- Cư trú - Luật pháp
- Nhập cư
Học viên có thời gian thử việc trong quá trình đào tạo bao lâu? Nó có thể được kéo dài hoặc rút ngắn? Điều gì sẽ xảy ra nếu học viên bị ốm trong thời gian dài hoặc có thai khi bắt đầu học nghề? Và nên lưu ý điều gì nếu hủy hợp đồng đào tạo trong thời gian thử việc? Dưới đây là những câu trả lời quan trọng nhất.
Giai đoạn thử việc trong đào tạo được ví như giai đoạn tìm hiểu nhau, rất rủi ro cho cả 2 bên. Trong thời gian thử việc, cả hai bên trong trường hợp này là công ty đào tạo thực hành và học viên đều có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không gặp trở ngại lớn về mặt pháp lý. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là: Không cần phải đưa ra lý do cho việc chấm dứt và nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức không cần thông báo trước.
Trong thực tế, các học viên và các công ty đào tạo sử dụng nó tương đối thường xuyên. Vào năm 2022, khoảng 155.000 hợp đồng đào tạo đã bị chấm dứt sớm, một phần ba trong số đó đang nằm trong thời gian thử việc.
Về cơ bản, thời gian thử việc mang lại lợi ích cho cả hai bên. Công ty đào tạo có thể có được bức tranh chính xác hơn về học viên của mình trong vài tháng đầu tiên trước khi ký hợp đồng chính thức với họ. Ví dụ, cơ quan đào tạo có thể kiểm tra xem học viên có phù hợp với nhóm làm việc hay không, có đáng tin cậy và đáp ứng các yêu cầu chuyên môn cơ bản hay không. Ngược lại, học sinh học thực hành có thể sử dụng thời gian để tìm hiểu xem liệu công việc có đáp ứng được mong đợi của mình hay không và liệu có thể được học tốt như thế nào ở xí nghiệp đã chọn hay không.
Khác với công việc làm thử, học viên vẫn được hưởng tiền thù lao lao động ngay từ ngày đầu tiên trong thời gian làm thử. Cuối cùng thì học viên vẫn phải cung cấp sản phẩm của mình làm ra cho người sử dụng lao động. Nhưng trong thời gian thử việc hoàn toàn khác. Ở đây, học sinh thử việc chỉ được phép xem chứ không được làm dưới bất kỳ hình thức nào để tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Do đó, các công ty chỉ được phép trả cho người học thử việc một khoản trợ cấp chi phí nhất định, ví dụ như chi phí đi lại.
Thời gian thử việc ít nhất một tháng là bắt buộc, theo quy định tại Điều § 20 Đạo luật Đào tạo nghề (BBiG). Theo đó, việc thỏa thuận về thời gian thử việc thậm chí còn ngắn hơn sẽ không hiệu quả, ngay cả khi cả hai bên đều đồng ý.
Trong một mối quan hệ lao động bình thường (tức không phải học việc), về mặt pháp lý không bắt buộc phải có thời gian thử việc. Trong thực tế, điều này có nghĩa là: Nếu một người bắt đầu làm việc chính thức tại công ty nơi anh ta đang đào tạo hoặc ở một công ty khác sau khi học nghề, thì không có trách nhiệm phải thỏa thuận về thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Thời gian thử việc bắt đầu khi nào được ấn định trong hợp đồng đào tạo. Đối với hầu hết các khóa học nghề, đây là ngày 01.08 hoặc ngày 01.09. Ngày ký hợp đồng không liên quan đến thời gian bắt đầu thử việc.
Theo Điều §20 Luật Đạo luật Đào tạo nghề BBiG, thời gian thử việc tối đa đối với học viên là bốn tháng; thời gian thử việc tối thiểu là một tháng, bất cứ khoảng thời gian nào cũng có thể xảy ra miễn là hai bên đồng ý. Nếu thời gian thử việc nằm ngoài khung thời gian trên được thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo thì hợp đồng không hợp lệ. Thời hạn đã được thỏa thuận trong từng trường hợp thường có thể được tìm thấy trong hợp đồng đào tạo. Nếu không có gì bất thường, thì thời gian thử việc tối thiểu là một tháng sẽ được áp dụng.
Còn tiếp
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá