cận ôn hòa hơn, với mức thuế sơ bộ giới hạn ở 48% thay vì 100% như Mỹ đặt ra. Trung Quốc vẫn hy vọng rằng họ có thể duy trì phần nào khả năng tiếp cận thị trường EU, và họ có thời gian từ nay tới tháng 11, thời điểm các mức thuế được ấn định, để đàm phán.
Danh sách các biện pháp trả đũa mà Trung Quốc có thể áp dụng phản ánh hành động cân bằng của nước này - tìm cách chứng tỏ lực đòn bẩy của Bắc Kinh mà không khiến EU xa lánh hơn nữa. Các chuyên gia thương mại châu Âu và Trung Quốc đã nói với tạp chí Foreign Policy rằng Trung Quốc có thể sẽ nhắm đến các sản phẩm đáp ứng một số điều kiện sau: Sản phẩm phải có giá trị xuất khẩu đối với EU nhưng không quan trọng đến mức gây leo thang quá mức; không nằm trong lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; phải đến từ một quốc gia có ảnh hưởng đòn bẩy đáng kể ở EU; và sẽ khiến một nhóm chính trị cốt lõi ở quốc gia đó vận động hành lang chống lại việc áp thuế.
Rượu mạnh có vẻ là một loại hàng hóa quá “đặc thù” tới mức không thể nhắm tới, nhưng nó đáp ứng các tiêu chí của Bắc Kinh. Điều quan trọng nhất là 99% rượu mạnh của Trung Quốc đến từ Pháp, quốc gia ủng hộ các động thái bảo vệ ngành công nghiệp EV của EU. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 1,73 tỷ USD rượu mạnh từ Pháp trong năm 2023, bằng khoảng 1/10 giá trị xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU.
Trung Quốc đã đưa ngành rượu mạnh vào tình trạng báo động hồi tháng 1 khi Bộ Thương mại nước này mở cuộc điều tra về hành vi bán phá giá của châu Âu trong lĩnh vực này. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Pháp vào tháng 5, ngành rượu mạnh đã vận động hành lang mạnh mẽ để hủy bỏ cuộc điều tra, họ nói rằng thuế quan sẽ “gây thiệt hại rất lớn” và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết tránh áp thuế đối với ngành này. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đưa tin quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 8, thời điểm Trung Quốc sẽ kết thúc cuộc điều tra.
Ngoài rượu mạnh, Trung Quốc cũng đang để mắt tới các mục tiêu nông nghiệp khác có thể gây ra phản ứng chính trị từ nông dân và các hiệp hội ngành nghề. Sau khi EU công bố quyết định áp thuế tạm thời đối với EV vào đầu tháng 6, Bộ Thương mại Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra tương tự đối với thịt lợn nhập khẩu từ EU, chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch và Pháp. Chỉ riêng Tây Ban Nha đã xuất khẩu 865 triệu USD thịt lợn sang Trung Quốc như là điểm đến cho các sản phẩm thịt lợn của họ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đề cập đến một loạt mặt hàng có thể bị nhắm tới, bao gồm các sản phẩm làm từ sữa, sản phẩm hàng không vũ trụ và phương tiện động cơ lớn. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Hoàn cầu Thời báo hồi đầu tháng 5, một chuyên gia hàng đầu trong ngành ôtô Trung Quốc đã kêu gọi tăng thuế lên tới 25% đối với các loại phương tiện động cơ lớn, những loại được sử dụng trong xe sedan và SUV cỡ lớn.
Theo Rhodium Group, mức thuế này sẽ có tác động nặng nề nhất tới Đức, quốc gia chiếm 36% lượng ôtô động cơ xăng cỡ lớn nhập khẩu vào Trung Quốc. Các nhà sản xuất ôtô Đức là Porsche hay BMW sẽ nằm trong số những bên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng quân bài này, ít nhất là trong ngắn hạn. Chính phủ Đức đã vận động hành lang chống lại thuế quan của EU do sự hiện diện lớn của các nhà sản xuất ôtô nước này trong ngành sản xuất tại Trung Quốc, do đó không cần phải thúc đẩy thêm.
Việc Trung Quốc chọn hàng hóa nào trong danh sách để trả đũa sẽ được tiết lộ trong thời gian tới, tuy nhiên, có vẻ như chỉ cần đe dọa là đã đủ đưa EU vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc khó có thể sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế để tập hợp đủ các quốc gia EU phản đối quyết định của Ủy ban châu Âu (EC), giống như những gì phần lớn các quốc gia EU đã làm 10 năm trước đây khi EU cố gắng áp thuế lên tấm pin mặt trời của Trung Quốc.
Nhiệm kỳ của ông Trump từ năm 2017 đến năm 2021 là một nhiệm kỳ đau đớn đối với EU, nơi có thặng dư thương mại hàng hóa đáng kể với Mỹ.
Mặc dù còn 4 tháng nữa mới đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những biến số trên đường đua vào Nhà Trắng là không thể lường trước được, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang kiên nhẫn chuẩn bị cho tình huống tái ngộ ông Trump.
Theo tờ Financial Times (Anh), Brussels đang xây dựng chiến lược thương mại 2 bước để đối phó với ông Donald Trump, đưa ra cho ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa một thỏa thuận nhanh chóng nếu ông thắng cử, và trả đũa có mục tiêu nếu ông chọn áp dụng thuế quan trừng phạt bổ sung.
Các quan chức EU coi cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" là phản ứng tốt nhất đối với tuyên bố áp dụng mức thuế tối thiểu 10% của ông Trump, mà họ ước tính có thể làm giảm xuất khẩu của EU khoảng 150 tỷ Euro mỗi năm.
Nếu ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, các nhà đàm phán của Brussels tính tiếp cận nhóm của ông trước khi ông nhậm chức, để thảo luận về những sản phẩm nào của Mỹ mà EU có thể mua với số lượng lớn hơn.
Nếu các cuộc đàm phán về việc cải thiện thương mại thất bại và ông Trump áp dụng mức thuế quan cao hơn, bộ phận thương mại của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lập danh sách các mặt hàng nhập khẩu mà họ có thể áp dụng mức thuế 50% trở lên.
"Chúng tôi phải chứng minh rằng chúng tôi là đối tác của Mỹ, chứ không phải là vấn đề", một quan chức cấp cao của EU cho biết hôm 29/7. "Chúng tôi sẽ tìm kiếm các thỏa thuận, nhưng chúng tôi sẵn sàng tự vệ nếu cần thiết. Chúng tôi sẽ không bị dẫn dắt bởi nỗi sợ hãi".
Nhiệm kỳ của ông Trump từ năm 2017 đến năm 2021 là một nhiệm kỳ đau đớn đối với EU, nơi có thặng dư thương mại hàng hóa đáng kể với Mỹ.
Sau khi ông Trump áp thuế đối với 6,4 tỷ Euro thép và nhôm nhập khẩu từ EU và các nơi khác vào năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia, EU đã đáp trả bằng cách cân bằng lại thuế quan trị giá 2,8 tỷ Euro.
Khi thiết kế các biện pháp, Brussels đã chọn nhắm vào các cử tri cốt lõi của ông Trump bằng cách áp thuế mạnh đối với rượu whisky bourbon, xe máy Harley-Davidson và thuyền máy. Các mức thuế quan đó bị đình chỉ cho đến tháng 3, một phần của thỏa thuận tạm thời với chính quyền Biden nhằm tạm dừng thuế quan đối với kim loại.
Ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên thương mại EU, cho biết ông hy vọng hai bên có thể tránh lặp lại "cuộc đối đầu" trong quá khứ.
"Chúng tôi tin rằng Mỹ và EU là đồng minh chiến lược và đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, điều quan trọng là chúng ta phải cùng nhau hợp tác về thương mại", ông Dombrovskis nói.
Tuy nhiên, vị quan chức EU bổ sung: "Chúng tôi đã bảo vệ lợi ích của mình bằng thuế quan và chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình một lần nữa nếu cần thiết".
Ông Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, gần đây đã dự báo rằng một cuộc chiến thuế quan sẽ gây thiệt hại cho EU nhiều hơn Mỹ. Nó sẽ khiến EU mất 1% GDP, so với 0,5% của Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm tăng thêm 1,1% vào tỉ lệ lạm phát ở "xứ cờ hoa", so với 0,1% ở EU.
Các nhà hoạch định chính sách của Brussels hy vọng ông Trump sẽ không muốn kích động lạm phát khi cử tri lo lắng về chi phí sinh hoạt. Nhưng, một quan chức cấp cao của EU cho biết: "Bất kể điều gì xảy ra lần này, chúng tôi cũng đã chuẩn bị tốt hơn".
Những ngày này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đang ngày càng nóng. Khi ông Trump một lần nữa trên đường đua vào Nhà Trắng, ông phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Sau khi đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua, vấn đề tuổi tác quay trở lại gây rắc rối cho chính ông Trump. Ở tuổi 78, ông Trump sẽ là Tổng thống lớn tuổi nhất từng nhậm chức nếu được tái đắc cử.
Ngược lại, bà Kamala Harris, người đang trên đà trở thành ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ, đại diện cho một thế hệ lãnh đạo mới. Ở tuổi 59, bà Harris mang đến một góc nhìn mới mẻ và kinh nghiệm sâu rộng với tư cách là cựu Thượng nghị sĩ và đương kim Phó Tổng thống.
Tuy nhiên, không phải là bà Harris không gặp rào cản nào. Trước tiên bà phải củng cố sự ủng hộ của Đảng Dân chủ và giải quyết những lo ngại về kinh nghiệm và hiệu quả của mình.
Cuộc bầu cử năm 2024 sẽ xoay quanh một số vấn đề quan trọng, trong đó phục hồi kinh tế và lạm phát là những ưu tiên hàng đầu của nhiều cử tri Mỹ, đòi hỏi các ứng cử viên phải đưa ra các giải pháp đáng tin cậy để khôi phục sự ổn định kinh tế.
Số chuyến bay đến Paris giảm, tỷ lệ lấp phòng chỉ 60%, lượng vé giá cao dư thừa cho thấy du khách đang né thủ đô Pháp dịp Thế vận hội.
Nhiều người, gồm cả dân địa phương, đã tránh Paris trong dịp diễn ra Thế vận hội Olympic (26/7-11/8) dù trước đó các chuyên gia từng dự đoán thủ đô Pháp chắc chắn bùng nổ du lịch. Tuy nhiên, các dự báo thường tập trung vào số lượng người sẽ đến tham dự và bỏ qua số lượng du khách không thích sự kiện thể thao này.
Nhà phân tích trưởng của công ty nghiên cứu hàng không OAG John Grant nhận định "các thành phố đăng cai Olympic hy vọng đón lượng du khách tăng đột biến là một sai lầm". Chuyên gia này nói thêm Thế vận hội dành cho các vận động viên và những người tham dự liên quan, không phải dành cho khách du lịch. Những người thường xuyên đi công tác, những người thích đi du lịch sẽ ở nhà hoặc dời ngày công tác để tránh thời điểm diễn ra sự kiện.
Không riêng Paris, các thành phố khác như London, Athens, Atlanta đều chứng kiến lượng khách giảm dịp hè khi tổ chức Thế vận hội. Theo Grant, Olympic không bao giờ đạt được hoặc mang lại những gì nước chủ nhà mong đợi.
Các hãng hàng không lớn đồng loạt báo lỗ dịp này. Hôm 25/7, hãng Air France đã thông báo doanh thu dự kiến giảm 160-180 triệu USD trong quý III do nhu cầu khách đến Paris mùa hè năm nay không khả quan.
Air France cho biết thêm lưu lượng đến và đi từ Paris đang giảm so với các thành phố lớn khác của châu Âu, cho thấy "sự tránh xa đáng kể đối với Paris". Tương tự, Delta Air Lines cũng đang dự đoán một khoản lỗ lên đến 100 triệu USD do lượng khách đến Pháp giảm dịp Olympic. CEO Delta Air Lines, Ed Bastian nói trừ khi không ai đến xem Thế vận hội thì khách du lịch mới tới Paris. Do vậy, sụt giảm khách dịp này với Bastian "không có gì bất ngờ".
Bastian nhận định một phần các hãng bay bị lỗ trong dịp hè vì giá bán ở mức cao hơn nhu cầu thị trường. Sau đó, các hãng phải giảm giá để "thu được đồng nào hay đồng đó".
Trong báo cáo hồi tháng 6, Hội đồng Du lịch Paris ước tính lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không sẽ giảm trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Tháng 6 giảm 8% và tháng 7 là gần 15% so với cùng kỳ 2023. Hội đồng du lịch cũng ước tính lượng khách Trung Đông và châu Đại Dương giảm mạnh nhất, lần lượt -42 % và -30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các khách sạn cũng đang cảm nhận được lượng khách sụt giảm khi phòng được bán chậm hè năm nay. Tỷ lệ lấp đầy dự kiến giảm còn 60% vào đầu tháng 7. Giống nhiều hãng bay, các khách sạn đã tăng giá nhưng sau đó lại phải giảm.
Các chủ nhà Airbnb cũng đang giảm giá để hút khách. Nhiều nơi thậm chí giảm hơn 50%. Một căn hộ hai phòng ngủ gần Nhà thờ Đức Bà đã giảm giá thuê theo đêm từ 1.407 USD xuống 683 USD trong tuần đầu tiên của Thế vận hội. Mức giá này được coi là thấp hơn cả giá cho thuê vào mùa thu - mùa thấp điểm du lịch. Airbnb cho biết lượng khách nội địa lưu trú trong thời gian Thế vận hội "chưa bao giờ cao hơn những tuần trước".
Ít khách cũng thể hiện qua số lượng vé đến xem các trận đấu. Trong số 10 triệu vé được phát hành, gần 9 triệu vé đã được phân bổ tính đến 25/7 nhưng xảy ra tình trạng dư thừa vé loại giá cao do ít người có nhu cầu, theo thông báo từ Văn phòng báo chí Paris.
Trong thời đại du lịch thể thao đang lên ngôi, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi sự kiện thể thao đỉnh cao như Olympic lại không tạo được cú hích lớn thu hút khách du lịch. Nhưng Grant lại không bất ngờ vì biết rõ nguyên nhân. "Olympic quá chung chung", Grant nói. Thế vận hội có quá nhiều hạng mục nên không thể thu hút bằng các giải tập chung vào một nội dung như giải quần vợt Wimbledon.
Theo Mikael Valtersson thuộc Quân đội Thụy Điển, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (ESSI) không thể bảo vệ mọi thành viên.
Tờ Defense News dẫn lời chuyên gia thuộc Thụy Điển cho biết, kết quả của những nỗ lực của Châu Âu trong việc xây dựng hệ thống phòng không nhiều lớp của riêng mình là ESSI có thể không thành công và hiệu quả như quảng cáo.
Theo ông, vấn đề là không phải tất cả các nước châu Âu đều tham gia vào sáng kiến này, nghĩa là ESSI không bao phủ toàn bộ châu Âu và sẽ không thể bảo vệ tất cả các thành viên ngay cả khi chúng được hoàn thành và kích hoạt.
"Ví dụ, Phần Lan là một phần của nó, và Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của nó. Nhưng Ankara rất tách biệt với phần còn lại của châu Âu. Vậy ai sẽ quyết định bảo vệ cái gì? Các quốc gia tham gia liệu có thể tìm được tiếng nói chung?", chuyên gia Valtersson hỏi.
Theo ông, ESSI chủ yếu sẽ thực hiện việc mỗi thành viên cùng nhau mua tên lửa đất đối không, và toàn bộ chương trình này kém hiệu quả hơn nhiều so với mạng lưới Iron Dome của Israel, đặc biệt là khi nói đến đối phó với tên lửa siêu thanh.
"Châu Âu là một lục địa rộng lớn và sẽ có rất nhiều lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ. Vì vậy, gần như không thể ngăn chặn được tên lửa siêu thanh nếu vũ khí này được đối thủ sử dụng trong các cuộc tấn công tiềm tàng", Valtersson cảnh báo.
Việc Liên minh châu Âu, vốn không phải là một liên minh quân sự muốn xây dựng lá chắn phòng thủ chung cũng khiến Valtersson hoài nghi về tính hiệu quả trong trường hợp chúng thực sự được xay dựng.
Ba Lan đang tỏ ra nhiệt tình với việc xây dựng một Vòm sắt là cho châu Âu, nhưng nhà lãnh đạo đi tiên phong trong ý tưởng này lại là Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Ông đề xuất việc xây dựng ESSI hồi tháng 8/2022 trong bối cảnh Nga đang tăng cường các vụ tấn công bằng đường không vào Ukraine, làm lộ rõ nhiều hạn chế trong công tác phòng không của nước này cũng như châu Âu.
Tới tháng 12/2022, Thủ tướng Đức nêu ra thời gian cụ thể mà ông kỳ vọng là một Vòm sắt cho châu Âu sẽ được hình thành trong vòng 5 năm tới.
Tới tháng 4/2024, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khẳng định nước này quan tâm đến việc tham gia ESSI và việc ký kết thỏa thuận trên là một trong những bước đi của tiến trình này.
Đây cũng là một động thái thay đổi tại Ba Lan vì chính phủ tiền nhiệm của ông Donald Tusk do đảng Luật pháp và Công lý (PiS) lãnh đạo đã từng từ chối tham gia kế hoạch Vòm sắt cho châu Âu.
Mạng lưới Iron Dome của Israel đi vào hoạt động từ năm 2011 có khả năng theo dõi, đánh chặn và tiêu diệt tên lửa và máy bay không người lái xâm phạm không phận.
Hệ thống này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và đối phó với nhiều mối đe dọa cùng lúc. Hồi tháng 4 vừa qua, hệ thống này đã bảo vệ Israel trước cuộc tấn công của khoảng 300 tên lửa và máy bay không người lái phóng từ Iran.
Đây chính là động lực để các nước châu Âu xúc tiến việc trang bị cho mình một hệ thống tương tự dù đã lường trước mức độ tốn kém và phức tạp.
Được bầu để điều hành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, Công đảng Anh đã dành phần lớn ba tuần đầu tiên nắm quyền để nói với công chúng rằng mọi thứ còn tệ hơn dự kiến ở hầu hết mọi lĩnh vực chính sách công.
Theo mạng tin châu Âu Euractiv ngày 29/7, Chính phủ Anh tuyên bố nước này "đã phá sản" trước thềm cuộc đánh giá tài chính công trong tuần này mà Công đảng mới đắc cử sẽ dùng để đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm về khoản thâm hụt 20 tỷ bảng Anh (23,7 tỷ euro).
Được bầu để điều hành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới trong chiến thắng vang dội vào ngày 4/7, Công đảng đã dành phần lớn ba tuần đầu tiên nắm quyền để nói với công chúng rằng mọi thứ còn tệ hơn dự kiến ở hầu hết mọi lĩnh vực chính sách công.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves sẽ trình bày những phát hiện của cuộc đánh giá tài chính trong một tài liệu gửi tới quốc hội, trong đó cáo buộc Đảng Bảo thủ - đảng lãnh đạo nước này trong 14 năm trước - đã cam kết chi tiêu không có nguồn tài trợ để tìm cách giành được sự ủng hộ của công chúng.
"Đánh giá sẽ cho thấy nước Anh đang phá sản và tan vỡ - phơi bày sự hỗn loạn mà chính trị dân túy đã gây ra cho nền kinh tế và các dịch vụ công", tuyên bố do văn phòng Thủ tướng Anh Keir Starmer đưa ra cho biết.
“Điều này cho thấy chính phủ trước đã cam kết tài trợ đáng kể cho năm tài chính mà không biết tiền sẽ đến từ đâu”, tuyên bố nêu rõ.
Đảng Bảo thủ đã bác bỏ thông báo được nhiều người mong đợi của Công đảng về một "hố đen" trong tài chính công, coi đây là cái cớ để tăng thuế mà họ đã không tiết lộ trong chiến dịch tranh cử.
Một số nhà kinh tế cũng tỏ ra hoài nghi, cho rằng có rất ít bất ngờ lớn mà Công đảng không thể lường trước được trước khi nhậm chức.
Bộ trưởng Reeves cũng sẽ tiết lộ ngày công bố ngân sách đầu tiên của mình, ủy quyền cho các dự báo độc lập sẽ được đưa ra cùng với báo cáo ngân sách đó và vạch ra kế hoạch cho quá trình xem xét chi tiêu chính thức để quyết định số tiền mà mỗi bộ phận nhận được.
Bà Reeves cũng dự kiến sẽ đồng ý trả mức lương cao hơn mức lạm phát cho giáo viên và nhân viên y tế.
Không rõ Công đảng sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt mà họ xác định như thế nào. Bà Reeves bị kìm kẹp bởi những lời hứa trong cuộc bầu cử là không tăng thuế thu nhập, các khoản thanh toán an sinh xã hội của Bảo hiểm quốc gia, thuế giá trị gia tăng và thuế doanh nghiệp.
Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Bộ trưởng Reeves sẽ sử dụng tài liệu báo cáo của mình để mở đường cho các đợt tăng thuế khác trong ngân sách tiếp theo. Tờ Financial Times cho biết bà sẽ hoãn một số dự án xây dựng đường bộ và bệnh viện.
Tuyên bố của Chính phủ Anh cũng không nêu ra bất kỳ biện pháp nào, nhưng Bộ trưởng Lao động Anh Pat McFadden lưu ý: "Chúng tôi sẽ không ngại trung thực với công chúng về thực tế những gì chúng tôi đã thừa hưởng".
Nguồn: CAND; Người Đưa Tin; Vnexpress; Giáo dục & Thời đại; Báo Tin Tức
EU: Khi EUR ‘ngã ngựa’; Kêu gọi hạ trần giá dầu Nga; Đưa ô tô trở lại Nga; Khó đạt mục tiêu quân sự của Trump; ‘Lo sốt vó’ theo dõi Ukraine
EU: Kinh tế 2025 bấp bênh; Tìm ra nguồn cung dầu khủng; Lại ‘lao đao’ vì khí đốt; Đan Mạch đổi quốc huy; Cựu Tổng thống Pháp hầu tòa
EU: Thị trường điện mất cân bằng; Bảo vệ an ninh kinh tế; Hy vọng mở van khí đốt Nga; Tìm cơ hội ở Syria; Bulgaria có Thủ tướng mới
EU: Gặp khó vì giá điện cao; Mua kỷ lục LNG Nga; Sân bay dùng nhiên liệu bền vững; Anh đi đầu trong hỗ trợ Kiev; Vụ bê bối của McDonald’s
EU: Di cư lậu giảm mạnh; Run rẩy trước cú sốc từ TQ; Tiên phong viện trợ nhân đạo; Xoay trục sang Á; ‘Đổ xô’ mua xe tăng Leopard-2A8
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá