.jpg)
CÔNG TY NHÀ NƯỚC ĐỨC SEFE KÝ HỢP ĐỒNG MUA KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN CỦA MỸ TRONG 10 NĂM
Công ty nhà nước Đức SEFE (Securing Energy for Europe) đã thông báo về việc ký kết một hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên với công ty Mỹ ConocoPhillips. Thỏa thuận này, kéo dài trong 10 năm, dự kiến sẽ cung cấp tới 9 tỷ m3 khí đốt từ danh mục đầu tư của ConocoPhillips tại châu Âu, theo một thông cáo báo chí.
Quan hệ đối tác này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của SEFE nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt, một vấn đề quan trọng kể từ khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga giảm mạnh do cuộc xung đột ở Ukraine. Frederic Barnaud, Giám đốc thương mại của SEFE, cho biết thỏa thuận này củng cố cam kết của công ty trong việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, đồng thời cân bằng nhu cầu của khách hàng.
Danh mục đầu tư của ConocoPhillips tại châu Âu
ConocoPhillips, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, sở hữu một danh mục đầu tư rộng lớn tại châu Âu, đặc biệt là thông qua sản xuất khí đốt ở Na Uy và LNG. Hợp đồng với SEFE là một phần trong chuỗi các quan hệ đối tác chiến lược mà công ty Mỹ đã ký kết gần đây để củng cố vị thế của mình trên thị trường khí đốt châu Âu.
Mặt khác, SEFE, quản lý khoảng 20 tỷ m3 khí mỗi năm cho khách hàng tại châu Âu, đang nỗ lực mở rộng nguồn cung cấp của mình thông qua các quan hệ đối tác đa dạng, bao gồm cả việc ký kết các thỏa thuận với các nhà sản xuất ở Na Uy, Trung Đông và Hoa Kỳ.
Bối cảnh địa chính trị và năng lượng
Đức là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga, đặc biệt là sau khi Nord Stream dừng hoạt động vào năm 2022. Để khắc phục những gián đoạn này, nước này đã chuyển mạnh sang LNG, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhập khẩu, bao gồm một số đơn vị lưu trữ nổi và tái hóa khí.
Thỏa thuận với ConocoPhillips là kết quả của một loạt các hợp đồng tương tự mà SEFE đã ký kết trong những năm gần đây, bao gồm một quan hệ đối tác lớn với công ty Na Uy Equinor và một thỏa thuận 20 năm với Venture Global LNG của Hoa Kỳ để nhập khẩu LNG, bắt đầu từ năm 2026.
Tác động đến thị trường khí đốt châu Âu
Giá LNG trên thị trường châu Âu vẫn ở mức cao, phản ánh sự bất ổn liên tục về nguồn cung năng lượng và quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thay thế. Theo dữ liệu từ S&P Global, giá tham chiếu của LNG ở Bắc Âu được định giá ở mức 12,81 USD mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu) vào ngày 22/10, một mức giá cho thấy những căng thẳng hiện tại trên thị trường.
ConocoPhillips, công ty cũng đã đảm bảo được khả năng nhập khẩu dài hạn tại các cảng ở Bỉ và Hà Lan, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại châu Âu. Những khả năng mới này sẽ bổ sung cho các lô hàng dự kiến cho SEFE và các khách hàng châu Âu khác trong những năm tới, qua đó tăng cường sự tích hợp của các thị trường năng lượng xuyên Đại Tây Dương.
SỐC: ĐẾN NGHỊ SĨ QUỐC HỘI CŨNG BỊ EMAIL GIẢ MẠO 'QUA MẶT'
Nghị sỹ là mục tiêu tấn công mạng hàng đầu
Là cơ quan chính phủ quan trọng của Đức, Bundestag là mục tiêu tấn công mạng hàng đầu, và phishing là kỹ thuật phổ biến được kẻ xấu sử dụng. Năm 2015, cơ quan này từng bị hacker xâm nhập, lấy đi ít nhất 16 GB dữ liệu và khiến hệ thống bị ngưng trệ.
Phishing là một dạng tấn công mạng, trong đó kẻ xấu mạo danh người quen hoặc tổ chức uy tín, dẫn dụ nạn nhân truy cập vào trang giả mạo, từ đó thu thập thông tin để thực hiện các giao dịch bất chính. Phương thức này thường được thực hiện thông qua email và tin nhắn.
Cuộc kiểm tra bảo mật bất ngờ.
Theo Spiegel, cuối tuần qua, Bundestag tiến hành bài kiểm tra bí mật bằng cách gửi email giả mạo (phishing) lấy danh nghĩa ban quản lý của Bundestag đến các thành viên quốc hội. Nhiều nghị sĩ và nhân viên đã vượt qua bài kiểm tra, nhưng một số vẫn bị lừa tiết lộ thông tin nhạy cảm, như tên người dùng và mật khẩu.
Xử lý
Tất cả nghị sĩ và nhân viên Bundestag sau đó nhận được thư giải thích về cuộc kiểm tra, trong đó nêu: "Đây là hành động hoàn toàn cần thiết nhằm bảo vệ hệ thống hiệu quả trước các chiến dịch tấn công giả mạo thực sự". Thư cũng đề nghị những ai lỡ bấm vào liên kết trong email, hoặc đã điền thông tin đăng nhập, nên thay đổi mật khẩu như một biện pháp phòng ngừa.
NHÀ MÁY SẢN XUẤT VŨ KHÍ Ở UKRAINE VỪA KHÁNH THÀNH ĐÃ BỊ NGA DỌA 'BẮN PHÁO HOA' TẬN NƠI
.jpg)
Đức khánh thành nhà máy vũ khí tại Ukraine
Ngày 27-10, tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Đức Rheinmetall vừa xác nhận đã khánh thành nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên tại Ukraine.
Giám đốc điều hành (CEO) Rheinmetall, ông Armin Papperger, tuyên bố hôm 26-10: Chúng tôi có nhiều kế hoạch tốt. Nhà máy đầu tiên đã hoạt động. Nền công nghiệp quốc phòng Ukraine là đối tác của chúng tôi.
Hiện nay chúng tôi đang có một cơ sở sản xuất và một cơ sở bảo dưỡng. Trong năm 2024, chúng tôi sẽ cho ra lò mẫu phương tiện chiến đấu bộ binh tối tân Lynx đầu tiên ở Ukraine. Hiện tại chúng tôi đang tiến hành bảo dưỡng các phương tiện chiến đấu bộ binh và xe tăng chủ lực. Liên doanh giữa Rheinmetall và các công ty Ukraine đang hoạt động hiệu quả.
Chương trình hợp tác
Hồi đầu năm 2024, Rheinmetall đã hoàn thành việc lên kế hoạch thành lập liên doanh với Ukroboronprom - tập đoàn quốc phòng quốc doanh của Ukraine. Liên doanh này sẽ sản xuất đạn pháo, xe bọc thép và hệ thống phòng không.
Theo khuôn khổ thỏa thuận này, Rheinmetall tuyên bố sẽ xây dựng bốn nhà máy trên lãnh thổ Ukraine.
Về mặt tài chính, tập đoàn Rheinmetall được xem là một trong những bên hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến tranh tại Ukraine. Tập đoàn này từng tuyên bố cuộc xung đột trên đã "cải thiện đáng kể hiệu quả làm ăn" của công ty và tăng gần gấp đôi lợi nhuận vận hành của công ty trong nửa đầu năm 2024.
Rheinmetall kỳ vọng sẽ nhận những đơn hàng mới với tổng trị giá trên 64,8 tỉ USD trong năm 2024.
Nga phản ứng
Phản hồi thông báo của ông Papperger, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Mevedev xác nhận Rheinmetall đã khánh thành một trong bốn nhà máy dự kiến tại Ukraine.
Ông Medvedev tuyên bố trong bài đăng trên mạng xã hội X: Như đã hứa từ trước, chúng tôi rất trông chờ "màn pháo hoa" ăn mừng của Nga ngay tại cơ sở sản xuất này.
Bài đăng trên được ông Medvedev đăng kèm video ngắn cho thấy một vụ nổ quy mô lớn, nhiều khả năng là vụ nổ do tên lửa gây ra.
Tuyên bố của ông Medvedev một lần nữa khẳng định Matxcơva xem nhà máy của Rheinmetall tại Ukraine là mục tiêu quân sự hợp pháp và sẽ tìm cách tiêu diệt cơ sở này.
Nguồn: Petro Times; Vnexpress; Tuổi Trẻ
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá