Dự án Đức đào tạo du học nghề Việt: Đoàn doanh nghiệp tiểu bang Thüringen công du Việt Nam, sau 1 năm chuyến công du của Thủ hiến

Đoàn doanh nghiệp Thüringen, Đức vừa tổ chức chuyến công tác lần thứ sáu tới Việt Nam vào cuối tuần qua, thứ 7, ngày 16.11.2024. Cùng dịp này, một năm trước, vào tháng 11.2023, Thủ hiến tiểu bang Thüringen, Bodo Ramelow cùng phái đoàn 80 doanh nghiệp đã tới Việt Nam, nhằm thiết lập quan hệ đào tại du học nghề Việt tại Đức tính tới nay đúng tròn 1 năm.

Tiền thân của dự án

Theo Sở Công thương IHK Nam Thüringen dự án Du học nghề Việt Nam đã đưa tổng cộng 250 thanh niên Việt Nam đến Thüringen trong 8 năm, tính đến năm 2023, học nghề trong tổng cộng 64 công ty. Hiện tại, tại Thüringen, có tổng cộng 101 du học nghề Việt đang theo học. 124 người đã hoàn thành khóa đào tạo, tương ứng với tỷ lệ thành công 83%.

Chuyến đi của Thủ hiến thúc đẩy dự án

Vào tháng 11.2023, Thủ  hiến Ramelow lại đến Việt Nam lần thứ hai để mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước đã được kí kết tại Việt Nam khởi đầu trước đó vào năm 2019. Lần này, ông đặt mục tiêu đưa 1.000 du học nghề Việt đến Thüringen mỗi năm, từ năm 2025. Hiện tiểu bang Thüringen đã tiến rất gần đến mục tiêu này.

Theo Tổng cục Lao động Liên bang Bundesagentur für Arbeit, trong tháng 03.2024, toàn tiểu bang hiện đã có 941 người Việt Nam đang đào tạo, so với khởi đầu năm 2013 chỉ đào tạo được 20 học viên.

Quy trình dự án du học nghề Việt sang Đức

Du học nghề Việt Nam đăng ký học tại trường ngoại ngữ IEC Hà Nội, tiếp đó hoàn thành chương trình đào tạo tại Đức. Chi phí đào tạo do các công ty ở Thüringen gánh chịu, nhưng được nhận khoản tài trợ của tiểu bang lên tới 4.000 Euro / 1 học sinh.

Tại Hà Nội, du học nghề được học tiếng Đức trong một năm để đạt trình độ B2. Sau đó, nhập cư vào Đức và bắt đầu đào tạo nghề tiếp sau đó chỉ vài ngày, tuy áp lực thi cử kéo theo ngay sau đó khiến nhiều học sinh Việt bị áp lực nặng nề.

Chi phí chuyển công du cho dự án

Theo Thủ hiến, chuyến đi kéo dài một tuần của phái đoàn vào năm 2023 với khoảng 80 doanh nghiệp tham gia tiêu tốn 216.000 Euro, trong đó 90.000 Euro văn phòng Thủ hiến phải chi trả từ ngân sách nhà nước. Những người tham gia chuyến đi, cũng như tất cả các đại diện khác từ doanh nghiệp, khoa học, hiệp hội và báo chí đều tự chi trả.

Chiến lược dài hạn

Bộ phận Quốc tế Thüringen LEG cho biết, để đánh giá chính xác giá trị các chuyến đi công du của phái đoàn, điều quan trọng là phải hiểu chúng trong bối cảnh lâu dài. LEG đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007 và hợp tác với Hà Nội IEC, hoạt động kinh doanh cốt lõi không phải là trường ngoại ngữ mà là tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại.

Kể từ đó, rất nhiều sự kiện diễn ra trong quan hệ kinh tế giữa Thüringen và Việt Nam. Ngày nay, hai nước có khối lượng ngoại thương 188 triệu Euro. Con số này tương đối nhỏ so với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, nhưng động lực đằng sau nó rất quan trọng, doanh số xuất khẩu sang Việt Nam trong mười năm qua, đã tăng lên gấp đôi.

Các chuyến công du của đoàn cũng rất quan trọng đối với sự phát triển trước đây và tương lai. Sự hỗ trợ chính trị đặc biệt quan trọng ở châu Á. Điều này áp dụng cho các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Uzbekistan và Kazakhstan. Do đó, kể từ năm 2007, LEG đã tổ chức 8 chuyến công tác tới Việt Nam. Trong đó có  3 chuyến đi của phái đoàn chính trị (2013, 2019 và 2023) và 5 chuyến công tác của các doanh nghiệp. Lần này là chuyến đi thứ 6 của doanh nghiệp.

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang