- Cư trú - Luật pháp
- Luật Pháp
Luật chống sa thải ở Đức nhằm bảo vệ người lao động, do đó, việc doanh nghiệp sa thải người lao động có thể dẫn tới bị kiện tụng vi phạm Luật Chống Sa thải Kündigungsschutz.
Những doanh nghiệp khi sa thải nhân công muốn phòng tránh bị kiện tụng thường áp dụng biện pháp tài chính cấp tiền bồi dưỡng cho người lao động khi bị thôi việc Abfindung nach einer Kündigung. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả mong muốn mức tiền bồi dưỡng khi thôi việc rất quan trọng.
Với biện pháp chống sa thải Kündigungsschutzklage, luật sư được người bị sa thải ủy quyền có thể đệ đơn lên
Tòa án đòi thân chủ mình được làm việc tiếp tục. Tuy nhiên, khi tuyên bố sa thải, thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã xấu đi vào thời điểm này. Vì vậy, để tránh kiện tụng, tốn kém chi phí thủ tục cho cả hai bên, phần lớn chủ doanh nghiệp và người lao động chọn biện pháp thỏa thuận tiền bồi dưỡng khi thôi việc.
Khoản tiền này bằng tiền lương một tháng tính cho mỗi năm làm việc, nhân với hệ số thông thường 0,5 theo công thức:
- Tiền bồi dưỡng = Tiền lương Brutto một tháng x hệ số 0,5 x số năm làm việc.
- Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có mức lương Brutto bình quân ở vùng Đông Đức hiện nay là 2.660 Euro / tháng và sau khi làm việc 5 năm tại doanh nghiệp, thì bị sa thải. Tiền bồi dưỡng sẽ bằng: 2.660 Euro x hệ số 0,5 x 5 năm = 6.650 Euro.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tiền bồi dưỡng có thể cao hơn đáng kể do hai bên thương lượng. Theo đó hệ số có thể tăng lên 1,0 hoặc thậm chí 1,5 mỗi năm không phải là hiếm, cá biệt có thể tăng lên 2.
Trong trường hợp bị sa thải không phải vào tháng cuối năm, mà rơi vào tháng đầu năm thì năm đó có thể không tính. Hoặc sa thải sau 6 tháng thì năm đó được tính thành 1 năm.
Chú ý
Tiền bồi dưỡng không nằm trong quy phạm pháp luật mà chỉ nhằm tránh kiện cáo chống sa thải. Vì vây, nếu không xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên khi sa thải, thì hầu hết người sử dụng lao động sẽ không cấp tiền bồi dưỡng thôi việc, ngoại trừ do tình cảm cá nhân.
Thời hạn chống sa thải
Theo Luật Chống sa thải Kündigungsschutz, trong vòng 3 tuần lễ, người bị sa thải phải gửi đơn chống quyết định sa thải cho chủ lao động. Đơn này cần viện tới luật sư chuyên ngành luật lao động tư vấn và soạn thảo kèm phí tổn luật sư. Nghĩa là nếu người lao động muốn hưởng tiền bồi dưỡng khi sa thải thì trước thời hạn 3 tuần phải thỏa thuận với chủ lao động về tiền bồi dưỡng. Nếu muộn hơn người lao động sẽ mất phí tổn luật sư.
Tiền thưởng ngày lễ và Giáng sinh, cùng các khoản đài thọ khác của chủ lao động dành cho người lao động đã thống nhất hai bên, khi sa thải vẫn được tiếp tục tính cho cả năm sa thải đó. Vì vậy khoản tiền bồi dưỡng phải cộng thêm cả các khoản tiền trên.
Còn tiếp
Đức Việt Online
Cảnh báo: Thời hạn đổi bằng lái xe Đức, nếu trễ sẽ tốn kém; Chi phí bằng lái xe tăng cao
Luật mới và sửa đổi tháng 10.2024: Hỗ trợ thay lò sưởi; Thay lốp mùa Đông; Tăng học bổng; Giờ mùa Đông; Thi bằng lái xe; Tăng tầu đêm liên vận quốc tế
Thiệt hại do thiên tai, bão, lụt, sấm sét ở Đức cần biết: Bảo hiểm nào chi trả cho những thiệt hại gì thủ tục như thế nào?
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá