Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- EU
Truyền thông Đức cho biết tổ chức khủng bố IS đã lập một trang web bằng tiếng Đức, kêu gọi thực hiện các vụ tấn công khủng bố tại nhiều thành phố ở Đức, Áo và Bỉ.
Trang web này có đăng hình ảnh chụp từ ghế lái xe, cho thấy nhiều người đi bộ trên đường. Trong khi đó, màn hình trên xe hiển thị lời kêu gọi lao xe vào người đi đường tại Berlin, Munich, Frankfurt am Main, Vienna, Brussels, Antwerp và Salzburg.
Theo tờ Bild của Đức, các cơ quan an ninh tại Đức, Áo và Bỉ hiện đang xem xét nghiêm túc các tài liệu tuyên truyền của nhóm này nhằm tìm biện pháp ngăn chặn. Nguyên nhân là do các vụ tấn công khủng bố từ phía những đối tượng theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã từng xảy ra nhiều lần tại cả 3 quốc gia này. Các cơ quan thực thi pháp luật cũng thường ngăn chặn được những âm mưu tương tự.
Một nguồn tin ẩn danh từ một trong những quốc gia nêu trên tiết lộ với tờ Bild rằng những lời kêu gọi tấn công khủng bố của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện đang lan truyền rất nhanh trong các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó, cũng trong ngày 20/2, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cảnh sát nước này vừa bắt giữ một nghi phạm là thành viên của IS tại thành phố Istanbul. Đối tượng được cho là đang lên kế hoạch thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
Chiến dịch chống khủng bố của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện sau khi có thông tin tình báo cho thấy nghi phạm đang lên kế hoạch tham gia các vụ tấn công nhắm vào những trường học của người Do Thái và các giáo đường Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều tra cho thấy nghi phạm trên đang liên lạc với một đối tượng khác nhằm tìm cách thực hiện các vụ tấn công tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác. Nghi phạm đã bị bắt giữ trong một cuộc đột kích ở quận Fatih thuộc thành phố Istanbul.
Thổ Nhĩ Kỳ đã xếp IS vào danh sách các tổ chức khủng bố từ năm 2013, cáo buộc tổ chức này gây ra hàng loạt vụ tấn công gây nhiều thương vong ở nước này. Ankara đã tiến hành các chiến dịch chống khủng bố cả trong nước và nước ngoài để truy bắt các thành viên và ngăn chặn hoạt động của tổ chức khủng bố này.
Các dự báo cho thấy sự trỗi dậy của phe cực hữu có thể đẩy nhanh tốc độ suy giảm dân số của châu Âu, tạo ra những cú sốc kinh tế, khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực chậm lại và nguồn chi cho lương hưu, chăm sóc sức khỏe tăng vọt.
2025 sẽ là năm cuối cùng dân số châu Âu được dự báo tăng trưởng, vì từ năm 2026, dân số của lục địa già sẽ bắt đầu suy giảm. Theo Eurostat-cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU), dân số châu Âu dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức 453,3 triệu người vào năm 2026, trước khi giảm xuống còn 419,5 triệu người vào năm 2100. Với việc dân số tăng nhanh hơn ở các quốc gia khác, EU sẽ chỉ chiếm 4,1% dân số toàn cầu vào thời điểm đó.
Không chỉ dân số giảm mà tình trạng già hóa dân số ở EU cũng tăng nhanh. Các dự báo mới nhất của Eurostat cho thấy, tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên sẽ chiếm 32% vào năm 2100, so với mức 21% hiện nay. Già hóa dân số kéo theo số lượng người trong độ tuổi lao động thu hẹp. Điều này sẽ tạo ra “gánh nặng nhân khẩu học”, tác động tiêu cực đến mức sống của người dân, theo Population Europe-mạng lưới các trung tâm nghiên cứu nhân khẩu học hàng đầu của châu Âu.
Ngoài ra, các quốc gia lục địa già sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế. "Hậu quả chính là tăng trưởng chậm lại và gánh nặng thuế cao hơn do chi tiêu lương hưu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trợ cấp cho người cao tuổi tăng lên", nhà nghiên cứu John Springford của Trung tâm Cải cách châu Âu, cho biết.
Trước tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, nhiều quốc gia lục địa già đã dựa vào nguồn lao động nhập cư để giải bài toán thiếu lao động. Thế nhưng, sự “lên ngôi” của các đảng cực hữu ở một số quốc gia tạo áp lực buộc các chính phủ thể hiện thái độ cứng rắn trong việc hạn chế số lượng người nhập cư.
Đức là quốc gia có chính sách tiếp nhận tị nạn rất cởi mở, nay cũng đã thay đổi đáng kể quan điểm về người tị nạn. Không chỉ hạn chế nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh biên giới, số vụ trục xuất những người xin tị nạn bị từ chối tại Đức đã tăng hơn 50% trong hai năm qua.
Hồi tháng 10-2024, việc chính phủ cực hữu Italy thuê đất ở nước ngoài để phân loại người xin tị nạn đã từng bị chỉ trích, nhưng giờ đây lại được nhiều nước quan tâm. Theo Euronews, các ủy viên của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã đề xuất thiết lập các “trung tâm hồi hương” nằm ngoài biên giới EU, tương tự như cách Italy đã làm, để giải quyết vấn đề người tị nạn. Đề xuất này được nhiều quốc gia EU hoan nghênh và dự kiến sẽ được công bố sớm nhất vào cuối tháng này.
Có thể thấy, mỗi nước châu Âu đều đang siết chặt nhập cư theo cách riêng, không phải vì số lượng người nhập cư trái phép tăng lên (thực tế số lượng người nhập cư trái phép vào EU đã giảm gần 40% trong năm 2024), mà do quan điểm của phe cực hữu bài ngoại đang ngày càng có thêm sức nặng. Nhưng những người muốn “đóng cửa” biên giới châu Âu với người nhập cư sẽ phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt: Dân số EU dự kiến giảm mạnh trong thế kỷ tới, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế dài hạn của châu lục này.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người coi việc trấn áp dòng người di cư là ưu tiên trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, liệu sẽ có biện pháp gì để bù đắp lượng thiếu hụt lao động khi đất nước của bà là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Âu. Dự kiến dân số Italy sẽ giảm hơn một nửa vào cuối thế kỷ 21 nếu không có người nhập cư.
Còn tại Đức, nơi đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với quan điểm chống nhập cư đang xếp thứ hai trong nhiều khảo sát trước bầu cử, dân số nước này có thể giảm tới 30 triệu người trong 80 năm tới nếu biên giới Đức khép lại với người tị nạn.
Những cú sốc kinh tế, tốc độ tăng trưởng chậm lại và nguồn chi cho lương hưu, chăm sóc sức khỏe tăng vọt sẽ là bài toán đầy thách thức với các chính phủ EU nếu tình trạng suy giảm dân số ở châu Âu không được giải quyết. Theo các nhà nghiên cứu, nhập cư có thể giúp giảm bớt áp lực nhân khẩu học, nhưng về lâu dài, để bù đắp cho lực lượng lao động suy giảm, các quốc gia EU cần có dòng người di cư liên tục trong nhiều năm. Xây dựng các biện pháp ứng phó chủ động, toàn diện tập trung vào giáo dục, khuyến khích lao động nhập cư có tay nghề là bước đi cần thiết giúp duy trì sự ổn định kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực từ những thay đổi về nhân khẩu học đối với EU.
Thủ tướng Thụy Điển cảnh báo, châu Âu có nguy cơ trở thành ‘viện bảo tàng’ nếu không nới lỏng quy định về trí tuệ nhân tạo (AI).
Phát biểu trước những người tham dự sự kiện Techarena tại Stockholm (Thụy Điển) hôm 20/2, Thủ tướng Ulf Kristersson cho rằng, châu Âu thực sự cần nỗ lực hơn. “Kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với kinh tế châu Âu trong 20 năm qua”, ông nói. “Nếu không thay đổi điều này, châu Âu sẽ thực sự trở thành một loại viện bảo tàng so với các khu vực khác trên thế giới”.
Ý kiến của Thủ tướng Kristersson tương đồng với các lãnh đạo châu Âu khác tại Hội nghị Hành động AI Paris diễn ra tuần trước, nơi họ nhấn mạnh khu vực này cần trở nên cạnh tranh hơn trong cuộc đua AI toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo đầu tư 109 tỷ EUR (113,7 tỷ USD) vào AI, trong đó có nguồn vốn cam kết từ các nhà đầu tư nước ngoài như UAE và quỹ đầu tư Mỹ, Canada cũng như các doanh nghiệp nội địa gồm Iliad, Orange và Thales. Ông so sánh quy mô cam kết đầu tư với dự án Stargate 500 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hồi tháng 1.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng cho biết, EU sẽ huy động tổng cộng 200 tỷ EUR (208,6 tỷ USD) để đầu tư vào AI.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance "chĩa mũi dùi" vào châu Âu khi cho rằng, quan chức của lục địa này đã quá tập trung vào quản lý AI thay vì theo đuổi tiềm năng phát triển của nó. Khẳng định nước Mỹ là “người dẫn đầu” AI, ông nói Mỹ muốn châu Âu mềm mỏng hơn với AI hơn trước.
“Chúng cần các cơ chế quản lý quốc tế thúc đẩy tạo các AI thay vì bóp nghẹt nó và chúng ta cần những người bạn châu Âu đặc biệt nhìn vào lĩnh vực mới mẻ này với sự lạc quan hơn là lo lắng", Vance phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Paris.
Giới công nghệ chỉ trích EU vì đưa ra cách tiếp cận quá khắt khe đối với AI. Đạo luật AI của khối – có hiệu lực từ năm nay – là bộ quy tắc toàn diện đầu tiên nhằm đối phó với những rủi ro mà công nghệ này mang lại. Theo Thủ tướng Thụy Điển, “để cạnh tranh trong bối cảnh địa chính trị mới, châu Âu cần trở thành nơi mà doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo có thể phát triển. Điều đó đồng nghĩa với ít quy định hơn. Tiếp cận nguồn vốn và nhân tài nhiều hơn”.
Ông chỉ ra các doanh nghiệp đang gặp khó khi sử dụng công nghệ mới nhất vì không chắc chắn về quy định của EU. Ngoài ra, những doanh nghiệp thành lập ở châu Âu đang chuyển sang Mỹ vì không tiếp cận được nguồn vốn.
Tình hình ở châu Âu càng bết bát khi xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn và mối quan hệ căng thẳng với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhưng châu lục này cũng nổi tiếng về việc phát triển dưới áp lực.
Liên minh châu Âu (EU), với tư cách một khối và một nền kinh tế, đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do biến động chính trị, các vấn đề về cấu trúc và chính sách mới của Mỹ về thương mại và quốc phòng.
Khối 27 quốc gia châu Âu này đang trải qua giai đoạn rủi ro cao được đánh dấu bằng tình trạng trì trệ kinh tế, phân mảnh thương mại và bất ổn địa chính trị.
Và tình hình càng bết bát hơn khi xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn và mối quan hệ căng thẳng với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Quan hệ căng thẳng
Mối quan hệ chặt chẽ trong lịch sử của EU với Mỹ đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách thương mại và quốc phòng của ông Trump. Cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" của vị Tổng thống Đảng Cộng hòa đã đưa ra các biện pháp bảo hộ chống lại cả các đồng minh.
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump áp đặt mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu đã gây ra mối lo ngại trên khắp EU. Các quan chức cho rằng mức thuế này là không hợp lý và cam kết bảo vệ các ngành công nghiệp châu Âu khỏi các chính sách này.
EU coi mức thuế này của Mỹ là nguồn gốc của sự bất ổn kinh tế, làm gián đoạn hiệu quả và sự hội nhập của thị trường. Ngoài ra, khối này phản đối quyết định của ông Trump về việc áp dụng thuế quan "có đi có lại" đối với các quốc gia trên khắp toàn cầu.
Họ coi những mức thuế quan có đi có lại này là một cách tiếp cận sai lầm và đã cảnh báo rằng Brussels sẽ phản ứng nhanh chóng và kiên quyết với bất kỳ rào cản nào mà họ cho là không công bằng đối với thương mại tự do, báo hiệu sự sẵn sàng tham gia vào một cuộc chiến thương mại nếu cần thiết.
Các quan chức EU cũng đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng ngồi lại với ông Trump, tìm cách đạt được một thỏa thuận với vị chính trị gia tỷ phú Mỹ vốn tự nhận mình là một "nhà đàm phán vĩ đại".
Mặc dù vậy, có lẽ sẽ có nhiều chủ đề khác nhau trên bàn đàm phán – thuế quan, yêu cầu mua thêm dầu và khí đốt của Mỹ, khả năng tăng đóng góp quân sự trong NATO và luật kỹ thuật số và quy định về nền tảng của EU bị các công ty công nghệ Mỹ phản đối.
Việc các nước EU bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ban đầu giữa Washington và Moscow để chấm dứt xung đột Ukraine đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ Mỹ-EU.
Ông Trump cũng chỉ trích các quốc gia châu Âu vì không phân bổ đủ nguồn lực cho quốc phòng, lập luận rằng các thành viên NATO nên tăng chi tiêu quốc phòng từ mức trung bình hiện tại là 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 5%.
Các vấn đề nội tại
Nhiều quốc gia châu Âu đang vật lộn với nợ công cao và thâm hụt ngân sách trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và dân số già đi, cũng như chi tiêu xã hội tăng. Đối với các quốc gia này, việc tăng chi tiêu quốc phòng là một thách thức đáng kể.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của EU cho năm 2025 là 1,5%, phản ánh xu hướng chậm chạp trong những năm gần đây so với Mỹ và Trung Quốc. Các báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng Euro (Eurozone - gồm 20 quốc gia châu Âu) thậm chí có thể chỉ dao động quanh mức 1% trong năm nay.
Trong 15 năm qua, nền kinh tế châu Âu đã tụt hậu đáng kể so với Mỹ, quốc gia dẫn đầu về công nghệ và chuyển đổi số. Trong khi Mỹ tăng GDP lên 70%, EU chỉ tăng 20%.
Năng suất và khả năng cạnh tranh giảm sút, cùng với chi phí lao động tăng cao đã làm xói mòn sức mạnh công nghiệp của khu vực, đặc biệt là so với Mỹ và Trung Quốc.
Để lấy lại lợi thế cạnh tranh, EU đặt mục tiêu cắt giảm bộ máy quan liêu, mở rộng đầu tư vào các công ty công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời giảm chi phí năng lượng.
Tuy nhiên, nói dễ hơn làm. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên đã không tuân thủ các quy tắc tài khóa của khối, trong đó yêu cầu nợ công không được vượt quá 60% GDP và thâm hụt ngân sách phải duy trì dưới 3% GDP.
Hy Lạp, Italy, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha đều có nợ công vượt quá 100% GDP, trong khi 13 quốc gia thành viên khác vượt ngưỡng 60%.
Ngoài ra, 10 quốc gia EU, bao gồm Pháp, Italy, Hungary và Romania, đã vượt quá giới hạn tỉ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP là 3% do khối này đặt ra.
Nợ công và thâm hụt ngân sách cao khiến các quốc gia này ngày càng khó phân bổ tiền cho ngành công nghiệp quốc phòng của họ.
Đồng thời, lạm phát trên khắp châu Âu vẫn ở mức cao. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt mục tiêu lạm phát 2% trong trung hạn, nhưng tỉ lệ lạm phát của Eurozone vẫn ở mức khoảng 3% trong những tháng gần đây.
Hơn nữa, kho dự trữ khí đốt tự nhiên hiện tại của EU đang dưới 50% công suất, với mức thấp hơn khoảng 10% so với mức trung bình. Giá khí đốt đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm do thời tiết lạnh giá và dự trữ giảm.
Cửa sổ cơ hội cho cải cách
Trong bối cảnh này, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) có trụ sở tại Washington, D.C. cho rằng đây là cửa sổ cơ hội cho EU tiến hành các cải cách.
Sự hội nhập kinh tế của các quốc gia ở châu Âu theo truyền thống phát triển dưới áp lực bên trong và bên ngoài.
Cuộc khủng hoảng đồng Euro, cuộc khủng hoảng di cư, đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine, tất cả đều buộc châu Âu phải hành động nhanh chóng và đôi khi theo những cách không chính thống để cải thiện tình hình.
Sự hỗn loạn toàn cầu hiện nay, một phần do mối đe dọa về thuế quan và sự xói mòn trật tự thế giới toàn cầu, có thể là chất xúc tác để châu Âu thực hiện các cải cách táo bạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực đổi mới và khả năng cạnh tranh.
Hai báo cáo quan trọng vào năm ngoái của các cựu Thủ tướng Italy, là báo cáo Draghi và báo cáo Letta, đã đề xuất một số bước để thúc đẩy thị trường nội bộ, đơn giản hóa các quy tắc và khuyến khích tăng trưởng kinh doanh.
Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU – đang chuẩn bị các đề xuất lập pháp dựa trên các báo cáo này.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã thông báo về biện pháp gọi là "La bàn năng lực cạnh tranh", sẽ sớm được trình bày, và Thỏa thuận công nghiệp sạch mới, nhằm mục đích điều hòa chương trình nghị sự về khí hậu với khả năng cạnh tranh và các cân nhắc về xã hội.
Gói đơn giản hóa toàn diện do bà Von der Leyen đề xuất được thiết kế để đơn giản hóa các yêu cầu báo cáo trong một số lĩnh vực, một phản ứng trước những lời phàn nàn rộng rãi rằng luật khí hậu quá quan liêu và cồng kềnh.
Ngoài ra, các chính trị gia từ Nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu tại Nghị viện châu Âu, cũng như các chính trị gia hàng đầu từ Pháp và Đức, đã thúc giục EC ưu tiên mục tiêu đơn giản hóa và quá trình thực hiện các biện pháp thay vì chỉ tập trung vào quản lý.
Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Mỹ là một mối quan hệ quan trọng, nhưng cũng có những tác nhân khác trên thế giới. Phòng tuyến tốt nhất cho EU là một nền kinh tế mạnh hơn có thể tự tạo ra sự tăng trưởng ở mức độ lớn hơn.
Giới quan sát đánh giá Tổng thống Mỹ Trump hiện đã gần như hoàn toàn theo quan điểm công khai của Nga về vấn đề Ukraine, đồng thời quay lưng lại với ông Zelensky và Ukraine - đồng minh của Mỹ.
Những màn đáp trả nảy lửa giữa các tổng thống Trump và Zelensky
Sau khi điện đàm với Tổng thống Nga Putin và xúc tiến các cuộc đàm phán về chấm dứt xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Mỹ Trump đã liên tục chỉ trích Tổng thống Ukraine Zelensky. Không những vậy, ông còn loại Ukraine khỏi các cuộc đàm phán này.
Hôm 18/2/2025, ông Trump thậm chí còn tố Ukraine đã khơi mào xung đột với Nga, đồng thời quả quyết rằng Ukraine đáng lẽ phải tổ chức cuộc bầu cử tổng thống đã bị đình lại do xung đột vũ trang với Nga .
Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã phản pháo ông Trump. Ông Zelensky tố ông Trump rơi vào “không gian thông tin sai lệch” do Nga tạo ra. Nhưng ông Trump không hề nao núng, tiếp tục leo thang “cuộc chiến ngôn từ” này với ông Zelensky vào ngày hôm sau, 19/2.
Trong một đăng tải trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông Zelensky “từ chối tổ chức bầu cử” và “ghi điểm rất thấp trong các cuộc thăm dò dư luận tại Ukraine”. Ông Trump còn cho rằng Ukraine đáng lẽ phải chấm dứt xung đột với Nga sau 3 năm.
Việc ông Trump quay ra chỉ trích ông Zelensky là chỉ dấu về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump. Theo đó, chính quyền Trump đã từ bỏ hệ thống đồng minh quốc tế cũ và tìm cách thân thiện với nước Nga của ông Putin.
Ông Trump “khai chiến” với ông Zelensky ngay sau cuộc gặp cấp cao Mỹ - Nga tại Saudi Arabia.
Khi đáp trả ông Trump, ông Zelensky cho rằng đương kim Tổng thống Mỹ phát tán những thông tin “không đúng” từ phía Nga và giúp hồi phục Nga.
EU sốc nặng trước sự “quay xe” của ông Trump
Tuy nhiên dường như ông Trump vẫn khá mơ hồ về nội dung cụ thể của một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine, tạo cảm giác rằng mục tiêu hàng đầu của ông là đạt được một thỏa thuận bất kỳ cho phép ông tuyên bố về một chiến thắng chính trị của riêng mình. Một số nhà phê bình cho rằng cách tiếp cận này của ông Trump có thể nuôi dưỡng xung đột trong tương lai.
Cũng ngày 18/2 vừa qua, ông Trump cho biết ông để ngỏ khả năng binh sĩ châu Âu thực thi bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào về Ukraine , dù rằng đặc phái viên của Nga tại các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia đã bác bỏ ý tưởng này. Thế nhưng, Thủ tướng Anh Keir Starmer cảnh báo rằng một lực lượng như vậy chỉ khả thi khi nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vào tuần trước cảnh báo rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào tham gia gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Nhiều lãnh đạo và quan chức châu Âu đã bị bất ngờ hoàn toàn trước việc Mỹ bất ngờ ngưng ủng hộ cho Ukraine. Nhiều người không hiểu nổi vì sao Tổng thống Mỹ Trump lại “găng” với Tổng thống Ukraine Zelensky đến như vậy.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không nằm trong thành phần đàm phán Nga - Mỹ và cũng không biết khi nào Mỹ sẽ trình bày thỏa thuận hòa bình đề xuất của họ với Kiev. Họ thực sự không biết chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp.
Hôm 19/2, Sophie Primas - phát ngôn viên của chính phủ Pháp bày tỏ rằng Pháp không hiểu nổi vì sao Tổng thống Mỹ Trump lại cho rằng chính Tổng thống Ukraine Zelensky phải chịu trách nhiệm về việc Nga đưa quân tấn công Ukraine.
Bà Primas nói, “chúng tôi không hiểu rõ lắm về tính logic ở đây”. Bà miêu tả các bình luận của Tổng thống Trump là “đa dạng, biến đổi và thường rất khó hiểu”.
Phát ngôn viên Primas xác nhận thêm rằng ông Trump đã tung ra một loạt bình luận về Ukraine trong những ngày gần đây mà không hề trao đổi ý kiến trước với các đồng minh châu Âu của Mỹ.
Cả Ukraine và đồng minh EU của Mỹ đều ngỡ ngàng trước việc Mỹ và Nga quyết định tổ chức đàm phán hòa bình về Ukraine tại Saudi Arabia. Về phần mình, Ukraine đã tuyên bố sẽ không chấp nhập bất cứ thỏa thuận nào áp lên Ukraine mà thiếu sự đồng thuận của Ukraine. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thể hiện sự đồng tình với tuyên bố của Ukraine.
Thế khó của châu Âu
EU vốn đã biết ông Trump quan tâm đến cuộc chiến của Ukraine với Nga ít hơn so với mức độ quan tâm của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden tiền nhiệm nhưng họ vẫn bị sốc và tổn thương về mức độ đột ngột, dứt khoát của ông Trump khi rút lại sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine rồi quay sang chỉ trích thậm tệ cả Tổng thống Zelensky. Châu Âu đã không có sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động từ sớm để ứng phó với kịch bản ông Trump thay đổi đáng kể chính sách đối ngoại liên quan đến Nga và Ukraine. Đến bây giờ, châu Âu mới hành động một cách vội vã để đối phó.
Giới chính trị gia châu Âu đang tìm cách chống đỡ. Họ họp thượng đỉnh tại Paris (Pháp) vừa qua, đưa ra hàng loạt ý tưởng cứng rắn mới nhằm thích ứng với thực tế mới đầy bất định. Họ cần một đại diện có thể đoàn kết toàn châu Âu, xây dựng cầu nối giữa Kiev và Washington. Có 2 ứng viên nổi bật nhất cho vị trí này, là Thủ tướng Anh Starmer và Tổng thống Pháp Macron.
Tuy nhiên, châu Âu không thống nhất trong vấn đề phòng thủ. Ngoài ra, mỗi nước thành viên EU đều có những đau đầu riêng về bầu cử nội bộ hoặc kinh tế nội địa.
Thủ tướng Anh Starmer đã thực thi động thái đáng kể đầu tiên để tập hợp các chính phủ châu Âu quanh một mục tiêu chung. Ông tuyên bố sự thay đổi lớn trong chính sách của Anh: Nước này sẽ sẵn sàng gửi quân bộ tới Ukraine để duy trì hòa bình theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, quân đội Anh đã không được đầu tư đáng kể trong 40 năm qua. Một nghị sĩ Anh cho biết, Anh sẽ phải đầu tư mạnh cho quốc phòng.
Ba Lan - quốc gia có quân đội lớn nhất trong các thành viên châu Âu của NATO, cũng lưỡng lự về việc triển khai quân sang Ukraine vì việc này có thể làm suy yếu chính biên giới của Ba Lan.
Nguồn: VTV; Quân Đội Nhân Dân; Việt Báo; Người Đưa Tin; Soha
EU: Quan hệ với Mỹ ‘tan hàng’; ‘Đang ảo tưởng’; Bài toán gửi quân sang Kiev; Anh kêu gọi bảo vệ Kiev; Pháp kỳ vọng tự chủ quốc phòng
EU: Siêu thị khan café; Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt; Chi 840 tỷ đôcho quốc phòng; Chuẩn bị ‘ly hôn’ với Mỹ; Phe cực hữu chia rẽ vì Ukraine
EU: Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục; ‘Gáo nước lạnh’ lên hàng xa xỉ; Xoay sở trong thế khó; ‘Euro Eyes’ thay thế tình báo Mỹ; Xích gần các đối tác NATO
EU: Nguy cơ khủng hoảng nợ; Chật vật vì khí đốt; Đổ tiền cho quốc phòng vô ích; Tái khẳng định cấm xe xăng; Thế khó của Tổng thống Pháp
EU: Số ca mắc sởi tăng cao; Cú sốc với ngành rượu; Quay lưng với hàng Mỹ; ‘Bức tường’ ngân sách quốc phòng; Gia hạn trừng phạt Nga
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá