Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Dâu tây giá rẻ, không rõ nguồn gốc tràn lan được bày bán trên khắp các vỉa hè Hà Nội và trên “chợ mạng”, giá chỉ 25.000 đồng/hộp.
Dâu tây “siêu rẻ”
Với mức giá dao động từ 20.000 - 70.000 đồng/hộp, người dân dễ dàng mua được một hộp dâu tây 500gram đỏ mọng. Dâu được chia theo các size khác nhau như hàng siêu VIP, hàng VIP, loại to, size nhỡ, cỡ bi và hàng mini.
Nếu như vào thời điểm dịp cận Tết Ất tỵ , dâu tây được giao bán với giá bình quân khoảng 200.000 - 800.000 đồng/kg loại VIP và siêu VIP thì nay giá dâu tây đã “lao dốc không phanh”. Dọc các tuyến phố, vỉa hè hay các chợ dân sinh ở trung tâm Hà Nội tràn lan những sạp hàng bày bán dâu tây, giá công khai chỉ 25.000 đồng/hộp 500g.
Các hộp dâu được đóng kỹ trong các hộp nhựa, kèm theo gói chống ẩm, nhưng tuyệt nhiên không có tem mác hay thông tin xuất xứ rõ ràng.
Khi được hỏi về nguồn gốc cũng như lý do vì sao dâu tây lại có giá rẻ chưa từng thấy như vậy, anh Phát - một tiểu thương bán dâu tây ở khu vực Cầu Giấy - cho biết: “Dâu tây này là dâu Mộc Châu chính gốc, giá rẻ là đang vào vụ thu hoạch của dâu. Với loại dâu mini này khách du lịch họ không mua nhiều, được bán đổ xuống mới có giá rẻ như vậy".
Theo anh Phát, trong khi vận chuyển sẽ có những quả bị dập hoặc không đẹp nên được lọc ra và bán chỉ 10.000 đồng/hộp.
“Chợ mạng” cũng sôi động mua bán dâu tây giá rẻ. Trên các hội nhóm, dâu tây xuất hiện với giá chỉ 30.000 đồng/ hộp 500gram.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong , phần lớn dâu tây giá rẻ hiện nay là được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, dâu Trung Quốc năm nay không chỉ rẻ, mẫu mã còn đẹp, để được lâu, dễ bảo quản hơn dâu Việt Nam. Sản lượng dâu tây nước này lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nước ta. Tuy nhiên, không ít người lo ngại về việc dâu tây giá rẻ, có thể bị lạm dụng hoá chất hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Lan - ở quận Đống Đa - chia sẻ: “Dâu tây giờ giá rẻ hơn nhiều so với trước đây, mình mua ăn thử thì thấy không ngọt và mọng nước. Dâu để được mấy ngày không thấy bị hỏng”.
Chị Hòa - tiểu thương kinh doanh vườn dâu tại Mộc Châu - cho biết: “ Giá dâu tây tại vườn nhà chị dao động khoảng 90.000 - 120.000 đồng/kg. Thấy trên mạng bán giá rẻ hơn một nửa, dâu đẹp và chất lượng nên thấy khó cạnh tranh”.
Trong khi đó, theo ghi nhận một số cửa hàng trái cây, siêu thị đang chạy chương trình giảm giá dâu tây Mộc Châu từ 200.000 đồng/kg xuống còn 125.000 đồng/kg.
Chị Thu Hằng - ở quận Hoàng Mai, chuyên kinh doanh trái cây online - cho biết, dâu tây loại VIP đang giảm giá từ 210.000 đồng/kg xuống còn 129.000 đồng/kg. So sánh với dâu Mộc Châu, dâu tây nhập khẩu, đặc biệt từ Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn giữ “phong độ” với mức giá cao, dao động từ 600.000 - 700.000 đồng/hộp 500gram. Dâu nhập khẩu đắt gấp 5-6 lần tại siêu thị và đắt gấp 14-16 lần với giá trên vỉa hè. Sự khác biệt này chủ yếu từ chi phí vận chuyển, chất lượng quả dâu và thương hiệu.
Sự xuất hiện của dâu tây giá rẻ làm thu hút đông đảo người dân. Với người tiêu dùng phổ thông, đây được xem như là cơ hội để thưởng thức loại trái cây vốn được xem là “xa xỉ” với chi phí thấp. Các xe nước ép, sinh tố cũng nhanh chóng tận dụng nguồn hàng giá rẻ để bổ sung vào thực đơn, tăng sức hút với khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều người vì trục lợi nên nhập những loại dâu tây kém chất lượng, sau đó gắn mác “dâu tây Sơn La, dâu tây Mộc Châu, dâu tây Đà Lạt...” để bán. Người tiêu dùng cần tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm uy tín, cửa hàng chất lượng, ưu tiên sản phẩm có nhãn mác rõ ràng từ chính tay người dân Việt Nam.
Trong 2 tháng đầu năm 2025, VN xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến 1,24 triệu tấn lúa gạo. Sẽ không có gì đáng nói nếu thời gian này giá lúa gạo không giảm mạnh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Nhập khẩu lúa gạo cao bất thường
Những con số từ báo cáo của Hiệp hội lương thực VN (VFA) cho thấy VN nhập khẩu đến 1,24 triệu tấn lúa gạo chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025. Trong số này, có 1,14 tấn lúa nhập từ Campuchia; tương đương khoảng 600.000 tấn gạo. "Câu chuyện này đã tồn tại nhiều năm và có nhiều yếu tố, góc nhìn khác nhau tùy giai đoạn. Tuy nhiên, nếu nói về thuần thị trường thì trong giai đoạn hiện nay, việc nhập khẩu lúa từ Campuchia rõ ràng là tạo thêm áp lực cho thị trường nội địa, khiến nguồn cung dồi dào, giá giảm và ảnh hưởng đầu ra của hạt gạo VN", ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VFA, nói.
Không có dữ liệu đầy đủ để so sánh với cùng kỳ các năm trước, nhưng theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024, VN nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo và là nước nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia.
Nhiều doanh nghiệp (DN) cũng thừa nhận nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia là thực tế đã có nhiều năm qua. Trong một số thời điểm, lúa nhập từ Campuchia là nguồn cung bổ sung giúp DN VN đẩy mạnh hoạt động thương mại. Tại thị trường nội địa, gạo Campuchia được bán ở khắp nơi nhưng chưa có số liệu thống kê đầy đủ nên trước giờ ít người nhắc đến. Chính vì vậy, theo các DN, về lâu dài vấn đề này cũng cần được xem xét, có thống kê đầy đủ và điều tiết từ các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu cơ quan chức năng không tăng cường quản lý khâu này thì sẽ có khả năng xảy ra tình trạng nhà nước bỏ tiền hỗ trợ vốn và lãi suất để DN thu mua lúa cho bà con nông dân ĐBSCL nhưng DN lại mang tiền đi mua lúa... Campuchia.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Không chỉ VN nhập khẩu lúa từ Campuchia mà cả nhập khẩu gạo, đặc biệt là gạo tấm từ Ấn Độ về phục vụ hoạt động chế biến các sản phẩm sau gạo. Với việc Ấn Độ xem xét bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm, nhiều khả năng DN VN sẽ tăng nhập khẩu mặt hàng này, khiến giá gạo nội địa VN tiếp tục biến động theo hướng bất lợi.
Gạo trong nước đắt hơn gạo xuất sang Phillipines?
Cũng theo VFA, ở chiều xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm nay, VN xuất 1,15 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ nhu cầu thị trường vẫn cao. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân lại giảm đến 19%, chỉ còn 553 USD/tấn.
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Philippines nhập lên tới 505.000 tấn, nhưng giá bán cũng thấp nhất - chỉ từ 450 USD, thậm chí còn thấp hơn mức bình quân chung tới 100 USD/tấn. Nhiều DN đánh giá Philippines là thị trường quan trọng với gạo VN nhưng tình trạng bán đổ bán tháo với giá quá rẻ là nguyên nhân kéo giá gạo VN lao dốc và cũng là một trong những điểm mấu chốt trong đợt khủng hoảng giá hiện nay.
"Trong giai đoạn từ đầu năm 2025 đến nay, cần thanh tra những DN xuất khẩu gạo dưới mức 400 USD/tấn. Đây không chỉ là giá sàn của VN mà ngay cả những nước có chất lượng gạo thấp hơn VN là Ấn Độ và Pakistan vẫn giữ được giá nhưng chúng ta lại "rơi". Thậm chí có thể thanh tra cả giai đoạn năm 2024 khi xuất hiện một số DN chào thầu thị trường Indonesia dưới giá sàn. Đây là điều cần thiết để làm minh bạch thị trường và bảo vệ các DN chân chính, có tổ chức sản xuất, có liên kết chuỗi giá trị lúa gạo", một thành viên Ban chấp hành VFA nêu quan điểm.
Có thể hiểu được nỗi bức xúc này bởi theo VFA, giá xuất khẩu gạo của VN hiện chỉ 389 USD/tấn với gạo 5% tấm, quy đổi tương đương khoảng 9.700 đồng/kg. Trong khi đó, tại thị trường TP.HCM, mặt hàng có giá thấp nhất là gạo ngang, gạo thông dụng có giá thấp nhất 14.000 - 15.000 đồng/kg. Nghĩa là cùng một loại gạo nhưng người tiêu dùng VN đang phải bỏ nhiều tiền hơn dân Philippines đến 150%.
Để giải quyết tình trạng tranh mua tranh bán, gần đây VFA đã đề xuất Chính phủ áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn. Giải thích về con số này, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VFA, nói: "Chúng tôi lấy giá xuất khẩu bình quân của 3 năm gần đây. Trong đó, mức thấp nhất trong 3 năm qua cũng ở mức 480 USD/tấn nên con số 500 USD thực tế không phải cao. Hiện tại, giá lúa trên đồng ở ĐBSCL đang lao dốc, nông dân chỉ có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha. Trong khi đó nếu so sánh thì lợi nhuận từ cà phê khoảng 500 triệu và sầu riêng là 1 tỉ đồng/ha". "Làm sao một hộ nông dân trồng lúa với 3 - 4 miệng ăn có thể sống được trong 3 - 4 tháng trời với 20 triệu đồng. Vì vậy, ít nhất phải giữ mức giá hợp lý cho người nông dân để họ còn bám trụ với đồng ruộng. Nếu không giữ được giá lúa cho người nông dân thì họ sẽ chuyển đổi sang những cây trồng khác, làm ảnh hưởng tới quy hoạch và an ninh lương thực về lâu dài", ông Nam phân tích.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long), thừa nhận với giá lúa hiện tại bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc áp giá sàn là một trong những giải pháp ngăn giá gạo lao dốc và con số 500 USD/tấn cũng không phải cao. Tuy nhiên, việc này cần có sự cân nhắc và chuẩn bị vì không ít DN đã ký hợp đồng dưới mức 400 USD/tấn. Tổng dung lượng kho chứa của các DN ở ĐBSCL lên tới 6 - 7 triệu tấn quy gạo. Thế nên, một trong những vấn đề hiện nay của thị trường nội địa là DN cần có vốn với lãi suất đủ tốt và thời gian dài để thu mua lúa cho bà con nông dân thì thị trường sẽ quay đầu.
Trao đổi với Thanh Niên, nhiều DN đồng tình với chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc cần phải thanh kiểm tra hoạt động thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo để thanh lọc bớt một số DN làm ăn chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ ngành hàng.
Các hãng hàng không quốc nội hiện đang nợ ACV số tiền hàng ngàn tỉ đồng, một trong những lý do được ACV báo cáo là do khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - CTCP.
Qua thanh tra cho thấy Công ty mẹ - ACV có số nợ quá hạn thanh toán tại các hãng hàng không quốc nội lớn. Đến thời điểm 31-12-2023, nợ quá hạn thanh toán của các hãng hàng không quốc nội là hơn 5.692 tỉ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 5.689 tỉ đồng, nợ dài hạn là 2,8 tỉ đồng.
Nợ quá hạn thanh toán phát sinh tăng thêm trong năm 2023 là hơn 1.415 tỉ đồng, tăng 33,11% so với đầu năm 2023. Cụ thể, đối với Công ty Cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), đang nợ ACV tại thời điểm 1-1-2023 là gần 999 tỉ đồng, đến ngày 31-12-2023 con số này tăng lên hơn 2.099 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines có số nợ ACV vào ngày 1-1-2023 là hơn 569 tỉ đồng, đã tăng lên hơn 839 tỉ đồng vào ngày 31-12-2023.
Công ty Cổ phần hàng không Vietjet, có số nợ ACV vào ngày 1-12023 là hơn 1.840 tỉ đồng, còn hơn 1.233 tỉ đồng vào 31-12-2023.
Công ty Cổ phần Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), có số nợ ACV ngày 1-1-2023 là hơn 115 tỉ đồng, đến 31-12-2023 tăng lên hơn 244 tỉ đồng.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), có số nợ ACV thời điểm 1-1-2023 là 704 tỉ đồng, đã tăng lên hơn 1.231 tỉ đồng vào 31-12-2023.
Công ty Cổ phần hàng không Mê Kông (Air Mekong) có số nợ ACV vào 1-1-2023 là gần 26 tỉ đồng, đến cuối năm 2023 không phát sinh thêm.
Theo cơ quan thanh tra, ACV ký hợp đồng ủy quyền cho các hãng hàng không quốc nội thu hộ giá dịch vụ phục vụ hành khách; giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý trực tiếp từ hành khách lên máy bay tại thời điểm xuất vé máy bay.
Đến thời điểm 31-12-2023, các hàng hàng không quốc nội quá hạn thanh toán theo hợp đồng cho ACV khoản thu hộ trên số tiền hơn 3.190 tỉ đồng (chiếm 56% tổng số nợ quá hạn của các hãng với ACV).
Cụ thể, cùng tính đến thời điểm 31-12-2023, Bamboo Airways đã quá hạn thanh toán các khoản thu hộ ACV theo hợp đồng số tiền hơn 1.409 tỉ đồng. Vietjet Air đã quá hạn thanh toán các khoản thu hộ ACV theo hợp đồng số tiền hơn 770 tỉ đồng. Pacific Airlines đã quá hạn thanh toán các khoản thu hộ ACV theo hợp đồng số tiền hơn 545 tỉ đồng.
Vietnam Airlines đã quá hạn thanh toán khoản thu hộ ACV theo hợp đồng số tiền hơn 272 tỉ đồng. Vietravel Airlines đã quá hạn thanh toán các khoản thu hộ ACV theo hợp đồng số tiền hơn 192 tỉ đồng.
Cũng theo Thanh tra Bộ Tài chính, toàn bộ chênh lệch thu chi tiền dịch vụ hạ cất cánh (sử dụng kết cấu hạ tầng hàng không nhà nước giao ACV quản lý, khai thác) phải nộp ngân sách Nhà nước, đến thời điểm 31-12-2023 các Hãng hàng không quốc nội quá hạn thanh toán tiền dịch vụ cất hạ cánh theo hợp đồng đã ký với ACV số tiền gần 1.380 tỉ đồng (chiếm 24% tổng nợ quá hạn của các hãng với ACV).
Cụ thể, tính đến thời điểm 31-12-2023, Bamboo Airways đã quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV theo hợp đồng số tiền gần 308 tỉ đồng. Đến thời điểm 30-11-2024, Bamboo Airways còn nợ quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV số tiền hơn 355 tỉ đồng.
Đến thời điểm 31-12-2023, Vietjet Air đã quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV theo hợp đồng số tiền gần 248 tỉ đồng. Đến thời điểm 30-11-2024, Vietjet Air còn nợ quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV số tiền hơn 269 tỉ đồng.
Đến thời điểm 31-12-2023, Pacific Airlines đã quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV theo hợp đồng số tiền hơn 163 tỉ đồng. Đến thời điểm 30-11-2024, Pacific Airlines còn nợ quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV số tiền gần 172 tỉ đồng.
Đến thời điểm 31-12-2023, Vietnam Airlines đã quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV theo hợp đồng số tiền hơn 640 tỉ đồng. Đến thời điểm 30-11-2024, Vietnam Airlines còn nợ quá ACV số tiền hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho Công ty mẹ hơn 625 tỉ đồng.
Đến thời điểm 31-12-2023, Vietravel Airlines đã quá hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV theo hợp đồng số tiền hơn 20 tỉ đồng. Đến thời điểm 30-11-2024 Vietravel Airlines, còn nợ quá ACV số tiền hạn thanh toán tiền dịch vụ hạ cất cánh cho ACV gần 32 tỉ đồng.
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, có 4 hãng hàng không có tỉ lệ nợ quá hạn (nợ xấu) cao so với nợ phải thu tại thời điểm 31-12-2023, gần 5.404 tỉ đồng. Cụ thể, Bamboo Airways nợ xấu tại thời điểm 31-12-2023 là hơn 2.099 tỉ đồng; Pacific Airlines là hơn 839 tỉ đồng; Vietjet là gần 1.234 tỉ đồng và Vietnam Airlines là hơn 1.231 tỉ đồng.
Theo báo cáo của ACV, trước năm 2020, các hãng hàng không quốc nội đều thanh toán đúng quy định của hợp đồng, không có nợ quá hạn, nợ xấu. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, nhiều đường bay quốc tế, quốc nội phải dừng bay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, dòng tiền hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hãng.
Các hãng hàng không quốc nội đã có nhiều văn bản báo cáo các bộ ngành và Chính phủ về khó khăn, khả năng phá sản do đại dịch COVID-19 và hậu COVID-19 gây ra trong thời gian qua và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Kể từ khi các hãng hàng không quốc nội đồng thuận trích tiền thanh toán tự động đến nay, tổng dòng tiền thanh toán bằng phương thức trích tiền tự động bình quân mỗi tháng là hơn 761 tỉ đồng.
Trong năm 2023, 2024, các hãng hàng không quốc nội đã nỗ lực thanh toán công nợ cho ACV. Tuy nhiên, bên cạnh việc thanh toán các khoản nợ phát sinh mới năm 2023, 2024 phải thanh toán thêm các khoản nợ cũ rất lớn từ năm 2022 trở về trước.
Do đó, các hãng chưa thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho ACV. Kết quả từ đầu năm 2023 đến hết ngày 31-12-2024, các hãng hàng không quốc nội đã thanh toán cho ACV với tổng số tiền hơn 16.680 tỉ đồng.
Từ năm 2020 đến ngày 17-9-2024, ACV đã có 12 văn bản gửi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục hàng không Việt Nam về việc đôn đốc, thu hồi công nợ đối với các hãng hàng không.
Ngày 10-5-2024, Bộ GTVT có Công văn số 29, trong đó có nội dung: “Đối với quy trình các tiêu chí để khởi kiện, dùng dịch vụ đối với hãng hàng không vi phạm..., Bộ GTVT đề nghị ACV cân nhắc kỹ trước khi triển khai thực hiện quy trình này; cũng cần có ý kiến của cơ quan quản lý ACV để tránh hay giảm thiểu những hệ lụy nghiêm trọng có thể mang lại cho các hãng hàng không Việt Nam nói riêng và ngành hàng không nói chung”.
Từ kết quả thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính đề nghị ACV thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục, khẩn trương có các giải pháp quyết liệt thu hồi các khoản nợ quá hạn thanh toán; không để phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi.
Đồng thời, có phương án quyết liệt xử lý nợ để xử lý những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thu hồi nợ nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào ACV; tránh để tồn đọng, rủi ro mất vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV.
Trước thông tin Khu công nghiệp Phú Xuân sắp hình thành, "cò đất" bất ngờ đổ xô về xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) khiến giá đất khu vực này tăng “chóng mặt”. Song quan chức địa phương lại nói điều bất ngờ về hiện tượng trên.
"Cò đất" ăn theo dự án khu công nghiệp
Những ngày gần đây, người dân xã Ea Drơng vô cùng bất ngờ trước cảnh nhộn nhịp hiếm thấy khi hàng trăm môi giới bất động sản (cò đất) đổ xô về địa phương để mua bán đất.
Theo ghi nhận, tất cả các thôn, buôn ở xã Ea Drơng hiện giờ đâu đâu cũng có người hỏi mua đất. Tại các quán cà phê ô tô đỗ kín đường khiến giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Còn bên trong quán, hàng chục môi giới bất động sản gọi điện thoại báo giá, chốt giá liên tục.
Dạo quanh những trục đường trên địa bàn xã, những mảnh giấy ghi bán đất được dán khắp nơi. Còn trên đường làng, từng nhóm người tụ lại xem đất, chỉ trỏ, thay phiên nhau gọi điện thoại liên tục. Đáng chú ý, nhiều thửa đất cây bụi rậm rạp đã được huy động máy múc đến san ủi, làm nền, cắm cọc, treo biển bán đất.
Ông N.V. H. (người bán quán nước giải khát tại xã Ea Drơng) cho biết, mấy ngày nay một số lượng lớn người đi ô tô, xe máy đổ về đây để mua bán đất.
“Chưa biết mua bán thế nào nhưng nhìn qua thì ai cũng tất tả, bận rộn và điện thoại liên tục”, ông H. nói.
Còn bà N.T.L. (ngụ thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết, gia đình bà còn 10m đất nền muốn bán nhưng chưa dám chốt giá vì sợ lố.
Theo bà Loan, để không bị lố khi bán đất, mấy ngày nay bà lân la các quán cà phê để nghe ngóng giá cả chọn giá bán phù hợp, tuy nhiên hiện tại bà loan cũng chưa biết mức giá là bao nhiêu.
“Buổi sáng tôi nghe giá đất 120 triệu đồng/m ngang, chiều lại nghe lên 140 triệu đồng/m ngang. Hiện tôi chưa dám chốt vì không biết giá đất còn tăng hay không nữa”, bà Loan nói.
Anh T.C.H. (một người đi mua đất đầu tư) thông tin, giá đất ở đây đang tăng, có ngày tăng 10 triệu đồng mỗi mét ngang. Lý do là vì Khu công nghiệp Phú Xuân sắp hình thành.
“Tôi đang có gần 20 lô đất nền ở xã Ea Drơng. Giá đất ở đây đang tăng từng ngày, hiện có khu vực đã có giá gần 200 triệu đồng mỗi mét ngang nên chưa vội ra hàng”, anh H. nói.
Theo tìm hiểu, bình thường giá đất ở khu vực này chỉ nằm ở mức 80 đến 100 triệu/mét ngang, tuy nhiên hiện tại giá phải từ 120 đến 200 triệu/mét ngang tùy theo vị trí.
Địa phương chưa công chứng hồ sơ nào
Ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, rất nhiều “cò đất” đổ xô về địa bàn xã, làm nóng thị trường bất động sản.
Theo ông Trường, “cò đất” tập trung ở các quán nước, quán cà phê, để xe cộ lộn xộn, gây khó khăn cho việc lưu thông nên lực lượng chức năng xã phải tuyên truyền, yêu cầu chủ các quán cà phê, quán nước bố trí, sắp xếp xe cộ gọn gàng.
Vẫn theo lời ông Trường, nguyên nhân khiến thị trường bất động sản tại xã sốt lên là vì Khu công nghiệp Phú Xuân sắp khởi công, xây dựng. Vì lý do này mà “cò đất” đổ xô về khuấy động thị trường bất động sản. Tuy nhiên các giao dịch hiện nay chủ yếu được thực hiện giữa người đầu tư đất nền từ nơi khác đến hoặc giao dịch giữa những người kinh doanh bất động sản với nhau.
“Dù sốt đất nhưng từ ngày 1/3 tới nay, nhưng địa phương chưa thực hiện công chứng bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến chuyển nhượng đất của người dân. Có thể họ đến các phòng công chứng tư để giao dịch. Qua nắm bắt, chúng tôi ghi nhận có khu vực được rao bán với giá hơn 120 triệu đồng/m ngang, cao hơn so với lúc bình thường”, ông Trường nói.
Ông Trường cũng thông tin thêm, đợt sốt đất hồi năm 2020, một số người dân trên địa bàn đã nhận tiền cọc rồi ký ủy quyền, giao sổ hồng cho “cò đất” mang đi làm thủ tục. Hậu quả, “cò đất” mang sổ hồng đi biệt tích; có người bán đất vừa mất đất, vừa không được nhận đủ tiền.
"Đợt sốt đất lần này, UBND huyện Cư M'gar đã chỉ đạo UBND xã Ea Drơng vào cuộc tuyên truyền ngay từ đầu. Đồng thời, bám sát tình hình, quản lý đất đai theo quy định của pháp luật; nắm bắt các thông tin báo cáo huyện có hướng xử lý kịp thời", ông Trường cho hay.
Nguồn: CafeF; Thanh Niên; Kenh14; Vietnamnet
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá