Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Vấn đề nhập cư đang trở thành chủ đề chính về chính trị và kinh tế tại Đức hiện nay
Mười năm trước, dân số thị trấn Suhl, bang Thuringia (Đức) già đi, dân số giảm nhanh chóng và hầu như toàn bộ là người da trắng. Ngày nay, dân số đã ổn định, trẻ hơn và bao gồm dân nhập cư từ 92 quốc gia.
Một số cư dân lâu năm hoan nghênh sự thay đổi này, nhưng đối với nhiều người khác, việc này diễn ra quá nhanh. Sự lớn mạnh của các quan điểm chống nhập cư cũng đang đe doạ sự thay đổi trên.
Vào tháng 5-2024, Thị trưởng của Suhl là ông André Knapp theo xu hướng bảo thủ đã tái đắc cử với hơn 82% số phiếu, sau một chiến dịch vận động chỉ trích người nhập cư. Vào tháng 9-2024, đảng cực hữu AfD ủng hộ trục xuất hàng loạt người nhập cư đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang tại Thüringia.
"Tất nhiên chúng ta cần người nhập cư, chúng ta cần lao động nước ngoài, nhưng chúng ta không thể để thị trấn của mình bị quá tải hoàn toàn" – ông Knapp nói.
Lượng người nhập cư lớn
Đức từ lâu đã là một trong những quốc gia chào đón nhiều người nhập cư nhất thế giới. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, từ năm 2013 đến năm 2023, số người nhập cư vào Đức nhiều hơn số người rời khỏi Đức là 6,43 triệu người. Theo Liên Hợp Quốc, Đức là quốc gia chứng kiến dòng người nhập cư đổ vào nhiều nhất, chỉ sau Mỹ.
Một số người mới đến Đức là công nhân từ các quốc gia khác hoặc sinh viên đến du học. Đức cũng là điểm đến phổ biến nhất ở Liên minh Châu Âu (EU) đối với người tị nạn, chiếm 1/3 đơn xin tị nạn trong khối. Kể từ cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015, khi hàng trăm ngàn người đổ xô vào châu Âu, Đức đã tiếp nhận 2,4 triệu người xin tị nạn, gấp đôi dân số TP Munich.
Theo Liên Hợp Quốc, người nhập cư chiếm 18,8% dân số ở Đức vào năm 2021.
Tại Đức, 42% người dưới 15 tuổi sinh ra ở nước ngoài hoặc có ít nhất có cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người từ 15 đến 24 tuổi là 37%.
Tại Mỹ, những người xin tị nạn thường không nhận được viện trợ liên bang, nhưng họ được phép làm việc sau khi nộp đơn xin tị nạn. Trái lại, ở Đức, họ thường không được phép làm việc cho đến khi chính thức được coi là người tị nạn. Quá trình này có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, họ có quyền được hưởng các phúc lợi trị giá lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn euro/tháng.
Thách thức đa chiều
Đức là quốc gia không có lịch sử nhập cư hàng loạt và có ít kinh nghiệm trong việc hòa nhập những người nhập cư từ các nền văn hóa khác. Hiện, Đức trở thành một nghiên cứu điển hình về những thách thức có thể phát sinh khi tình trạng nhập cư vượt quá khả năng điều chỉnh của xã hội.
Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nền kinh tế Đức – vốn gặp nhiều thách thức kể từ năm 2019 – rất cần những người nhập cư. Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu ghi nhận tỉ lệ sinh giảm mạnh vào những năm 1970. Giờ đây, gánh nặng tài chính từ chi phí lương hưu và bảo hiểm y tế của những người nghỉ hưu cũng là một trong những thách thức đối với chính giới Đức.
Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp ở Đức đã tăng lên, nhưng nhiều ngành, từ kỹ thuật, y tế đến dịch vụ khách sạn vẫn đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Một nghiên cứu vào năm 2024 của tổ chức nghiên cứu Bertelsmann Foundation phát hiện ra rằng Đức sẽ cần lượng nhập cư ròng từ 288.000 đến 368.000 người/năm từ nay đến năm 2040 để duy trì quy mô lực lượng lao động của mình.
"Đức nói chung và miền đông nước Đức nói riêng đang trong cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Cứ 2 cư dân Thuringia nghỉ hưu ngày hôm nay thì chỉ có 1 người bước vào thị trường lao động. Chúng ta không thể chỉ dựa vào đổi mới công nghệ để duy trì tăng trưởng. Chúng ta cần đưa người từ bên ngoài vào" – ông Niklas Wassmann, một thành viên trung hữu của cơ quan lập pháp tiểu bang Thuringia, cho biết. Tuy nhiên, Đức vẫn chưa thành công trong việc đưa người mới vào thị trường lao động
Tỉ lệ thất nghiệp của những người không phải công dân Đức vào năm 2023 là 14,7%, cao hơn so với tỉ lệ 5% của công dân Đức.
Lo ngại trước cuộc bầu cử
Các cuộc thăm dò cho thấy nhập cư là vấn đề hàng đầu đối với cử tri trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2. Mối lo ngại này có thể trở nên cấp bách hơn sau khi một người tị nạn Saudi Arabia (50 tuổi) bị bắt vì nghi ngờ đâm xe vào một khu chợ Giáng sinh vào ngày 20-12-2024, khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Nhập cư cũng là một trong những vấn đề chia rẽ liên minh cầm quyền tại Đức, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh này vào tháng 11-2024. Các cuộc thăm dò cho thấy đảng CDU trung hữu là đảng có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 2 tới và đảng AfD đứng thứ hai.
"Nhập cư đang tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đang bị quá tải. Chúng ta không theo kịp" – ông Thorsten Frei, nhà lập pháp cấp cao của CDU, cho biết.
Chính sách phanh nợ
Chính sách "phanh nợ" giới hạn thâm hụt ngân sách cấu trúc của Đức ở mức 0,35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong điều kiện bình thường. Trước đây, ý tưởng này từng đóng vai trò quan trọng giúp Đức trở thành trụ cột kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc khủng hoảng nợ khi một số quốc gia thành viên gặp khó khăn với các khoản nợ và sự ổn định của đồng euro bị nghi ngờ.
Một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy, có tới 98% người được hỏi tin rằng chính sách "phanh nợ" của Đức cần được cải cách.
Chính sách này, được ban hành năm 2009, là một phần của cải cách hiến pháp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
"Phanh nợ" là chính sách áp đặt giới hạn nghiêm ngặt về vay nợ của chính phủ, nhằm duy trì sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cho rằng chính sách này đang cản trở khả năng ứng phó của Đức trước các thách thức kinh tế hiện tại, đặc biệt là khi các khoản đầu tư công cần thiết bị hạn chế.
Hậu họa
Minh chứng rõ ràng nhất là việc Chính phủ Đức buộc phải chấm dứt sớm các khoản trợ cấp xe điện vào cuối năm 2023, sau khi Tòa án Hiến pháp ngăn chặn việc tái phân bổ 60 tỷ euro từ các quỹ dư thừa thời đại dịch.
Hậu quả là doanh số xe điện sụt giảm trong năm 2024, các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp báo cáo lợi nhuận giảm, dẫn đến tình trạng sa thải nhân công tại các “ông lớn” như Volkswagen và Bosch. Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) thậm chí còn nhận định "phanh nợ đang làm tổn hại đến nền kinh tế."
Câu hỏi về tính bền vững của chính sách phanh nợ
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, nhiều chính trị gia thuộc các phe phái khác nhau đều đặt câu hỏi về tính bền vững của chính sách này. Họ cho rằng nó hạn chế chi tiêu công cần thiết để giải quyết các khó khăn kinh tế.
Trong khi các cuộc thảo luận về cải cách được kỳ vọng sẽ diễn ra vào năm 2025, các chuyên gia cảnh báo rằng thay đổi chính sách có thể không đủ để phục hồi kinh tế. Sự chậm trễ trong đầu tư, chi phí năng lượng cao và bộ máy quan liêu vẫn là những rào cản lớn.
Kể từ tháng 12/2024, giới chức Pháp và Đức đã khai trương tuyến tàu cao tốc Paris-Berlin. Qua quá trình vận hành trước đây, đường sắt cao tốc kết nối hai quốc gia đã cho thấy nhiều hiệu quả ưu việt trong vận tải hành khách và xanh hóa giao thông.
Vận tốc 320km/h
Tuyến tàu cao tốc liên thành phố (ICE) mới nhất kết nối thủ đô Berlin (Đức) và Paris (Pháp) sẽ vận hành với tần suất 2 chuyến mỗi ngày với hành trình mất khoảng 8 tiếng đồng hồ trên cung đường dài khoảng 1.100km.
Trong đó tàu sẽ khởi hành một chuyến từ Paris vào lúc 9h55 buổi sáng, đến Berlin vào lúc 18h03 chiều cùng ngày. Ở chiều ngược lại, tàu khởi hành từ Berlin lúc 11h54 sáng và đến Paris lúc 19h55 tối cùng ngày.
Tàu sẽ dừng ở trung tâm một số thành phố lớn, gồm Strasbourg, Karlsruhe và Frankfurt. Trên tàu bố trí 444 chỗ ngồi, bao gồm 111 ghế hạng nhất. Giá vé dao động từ 25-99 euro (khoảng 660.000 đồng đến 2,6 triệu đồng).
Quan chức cấp cao trải nghiệm
Trong ngày khai trương chuyến tàu đầu tiên hôm 16/12, nhiều quan chức cấp cao và đại diện ngoại giao của hai nước đã tham dự và trải nghiệm.
Thị trưởng TP. Berlin Kai Wegner đã ca ngợi về hiệu quả của tuyến đường sắt cao tốc mới, khẳng định đây chính là biểu tượng của tình hữu nghị Đức-Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất, có dân số đông nhất châu Âu.
Quan chức hai nước Pháp và Đức đặc biệt nhấn mạnh cam kết xây dựng tương lai giao thông vận tải xanh hơn, sạch hơn. Trong đó, tuyến đường sắt cao tốc kết nối hai nước là phần quan trọng trong mục tiêu chung của hai nước nhằm thúc đẩy di chuyển không phát thải carbon.
Bộ trưởng Giao thông Đức Volker Wissing nói thêm: "Chúng ta vẫn còn rất nhiều tiềm năng để đưa càng nhiều người càng tốt lên những chuyến tàu ở châu Âu với những ưu đãi hấp dẫn."
Giảm 99% ô nhiễm
Theo tạp chí The Cool Down, phương thức di chuyển bằng đường sắt tốc độ cao chỉ phát sinh 1% lượng khí thải ô nhiễm so với di chuyển bằng máy bay giữa Berlin và Paris.
Trong khi đó, ô tô chạy bằng xăng dầu và máy bay gây ra lượng khí nhà kính khổng lồ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật hoang dã, tổn hại đến môi trường.
Với ưu thế về tốc độ, thời gian, hiệu quả và đặc biệt giảm thiểu phát thải cũng như tác động đến môi trường, đường sắt cao tốc ngày càng được ưa chuộng, thu hút hành khách và định hình lại phương thức di chuyển của mọi người trên thế giới.
Ngày nay, nhiều quốc gia đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng đường sắt cao tốc.
Trung Quốc dẫn đầu thị trường này với mạng lưới dài hơn 42.000km, trong khi các nước châu Âu tiếp tục đẩy mạnh liên kết với nhau bằng các tuyến tàu hỏa tốc độ cao. Mỹ cũng đang triển khai xây dựng những tuyến tàu cao tốc đầu tiên.
Nguồn: Pháp Luật; Bnews; Báo Giao Thông
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Đức: Ngành sản xuất bia khủng hoảng; Ngành năng lượng mặt trời u ám; ‘Bê bối bắt tay’ của Ngoại trưởng
Đức: Nỗ lực triển khai dự án Trái tim Sư tử, để cai hàng Trung Quốc; ‘Hối hận’ vì bỏ điện hạt nhân để theo đuổi năng lượng tái tạo
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá