Dự án điện gió, mặt trời gặp vướng; Giải ngân vốn công ‘rùa bò’; Hộ kinh doanh đóng cửa né thuế; Khai trừ Đảng nguyên phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai

LOẠT ĐIỆN GIÓ, MẶT TRỜI GẶP VƯỚNG, RỦI RO KHIẾU KIỆN: BỘ CÔNG THƯƠNG NÓI LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA EVN

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN khẩn trương giải quyết vướng mắc, thống nhất với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời.

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến việc hưởng giá điện hỗ trợ (FIT) đối với các dự án điện năng lượng tái tạo của các nhà đầu tư theo Nghị quyết số 233 ngày 10/12/2024 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

EVN vừa có thẩm quyền, vừa có trách nhiệm

Về thẩm quyền giải quyết vướng mắc hưởng giá FIT, Bộ Công Thương nhấn mạnh, theo quy định của pháp luật về điện lực, việc thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán điện và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) của các dự án điện mặt trời, điện gió thuộc thẩm quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Kết luận 1027, Thanh tra Chính phủ kết luận “trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm công nhận COD và mua điện các nhà máy điện mặt trời, điện gió theo giá cố định đang áp dụng thuộc về các chủ đầu tư dự án, công ty mua bán điện và EVN”.

Như vậy, EVN là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vướng mắc về COD để xác định hưởng giá FIT, có trách nhiệm phối hợp với các chủ đầu tư để đưa ra phương án quyết định và thống nhất về hưởng giá FIT cho các dự án điện năng lượng tái tạo, theo Bộ Công Thương.

Về giải pháp xử lý vướng mắc, Bộ Công Thương đã báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình và được Phó Thủ tướng thống nhất về kế hoạch triển khai Nghị quyết 233.

Theo đó, EVN là đơn vị xác định các điều kiện để được hưởng giá khuyến khích và cũng là cấp thẩm quyền giải quyết.

Còn về trình tự giải quyết, EVN chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư các dự án xác định điều kiện hưởng giá khuyến khích. Đối với dự án không được hưởng giá khuyến khích, EVN báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về giá mua bán điện để các bên có liên quan làm căn cứ bù trừ thanh toán tiền mua điện.

Theo đó, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn EVN thực hiện. EVN cũng có nhiều văn bản, báo cáo liên quan đến việc giải quyết vướng mắc về hưởng giá FIT của các dự án điện gió, điện mặt trời.

Tuy nhiên, Bộ này khẳng định các báo cáo của EVN chưa thực hiện theo đúng Nghị quyết 233. Vì vậy, Bộ Công Thương đã nhiều lần nhắc nhở bằng văn bản.

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Công Thương, EVN có nêu: “EVN không đủ thông tin để đánh giá tác động tổng thể đến kinh tế - xã hội, ảnh hưởng môi trường đầu tư trong nước và quốc tế do đây là vấn đề vĩ mô, cần có sự hỗ trợ đánh giá từ các cấp quản lý nhà nước cao hơn. Ý kiến của các chủ đầu tư đối với tác động đến môi trường đầu tư, tài chính và lợi ích của chủ đầu tư, nguy cơ phá sản và dừng vận hành...

Tại các biên bản làm việc và văn bản chính thức sau đó, các chủ đầu tư đều đề cập và bảo lưu quyền khiếu nại, khiếu kiện trong trường hợp EVN thực hiện tạm thanh toán. EVN cho rằng rủi ro về khiếu kiện, tranh chấp (bao gồm khiếu kiện quốc tế) là hoàn toàn có thể xảy ra ở quy mô lớn.

Song, Bộ Công Thương cho rằng báo cáo của EVN là chưa đủ cơ sở, việc thực hiện chưa bảo đảm tuân thủ Nghị quyết 233. Các văn bản của EVN gửi Bộ chủ yếu tổng hợp ý kiến của các chủ đầu tư mà chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đơn vị này trong việc giải quyết các vướng mắc.

Vướng mắc về xác định điều kiện hưởng giá FIT, công nhận COD và thực hiện các nội dung của Hợp đồng mua bán điện đã ký của các dự án điện năng lượng tái tạo hiện nay thuộc quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp (các chủ đầu tư và EVN). Bộ này nhấn mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể hướng dẫn việc tuân thủ quy định pháp luật, chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp liên quan tích cực phối hợp để giải quyết.

Các nhà đầu tư không nhất trí với cách giải quyết của EVN

Bộ Công Thương cũng cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, Cục Điện lực đã tổ chức họp với các nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo (có hơn 36 đại diện doanh nghiệp, hiệp hội tham gia) để trao đổi, nghe ý kiến của các nhà đầu tư về kết quả giải quyết các khó khăn, vướng mắc của EVN.

Tại cuộc họp, các nhà đầu tư đều nêu ý kiến không nhất trí với cách giải quyết về việc tạm thanh toán, áp dụng giá tạm đối với các dự án năng lượng tái tạo của EVN hiện nay.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo EVN khẩn trương giải quyết vướng mắc, thống nhất với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời về COD, hưởng giá FIT. Đồng thời, báo cáo về Bộ này để tổng hợp trước ngày 5/6.

Việc chậm trễ giải quyết, EVN phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Về đánh giá của EVN “rủi ro về khiếu kiện, tranh chấp là hoàn toàn có thể xảy ra trên diện rộng, trong đó có khiếu kiện của Tập đoàn Super Energy”, đề nghị giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

LOẠT BỘ, NGÀNH GIẢI NGÂN VỐN CÔNG KIỂU 'RÙA BÒ'

Tiến độ giải ngân đầu tư công tăng tốc, sau 5 tháng, tỷ lệ đạt hơn 24% kế hoạch. Tuy nhiên, đến nay 37 bộ và cơ quan trung ương, 24 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt dưới bình quân chung cả nước. Thậm chí, nhiều nơi chưa giải ngân, hoặc giải ngân rất thấp, chưa tới 10%.

Năm tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt hơn 199.000 tỷ đồng, tương đương 24,1% kế hoạch Thủ tướng giao. Bộ Tài chính nhận định, tiến độ giải ngân đã có sự tăng tốc rõ rệt, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, trong 5 tháng còn 37/47 bộ và cơ quan trung ương, 24/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt dưới bình quân chung cả nước. Nhiều nơi chưa giải ngân, hoặc giải ngân rất thấp, dưới 10%, như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam , Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo và Dân tộc…

Bảy địa phương giải ngân dưới 15%, có Lai Châu, Bình Phước, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai, Phú Yên, Bến Tre.

Trong khi đó, một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân tốt, trên 30% như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86%), Đài Tiếng nói Việt Nam (73%), Ngân hàng Chính sách xã hội (41%), Bộ Công an (40%).

Các địa phương giải ngân trên 40%, gồm Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Giang...

Để bảo đảm giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công , Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp. Những công việc đang triển khai như lập kế hoạch, thẩm định, giải phóng mặt bằng , thi công, nghiệm thu, thanh toán… phải được thực hiện liên tục, không để gián đoạn. Hồ sơ pháp lý cần được bàn giao đầy đủ, rõ ràng; các chủ đầu tư và ban quản lý dự án phải phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành để bảo đảm tiến độ giải ngân không bị ách tắc.

Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng - điểm nghẽn lớn nhất làm chậm tiến độ dự án. Các địa phương phải huy động sự vào cuộc của người đứng đầu và cả hệ thống chính trị để xử lý dứt điểm tình trạng “dự án chờ mặt bằng”.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA , chủ đầu tư cần theo sát tiến độ, kịp thời xử lý vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, ký kết hợp đồng.

Với nguồn vốn ngân sách địa phương, Bộ Tài chính đề nghị đẩy nhanh thu ngân sách , nhất là từ đất đai , để đảm bảo tiến độ phân bổ vốn.

Các công trình trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực giao thông, cần được đẩy nhanh để hoàn thành ít nhất 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025; trên 1.000km đường bộ ven biển trong năm 2025; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án quan trọng, các công trình lớn đủ điều kiện theo quy định.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương, bộ ngành xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án chậm để điều chuyển cho dự án có tiến độ tốt.

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%). Thủ tướng nhấn mạnh coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

HỘ KINH DOANH ĐÓNG CỬA ĐỂ NÉ THUẾ?

Mấy ngày qua, hình ảnh nhiều cửa hàng đóng cửa làm dấy lên luồng thông tin các hộ kinh doanh đóng cửa để né thuế. Tuy nhiên, tại TP.HCM, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là những đợt kiểm tra gắt gao của cơ quan quản lý thị trường, cộng thêm sự bối rối chưa biết ứng xử thế nào với hàng tồn cũ nên nhiều người tạm ngưng chờ hướng dẫn.

Đề xuất "hợp thức hóa" hàng tồn

Sáng 6.6, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, những quầy sạp áo quần trên một số tuyến đường quanh khu vực chợ Tân Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) sau vài ngày đóng cửa làm thủ tục khởi tạo hóa đơn thuế đã mở trở lại. Chủ sạp K.T, kinh doanh thời trang trẻ em, phân trần trong bối cảnh có quá nhiều lo lắng với việc phải đầu tư máy móc để khởi tạo hóa đơn điện tử bán hàng rồi cơ quan chức năng kiểm tra hóa đơn đầu vào, chị "xoay không kịp thở" nên đành đóng cửa. Tuy nhiên, không thể đóng cửa ngưng kinh doanh mãi nên chị đã mở bán lại từ hai hôm nay.

"Tôi lấy hàng từ cơ sở may gia công trong nước và cả nhập từ Quảng Châu (Trung Quốc). Tuy nhiên, chỉ có một số cơ sở may lớn trong nước cung cấp hóa đơn điện tử hợp lệ, những hộ may số lượng ít thì không có, hàng bỏ mối từ Trung Quốc về cũng chỉ có hóa đơn bán lẻ đơn giản thôi. Vì thế, gần một nửa hàng hóa trong sạp không có hóa đơn hợp lệ. Cơ quan quản lý kiểm tra kiểu gì cũng vi phạm. Tôi đang hối thúc bên cung cấp hàng cung cấp hóa đơn nhưng chờ đến khi có hóa đơn có khi bị tịch thu hàng và phạt tiền rồi", chủ sạp K.T chia sẻ.

Trước đó, chiều 5.6, hơn 200 tiểu thương chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) đã có buổi họp với Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM và Tổ thuế Q.5. Thông tin tại buổi họp, đa số tiểu thương cho biết đã chấp hành việc khởi tạo hóa đơn từ máy tính tiền với tinh thần cầu thị, vừa làm vừa học và được các nhân viên thuế, đơn vị cung cấp giải pháp hướng dẫn từng bước. Chợ cũng không còn cảnh tiểu thương đóng cửa, ngưng kinh doanh để "né" quản lý thị trường như vài ngày trước. Có điều, nhiều tiểu thương vẫn bối rối chưa biết xử lý thế nào với việc chứng minh nguồn gốc hàng hóa cũ. "Mấy ngày quản lý thị trường đi kiểm tra, buổi sáng tôi ra chợ nhưng không dám mở cửa bán. Bởi nếu không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa sẽ bị tịch thu cả trăm món và còn bị phạt tiền. Rõ ràng là đối phó, nhưng nghỉ bán hoài thì không có doanh thu…", một tiểu thương nói.

Một tiểu thương bán túi xách, đồng hồ ở tầng 1 của chợ khẳng định họ nhận thức rất rõ kinh doanh thì phải có nghĩa vụ đóng thuế và đang từng bước làm theo quy định mới. Tuy nhiên, mặt hàng thời trang tại VN từ cây kim, sợi chỉ, chiếc cúc áo đến vòng đeo tay, bông tai…, đa số đều được các đầu mối nhập từ Trung Quốc. Dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng nhiều năm qua, hơn 70% nguồn hàng tại các chợ truyền thống nói chung đều mua từ Trung Quốc, kể cả nguyên phụ liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất trong nước nên giờ yêu cầu hóa đơn hợp lệ là không có.

"Thế nên tiểu thương chúng tôi có nguyện vọng và đề xuất lên các cấp lãnh đạo là có hướng xử lý phù hợp cho lượng hàng hóa đang tồn kho của các quầy sạp mấy năm qua. Đa số hàng hóa này được mua vào mà không có hóa đơn đầu vào…", tiểu thương trên nói và cho biết số hàng tồn rất nhiều, các tiểu thương đề xuất cơ quan chức năng xem xét, cho phép họ được kê khai lại toàn bộ hàng hóa đang tồn kho. Họ chấp nhận đóng thuế đầy đủ một lần cho số hàng này để được tiếp tục kinh doanh trong giai đoạn mới, chuyển từ hình thức nộp thuế khoán sang nộp thuế theo hóa đơn bán hàng kể từ ngày 1.6.

Tiểu thương có 6 tháng để xử lý hàng tồn?

Theo đại diện Tổ thuế Q.5, đề xuất hợp thức hóa hàng tồn kho vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế cấp địa phương. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế là hướng dẫn để các tiểu thương thực hiện đúng và chính xác các quy định hiện hành. Cụ thể, các hộ nộp thuế khoán không bắt buộc phải thực hiện sổ sách kế toán và cũng không bắt buộc phải có đầy đủ hóa đơn đầu vào. Về hóa đơn đầu vào, tiểu thương có thể giải trình rằng hàng hóa của mình được mua từ các hộ kinh doanh nộp thuế khoán khác, là những đối tượng không xuất hóa đơn. Tuy vậy, cơ quan quản lý thuế quận cũng lưu ý từ ngày 1.1.2026 sẽ không còn hình thức thuế khoán. Thế nên, các tiểu thương có thời gian khoảng 6 tháng để cố gắng xử lý lượng hàng hóa tồn kho này.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính), nhận định về nguyên tắc, chính sách mới luôn phải có thời gian chuẩn bị, triển khai, thích ứng để vận hành trơn tru. Vì thế, việc nộp thuế theo doanh thu thực thay vì thuế khoán cũng cần có thời gian để các tiểu thương thích nghi. "Về đề xuất của tiểu thương liên quan hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho trước giờ siết hóa đơn đầu vào, đầu ra, ngành thuế địa phương nên có báo cáo lên cấp trên. Có thể cho vài ba tháng để hộ kinh doanh sắp xếp, thậm chí tiêu thụ hết nguyên liệu đã mua vào. Bởi nếu ngành hàng ăn uống, thực phẩm tươi có thể trữ dùng vài ngày đã hết nhưng hộ sản xuất may mặc thì chắc chắn tồn kho nguyên liệu. Nên có thời gian cho các hộ sản xuất kinh doanh, tiểu thương thích nghi", TS Nguyễn Đức Độ bày tỏ quan điểm.

Nhấn mạnh quy định pháp luật khó có ngoại lệ nhưng ông Độ lưu ý độ trễ là cần thiết để hộ sản xuất kinh doanh thích nghi, chuyển giao, giải phóng hàng tồn… Sau đó, cơ quan quản lý mới đưa ra khuyến cáo rõ ràng là không thể mua hàng hóa mà không có hóa đơn. "Tôi cũng nghe hộ kinh doanh phản ánh hóa đơn đầu vào không được bên bán xuất đúng giá tiền họ phải trả. Vấn đề này cơ quan thuế cần lưu ý, bởi đó cũng là cách bảo vệ hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Chính sách về nguồn gốc hàng hóa, hóa đơn đầu vào… trong giai đoạn đầu sẽ gặp khó khăn cho cả hộ kinh doanh lẫn cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, để tiến tới nền kinh tế công khai minh bạch, đúng pháp luật, bắt buộc phải làm. Bước đầu là tuyên truyền, có độ lùi thời gian, đi vào guồng rồi mà còn sai phạm mới xử phạt", TS Nguyễn Đức Độ nêu quan điểm và nhấn mạnh: "Đây là cơ hội để các hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào guồng, đúng luật, loại trừ hàng giả, hàng nhái làm lũng đoạn nền kinh tế, gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Chủ trương đúng nhưng sẽ không ít thách thức, nhà quản lý cần có sự linh hoạt uyển chuyển để có kết quả tốt và bền vững hơn, đó là điều chúng ta hướng đến".

KHAI TRỪ ĐẢNG NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG NAI

Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Võ Văn Chánh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Ngày 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp để xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đối với các ông Võ Văn Chánh (tỉnh Đồng Nai), Trần Ngọc Thuận (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), Nguyễn Văn Tiến (tỉnh Hậu Giang) do suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong công tác và phòng, chống tham nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức đảng, chính quyền, đơn vị.

Ban Bí thư đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật Đảng.

Trước đó tháng 11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Võ Văn Chánh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Sai phạm của ông Võ Văn Chánh có liên quan đến dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái (phường Tam Phước, Tp.Biên Hòa). Ông Chánh được tại ngoại để phục vụ công tác điều tra.

Theo điều tra của công an, vào năm 2015, ông Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái (Công ty Phước Thái) ký hợp đồng với Công ty Huy Hoàng thỏa thuận chuyển nhượng khu đất 9ha đất tại phường Tam Phước với số tiền hơn 35 tỷ đồng.

Cùng thời điểm này, ông Trương Quốc Tuấn có công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đất nói trên từ đất công nghiệp sang khu dân cư thương mại.

Đến năm 2017, ông Võ Văn Chánh (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) đã ký 2 quyết định giao đất và cho thuê đất để Công ty Phước Thái thực hiện dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái. Việc ông Chánh ký giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất là không đúng quy định theo Luật Đất đai năm 2013.

Liên quan đến sai phạm tại dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái. Trước đó năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 13 bị cáo có liên quan đến sai phạm này. Vụ án đến nay cũng đã được đưa ra xét xử.

Nguồn: Vietnamnet; CafeF; Thanh Niên; Người Đưa Tin

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Đọc nhiều nhất

Các cửa hàng ‘nóng không’ với chuyển khoản; Nỗi lo siêu thị, chợ mạng; Hộ kinh doanh đóng cửa hàng loạt; Thủy sản & ‘bài toán’ thuế đối ứng

Bãi rác bánh kẹo khổng lồ tại La Phù; 10.000 con gà đột ngột chết ngạt; Sập giàn giáo, 2 người tử vong; Nước hồ thủy điện Hòa Bình thấp kỷ lục

Doanh nghiệp ‘chết không chôn được’; Tin mới vụ ‘tố’ thịt heo bệnh; Vải thiều Trung Quốc ‘đổ bộ’ chợ; Vì sao bất động sản tăng giá cao?

Vòi bạch tuộc vẫn luồn lách; Làn sóng đóng cửa, trả mặt bằng ở TP.HCM; Vốn ngoại đạt kỷ lục; Giá chung cư ngang ngửa giá liền kề, biệt thự

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc đã nộp lại bao nhiêu tiền; Số phận 2 chiếc túi của Trương Mỹ Lan; Trịnh Văn Quyết nguy cơ tử vong; Chốt giảm 2% thuế VAT

Những đại gia mong sửa sai; Phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Đi vệ sinh, giữ xe cũng phải xuất hóa đơn; Danh sách 34 tỉnh, thành

Nổ kinh hoàng, 2 người chết; TP.HCM đốt hơn nửa tấn ma túy; Tạm giữ tài xế ô tô ‘điên’ tông chết 2 người; Nước đi sai lầm của SOOBIN

Sao nam mắc HIV bị chỉ trích; Ồn ào thí sinh bỏ thi Hoa hậu Hoàn vũ; Vụ sân pickleball bị sập; Đằng sau những chuyến bay chậm ngày giông bão

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang