- Thời sự
- EU
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Âu đã nâng mức cảnh báo rủi ro đối với bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) từ mức thấp lên mức trung bình.
Đồng thời, CDC châu Âu yêu cầu các quốc gia tiếp tục theo dõi du khách đến từ các khu vực bị ảnh hưởng.
CDC châu Âu đánh giá rủi ro lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở khu vực đối với người dân và du khách hiện ở mức "trung bình" - tăng so với mức "thấp" trước đây. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng châu Âu có thể kiểm soát khả năng lây lan bệnh đậu mùa khỉ nếu sớm phát hiện những ca bệnh nhập cảnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Bệnh đậu mùa khỉ do virus lây truyền từ động vật sang người, nhưng cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc vật lý gần. Triệu chứng bệnh là sốt, đau nhức cơ và tổn thương da giống như nhọt lớn. Đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại ở CHDC Congo bắt nguồn từ một chủng đặc hữu được gọi là nhánh I. Tuy nhiên, biến thể mới - gọi là nhánh Ib - dường như lây lan mạnh hơn thông qua tiếp xúc gần.
Đầu tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi sau khi biến thể Ib bắt đầu lây lan sang các nước láng giềng của Congo. Ngày 15/8, Thụy Điển thông báo ghi nhận một ca nhiễm biến thể Ib, đánh dấu trường hợp đầu tiên được báo cáo ngoài châu Phi. WHO cảnh báo nguy cơ sẽ có thêm ca nhiễm biến thể mới này tại châu Âu.
WHO hiện đã kêu gọi các hãng dược tăng cường sản xuất vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Trên thế giới có 2 loại vaccine đậu mùa khỉ được sử dụng trong những năm gần đây do hãng dược phẩm Bavarian Nordic của Đan Mạch sản xuất và của Nhật Bản.
Liên quan tới hình hình dịch đậu mùa khỉ ở châu Phi, ngày 16/8, bà Bronwyn Nichol - quan chức cấp cao của Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) - cho biết tình trạng thiếu hụt kit xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine đang cản trở nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. Bà kêu gọi bổ sung các nguồn lực để hỗ trợ "lục địa đen" ứng phó với đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ biến thể mới.
Theo số liệu của CDC châu Phi, kể từ tháng 1/2022 đến ngày 4/8/2024, châu lục này có 38.465 ca mắc đậu mùa khỉ và 1.456 ca tử vong. Các quốc gia bị ảnh hưởng bao gồm Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, CHDC Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya.
Trước áp lực gia tăng thuế nhập khẩu vào Châu Âu, Trung Quốc nhanh chóng có phương án “dự phòng”, đó là tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất truyền thống đang gặp khó khăn tại Châu Âu, đẩy mạnh đầu tư sản xuất xe điện trên chính sân nhà đối thủ.
Theo Bloomberg, với việc Liên minh Châu Âu tăng thuế nhập khẩu lên tới 38% với xe điện Trung Quốc, các nhà sản xuất của quốc gia này đang đẩy mạnh hợp tác với các nhà sản xuất địa phương để “hô biến” xe Trung Quốc thành xe nội địa Châu Âu. Nếu không có các biện pháp này, lợi thế cạnh tranh về giá của xe điện Trung Quốc sẽ biến mất khi sản phẩm của họ sẽ trở nên đắt hơn xe nội địa, hoặc phải bán xe mà không có lãi.
Tại Ba Lan, dòng xe điện đô thị T03 của Leapmotor đang được lắp ráp tại dây chuyền của 2 nhà sản xuất nội địa Jeep và Fiat Stellantis. Trong khi đó, BYD đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ; còn tập đoàn Geely cùng thương hiệu xe điện Zeekr đang trong quá trình khảo sát, lựa chọn địa điểm xây nhà máy.
Thành phố Barcelona, Tây Ban Nha sẽ là nơi tổ chức lễ ra mắt của mẫu xe Omoda E5 do Chery Automobile của Trung Quốc hợp tác với Ebro-EV Motor của Tây Ban Nha. Hãng kỳ vọng sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm nay với nhà máy cũ mua lại từ Nissan Motor tại Barcelona. Liên doanh Chery – Ebro đặt mục tiêu sản xuất 150.000 xe mỗi năm. Chery cũng đang tìm kiếm địa điểm xây dựng một nhà máy thứ hai, đồng thời phát triển hoạt động nghiên cứu, phát triển, phân phối sản phẩm tại địa phương để “thực sự trở thành một nhà sản xuất Châu Âu”.
Cách mà Chery Automobile vận hành tại nhà máy ở Barcelona, đó là lắp ráp ô tô từ những bộ phận đã được tháo rời một phần. Những chiếc xe này, được sản xuất từ những địa điểm tốn ít chi phí hơn, sau đó tháo rời các bộ phận ra rồi chuyển tới gần nơi bán và lắp ráp hoàn chỉnh lại. Việc này, giúp tránh được thuế quan của EU áp dụng với xe của Trung Quốc.
Tương tự với Chery Automobile, xe T03 của liên doanh Leapmotor và Stellantis cũng có cách sản xuất, lắp ráp tương tự. Theo Bloomberg, cách thức này giúp liên doanh sinh lời khoảng 3.200 euro cho mỗi xe bán ra. Số tiền này chỉ vào khoảng 1.000 euro nếu nhập khẩu xe và áp dụng cách tính thuế mới.
Ông Bill Russo, giám đốc điều hành công ty tư vấn Automobility cho biết, đây là chiến lược quen thuộc của Trung Quốc trong quá trình mở rộng thị trường xe điện ra toàn cầu những năm gần đây: “Họ đang xây dựng nhà máy ở Mexico, Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á,…khắp mọi nơi trên thế giới. Chưa bao giờ Trung Quốc lại nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng của họ như hiện nay”.
Mặc dù chiếm thị phần chưa tới 10%, nhưng Châu Âu đang là thị trường sinh lời nhất của xe điện Trung Quốc, nhất là với một số hãng như Nio hay Xpeng. Do đó, trước áp lực thuế quan, các hãng xe điện Trung Quốc buộc phải tìm cách giảm chi phí sản xuất hoặc “né” thuế thay vì tăng giá xe.
Theo chuyên gia về ngành công nghiệp ô tô, ông Matthias Schmidt, giá niêm yết của xe điện Trung Quốc khó có thể thay đổi trong thời gian tới bởi những xe này “chưa có giá trị thương hiệu” để biện minh cho việc tăng giá, lợi thế duy nhất của những chiếc xe này là giá rẻ.
Tuy nhiên, chính các nhà sản xuất và thị trường EU lại đang cần những chiếc xe điện giá rẻ của Trung Quốc để đạt mục tiêu loại bỏ xe sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035. Các nhà sản xuất lớn của EU như Volkswagen, Renault và Ford đang đối mặt với sự quan tâm ngày càng giảm của khách hàng đối với ô tô điện, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sai lầm trong chiến lược sản xuất của các hãng. Thay vì những chiếc ôtô điện nhỏ gọn, giá rẻ, các nhà sản xuất này lại chủ yếu cung cấp những chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ lớn và đắt tiền, không hề hấp dẫn đối với những khách hàng nhạy cảm về giá. Kết quả là các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống và lấy dần thị phần của các nhà sản xuất châu Âu ngay tại sân nhà của họ.
Chưa kể đến giá rẻ, xe điện Trung Quốc còn được nhận định tốt ở một số mặt khác. Ông Bill Russo cho biết thêm: “Trái ngược hoàn toàn với cách thiết kế truyền thống về bên ngoài chiếc xe, xe điện Trung Quốc tập trung vào công nghệ và trải nghiệm dịch vụ. Như khi điện thoại iPhone xuất hiện vậy, chúng nhanh chóng đánh bay Nokia khỏi thị trường điện thoại. Đó là điều đang xảy ra tương tự với ngành công nghiệp ô tô với sự xâm chiếm của xe điện Trung Quốc”.
Hiện một số quốc gia EU vẫn đang theo dõi chặt chẽ các nỗ lực đưa ô tô Trung Quốc vào thị trường Châu Âu. Vào tháng 6 vừa qua, cơ quan chống độc quyền của Ý đã phạt nhà sản xuất DR Automobile 6 triệu euro khi xác định công ty này dán logo “Xe sản xuất từ Ý” bất hợp pháp cho các phương tiện vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đại diện DR Automobile cho biết, xe của họ chỉ có 60-70% lắp ráp tại Trung Quốc, và hãng sẽ kháng cáo.
Theo ông Alexandre Marian, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Alixpartner, việc Ý hành động để bảo vệ thị trường trong nước là điều hợp lý. Nhưng ông cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ không vì một vụ việc như vậy mà dừng lại, họ sẽ tiếp tục mua nhà máy và sản xuất. “Các nhà sản xuất Trung Quốc cực kỳ quyết tâm. Họ luôn tìm cách để giải quyết vấn đề. Và một khi họ đã xác định được mục tiêu, họ sẽ làm mọi thứ để thực hiện mục tiêu đó”. – Ông Marian cho biết.
Ông Sam Firoani, chuyên gia của AutoForecast Solutions, công ty cung cấp cơ sở dữ liệu dự báo ngành công nghiệp ô tô chia sẻ: “Cách đây 15 năm khi tôi đến hội chợ ô tô tại Detroit (Đi-troy), Mỹ, ô tô của Trung Quốc hoàn toàn không có tính cạnh tranh. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra những vấn đề tồn tại với những chiếc xe của họ chỉ qua vài cái nhìn, hay ngồi thử bên trong xe. Nhưng bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, chất lượng xe của Trung Quốc đã được nâng tầm rất nhiều”.
Còn tại Việt Nam, hồi tháng 5/2023, BYD đã dự kiến chi khoảng 250 triệu USD để xây dựng một nhà máy lắp ráp xe điện tại Việt Nam. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ông Wang Chuanfu, Chủ tịch BYD cũng từng đưa ra mong muốn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để BYD hoàn tất thủ tục đầu tư và bắt đầu đi vào sản xuất.
Tuy nhiên, đến khoảng cuối tháng 3/2024, BYD bất ngờ tuyên bố hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam vì có những sự thay đổi trong chiến lược và tình hình suy thoái chung của thị trường xe điện toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, việc hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy của BYD tại Việt Nam là để đầu tư nguồn lực xây dựng nhà máy ở Indonesia.
Liên minh châu Âu hôm qua (16/8), tuyên bố sẽ trừng phạt những người tiếp tay cho bạo lực leo thang ở Bờ Tây, trong đó có một số thành viên Nội các Israel; đồng thời kêu gọi Chính phủ Israel phải chấm dứt ngay những hành động không thể chấp nhận này.
Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell trong 1 bài viết trên mạng xã hội X. Ông Josep Borrell cũng cho biết, ngày này qua ngày khác, Israel lại tiếp tục gây bạo lực ở Bờ Tây, gieo rắc đau thương lên những người vô tội và gây cản trở cho mọi cơ hội hòa bình.
Trước đó, hôm 15/8, hàng trăm người định cư Israel đã tấn công ngôi làng Jeit ở Thành phố Qalqilya, thuộc khu Bờ Tây, đốt cháy nhiều xe hơi và làm ít nhất một người thiệt mạng. Ngay sau đó, Anh, Pháp, Đức cũng lên án mạnh mẽ vụ tấn công này.
Tuyên bố của ông Josep Borrell được xem là động thái cứng rắn nhất của Liên minh châu Âu trước tình trạng bạo lực liên tục leo thang tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza trong những ngày qua.
Thời tiết ấm hơn và rác thải được cho là những nguyên nhân khiến các loài vật như ong bắp cày phương Đông, rắn và chuột phát triển mạnh trong thành phố Rome.
Andrea Lunerti, người chuyên bắt động vật nguy hiểm ở Rome, cho hay nhận được vô số cuộc gọi trong mùa hè năm nay, đặc biệt là cuộc gọi nhờ xử lý rắn.
"Người ta nhìn thấy rắn nhiều hơn trước", Lunerti nói. "Quần thể rắn đã tăng mạnh trong mùa đông vì thời tiết hiện giờ ấm hơn trước đây. Rắn không thể sống sót nếu trời lạnh. Chúng từ môi trường tự nhiên mò vào thành phố vì ở đây có nhiều đồ ăn thừa, chỗ nào có nhiều đồ ăn thừa thì có nhiều chuột, món khoái khẩu của rắn".
Loài rắn hay gặp nhất ở Rome là rắn Hierophis viridiflavus, loài phổ biến ở châu Âu. Lunerti cũng từng bắt được 4 con rắn lục độc Viperidae.
Hôm 16/8, anh nhận một cuộc gọi từ một người phụ nữ hoảng loạn, khi một con rắn Hierophis viridiflavus rơi xuống sân thượng nhà cô. Lunerti gần đây cũng được cảnh sát nhờ xử lý một con rắn trong phòng thay đồ bác sĩ ở bệnh viện tại quận Parioli.
"Ta có thể gặp rắn trên sân thượng, trong vườn, trong trường học", anh nói. "Thậm chí từng có một con xuất hiện trên nóc thang máy tòa chung cư, khiến mọi người hoảng loạn. Loài rắn rất giỏi tìm chỗ ẩn náu trong các tòa nhà, chờ thời điểm đi săn mồi".
Lunerti sẽ yêu cầu người gọi điện gửi video tới để anh xác định chúng có phải rắn độc hay không. Nhưng anh lưu ý "kể cả rắn không độc cũng khiến người ta hoảng loạn và vô tình làm những điều nguy hiểm, như lao ra đường mà không nhìn kỹ xe cộ".
Ong bắp cày phương Đông, loài ong di cư từ Bắc Phi và Đông Nam Á, cũng thường xuyên xuất hiện ở Rome từ năm 2021. Ban đầu, người ta nhìn thấy chúng ở quận Monteverde và ít lâu sau, chúng xây tổ khắp nơi tại ngách cửa chớp, lỗ thông hơi, máy điều hòa không khí, thậm chí là khe hở tại di tích cổ ở trung tâm thành phố. Thời tiết ấm hơn và rác thải cũng được cho là nguyên nhân loài này phát triển nhanh.
Lunerti cho rằng Rome cần kiểm soát xử lý rác nếu không sẽ còn nhiều rắn và ong bắp cày hơn, chưa kể chuột và mòng biển.
"Ở Rome thậm chí còn nhiều mòng biển hơn ở Fregene, thị trấn ven biển gần đó", anh nói. "Thành phố đã thực sự trở thành khu rừng".
Tuy nhiên, hội đồng thành phố Rome khẳng định thành phố không biến thành rừng và những vụ phát hiện rắn cùng các loài động vật khác "không tới mức báo động".
Hội đồng cũng phủ nhận rắn nhiều hơn do rác, dẫn lời nhà động vật học Enrico Alleva nói rằng "một số loài động vật săn chuột hoạt động mạnh hơn trong giai đoạn này, bởi thành phố ít rác hơn khiến những con chuột phải ra ngoài nhiều hơn để lục lọi tìm thức ăn".
Hội đồng cho hay dữ liệu từ Ama, công ty quản lý hoạt động thu gom rác của Rome, cho biết dịch vụ thu gom đã cải thiện và lượng rác giảm đáng kể so với những năm khác.
"Điều này cho phép chúng tôi nói rằng thành phố đang ở thời điểm sạch nhất trong nhiều năm", hội đồng thành phố tuyên bố.
Quốc gia thắng lợi nhất kỳ Olympics 2024 là Pháp, nước đứng cái tổ chức. Xứng đáng được thưởng huy chương vàng, so với các Olympics gần đây ở Tokyo, Atlanta, Bắc Kinh. Muốn 329 cuộc tranh đua diễn ra êm đẹp – số lớn thứ nhì sau Thế Vận Hội Tokyo năm 2020 (339) – đòi hỏi cả nước phải cộng tác và phối hợp. Hơn 45,000 cảnh sát và nhân viên an ninh giữ trật tự - bình yên hơn so với London đang biểu tình đánh nhau chết người. Hệ thống điện được xếp đặt lại, thay thế các máy phát điện chạy bằng dầu diesel trước đây, nối liền tất cả các vận động trường ở Paris và 300 địa điểm tranh tài khác trên cả nước. Paris đặt thêm 160 cây số đường dành riêng cho xe đạp nối liền các sân vận động – dân chúng bớt than phiền nạn kẹt xe; chính phủ nêu cao thiện chí bảo vệ môi trường! Dân Paris sẽ thừa hưởng 10,000 chỗ đậu xe đạp!
Ngoạn mục nhất là công tác làm sạch con sông Seine đầy rác và chất độc tích tụ, đáng lẽ phải được giữ vệ sinh liên tục trong mấy thế kỷ trước. Những dòng sông chảy qua các đô thị lớn thường thường bị nhiễm độc và nhơ bẩn nhiều hay ít. Sông Thames ở London, Spree ở Berlin Donau (Danube) ở Busapest, vân vân cũng chung số phận với Seine.
Những người yêu thơ khắp thế giới đều nhớ Appolinaire viết: “Dưới cây cầu Mirabeau, sông Seine chảy – Cùng với tình yêu của chúng ta” (Sous le pont Mirabeau coule La Seine – et nos amours). Tới thế kỷ 20, ai đứng trên cầu Mirabeau nhìn xuống sông Seine chắc sẽ không ước mong gửi tình yêu của mình vào dòng nước đen đen này! Nhờ Thế Vận Hội, Paris có ngân sách “tắm gội” cho con sông nổi tiếng. Công trình lớn tiêu tốn 1.4 tỷ đồng euro, bằng $1.53 tỷ mỹ kim. Bà Thị trưởng Anne Hidalgo làm gương nhảy xuống sông bơi lội cho các lực sĩ yên tâm sông Seine sạch rồi.
Dân Pháp vốn mang tinh thần “Cartesien,” lúc đầu rất hoài nghi. Nhiều người chê Thế Vận Hội là trò chơi của bọn nhà giàu, cả nước tốn tiền mà vô bổ. Vì thế lần chót Paris tổ chức Olympics đã qua 100 năm nay rồi. Nhưng sau khi đã nếm mùi dăm ngày, đa số bắt đầu đồng ý: Cũng đáng công! Chưa bao giờ dân Paris tỏ ra “yêu thể thao” như thế, Có lẽ lần chót là năm 1998 khi đội tuyển Pháp (và Zinedine Zidane) thắng Giải Túc Cầu Thế giới, cũng diễn ra ở Paris! Năm nay, sau khi Pháp thắng Brazil 3-0 trong trận chung kết, dân kéo nhau ra đường hô khẩu hiệu “Mình Vô Địch!” (On est les champions!) đến sáng chưa ngưng.
Mỗi lần Pháp đoạt huy chương vàng, bản quốc ca “La Marseillaise” vang từ hội trường ra ngoài đường phố, xuống đường metro xe điện ngầm, vào các hàng quán, ai nấy chú mắt trước những màn ảnh truyền hình. Đoạn cuối bài quốc ca, ra đời vào thế kỷ 18, có lời kêu gọi dân quân Marseille “Tiến bước! Tiến bước!” (Marchons! Marchons!). Năm nay có lúc dân Paris nhại lời, thành “Marchand! Marchand!” Léon Marchand là đấu thủ bơi lội Pháp đã đoạt bốn huy chương vàng! Nhưng cả khi Pháp đá banh thua Tây Ban Nha, khán giả vẫn khích lệ, hô đi hô lai một khẩu hiệu: “Màu Xanh, tiến lên!” (Allez les Bleus!)
Ngoài Leon Marchand, một lực sĩ nổi bật trong Thế Vận Hội Paris 2024 phải kể đến Simone Biles, đấu thủ Mỹ môn vận động “gymnastics”. Năm nay hơn 27 tuổi, cô đã đoạt 30 huy chương Vô Địch môn gymnastics toàn cầu, và cổng cộng 11 huy chương Thế Vận Hội. Năm 2020, mọi người tiên đoán cô sẽ đoạt ít nhất 4 đến 6 huy chương vàng ở Tokyo. Cô can đảm bỏ cuộc khi biết mình mắc một chứng bệnh thần kinh mất khả năng kiểm soát cơ thể khi đang nhào lộn. Năm nay được chữa trị, trở lại Paris, cô chiếm 3 huy chương vàng, một bạc. Katie Ledecky là một nữ lực sĩ bơi lội lớn tuổi khác, đã dự bốn Olympics; từng được Tổng thống Joe Biden tặng huân chương Tự Do (Presidential Medal of Freedom), năm nay lại đoạt bốn huy chương vàng.
Riêng chúng tôi khâm phục nữ lực sĩ Kinzang Lhamo nhất, mặc dù cô không chiếm một huy chương nào cả. Lhamo người Bhutan, một nước 800 ngàn dân nằm dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, cô tới Paris cùng hai nam lực sĩ. Cô dự cuộc đua marathon phụ nữ.
Bắt đầu chạy từ 8 giờ sáng, gần một trăm nữ lực sĩ chạy trên đường phố Paris, đoạn chót phải lên dốc. Lúc 10 giờ 23 người đầu tiên vượt qua làn ranh, khán giả khắp nước Pháp và thế giới nhìn thấy trên truyền hình. Tới 10 giờ 34 chín người chịu bỏ cuộc, nhưng 50 lực sĩ đã vượt 40 cây số tới đích, chỉ còn hơn 30 người vẫn đang chạy. Đến 10 giờ 43, còn 6 người; 10 giờ 46, còn bốn. Cô Rose Harvey, Anh quốc vượt lằn ranh lúc 10 giờ 51; Matea Parlov Kostro, nước Croatia, lúc 10 giờ 54; Santoshi Shrestha nước Nepal hoàn tất lúc 10 giờ 55. Sau đó, chỉ còn một lực sĩ chưa về tới đích: cô Kinzang Lhamo. Cô đã bị rớt lại xa sau từ lâu nhưng vẫn tiếp tục chạy. Lúc 11 giờ 10, Lhamo chạy được 30 km.
Các báo, đài ti vi thương mại đã mang máy đi quay chỗ khác. Thế Vận Hội không bỏ rơi cô. Lâu lâu hình cô lại xuất hiện trên màn ảnh cho khán giả biết cô đang tới đâu rồi. Lúc 11 giờ 32 đi bộ, bước từng bước, không chạy nữa. Có lúc thấy cô đi bên một người đạp chiếc xe đạp, đằng sau một chiếc xe jeep. Một người vác lá cờ Bhutan đi phía sau cô, chắc để cho thế giới biết cô người nước nào. Cô đeo trước ngực chữ “BHU.” Nhưng phần lớn các khác giả đứng bên đường hoặc coi truyền hình cũng không biết đó là quốc kỳ nước nào, không biết Bhutan nằm ở đâu. Lúc 11 giờ 51 phút, sau nửa giờ đi bộ dưỡng sức, cô lại bắt đầu chạy, khán giả bên đường vỗ tay hoan hô! Cuộc đua chưa kết thúc vì cô còn chạy chưa hết đường, cho nên ban tổ chức hoãn không làm lễ phát giải!
Kinzang Lhamo là người thứ 80 về tới đích lúc 11 giờ 53, sau khi chạy (và đi bộ) ba giờ, 52 phút, 59 giây. Cô tiếp tục chạy theo đà một quãng mới ngồi xuống cái ghế nhựa trong khi ban tổ chức cho khiêng mấy cái bục ra để làm lễ trao giải. Cô tới gần một giờ sau người về thứ 79, cô Santoshi Shrestha nước Nepal. Cô không trả lời những người phỏng vấn vì không ai biết nói ngôn ngữ Dzongkha của xứ cô. Nhưng cô không cần nói gì hết. Cô nói bằng hành động: theo đuổi cuộc chạy đua tới cùng.
Năm nay 26 tuổi, Linzang Lhamo, ở trong quân đội Bhutan, đã chiếm vô địch chạy marathon hồi tháng Ba vừa qua. Năm 2022 cô đã về thứ nhì trong cuộc chạy đường trường 203 cây số trên sườn rặng Himalaya. Năm nay là lần đầu tiên cô dự một cuộc tranh tài quốc tế. Mấy hôm sau cô được phỏng vấn, “Tại sao cô gắng sức chạy hết 40 cây số đường như thế?”
“Tôi từ xa 8,000 cây số tới đây. Đất nước tôi đã đưa tôi tới đây để dự tất cả cuộc đua; không phải để dự cho có mặt! Linzang Lhamo đã nói lên một tinh thần thể thao lý tưởng.
Thời xưa các thành thị Hy Lạp tổ chức Olympics để thanh niên tới đó thi coi ai giỏi hơn; khỏi cần ra bãi chiến trường chém giết nhau. Olympics kỳ này có 206 nước (hoặc lãnh thổ) có mặt. Trung Quốc với Mỹ Quốc khỏi đấu nhau bằng hỏa tiễn hay hàng không mẫu hạm; chỉ gửi lực sĩ tới Paris. Mỗi nước chiếm đúng 40 huy chương vàng, coi như ngang sức. Tổng số huy chương của Trung Quốc (91) thấp hơn của Mỹ (126) cũng phản ảnh thế cân bằng kinh tế và quân sự giữa hai nước. Sau đến Anh và Pháp, với 65 và 64 huy chương, rất xứng đáng. Đáng khen nhất là Australia, leo lên hàng thứ năm với 53 cái “mề đay,” cao hơn Nhật Bản, 45, dù dân số thấp hơn nhiều. Nếu tính tỷ lệ số huy chương trên số dân thì ba nước nhỏ xíu đáng khen ngợi nhất! Grenada, 112,000 dân, chiếm được hai huy chương. Dominica, 67,000 dân, chiếm một, và St Lucia, 184,000 dân, 2 huy chương. Đúng là “Bé Hạt Tiêu!” Nói về thành tích cá nhân, tôi chọn Linzang Lhamo như tiêu biểu cho tinh thần Thế Vận Hội.
Ông bạn tôi là Nguyễn Bá Trạc mới nhắc nhở rằng 72 năm trước, một người Việt Nam đã từng thể hiện tinh thần thượng võ giống như cô Lhamo. Đó là lực sĩ Trần Văn Lý, dự Thế Vận Hội Helsinki năm 1952. Tôi đang được ông Trạc dẫn đi thăm Phần Lan, Estonia, trước khi qua Thụy Điển. Hồ sơ của Ủy ban Thế Vận Hội Quốc tế vẫn ghi tên “Trần Văn Lý, sinh năm 1927” đại diện cho Quốc gia Việt Nam, dự Olympics kỳ thứ 15 ở Helsinki, từ ngày 19 tháng Bảy đến 3 tháng Tám, 1952. Trần Văn Lý dự cuộc đua chạy 10,000 mét, người chiếm mề đay vàng là Emil Zátopek, đại diện nước Tiệp Khắc. Báo chí Việt Nam thời đó, nhất là ở Sài Gòn, đã ca ngợi Trần Văn Lý vì ông quyết tâm không bỏ cuộc, chạy hết 10 cây số. Ai cũng biết các lực sĩ Việt Nam không được chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện đầy đủ theo tiêu chuẩn. Dù không đoạt huy chương nào nhưng năm đó “cụ Trần Văn Lý” đã cho đồng bào được hãnh diện về tinh thần thượng võ! Người Việt Nam cảm thấy mình cũng “vẻ vang nòi giống Lạc Hồng!”
Nguồn: VTV; VOV Giao Thông; CafeF; Vnexpress; VOA
EU: Vì sao lũ lụt; Doanh số bán ô tô mới giảm; NK dầu phá kỷ lục; Chính phủ mới ở Pháp gặp áp lực; Áo chia rẽ vì khí đốt Nga
EU: Nguy cơ thiếu khí đốt; Học mô hình kinh tế của Mỹ; Ống ngầm xuyên liên minh; Ác mộng với các công ty; Nợ công Pháp tiếp tục tăng
EU: Nỗ lực chặn người di cư; Khả năng ECB giảm lãi suất; DN phụ thuộc hàng TQ; Siết quy định các dự án hydro; Họp bất thường vì Liban
EU: Thành tựu chống lũ; Chia rẽ vì thuế xe điện TQ; Bài toán chuỗi cung ứng; Hoãn luật chống phá rừng; Anh nhượng chủ quyền đảo Chagos
EU: Chi tiêu tiết kiệm; Quân sự hóa kinh tế; Biểu tình phản đối xung đột ở Gaza; Tiếp tục ủng hộ Ukraine; Macron ‘sát muối’ vào Israel
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá