Du học nghề Việt Nam cần biết: Thủ tục, quy trình, chi phí, các tổ chức cơ quan có thể giúp đỡ 

Nhu cầu của Đức về lực lượng lao động chuyên ngành trẻ từ các nước thứ ba đang cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế xuất khẩu lao động người Việt Nam sang Đông Đức hay Thổ Nhĩ Kỳ sang Tây Đức từ những thập kỷ trước kia đã cho thấy đang lặp lại, chỉ khác nhau về tính chất. Nhưng trước khi sang Đức học nghề, họ phải vượt qua hàng ngàn cây số địa lí, và phải hoàn tất hàng núi giấy tờ thủ tục, cần nắm được quy trình, chi phí và các ưu đãi hỗ trợ, tư vấn...

Hiện du học nghề sang Đức từ các nước thứ 3 không riêng gì Việt Nam đang bùng nổ. Tuy nhiên, các công ty Đức tiếp nhận cũng phải dày công chuẩn bị mới có thể tiếp nhận. Họ phải mất rất nhiều thời gian, liên hệ với người nộp đơn thông qua trực tuyến, kiểm tra trình độ tiếng Đức cũng như tất cả các tiêu chí tuyển sinh có thỏa mãn đáp ứng hay không. Nếu hợp đồng đào tạo được ký kết, công ty còn phải duy trì liên lạc cho đến khi nhập cảnh để đảm bảo rằng hợp đồng kí kết có tính ràng buộc.

Sẽ dễ dàng hơn cho các công ty Đức tiếp nhận du học sinh nước ngoài thông qua trung gian, môi giới mang tính chất tư vấn dịch vụ. Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với các trường dạy nghề ở Đức chuyên đưa du học nghề từ các nước thứ ba sang Đức.

Tuy nhiên các chuyên gia Đức cũng cảnh báo: Các công ty tiếp nhận ở Đức cũng nên kiểm tra xem những công ty môi giới này này có bảo đảm chắc chắn không. Có những nhà cung cấp dịch vụ tính toán chi phí quá cao, làm cho du học sinh khi tới Đức không thể tập trung vào đào tạo mà còn phải kiếm tiền ngoài việc học để trả nợ cho người môi giới. Điều quan trọng nữa là công ty đào tạo thực hành ở Đức phải nhận ít nhất hai du học sinh vào một công ty làm việc, nếu có thể, hoặc ít nhất là ở cùng một nơi , để họ có thể sống trong một căn hộ chung và do đó có thể tự giúp đỡ nhau nơi lạ nước lạ cái.

Mất một năm rưỡi từ khi đăng kí tới khi sang Đức bắt tay vào học

Để đảm bảo các điều kiện khung lý tưởng cho xí nghiệp đào tạo và học viên, các nhà tuyển sinh uy tín phải chuẩn bị trước mối quan hệ hợp tác đào tạo, thường trong khoảng thời gian tối đa 1,5 năm. Một dự án như vậy hiện đang được tiến hành ở Ghana. Mười thanh niên hiện đang học tiếng Đức ở Accra và mười người khác dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu vào mùa thu tới, với mục tiêu hoàn thành khóa đào tạo về cơ khí hệ thống ống nước, sưởi ấm và điều hòa không khí ở Đức vào năm 2025.

Các cấp độ tiếng Đức áp dụng cho du học nghề

Đạo luật Cư trú Aufenthaltsgesetz phân biệt giữa các cấp độ bằng tiếng Đức như sau:

A1 = Kiến thức tiếng Đức cơ bản einfache deutsche Sprachkenntnisse.

A2 = Tạm đủ kiến thức tiếng Đức hinreichende deutsche Sprachkenntnisse.

B1 = Đủ kiến thức tiếng Đức ausreichende deutsche Sprachkenntnisse.

B2 = Kiến thức tiếng Đức khá gute deutsche Sprachkenntnisse.

C1 = Thành thạo tiếng Đức Beherrschen der deutschen Sprache.

Đối với đào tạo kép (tức vừa học lý thuyết ở trường vừa làm việc ở công ty), ít nhất phải có đủ kiến thức tiếng Đức, tức là B1.

Các công ty đào tạo của Đức chi phí cho khóa học ngôn ngữ, hòa nhập và tổ chức theo ba bước, tổng cộng hết 4.350 euro, chưa bao gồm chi phí các chuyến bay sang Đức.

Chi phí đưa du học nghề từ nước ngoài vào Đức

Chi phí tương đối cao gần như đã khiến một dự án El Salvador của cơ quan tuyển dụng ở Weiden thất bại. Họ phải trả tới 9.000 euro cho các khóa học ngôn ngữ, chi phí đi lại và các khoản phí khác. Để đạt được mục tiêu này, họ được cơ quan việc làm địa phương và Cơ quan tuyển dụng chuyên gia và người nước ngoài trung ương (ZAV) đồng hành và hỗ trợ từ lần đầu tiên tiếp nhận cho đến khi kết thúc khóa đào tạo.

Về nguyên tắc, ngay cả công ty nhỏ nhất cũng có thể đào tạo thực hành cho học sinh học nghề. Họ chỉ cần sẵn sàng và có khả năng chăm sóc học viên ngay từ đầu. Tránh tình trạng tháng 8 học sinh sang Đức rồi mất hai tuần ở nhà, chờ cho đến khi khóa đào tạo bắt đầu. Cần có một nền văn hóa tiếp nhận kịp thời.

Khó khăn lớn nhất đối với các công ty tiếp nhận đào tạo thực hành là điều kiện chung. Họ phải tìm nhà ở cho các học viên và không thể để họ tự mua các dụng cụ sinh hoạt. Cần có một nền văn hóa chào đón nhất định. Những tuần đầu tiên mới tới Đức chắc chắn không phải là khoảng thời gian dễ dàng nhất đối với các học viên và công ty. Nhưng kết quả đạt được chắc chắn xứng đáng với nỗ lực của họ, như các công ty tham gia và học viên đã xác nhận.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang