Du học nghề Việt ở Đức cần biết: Kỳ III Gia hạn và rút gắn thời gian thử việc; Nghỉ phép  

Thời gian thử việc trong thời gian học việc có thể được gia hạn không

Thời gian thử việc không thể dễ dàng kéo dài quá bốn tháng được quy định trong Đạo luật Dạy nghề Berufsbildungsgesetz. Theo đó, các trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng nếu học viên bị ốm trong thời gian dài trong quá trình thử việc hoặc nghỉ thai sản hoặc nghỉ chăm sóc con sơ sinh. Quan trọng là thời gian gián đoạn nghỉ việc nói trên phải kéo dài chiếm ít nhất một phần ba toàn bộ thời gian thử việc đã thỏa thuận. Sau đó, các bên có thể thỏa thuận do gián đoạn nên kéo dài thời gian thử việc đúng bằng thời gian gián đoạn. Đây là điều mà Tòa án Lao động Liên bang đã quyết định trong án quyết Số 6 AZR 396/15. Nếu không có thỏa thuận tương ứng nào được thực hiện thì việc gián đoạn sẽ coi như không có, và do đó thời gian thử việc sẽ hết hạn theo đúng lịch trình, không bị kéo dài, có lợi cho học viên.

Nếu không có lý do nào nêu trên được áp dụng thì thời gian thử việc không được kéo dài quá thời gian tối đa là bốn tháng. Tuy nhiên, nếu muốn, vẫn có thể kéo dài tối đa thời gian thử việc, chẳng hạn bổ sung thêm hai tháng do nghỉ việc, để kéo dài thời gian này lên bốn tháng nếu cả hai bên đồng ý. Chẳng hạn, nếu xí nghiệp đào tạo nói rằng họ sẽ đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng vào lúc này, nhưng có thể cho học viên thêm thời gian thử việc hai tháng nữa, thì việc gia hạn này được nâng lên tối đa bốn tháng, và phải thỏa thuận bằng văn bản.

Xí nghiệp đào tạo có thể rút ngắn thời gian thử việc

Vì thời gian thử việc theo luật định tối thiểu chỉ một tháng nên thời gian thử việc dài hơn đã thỏa thuận có thể dễ dàng được rút ngắn xuống mức tối thiểu là một tháng theo quy định của Đạo luật Đào tạo nghề Berufsbildungsgesetz. Theo đó, xí nghiệp đào tạo có quyền đơn phương rút ngắn thời gian thử việc trên 1 tháng xuống đúng một tháng mà không cần có sự đồng ý của học viên. Tuy nhiên, học viên không được quyền rút ngắn thời gian thử việc. Điều này cũng được áp dụng nếu học viên đã hoàn thành khóa thực tập tại xí nghiệp trước khi bắt đầu khóa đào tạo. Đào tạo quy định các quyền và trách nhiệm riêng của nó khác với thực tập. Tòa án Lao động Liên bang đã bác bỏ vụ kiện tương ứng vào năm 2015, số 6 AZR 844/14. Theo đó, vụ kiện được đệ trình bởi một thanh niên bị sa thải ngay trước khi kết thúc thời gian thử việc ba tháng. Bởi nguyên đơn muốn thời gian thực tập mình đã hoàn thành trước khi bắt đầu khóa đào tạo được tính vào thời gian thử việc. Vì vậy, không được phép thải hồi ngay lập tức, bởi đã hết thời gian thử việc.

Học viên có được nghỉ phép trong thời gian thử việc không?

Không có quy định đặc biệt nào trong Đạo luật Đào tạo nghề Berufsbildungsgesetz để áp dụng các quyền nghỉ phép bình thường Urlaubsrecht của nhân viên. Quyền này quy định nghỉ phép chỉ được áp dụng sau thời gian làm việc tối thiểu là sáu tháng. Trên thực tế, Đạo luật Ngày lễ Liên bang (BUrlG) không quy định công ty đào tạo phải cho học viên của mình nghỉ phép hay không trong sáu tháng đầu tiên, nhưng vẫn có thể thực hiện một cách tự nguyện. Tuy nhiên không liên quan gì đến thời gian thử việc.

Ví dụ 1

Đối với hợp đồng đào tạo bắt đầu vào ngày 01.04 và kéo dài hơn sáu tháng, học viên chỉ được nghỉ phép từ ngày 01.10. Xí nghiệp đào tạo có thể từ chối yêu cầu nghỉ phép trong khoảng thời gian từ ngày 01.04 đến ngày 30.09 mà không cần đưa ra lý do. Bởi học viên, không có quyền được nghỉ phép trong thời gian này.

Theo Điều §5 Đoạn 1a Đạo Luật Nghỉ phép Liên bang BUrlG, một ngoại lệ sẽ được áp dụng nếu không còn đủ sáu tháng trong một năm đó, chẳng hạn nếu quá trình đào tạo bắt đầu vào nửa cuối năm, thì trong nửa cuối năm đó học viên được quyền nghỉ phép.

Ví dụ 2

Hợp đồng đào tạo bắt đầu vào ngày 01.10. Vì chỉ còn lại ba tháng trong năm dương lịch nên “thời gian chờ đợi” sáu tháng không thể đạt được nữa. Trong trường hợp này, học viên được nghỉ phép trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến hết tháng 12 kể từ ngày đầu tiên. Với kỳ nghỉ hàng năm theo quy định 1 tháng tức 30 ngày thì học viên này được nghỉ phép là 7,5 ngày. Theo Điều §5 Đoạn 2 Luật BUrlG, thì 7,5 ngày này phải được làm tròn thành số ngày nghỉ phép đầy đủ, tức là 8 ngày. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi sáu tháng cho kì nghỉ phép tiếp theo sẽ bắt đầu từ tháng Giêng. Do đó, từ tháng 1 đến cuối tháng 3, năm tới, học viên sẽ không có quyền được nghỉ phép theo quy định pháp luật.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang