- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Báo cáo của Bộ Tư pháp khẳng định tính cấp thiết phải nghiên cứu, xây dựng Luật Thuế bất động sản thay Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Mới đây, Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ xây dựng dự án Luật thuế bất động sản trình UBTVQH, bổ sung dự án Luật thuế bất động sản vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội.
Theo Báo cáo tổng hợp, rà soát nghiên cứu của Bộ Tư pháp, thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) hiện hành được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến đối với đất ở 0,03% đối với phần diện tích trong hạn mức, 0,07% đối với phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức và 0,15% đối với phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức.
Bộ Tư pháp cho biết, quy định trên đã khiến tỷ lệ huy động về thuế SDĐPNN là rất thấp, mức thuế suất chưa đủ lớn để điều tiết mạnh đối với người có quyền sử dụng nhiều đất đai, chưa thúc đẩy các tổ chức, cá nhân trong xã hội sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả. Đặc biệt, các mức thuế suất 0,07% và 0,15% tương ứng với diện tích đất vượt từ trên 1 lần đến 3 lần và trên 3 lần hạn mức sử dụng đất ở là thấp, chủ sử dụng đất không bị tác động nhiều từ thuế, đất không được sử dụng hết hiệu suất cho sản xuất kinh doanh, thậm chí còn bị bỏ trống, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.
Cũng theo Bộ Tư pháp, có rất ít quốc gia xác định ngưỡng chịu thuế theo diện tích như Việt Nam hiện nay. Việc áp dụng ngưỡng chịu thuế theo diện tích có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp; ổn định, không thay đổi theo thời giá. Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng điều tiết cao đối với người sử dụng BĐS có giá trị không lớn, BĐS tại nông thôn giá trị thấp nhưng có diện tích vượt ngưỡng chịu thuế; trong khi đó lại không điều tiết hoặc điều tiết thấp đối với BĐS có giá trị lớn nhưng diện tích nằm trong ngưỡng chịu thuế.
Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đề xuất định hướng quy định thuế suất thuế BĐS theo hướng tách riêng đất ở, nhà ở để đánh thuế bất động sản đảm bảo đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện, thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, đánh thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo mục tiêu điều tiết cao đối với trường hợp nhà, đất có giá trị lớn; điều tiết thấp đối với nhà, đất có giá trị không lớn, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư.
Về thuế suất đối với đất ở sẽ đề nghị đánh thuế trên toàn bộ diện tích đất ở. Việc nâng mức thuế suất đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh) là cần thiết để phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đảm bảo mục tiêu ban hành của chính sách và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để tránh tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu mức thuế suất đối với đất ở phù hợp.
Hiện nay, nhà ở được xem là một khoản đầu tư vào đất. Song với thực tế, nhà nước khuyến khích việc xây dựng nhà ở và công trình xây dựng, tránh để đất bỏ hoang, không tận dụng hết giá trị sử dụng của đất. Khi thực hiện đánh thuế bất động sản đối với nhà ở, cần thiết loại bỏ các loại nhà ở có mức đầu tư thấp (nhà tạm, nhà thiếu kiên cố, nhà bán kiên cố) ra khỏi phạm vi điều chỉnh để tránh gây gánh nặng thuế đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hoặc nhà chất lượng thấp, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
Đối với nhà chung cư (bao gồm cả đất xây dựng nhà chung cư), cơ quan soạn thảo định hướng quy định ngưỡng chịu thuế đảm bảo điều tiết thấp đối với những người sử dụng nhà có giá trị không lớn, nhà chung cư bình dân; không ảnh hưởng tới cung - cầu thị trường bất động sản và hạn chế tác động đến phân khúc căn hộ bình dân. Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ thuộc đối tượng miễn thuế. Thực hiện điều tiết cao đối với căn hộ cao cấp (mức giá trên 50 triệu đồng/m2) góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Hiện nay, giá tính thuế cho nhà chung cư được xác định bao gồm cả giá trị đất và giá trị nhà. Theo đó, để đảm bảo công bằng với đất ở, nhà ở riêng lẻ, đề nghị quy định mức thuế suất đối với nhà chung cư được áp dụng từ giá trị đầu tiên, nhưng mức thuế suất sẽ thấp hơn đối với đất.
Bộ Tư pháp phân tích, kết quả rà soát Luật thuế SDĐNN và Luật thuế SDĐPNN cho thấy cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Luật thuế BĐS chung thay cho Luật thuế SDĐNN và Luật thuế SDĐPNN. Tuy nhiên, Luật thuế BĐS là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn (đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước), nhiều nội dung mang tính kỹ thuật (như nội dung về giá tính thuế, thuế suất).
Bên cạnh đó, lĩnh vực thuế là lĩnh vực nhạy cảm (việc tăng mức thuế suất đối với đất và bổ sung đánh thuế đối với nhà, công trình xây dựng tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp).
Từ những vấn đề nêu trên, Bô Tư pháp Báo cáo, các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung tại báo cáo nêu trên mặc dù được tổng hợp từ các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và thực tiễn quản lý thuế.
Luật thuế bất động sản được coi là có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn. Đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước; nhiều nội dung mang tính kỹ thuật như nội dung về giá tính thuế, thuế suất...
Để mở rộng các tuyến đường, quốc lộ trong bối cảnh ngân sách hạn chế, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để áp dụng cho các dự án giao thông theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Sở Giao thông vận tải TP vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP về bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Theo đó, nhóm các cơ chế chính sách mới được đề xuất để phát triển giao thông trong bối cảnh nguồn ngân sách TP hạn chế, trong đó có áp dụng loại hợp đồng BOT đối với các dự án đầu tư công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu.
Tiếp theo là chấp thuận cho TP.HCM xây dựng cơ chế đầu tư theo phương thức đối tác công tư - hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất hoặc tiền ngân sách trả chậm, trình Thủ tướng xem xét ban hành để triển khai thực hiện trên địa bàn TP.
Theo Sở Giao thông vận tải TP, các tuyến đường trục chính đô thị, cửa ngõ, kết nối với các tỉnh lân cận và các tuyến quốc lộ đi qua địa phận TP đã được đầu tư và đang khai thác. Tuy nhiên, quy mô hiện hữu chưa đáp ứng nhu cầu đi lại và chưa được mở rộng theo lộ giới quy hoạch.
Theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 - 2030 của TP.HCM, giai đoạn 2021-2025 tổng km đường dự kiến đầu tư khoảng 454km, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 266.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách TP 92.000 tỉ đồng (chiếm 34,6%), vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP 174.000 tỉ đồng (chiếm 65,4%).
Tuy nhiên, hiện nguồn vốn ngân sách TP không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được TP thông qua, vốn bố trí cho lĩnh vực giao thông là 52.744 tỉ đồng, chỉ đạt 19,8% so với tổng nhu cầu vốn.
Khi có cơ chế áp dụng hình thức hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu sẽ tạo điều kiện cho TP sớm đầu tư, mở rộng tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ theo lộ giới quy hoạch để giảm ùn tắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, có 6 dự án có thể xem xét thực hiện theo hình thức BOT với nguồn vốn thu hút đầu tư gần 100.000 tỉ đồng. Đầu tiên là dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn An Lạc - giáp ranh Long An (dài 9,6km từ 4 lên 8 làn xe) với khoảng 12.876 tỉ đồng. Thứ hai là dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TP.HCM) theo quy hoạch, xây dựng hai cầu vượt trên quốc lộ 22 (tại nút Nguyễn Ảnh Thủ và nút Nguyễn Văn Bứa) với khoảng 1.200 tỉ đồng.
Thứ ba là dự án mở rộng quốc lộ 13 theo quy hoạch 40-60m với tổng mức đầu tư sơ bộ 12.192 tỉ đồng. Xây dựng hoàn chỉnh và kéo dài trục Đông - Tây về phía Nam nối ra đường vành đai 3 TP.HCM dài 9,7km, sơ bộ khoảng 13.837 tỉ đồng.
Hai dự án tiếp theo là đầu tư trục đường Bắc - Nam (đường Âu Cơ - Khu công nghiệp Hiệp Phước) dài 26,8km theo quy hoạch 40-60m sơ bộ 54.204 tỉ đồng, và đầu tư đường động lực (đường song song quốc lộ 50) dài 5,8km khoảng 3.816 tỉ đồng.
(Ảnh minh họa).
Quá trình điều tra, bước đầu cơ quan điều tra làm rõ công thức chia chác tiền nhận hối lộ giữa nhóm lãnh đạo, nhân viên của các trung tâm đăng kiểm “dính” tiêu cực tại Hà Nội.
Ngày 31/1, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 13 bị can là cán bộ Trung tâm đăng kiểm 29-01V (trụ sở tại huyện Thanh Trì) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Các bị can gồm: Lê Văn Ngân (SN 1969, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-01V; Tăng Xuân Huy (SN 1974, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) và Vũ Mạnh Hiền (SN 1977, trú tại Lê Chân, Hải Phòng), cùng là Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-01V.
Ngoài ra, 10 bị can khác cũng bị khởi tố là đăng kiểm viên của trung tâm gồm: Trịnh Quang Lê (SN 1985, trú tại Gia Lâm, Hà Nội); Lê Quang Linh (SN 1980) và Trần Nam Thành (SN 1970, cùng ở Đống Đa, Hà Nội); Vũ Ngọc Thắng (SN 1984, trú tại Hà Đông (Hà Nội); Nguyễn Văn Cảnh (SN 1986) và Đặng Hồng Minh (SN 1985, cùng trú Nam Từ Liêm, Hà Nội); Hoàng Phúc Thọ (SN 1990) và Ngô Thế Lực (SN 1986, cùng trú Hoàng Mai, Hà Nội); Nguyễn Quang Hùng (SN 1991) và Dương Đức Minh (SN 1982, cùng ở Thanh Trì, Hà Nội).
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, để không bị làm khó trong khi đăng kiểm, các chủ xe thường để từ 100 đến 200 nghìn đồng trên ghế, taplo, cần số. Nếu chủ xe không thực hiện thì khi trả xe, Linh, Lê và Thọ sẽ chủ động yêu cầu họ đưa tiền.
Nếu trong quá trình kiểm tra xe, đăng kiểm viên phát hiện lỗi kỹ thuật của xe như biển số mờ, màu sơn khác với đăng ký, lốp mòn... sẽ ghi lỗi ra giấy để trên xe. Sau đó, Linh, Lê, Thọ thông báo cho chủ phương tiện biết các lỗi kỹ thuật, đồng thời yêu cầu đưa thêm tiền ngoài chi phí đăng kiểm theo quy định nếu muốn được cấp kiểm định xe đạt yêu cầu.
Lúc này, các đối tượng hướng dẫn chủ xe quay lại xếp hàng kiểm tra hoặc đánh giá xe đủ điều kiện an toàn để cấp giấy chứng nhận kiểm định. Số tiền để được bỏ qua lỗi dao động từ 100.000 đến 400.000 đồng tùy từng loại lỗi. Trong trường hợp chủ phương tiện không đưa tiền thì họ phải đưa phương tiện về sửa chữa, khi nào đạt yêu cầu thì quay lại đăng kiểm.
Các đăng kiểm viên khai nhận họ bỏ qua lỗi kỹ thuật của xe khi kiểm định trong các công đoạn kiểm tra thủ công bằng tay và mắt, không can thiệp vào hệ thống máy kiểm tra chỉnh sửa kết quả. Việc đăng kiểm viên tại Trung tâm 29-01V không thực hiện đúng quy trình đăng kiểm, nhận tiền để bỏ qua lỗi kỹ thuật của xe khi kiểm định đã diễn ra từ lâu và lãnh đạo trung tâm đều biết.
Cuối ngày Lê, Thọ và Linh tập hợp tiền thu của chủ xe chia cho ban giám đốc, cán bộ, nhân viên của trung tâm theo tỷ lệ 20% tổng số tiền đưa Lê Văn Ngân làm chi phí “đối ngoại”; 1 triệu đồng đưa vào quỹ dùng cho các công việc của đơn vị…
Số tiền còn lại được chia thành 51 phần bằng nhau, trong đó, giám đốc nhận 5 phần; phó giám đốc nhận 4 phần/người; đăng kiểm viên nhận 3 phần/người, nhân viên văn phòng, kế toán và bảo vệ nhận 1 phần/ người.
Theo tài liệu điều tra, Trung tâm đăng kiểm 29-01V làm việc 5 ngày/tuần với khoảng 60 - 70 phương tiện/ngày. Trung bình mỗi ngày các đối tượng thu lợi bất chính khoảng từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng.
Tương tự như Trung tâm 29-01V, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2021 đến 10/2022, khi các phương tiện đến đăng kiểm tại Trung tâm đăng kiểm 29-15D (trụ sở tại huyện Thường Tín) nếu bị đăng kiểm viên phát hiện các khiếm khuyết (chủ yếu là các xe tải) như không đủ tiêu chuẩn về hệ thống phanh và tiêu chuẩn khí thải bảo vệ môi trường thì sẽ bị các đăng kiểm viên yêu cầu đưa 200.000 - 300.000 đồng để làm thay đổi kết quả kiểm định.
Làm việc với Cơ quan điều tra , bước đầu bị can Đinh Văn Hùng (SN 1964, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hiệp Hà- đơn vị quản lý Trung tâm đăng kiểm 29-15D khai nhận được chia 50% số tiền các đăng kiểm viên nhận hối lộ của chủ xe đến đăng kiểm. Số tiền còn lại sẽ được chia cho các đăng kiểm viên.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can liên quan đến các sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm 29-15D.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Hà Nội, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 vụ, với hàng chục bị can là chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc, đăng kiểm viên và nhân viên tại 11 trung tâm đăng kiểm gồm: 29-01V, 29-06V, 33-01S, 33-02S, 29-03S, 29-14D, 29-18D, 29-23D, 29-29D, 29-01S và 29-15D.
Trong vụ án này có 12 người bị truy tố và 7 cán bộ khác thoát tội do thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên và trong quá trình thực hiện không được hưởng lợi ích vật chất.
Ngày 1-2, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ ở tỉnh Bình Thuận trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong vụ án xảy ra tại dự án Khu dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài, TP Phan Thiết).
Theo cáo trạng, năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận cho chủ trương bán đấu giá 3 lô đất nêu trên với giá khởi điểm hơn 111 tỉ đồng (1,2 triệu đồng/m2) để xây dựng nhà ở thương mại. Tuy nhiên sau thông báo 6 lần vẫn không có đơn vị, cá nhân nào tham gia mua đấu giá.
Đầu năm 2016, giá đất ở Bình Thuận trong đó có 3 lô đất trên liên tục biến động tăng. Ngày 26-7-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của Bình Thuận, trong đó có khu vực 3 lô đất trên là 1,6 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên đến ngày 7-3-2017, UBND tỉnh Bình Thuận vẫn giao và cho thuê đất đối với Công ty Tân Việt Phát nhưng lấy giá đất năm 2013.
Việc giao đất năm 2017 nhưng lấy giá 2013 của các lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận và cấp dưới khiến tài sản Nhà nước bị thiệt hại khi giao đất cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát là 45,4 tỉ đồng.
Trong vụ án này, còn có 14 cán bộ công chức thuộc Sở Tài chính, Sở TN&MT, Cục Thuế và Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận có liên quan. Trong đó có 7 người đã có dấu hiệu tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tuy nhiên nguyên nhân sai phạm của 14 người trên là do thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Xét tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm và trong quá trình thực hiện không được hưởng lợi ích vật chất, cần phân hóa xử lý nghiêm khắc về Đảng và chính quyền là đủ.
Quá trình điều tra, gia đình bị can Nguyễn Ngọc Hai (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) khắc phục 300 triệu đồng, gia đình bị can Lương Văn Hải (nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) khắc phục 500 triệu đồng, gia đình bị can Lê Nguyễn Thanh Danh (nguyên phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận) khắc phục 100 triệu đồng và đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Cáo trạng cũng kiến nghị khi đưa ra xét xử, HĐXX yêu cầu các cá nhân vi phạm pháp luật phải khắc phục hậu quả số tiền thiệt hại hơn 44,4 tỉ đồng (đã trừ 900 triệu đồng gia đình ba bị can đã khắc phục).
Yêu cầu Công ty Tân Việt Phát có trách nhiệm phối hợp cùng các bị can khắc phục hậu quả, thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân mua nhà đất tại dự án khu thương mại dịch vụ Tân Việt Phát 2.
Các bị can Nguyễn Ngọc Hai (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận); Lương Văn Hải (nguyên Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận). Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh (nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận); Ngô Hiếu Toàn (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận).
Đặng Hoài Nhân (nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Bình Thuận); Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng (nguyên Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai Bình Thuận).
Phạm Duy Cường (nguyên Phó trưởng phòng Kinh tế đất, thuộc Chi cục Quản lý đất đai); Lê Anh Huy (nguyên Trưởng phòng Kinh tế đất thuộc Chi cục Quản lý đất đai) và Nguyễn Thị Thu Phong (nguyên Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Bình Thuận) đều bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại khoản 3, điều 219 BLHS.
Đây là các bị can đã do tham mưu, giải quyết, quyết định chủ trương giao 3 lô đất số 18, 19 và 20 với diện tích 92.600,9 m2 cho Công ty Tân Việt Phát.
Riêng bị can Nguyễn Văn Phong, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 3, điều 360 BLHS.
Luật Đức mới hiệu lực năm 2023 - Kỳ XII: Luật thuế mới cần biết; Phần I Đối với lao động hưởng lương; Bảng thuế thu nhập hộ độc thân và gia đình
Hỗn chiến ở nhà ga München; Bắt giữ nhóm người nhập cư lậu tại Sachsen; Vác súng cướp siêu thị ở Nordrhein-Westfalen
Cảnh báo thứ 2 tới: Siêu đình công làm tê liệt đường sắt, đường bộ, đường không, đường thủy toàn nước Đức
Đức: Ngân hàng gây lo lắng; Berlin ăn mừng; Nổ súng ở Hamburg; Căng thẳng với Anh; Điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Đức: Ngân hàng khủng hoảng; Thủ tướng trấn an; Cải cách quy định về tị nạn; Bị EU chỉ trích
Những người đàn ông độc hại trên phim; Dàn ca sĩ trẻ mờ nhạt; Đàm Vĩnh Hưng tự xưng 'vua
Đức: Giao thông tê liệt; Cổ phiếu Deutsche Bank mất giá; Đột kích toàn quốc; Đạt thoả thuận khí thải ô tô với EU
Đức: Thiếu nhân lực ngành năng lượng tái tạo; Thẻ giao thông đi lại cả nước; Chính phủ gặp khủng hoảng
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Phần lớn trẻ em Đức đều chuẩn bị sớm cho việc niềng răng (Zahnspange-Zahnbrackets) từ khi thay hết răng sữa (7-8 tuổi) cho đến khi răng vĩnh viễn và hàm điều chỉnh hoàn chỉnh thì sẽ tiến hành quá trình đặt niềng răng.
Hàm răng mọc lệch lạc (KIG
-Kieferorthopädische Indikationsgruppen) ở mức độ nào, và sử dụng phương pháp niềng nào đều ảnh hưởng đến quyết định chi trả của bảo hiểm công (gesetzliche Krankenkasse) và túi tiền của bố mẹ.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá