Dư chấn và bài học vụ đòi trục xuất gia đình Phạm Phi Sơn – Nhà chức trách chuyền quả bóng trách nhiệm cho nhau và cơ chế phân biệt chủng tộc

Sau 36 năm ở Đức, Phạm Phi Sơn và gia đình bị đòi trục xuất về Việt Nam. Trường hợp của ông Phạm Phi Sơn không phải là trường hợp cá biệt, mà là thực tế cay đắng của hàng ngàn người nhập cư. Mới đây, Hiệp hội ủng hộ tị nạn tiểu bang Sachsen Sächsische Flüchtlingsrat đã công khai trên truyền thông chỉ trích vấn nạn nhà chức trách chuyền quả bóng trách nhiệm cho nhau và cơ chế phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại.

Bài học đòi trục xuất gia đình ông Phạm Phi Sơn

Năm 1987, ông Phạm Phi Sơn xuất khẩu lao động sang CHDC Đức tới thành phố mang tên Karl-Marx-Stadt và bây giờ là Chemnitz. Ông là một trong khoảng sáu chục ngàn người được tuyển dụng làm công nhân hợp tác lao động theo chương trình "Các nước anh em xã hội chủ nghĩa giúp đỡ lẫn nhau” hồi đó kí kết giữa 2 nước. Hồi đó ở CHDC Đức lao động Việt chiếm tỉ số lao động nước ngoài lớn nhất. Hội nhập vào xã hội CHDC Đức không nằm trong kế hoạch. Theo quy định của CHDC Đức, họ phải sống trong ký túc xá chỉ trên sáu mét vuông. Quyền được thăm nom, gia đình bị hạn chế.

16.000 người Việt Nam ở lại sau tái thống nhất Đức, trong đó có ông Phạm Phi Sơn. Từ năm 2011, ông được cấp giấy phép định cư vĩnh viễn. Nhưng năm 2017 ông bị thu hồi giấy phép chỉ vì ở lại Việt Nam vượt quá thời hạn quy định 6 tháng do vết thương chiến tranh cũ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian ở Việt Nam và ông phải nhập viện.

Tuy nhiên, với vi phạm đó nhà nước pháp quyền Đức thường không châm chước: Cơ quan ngoại kiều Chemnitz sau đó đã thu hồi giấp phép cư trú của Phạm Phi Sơn. Ông kiện lên Tòa án chống lại, nhưng bị xử thua. Tiếp theo ông viện tới Ủy ban Cứu xét tiểu bang Sachsen die sächsische Härtefallkommission hai lần đều bị từ chối, lần đầu năm 2018 và một lần nữa vào tháng 2023.

Không chỉ ông bị đòi trục xuất về Việt Nam, mà cả vợ và con gái sáu tuổi của ông cũng bị trục xuất cùng. Đặc biệt con gái Emilia, sinh ra và lớn lên ở Đức, trục xuất sẽ là một chấn thương cuộc đời. Emilia đang học phổ thông ở Đức, hoàn toàn không biết Việt Nam. Vợ ông đã học một khóa tiếng Đức, có công việc lâu dài trong lĩnh vực nhà hàng. Trục xuất là một thực tế nghiệt ngã không khác gì đẩy họ rời khỏi mảnh đất dưới chân họ, nơi họ từng sống và làm việc. Cả vợ chồng đều không còn được phép làm việc và phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ người quen, mặc dù cả hai đều được mời làm việc.

Hiệp hội ủng hộ tị nạn Sachsen phẫn nộ trước hành động của nhà chức trách, cho biết: Nếu không bảo đảm quyền cư trú tiếp tục cho những người đã sống hơn nửa cuộc đời ở Đức, điều này chỉ có thể được giải thích bởi lí do không gì khác ngoài một cơ chế mang tính phân biệt chủng tộc. Ông Phạm đã 65 tuổi, sống ở Đức hơn nửa đời người. Ông ấy đã nói với chúng tôi nhiều lần rằng, ông ấy không còn có thể tưởng tượng được cuộc sống ở Việt Nam nữa. Đức và Chemnitz nói riêng đã là ngôi nhà của ông ấy trong 36 năm qua. Ông có tất cả các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp của mình tại đây. Đối với ông, trục xuất đồng nghĩa kết thúc cuộc đời của ông.

Nỗi sợ hãi trước lệnh trục xuất

Hành xử đối với trường hợp gia đình ông Phạm Phi Sơn thể hiện tính cực đoan, nhưng không phải là một trường hợp cá biệt. Đặc biệt là nỗi sợ hãi trường nhật khi mở thùng thư, lo lắng giấy phép cư trú bị thông báo thu hồi, thậm chí lệnh trục xuất gửi tới.hoặc thậm chí bị trục xuất trở thành một phần cuộc sống nghiệt ngã đối với nhiều người nhập cư ở Đức.

Công luận chú ý đến vụ ông Phạm Phi Sơn chủ yếu thông qua mạng xã hội. Hơn 100.000 người đã ký vào một bản kiến nghị cứu xét trực tuyến eine online Petition đòi cho phép gia đình ông Phạm Phi Sơn được quyền ở lại Đức.

Vụ Tòa án xét xử chống lại gia đình ông Phạm Phi Sơn với cáo buộc tội nhập cư bất hợp pháp đã bị đình chỉ vào ngày 13.03.2023. Tuy nhiên, gia đình ông vẫn không nhận được giấy phép cư trú dài hạn, mà chỉ được tạm dung, nghĩa là cư trú mang tính tạm thời có thể bi đình chỉ bất kì lúc nào. Người tạm dung không được phép rời khỏi khu vực mình ở. Trên nguyên tắc không được phép làm việc và không được hưởng trợ cấp xã hội. Thời hạn tạm dung bị giới hạn theo tháng và do Sở Ngoại kiều quyết định.

Ai là người đưa ra quyết định

Hiệp hội tị nạn Sächsischen Flüchtlingsrat chỉ trích cơ chế mang tính phân biệt chủng tộc, thay vì các cơ quan nhập cư và các nhà lãnh đạo chính trị làm việc một cách xây dựng để cung cấp cho mọi người quyền ở lại, nhưng ngược lại, cố gắng tìm lỗi của họ. Những sai lầm, trong trường hợp xấu nhất, sẽ dẫn đến việc trục xuất toàn bộ gia đình. Đó là điều xảy ra quá thường xuyên.

Sự phân biệt đối xử trong trường hợp hiện tại của ông Phạm Phi Sơn rõ ràng là thái quá, gây phẫn nộ công luận, đến nỗi dư luận cho rằng nhà chức trách đang cố tình chơi trò đá quả bóng trách nhiệm cho nhau. Như thể không liên quan gì tới số phận của một gia đình, mà chỉ theo nghĩa của một nền hành chính quan liêu nhằm dạy cho người lớn một bài học khi có một hành vi vi phạm pháp lý dù nhỏ.

Có một nhu cầu cấp thiết cho một sự thay đổi hiện nay đối với các cơ quan chính quyền là chuyển sang tính chất một cơ quan công quyền thân thiện. Một nhu cầu cấp thiết cần phải có là cung cấp các dịch vụ tư vấn đa ngôn ngữ và đối xử tôn trọng những người nhập cư, bất kể họ học tập, làm việc hay xin tị nạn.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang