Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Cổ phiếu của tập đoàn kinh doanh xa xỉ phẩm như LVMH, Kering giảm mạnh khi doanh số bán hàng của thương hiệu Gucci, Burberry và Hugo Boss đình trệ.
Cổ phiếu của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất châu Âu theo giá trị thị trường, đã chịu áp lực giảm bởi doanh số bán sụt mạnh, kéo theo sự xuống dốc của các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn khu vực.
Cổ phiếu của tập đoàn kinh doanh xa xỉ phẩm khác là Kering cũng giảm mạnh khi doanh số bán hàng của thương hiệu Gucci đình trệ.
Trong khi đó, doanh số bán của các nhãn hàng xa xỉ khác như Burberry của Anh và Hugo Boss của Đức cũng đồng loạt lao dốc. Điều này cho thấy ngành xa xỉ phẩm của châu Âu đang gặp rắc rối.
Những nguyên do hiện hữu
Một phần trong số các nguyên nhân dẫn tới kết quả trên là nhu cầu từ Trung Quốc chậm lại và thu nhập của người dân trên toàn châu Âu giảm. Tuy nhiên, ngành xa xỉ phẩm phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nhiều: từ việc các thương hiệu giảm sức hút cho đến sức sáng tạo cạn dần.
Trên thực tế, bong bóng ngành hàng xa xỉ đang vỡ và nó sẽ đi vào một quá trình suy giảm dài, chậm và đau đớn trong vài năm tới.
Châu Âu có thể đã để mất khả năng cạnh tranh về công nghệ và các "ông lớn" trong lĩnh vực chế tạo của họ đã bị tổn thương nặng nề bởi chi phí năng lượng cao và các điều luật lao động thắt chặt.
Tuy nhiên, "lục địa Già" vẫn có một thế mạnh không thể phủ nhận: hàng xa xỉ. Cho dù đó là túi xách cao cấp, bộ đồ cắt may hoàn hảo hay đồng hồ đắt tiền, châu Âu sở hữu một loạt công ty xa xỉ hàng đầu thế giới.
Tập đoàn LVMH của tỷ phú Bernard Arnault được so sánh như "Apple" của châu Âu về khả năng đáng gờm trong việc tạo ra lợi nhuận cao phi thường. Thành tích của tập đoàn xa xỉ này đã đưa nhà sáng lập Bernard Arnault trở thành người giàu nhất thế giới trong một thời gian.
Có rất nhiều tập đoàn xa xỉ phẩm khác cũng thành công như vậy và chính họ đã tạo động lực cho các thị trường chứng khoán châu Âu.
Việc Paris vượt qua London trở thành sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất châu Âu phần lớn là do cổ phiếu của LVMH, với giá trị thị trường đạt khoảng 400 tỷ euro (338 tỷ bảng Anh), ở thời kỳ đỉnh cao, trong khi các công ty thời trang và mỹ phẩm xa xỉ khác là Hermes và L’Oreal cũng không thua kém.
Tuy nhiên, trong vài tuần qua, những "vết nứt" trong ngành hàng xa xỉ đã trở nên quá rõ ràng đến mức không thể bỏ qua.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2024 của LVMH, được công bố vào tuần trước, đã không đáp ứng được kỳ vọng về doanh số bán hàng tại Trung Quốc với mức giảm 14%. Cổ phiếu của tập đoàn bị ảnh hưởng mạnh và giảm 20% trong cả năm qua.
Tương tự, cổ phiếu của Kering đã lao dốc sau khi báo cáo doanh số bán giảm mạnh, với các thương hiệu danh tiếng như Gucci, Bottega Veneta và Yves Saint Laurent đều giảm đáng kể.
Tại Anh, Burberry ghi nhận lợi nhuận giảm 40% vào tháng trước, trong khi ở Đức, Hugo Boss báo cáo lợi nhuận giảm 42%. Có một vài điểm sáng trong ngành này như hãng Richemont của Thụy Sỹ, sở hữu thương hiệu xa xỉ phẩm Cartier và Van Cleef & Arpels. Nhưng nhìn chung, lĩnh vực này đang phải đối mặt với một sự điều chỉnh tàn khốc, với doanh số và lợi nhuận đồng loạt giảm.
Đúng là các công ty có thể giải thích điều đó chỉ là một "cú sốc chu kỳ" và khẳng định họ sẽ phục hồi nhanh chóng, song doanh số giảm ở Trung Quốc đang được cho là nhân tố chính dẫn tới kết quả này, giữa bối cảnh nền kinh tế trì trệ kiềm chế chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp.
Tuy nhiên, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể được phóng đại, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang tăng trưởng 4,7% mỗi năm, khó có thể được gọi là suy thoái sâu.
Thách thức tiềm ẩn
Trên thực tế, có những thách thức lớn hơn mà các "ông lớn" ngành xa xỉ châu Âu phải đối mặt không chỉ là doanh số bán chậm lại ở phương Đông.
Các thương hiệu xa xỉ thường có tuổi đời 50-100 năm và sự sáng tạo của họ đang dần cạn kiệt. Mặc dù họ đã làm rất tốt trong việc làm mới thương hiệu và các sản phẩm trong nhiều thập kỷ, nhưng việc giữ cho chúng luôn phù hợp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu cao cấp địa phương của châu Á cũng là mối đe dọa cho ngành xa xỉ châu Âu.
Châu Âu có thể có lịch sử trong ngành này nhưng họ không thể mong đợi việc duy trì sự thống trị đối với hàng xa xỉ giống như đối với ôtô hay dược phẩm hoặc bất kỳ ngành công nghiệp lớn nào khác.
Tạp chí thời trang Vogue mới đây đã nêu bật bảy "ngôi sao" đang lên của ngành thời trang Trung Quốc, đồng thời dự báo sẽ còn nhiều tên tuổi đáng chú ý như vậy ở Hàn Quốc và các quốc gia khác.
Thật khó để những nhà thiết kế đã qua đời cách đây 50 năm hoặc lâu hơn sẽ "giữ chân" người tiêu dùng cao cấp mãi mãi. Sớm muộn gì họ cũng có thể bị loại bỏ bởi các thương hiệu mới. Đó có thể là một lời giải thích thuyết phục hơn cho việc doanh số bán hàng xa xỉ giảm ở Trung Quốc.
Các công ty ôtô phương Tây đang bị thay thế bởi các đối thủ trong nước trên thị trường Trung Quốc và các nhà sản xuất túi xách có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Sự bùng nổ của ngành xa xỉ phẩm là một "cú hích" tuyệt vời cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán châu Âu, tạo ra một lượng lớn tài sản cho các tập đoàn hàng đầu, nhà đầu tư và cho nền kinh tế khu vực.
Nhiều năm nay, sự phát triển của ngành này dựa trên nguyên tắc rằng người tiêu dùng Trung Quốc và Trung Đông có một sự ham muốn không thể kìm hãm đối với túi xách, trang sức và đồng hồ có giá trị lớn. Tuy vậy, mô hình kinh doanh này đang chịu nhiều áp lực hơn so với nhiều năm trước.
Trên thực tế, bong bóng ngành xa xỉ phẩm đã vỡ và nó sẽ không phục hồi sớm, thậm chí là sẽ không bao giờ phục hồi.
Theo chuyên gia, người dân nhiều thành phố tại châu Âu không có hiềm khích với du khách. Họ đơn giản đang bất mãn khi không nhận thấy lợi ích gì cho mình khi ngành du lịch phát triển tại địa phương.
Đầu tháng 7, đoàn người biểu tình diễu hành qua các khu trung tâm ở Barcelona (Tây Ban Nha), phun nước vào khách du lịch và hô vang "hãy về nhà".
Cũng tại Tây Ban Nha, người dân trên đảo Mallorca có hành động tương tự. Họ cho rằng cách chính quyền khai thác du lịch khiến "làm người lao động nghèo đi và chỉ làm giàu cho thiểu số".
Phản đối
Lý do chính cho các cuộc biểu tình là tình trạng gia tăng giá thuê nhà và giá mua nhà đất. Các hộ kinh doanh thà dành đất xây khách sạn hoặc cho du khách thuê, khiến giấc mơ sở hữu nhà của người dân ngày càng ngoài tầm với.
Carlos Ramirez, giáo viên của một trường học ở Barcelona, dành toàn bộ tiền tiết kiệm nhiều năm để một mua ngôi ở trung tâm. Tuy nhiên, anh lo sợ sẽ không thể bám trụ lâu ở thành phố bởi giá sinh hoạt ngày càng tăng vọt.
"Nhưng cách duy nhất để bạn có thể sinh tồn ở Barcelona giờ đây là phải ở ghép với 2-4 người", anh nói với CNN.
Tình trạng trên cũng xảy ra ở Nam Âu, nơi có nhiều thành phố là điểm đến du lịch mùa hè. Người dân cho rằng ngành du lịch đại chúng là nguyên nhân chính đẩy chi phí tiêu dùng tăng cao.
Jaume Collboni, thị trưởng thành phố Jaume Collboni, cho biết tại Barcelona, giá thuê nhà đã tăng 68% trong một thập kỷ qua. Tình hình này cũng tương tự ở nhiều thành phố khác tại châu Âu.
Ngoài biểu tình, một số người dân còn thực hiện các biện pháp cực đoan để lên tiếng. Cụ thể, vào tháng 4, người dân quần đảo Canary của Tây Ban Nha kêu gọi tuyệt thực để phản đối du lịch quá mức.
Biểu tình leo thang vào ngày 6/7 khi người dân bắt đầu bắn súng nước vào du khách để phản đối. Sự việc này thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Gom góp sự oán giận
Antje Martins, chuyên gia về du lịch bền vững đến từ Đại học Queensland, cho biết tác động về mặt danh tiếng của những cuộc biểu tình có thể ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách.
"Một số du khách đang e sợ Barcelona. Họ không muốn đến tham quan vì sợ hãi", cô nói.
Tuy nhiên, Eduardo Santander, Tổng giám đốc điều hành Ủy ban Du lịch châu Âu, cho rằng những sự cố như cuộc biểu tình ở Barcelona là trường hợp "cá biệt" và "không phản ánh toàn bộ thức tế của tình hình du lịch Tây Ban Nha hay châu Âu".
Chuyên gia tin rằng đây không phải là cuộc xung đột giữa khách du lịch và người dân địa phương. “Đối với tôi, chúng là sự phản ánh rộng hơn về ngành du lịch không được quản lý bền vững”, cô nói.
Cô nói thêm: "Khi tôi chứng kiến những cuộc đụng độ của người dân địa phương phản đối du lịch, tôi nghĩ đó là sự phản ánh. Họ không hài lòng vì không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ ngành du lịch mà họ nhìn thấy".
Gọi nhầm tên đoàn thể thao Hàn Quốc, treo ngược cờ Olympic, màn trình diễn tái hiện bức họa nổi tiếng cùng nhiều chi tiết khác khiến nhiều người phẫn nộ.
Loạt sự cố và khoảnh khắc tranh cãi tại Olympic Paris 2024 đang khiến kỳ Thế vận hội này bị chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội. Tờ Express của Anh dẫn lời Tiến sĩ Luka Vicinic, một giảng viên ở London, cho biết: " Thành thật mà nói, đây là lễ khai mạc Thế vận hội Olympic tồi tệ nhất mà tôi có thể nhớ được ".
Từ lựa chọn vận động viên gây bức xúc của Ủy ban Olympic Hà Lan đến những lựa chọn tổ chức gây tranh cãi của nước chủ nhà và màn khai mạc trái chiều, dưới đây là những yếu tố khiến Olympic năm nay hứng phải nhiều chỉ trích.
VĐV có tiền án hiếp dâm trẻ em
Theo The Guardian, sự phẫn nộ của công chúng với Olympic đang ngày càng tăng cao trước sự hiện diện của VĐV bóng chuyền bãi biển Steven Van de Velde thuộc đoàn Hà Lan. Van de Velde từng bị kết tội cưỡng hiếp một bé gái 12 tuổi người Anh vào năm 2016 và thụ án tổng cộng 13 tháng.
Đáp lại chỉ trích, IOC cho biết việc lựa chọn vận động viên cho Thế vận hội là trách nhiệm của từng ủy ban các quốc gia.
Trong khi đó, Ủy ban Olympic Hà Lan cho biết họ đã đưa ra “các biện pháp cụ thể” để đảm bảo một môi trường thể thao an toàn cho tất cả những người tham gia Olympic trước sự có mặt của Van de Velde. Theo yêu cầu của vận động viên này, anh sẽ không lưu trú tại làng Olympic và sẽ không xuất hiện trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Phong trào Brave Movement của những nạn nhân sống sót sau bạo lực tình dục trẻ em cho biết họ chưa được Ủy ban Olympic Hà Lan tham khảo ý kiến. Trong một bức thư ngỏ, họ cho biết nạn nhân bị Van de Velde cưỡng hiếp sẽ phải đối mặt với "hậu quả suốt đời", đồng thời nói thêm rằng "vẫn còn thời gian" để Van de Velde rút lui hoặc Ủy ban Olympic Hà Lan rút lui. " Chúng tôi tin rằng đó là hành động duy nhất phù hợp ", họ cho hay.
Khâu tổ chức chưa hoàn hảo
Thay vì lắp đặt hệ thống điều hòa để giữ cho nơi ở thoải mái cho hàng nghìn vận động viên ở làng Olympic, ban tổ chức năm nay đã lên kế hoạch sử dụng hệ thống địa nhiệt dẫn nước mát dưới sàn nhà nhằm tránh nóng. Nhưng lời đảm bảo của họ rằng hệ thống đó sẽ giúp nhiệt độ trong nhà mát hơn ngoài trời khoảng 11 độ C không tạo được nhiều sự tin tưởng trong mùa hè nóng bức năm nay.
Kế hoạch này đã gây ra mối lo ngại từ nhiều quốc gia, nhất là Mỹ, rằng các VĐV sẽ không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ. Matt Carroll, thành viên Ủy ban Olympic Australia bình luận: " Chúng tôi không đi dã ngoại ".
Trước thềm Thế vận hội, các quan chức Pháp vẫn giữ vững quan điểm rằng điều hòa là không cần thiết và không thể chấp nhận được vì tác động của việc tiêu thụ năng lượng đến khí hậu. " Tôi rất tôn trọng sự thoải mái của các vận động viên, nhưng tôi nghĩ nhiều hơn đến sự sống còn của nhân loại ", Thị trưởng Paris Anne Hidalgo nói với một đài phát thanh Pháp vào năm ngoái.
Với nhiệt độ cao tại Pháp vào tháng 7 và tháng 8 năm nay, các đoàn Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản và một số quốc gia phát triển khác đã quyết định cung cấp điều hòa di động cho VĐV. Điều này làm dấy lên vấn đề công bằng trong thi đấu khi một số quốc gia khác không đủ điều kiện cung cấp điều hòa để VĐV được nghỉ ngơi thoải mái nhất.
Tác động đối với khí hậu vẫn sẽ không đáng kể, khi hàng nghìn điều hòa di động vẫn được mang đến Pháp hè này. Tờ Los Angeles Times đánh giá động thái này của nước chủ nhà đến từ ý định tốt nhưng xét cho cùng lại là ý tưởng tồi.
Không chỉ làng VĐV không được trang bị điều hòa mà ngay cả xe buýt chở VĐV cũng vậy. Theo Yonhap, 6 VĐV bơi Hàn Quốc đã phải rời làng Olympic để di chuyển đến một khách sạn gần nơi thi đấu vì họ không muốn di chuyển quãng đường xa trên những chiếc xe buýt nóng nực. Làng Olympic nằm cách địa điểm thi đấu của các VĐV này tới 12 km.
Ngoài ra, nhiều VĐV cũng phàn nàn về chất lượng và số lượng đồ ăn được cung cấp tại làng Olympic năm nay. Thịt gà và trứng khan hiếm. Do đó, một số vận động viên đã phải mang đồ ăn đóng gói đến Làng để ăn trưa và ăn tối, theo tờ Times of London.
Đoàn thể thao Anh cũng đã phải cử thêm đầu bếp đến Paris để cung cấp các bữa ăn phù hợp cho đội. Chưa kể, việc nhà tổ chức Olympic Paris nỗ lực cung cấp thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thuần chay trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon không được nhiều VĐV đồng tình.
Một vận động viên người Anh nói với tờ Times rằng tình hình thực phẩm rất kém so với Olympic Tokyo.
Lễ khai mạc gây tranh cãi
Ngoài khâu tổ chức gây tranh cãi, một số khoảnh khắc trong lễ khai mạc Olympic cũng khiến khán giả thất vọng, thậm chí IOC phải lên tiếng xin lỗi..
Khi các VĐV Hàn Quốc đi dọc theo Sông Seine trong lễ diễu hành khai mạc, ban tổ chức giới thiệu đây là đoàn thể thao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - tên chính thức của Triều Tiên. Biển tên ở mạn thuyền của đoàn Hàn Quốc trên Sông Seine vẫn ghi thông tin chính xác.
Sau khi người dẫn chương trình mắc lỗi bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh, Ủy ban Olympic đã đăng trên mạng xã hội X: " Chúng tôi xin lỗi sâu sắc vì lỗi đã xảy ra khi giới thiệu đội tuyển Hàn Quốc trong buổi lễ khai mạc được phát sóng ".
Mark Adams, người phát ngôn của IOC nói thêm trong một tuyên bố: " Đã xảy ra lỗi vận hành. Chúng tôi chỉ có thể xin lỗi, rằng trong một buổi tối có quá nhiều sự kiện diễn ra, đã xảy ra sự cố như vậy ".
Chưa hết, một khoảnh khắc nhầm lẫn khác tiếp tục gây tranh cãi khi ban tổ chức treo ngược cờ Olympic. Lá cờ Olympic phải hiển thị ba vòng tròn màu xanh lam, đen và đỏ ở trên và hai vòng tròn vàng, xanh lá cây ở dưới. Tuy nhiên, lá cờ khi kéo lên đã bị xoay ngược.
Trên X, nhiều người xem cho rằng đây chỉ là lỗi vô tình, trong khi số khác nhận định khoảnh khắc này "đáng xấu hổ".
Tuy nhiên, chi tiết gây nhiều tranh cãi nhất trong lễ khai mạc phải kể đến màn trình diễn của các drag queen (nghệ sĩ nam ăn mặc, trang điểm giả nữ một cách cường điệu), tái hiện bức họa "Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci.
Người sáng lập Tesla, Elon Musk, đã lên tiếng chỉ trích màn trình diễn: " Điều này cực kỳ thiếu tôn trọng đối với những người theo đạo Cơ đốc ".
Jenna Ellis, cựu luật sư cho chiến dịch tranh cử năm 2020 của ông Donald Trump, tuyên bố trên nền tảng X: " Trong cảnh này của lễ khai mạc Olympic, bức tranh nổi tiếng Bữa ăn tối cuối cùng đã được tái hiện, nhưng Chúa Jesus được thay thế bằng một người phụ nữ béo phì, trong khi những nhân vật đồng tính và chuyển giới (có cả một đứa trẻ tham gia!) tái hiện các tông đồ của cô ấy ".
Thomas Jolly, giám đốc nghệ thuật của lễ khai mạc, đã lên tiếng bảo vệ màn trình diễn tại cuộc họp báo 1 ngày sau sự kiện. Jolly cho biết anh không biết về những lời chỉ trích và muốn thể hiện "sự hòa nhập".
Chính quyền Pháp đã nâng báo động lên mức da cam (cấp độ 3 trên 4) về nắng nóng đối với một nửa các tỉnh thành phía Nam và khuyến cáo du khách đến Paris tham dự Thế vận hội Olympic có các biện pháp phòng ngừa
Theo Cơ quan khí tượng Pháp, kể từ đầu tuần này, nắng nóng oi bức sẽ lan rộng ra gần như toàn bộ các tỉnh thành phía Nam do ảnh hưởng của đợt không khí nóng đến từ Tây Ban Nha. Nền nhiệt độ tại các tỉnh phía Nam sẽ tăng nhanh, dao dộng từ 35 đến 38 độ C, thậm chí lên tới 40 độ C tại các thành phố nằm giáp biển Địa Trung Hải và khu vực phía Tây Nam, đặc biệt là vùng Nouvelle-Aquitaine.
Đỉnh điểm của đợt nắng nóng tại Pháp dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tuần này khi nhiệt độ ban đêm có thể vẫn trên 30 độ C. Chính quyền Pháp hôm qua đã nâng mức cảnh báo về nắng nóng lên mức báo động cam (cấp độ 3 trên 4) tại 39 tỉnh thành phía Nam kể từ đầu tuần này.
Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng chuyển đổi Sinh thái của Pháp ông Christophe Béchu cho biết đây là đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè năm nay tại Pháp. Đợt nóng này có thể sẽ lan rộng hơn, ảnh hưởng đến cả các tỉnh thành phía Bắc, trong đó có thủ đô Paris với nền nhiệt có thể lên tới 34-35 độ C.
Bộ trưởng chuyển đổi Sinh thái khuyến cáo người dân và khách du lịch cần có các biện pháp phòng ngừa như tránh ra ngoài vào các thời điểm nóng nhất trong ngày, tìm các địa điểm trú có bóng râm, tiếp nước liên tục, đóng cửa tránh nắng nóng xâm nhập, ăn đồ mát và cập nhật các thông tin về thời tiết…
Các khán giả tham dự Thế vận hội Olympic đang diễn ra tại Paris cũng được kêu gọi cần mang theo các bình nước hỗ trợ khi đến các địa điểm thi đấu, nhất là khi xem các môn diễn ra ngoài trời.
Ước tính sẽ có 15 triệu khách du lịch đến Paris trong mùa hè năm 2024 để xem Thế vận hội Olympic. Cơ quan khí tượng Pháp đã cho tăng cường hệ thống giám sát điều kiện thời tiết và cung cấp bản tin dự báo hàng ngày cho các địa điểm thi đấu khác nhau.
Ý và Trung Quốc hôm 28.7 đã ký thỏa thuận hợp tác kinh tế 3 năm, sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường.
Đài DW đưa tin trong chuyến công du Trung Quốc, bà Meloni đặt mục tiêu tăng cường hợp tác với Bắc Kinh, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu leo thang.
Bà Meloni cho biết chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo Ý là sự thể hiện ý chí bắt đầu một giai đoạn mới, nhằm khởi động lại hợp tác song phương.
Theo Hãng thông tấn ANSA của Ý, Thủ tướng Meloni mong muốn quan hệ thương mại với Trung Quốc trở nên “công bằng hơn”. Bà đề cập đầu tư của Trung Quốc vào Ý bằng một phần ba so với chiều ngược lại, nhấn mạnh muốn thu hẹp khoảng cách này.
Bà Meloni nói thỏa thuận 3 năm ký với Trung Quốc bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện và năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết hai nước đã nhất trí hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực đóng tàu, vũ trụ, năng lượng mới và trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Lý nêu thêm Bắc Kinh ủng hộ các công ty Trung Quốc đầu tư vào Ý, mong muốn Ý cung cấp môi trường kinh doanh công bằng, an toàn và không phân biệt, ngoài ra còn kỳ vọng có thủ tục thuận tiện cho công dân Trung Quốc đến Ý, theo Tân Hoa xã.
Rome đang tìm cách xây dựng lại mối quan hệ với Bắc Kinh trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu. Ngoài ra, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời các chuyên gia nhận định bà Meloni có thể thông qua chuyến thăm này để "làm rõ những hiểu lầm", sau khi Ý rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc hồi tháng 12.2023. Trước đó, Ý là quốc gia duy nhất trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển (G7) tham gia BRI, vào năm 2019.
Thủ tướng Ý Meloni dự kiến gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay 29.7.
Nguồn: VietnamPlus; Zing News; Soha; VOV; Thanh Niên
EU: Khi EUR ‘ngã ngựa’; Kêu gọi hạ trần giá dầu Nga; Đưa ô tô trở lại Nga; Khó đạt mục tiêu quân sự của Trump; ‘Lo sốt vó’ theo dõi Ukraine
EU: Kinh tế 2025 bấp bênh; Tìm ra nguồn cung dầu khủng; Lại ‘lao đao’ vì khí đốt; Đan Mạch đổi quốc huy; Cựu Tổng thống Pháp hầu tòa
EU: Thị trường điện mất cân bằng; Bảo vệ an ninh kinh tế; Hy vọng mở van khí đốt Nga; Tìm cơ hội ở Syria; Bulgaria có Thủ tướng mới
EU: Gặp khó vì giá điện cao; Mua kỷ lục LNG Nga; Sân bay dùng nhiên liệu bền vững; Anh đi đầu trong hỗ trợ Kiev; Vụ bê bối của McDonald’s
EU: Di cư lậu giảm mạnh; Run rẩy trước cú sốc từ TQ; Tiên phong viện trợ nhân đạo; Xoay trục sang Á; ‘Đổ xô’ mua xe tăng Leopard-2A8
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá