- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Triển khai lắp đặt tấm pin mặt trời
Tại Đức, hơn 50% điện tiêu thụ đến từ năng lượng tái tạo. Nhiều ngành công nghiệp đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời và giảm phát thải khí nhà kính.
Anh Philip Matthias phải mất nhiều tháng để thuyết phục cha của mình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà Công ty Sản xuất kim loại Tridelta của gia đình ở bang Thüringen, Đức, nhằm cắt giảm chi phí điện năng và khí thải carbon.
Ban đầu còn hoài nghi về khoản đầu tư 2,3 triệu euro - một khoản tiền đáng kể đối với công ty tầm trung Tridelta, nhưng sau đó, cha của anh Philip Matthias tính toán và quyết định tăng gần gấp đôi công suất của dự án, lắp đặt các tấm quang điện có thể cung cấp năng lượng cho khoảng 900 ngôi nhà và Công ty Tridelta.
"Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn vốn trong khoảng 7,5 năm. Nhà sản xuất bảo hành 20 năm. Điều đó có nghĩa đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lời. Chưa kể dự án này sẽ giúp công ty nhận được chứng nhận xanh trong tương lai, từ đó giúp định vị thương hiệu và sản phẩm tốt hơn trên thị trường", anh Philip Matthias, người đại diện của công ty Tridelta chia sẻ.
Chính sách khuyến khích
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào đầu năm 2022 và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga sang Đức, chính phủ Đức đã đưa ra các quy định nhằm mở rộng trang trại năng lượng mặt trời, một phần trong kế hoạch tạo ra 80% điện năng của Đức từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.
Với hệ thống giá điện đầu vào cạnh tranh cùng chi phí của tấm pin thấp hơn khuyến khích các công ty tại Đức ngày càng chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời. Mặc dù Đức có sản lượng điện mặt trời và gió lớn nhất châu Âu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức vẫn chưa được hưởng lợi từ giá điện thấp hơn vì phí và thuế lưới điện cao. Bằng cách tự tạo ra năng lượng mặt trời, các công ty tránh được các khoản phí và thuế này.
Bà Marie-Theres Husken, chuyên gia năng lượng tại Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (BVMW) cho hay: "Với giá điện ở Đức không có dấu hiệu giảm như dự kiến trước đây, các công ty ngày càng nhận thấy tính khả thi về mặt kinh tế của việc lắp đặt các tấm pin mặt trời".
Thành công
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Năng lượng mặt trời BSW, trong 4 tháng đầu năm nay, số lượng lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà thương mại tại Đức tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 1% của khu vực dân cư.
Một nghiên cứu hồi tháng 5 của Công ty YouGov cho thấy hơn một nửa số công ty Đức có mái nhà phù hợp đã lên kế hoạch lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trong vòng 3 năm tới. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức dự đoán hầu hết công ty sản xuất ở Đức sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030.
Lo ngại ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận
Các chuyên gia cảnh báo việc áp thuế tăng của Trump có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các thương hiệu Đức.
Các nhà phân tích cho rằng những đề xuất về việc áp thuế nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến các thương hiệu Đức mất hơn 10% lợi nhuận hoạt động. Không chỉ các doanh nghiệp Trung Quốc đang lo ngại về hậu quả từ các mức thuế nhập khẩu mà ông Trump có thể đưa ra trong nhiệm kỳ thứ hai, các hãng ôtô Đức cũng cần chuẩn bị cho tình huống xấu.
Dù ông Trump chưa nhậm chức, chưa nói đến việc đưa ra các mức thuế, nhưng ông từng nghiêm túc thảo luận về điều này và các hãng xe nước ngoài không nên cho rằng đó chỉ là lời đe dọa. Theo dữ liệu từ Marklines được trích dẫn trong một cuộc điều tra của tờ Handelsblatt (Đức), mỗi năm các thương hiệu Đức xuất khẩu 583.000 xe từ châu Âu sang Mỹ và đưa 343.000 xe từ Mexico.
Vì một lượng lớn trong số gần 1 triệu xe này có mức giá cao, việc tăng mạnh thuế từ mức hiện tại 2,5% lên khoảng 12,5% có thể gây tổn thất nặng nề. Một nhà phân tích từ ngân hàng đầu tư Stifel Europe ước tính rằng các hãng ôtô Đức có thể chịu sụt giảm lợi nhuận 11-15%.
BMW vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai của hoạt động bán hàng tại Mỹ và có lý do cho niềm tin này. Giống như Mercedes và Volkswagen, họ sở hữu cơ sở sản xuất tại Mỹ. Dù cả ba hãng xe này vẫn xuất khẩu hàng nghìn xe sang Mỹ, họ có thể giảm số lượng này và thay vào đó đẩy mạnh sản xuất nội địa hoặc tái cấu trúc dây chuyền sản xuất để thiết lập các dây chuyền mới tại nhà máy ở Mỹ.
Tuy nhiên, triển vọng đối với các thương hiệu khác không chắc chắn. Tất cả xe Porsche bán ở Mỹ đều được xuất khẩu từ châu Âu, và mẫu Q5 bán chạy nhất của Audi tại Mỹ được sản xuất ở Mexico, chiếm 33% doanh số.
Thiệt hại cho các hãng xe Đức
Ông đã đề xuất áp dụng mức thuế 200% đối với xe nhập từ Mexico sang Mỹ. BMW và Volkswagen cũng sản xuất xe ở Mexico (giống Toyota, General Motors và Ford), nhưng không giống như các thương hiệu này, Audi và Porsche không có nhà máy ở Mỹ.
Theo Handelsblatt, tình hình bất ổn ở Mỹ xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. Trong nhiều năm qua, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn nhất cho xe thương hiệu Đức, và với việc doanh số tại Trung Quốc đang chững lại, sự bất ổn ở Mỹ sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng.
Nhưng không chỉ lợi nhuận - yếu tố được dự đoán bị tác động trong tương lai - có một thứ khác đã xảy ra ngay sau khi ông Trump tái đắc cử: giá cổ phiếu. Các hãng xe Đức đều có tên trong danh sách "những kẻ thua cuộc" dựa trên chỉ số chứng khoán DAX (Đức), trong thời gian 6-13/11.
Trong số bộ tứ, giảm nhiều nhất là BMW, với mức -7,44%, tiếp đến là Mercedes -6,87%, Volkswagen và Porsche đều giảm hơn 4%.
Máy bay cảm tử Helsing
Từ tháng 12, chính quyền Berlin sẽ bắt đầu cung cấp cho Ukraine các máy bay không người lái tấn công hiện đại cảm tử loại Helsing, điều này đã được ấn phẩm Bild của Đức đưa tin.
Đáng chú ý ở chỗ loại UAV này được gọi là “mini taurus” khi sở hữu công nghệ tiên tiến và có khả năng đánh bại các hệ thống tác chiến điện tử, khiến chúng trở thành vũ khí đặc biệt có giá trị trong cuộc xung đột hiện đại.
Tổng cộng, Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ nhận được 4.000 đơn vị UAV cảm tử này, chúng đều được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo khiến việc vô hiệu hóa cực kỳ khó khăn.
Kế hoạch cung cấp
Việc giao hàng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, dự kiến vài trăm chiếc UAV mỗi tháng. Hợp đồng chuyển giao máy bay không người lái đã được ký kết giữa Công ty Helsing và Bộ Quốc phòng Ukraine vào tháng 9 năm nay và nguồn tài trợ được cung cấp bởi chính phủ Đức.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã ám chỉ rằng ông sẵn sàng cung cấp loại vũ khí nói trên ngay từ tháng 6 và giờ đây tuyên bố đã nhận được sự xác nhận thực sự.
Theo nhận xét từ giới chuyên gia, máy bay không người lái cảm tử Helsing sẽ hỗ trợ hiệu quả cho Lực lượng vũ trang Ukraine, giúp họ có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
"Mini Taurus" được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo cho phép thực hiện các hoạt động tác chiến với sự can thiệp tối thiểu của người vận hành.
Tính năng trên rất quan trọng bởi vì sẽ làm giảm khả năng xảy ra lỗi, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vũ khí ngay cả trong điều kiện có các biện pháp đối kháng tích cực bằng tổ hợp tác chiến điện tử.
Nguồn: VTV; Vnexpress; Soha
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá