- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở thành lựa chọn mới của người tiêu dùng. Người dân sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm, đồ uống có nguyên liệu đảm bảo “xanh” và “sạch”.
Báo cáo về hành vi và xu hướng tiêu dùng do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) vừa công bố cho thấy, trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả trên thị trường, người tiêu dùng đang dần khắt khe hơn trong sự lựa chọn của mình.
Ngoài ra, sau dịch Covid-19, ý thức nâng cao sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở thành lựa chọn mới của người tiêu dùng. Thực phẩm sạch, an toàn, được kiểm chứng đạt các tiêu chuẩn chất lượng hoặc đạt chứng nhận hữu cơ đang được nhiều gia đình ưu tiên.
“Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm, đồ uống có nguyên liệu đảm bảo “xanh” và “sạch”. Lựa chọn an toàn không chỉ đối với thực phẩm, đồ uống, mà còn là xu hướng lựa chọn đối với sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nói chung”, báo cáo nêu.
Cụ thể, đối với nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, 55% người tiêu dùng lựa chọn yếu tố sản phẩm vệ sinh an toàn là hàng đầu; tương tự, nhóm ngành hóa mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, yếu tố an toàn sử dụng cũng được 66% người tiêu dùng chọn.
Những vụ việc liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc đang phần nào khiến người tiêu dùng lo lắng. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, 43% số người được khảo sát lo ngại doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản, hay sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để sản xuất; cũng có khoảng 1/3 người tiêu dùng được khảo sát lo ngại quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn hoặc sử dụng chất phụ gia quá hàm lượng cho phép. Đáng chú ý, nỗi lo về hàng giả, hàng nhái chiếm vị trí số 1.
Khảo trên được Hội DN HVNCLC thực hiện với 16.715 người tiêu dùng tham gia bình chọn trực tuyến và trực tiếp; khảo sát tại 1.764 điểm bán tại tại 4 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ).
(Nguồn: Vietnamnet)
Nhiều doanh nghiệp gặp vướng khi xin cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) cho lô hải sản xuất khẩu sang EU
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản phản ánh những bất cập phát sinh khi thực hiện Quyết định 81 ban hành tháng 2-2023 của Chính phủ về "Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU - quy định gỡ "thẻ vàng"), chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu (EU) lần thứ 4".
Theo VASEP, một số trường hợp dù doanh nghiệp vẫn đang thực hiện tốt các quy định hiện hành về chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng IUU nhưng gặp vướng khi lô hàng không xin được giấy xác nhận nguyên liệu (S/C).
Cụ thể, có doanh nghiệp gặp vướng mắc khi mua cá cờ kiếm của tàu có giấy phép khai thác chính là cá ngừ, bị ban quản lý cảng cá từ chối cấp S/C dù quá trình ra khơi, ngoài cá ngừ là nguyên liệu khai thác chính thì ngư dân vẫn khai thác được các loại cá khác.
Có trường hợp doanh nghiệp mua cá ngừ vây vàng cỡ lớn không xin được giấy xác nhận nguyên liệu vì ban quản lý cảng cá cho rằng kích cỡ lớn, không phải cá ngừ vây vàng. Điều này doanh nghiệp cho rằng không hợp lý vì không tìm thấy quy định phân loại cá ngừ vây vàng theo kích cỡ.
Một bất cập khác là doanh nghiệp không xin được giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) cho một số lô hải sản khai thác xuất khẩu châu Âu với các lô hàng có nguyên liệu từ tàu khai thác dài ngày.
Điều này xuất phát từ nghi ngại của cơ quan quản lý rằng thời gian từ lúc bắt đầu khai thác đến bốc dỡ nguyên liệu khi cập cảng của tàu cá kéo dài mà không có hoạt động chuyển tải sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc tàu cá ra khơi dài ngày không đồng nghĩa với các lô hải sản cũng có thời gian lưu trữ tương ứng vì ngư dân có nhiều chuyến quăng lưới suốt thời gian ra ngư trường.
Hơn nữa, theo VASEP, Việt Nam hiện chưa có có quy định về thời gian khai thác biển như thế nào mới được xuất khẩu. Vì vậy, việc đánh giá mức độ đáp ứng an toàn thực phẩm của lô hàng nếu xét thấy cần thiết có thể dùng các chỉ tiêu khác.
VASEP cho rằng những vấn đề phát sinh nêu trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp, cần được tháo gỡ để khơi thông chuỗi khai thác - chế biến - xuất khẩu hải sản sang EU.
(Nguồn: Người Lao Động)
(Ảnh minh họa).
Bà Hồ Thị Thùy Dương ngụ tại tỉnh Khánh Hòa đã gửi đơn kêu cứu tới Bộ Công an khi bất ngờ 46,9 tỉ đồng trong tài khoản cá nhân của bà gửi tại Sacombank bị mất.
Tờ Xây dựng điện tử loan tin trên trong ngày 15/3 dẫn nội dung đơn kêu cứu của bà Dương gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và các cơ quan báo chí.
Theo đơn, bà Dương cho biết là chủ tài khoản 0500420042321 mở tại Ngân hàng Sacombank, Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh. Đây là tài khoản để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh tôm giống giữa bà Dương và các chủ hàng, hộ cá thể nuôi tôm. Tuy nhiên, đến tháng 5/2022, bà Dương phát hiện tài khoản của mình bị mất tiền và đã đề nghị Ngân hàng Sacombank trích lục sao kê từ ngày 01/5/2022 để kiểm tra và đối chiếu các giao dịch.
Sau khi rà soát, bà Dương phát hiện có 12 giao dịch trong đó có chín giao dịch rút tiền mặt và ba giao dịch chuyển khoản bất thường với số tiền bị mất lên đến 46,9 tỷ đồng.
Bà Dương cho biết trong ba giao dịch chuyển khoản trái phép thì có một giao dịch được thực hiện trót lọt với số tiền 11 tỷ đồng. Trong khi hạn mức cho phép tối đa chuyển khoản của bà chỉ là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, từ trước đến nay, bà Dương không có bất kỳ ủy quyền cho ai thay mặt để thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Do đó trong ngày 4/1/2023 bà Dương đã gửi đơn kêu cứu đến các bộ, ngành.
Đại tá Nguyễn Quang Phương – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lâu (Bộ Công an) ngày 9/1/2023 đã có phiếu chuyển đơn của bà Dương đến thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Khánh Hòa) để điều tra và thông báo kết quả điều tra về Cục. Hiện sự việc của bà Dương đang được Công an Khánh Hòa giải quyết.
Theo nguồn tin của tờ Xây dựng, Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã có văn bản ủy quyền cho luật sư thông báo đến bà Dương rằng Sacombank sẽ hỗ trợ tạm ứng số tiền 15 tỷ đồng cho bà Dương trong thời gian chờ kết quả xử lý của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, Sacombank yêu cầu bà Dương không thực hiện việc đăng tin, lan truyền thông tin này trên mạng xã hội và các phương tiện khác khi chưa có sự kết luận của Cơ quan chức năng và sự đồng ý bằng văn bản của Sacombank. Tuy nhiên bà Dương không chấp nhận.
(Nguồn: RFA)
Ở thời điểm thị trường trầm lắng, không ít người mua được giới thiệu những căn nhà đất hay đất nền trong dân với mức giá rẻ do chủ bất động sản cần tiền, bán gấp. Song thực tế, trong một số trường hợp, người mua vô tình xuống tiền vào đất đính quy hoạch.
Theo nhà đầu tư Đặng Hồng Phúc, người có 7 năm kinh nghiệm trong nghề đầu tư địa ốc (TP.HCM), trong thực tế, người mua bất động sản sẽ có thể gặp phải một số giao dịch tiềm ẩn rủi ro, hoặc mua nhanh bán gọn mà chưa kiểm tra thông tin bất động sản, trong đó có việc giao dịch phải đất dính quy hoạch. Ông Phúc cho rằng, nếu rơi vào trường hợp này, đừng lo lắng, hãy bình tĩnh xem xét và thực hiện các việc sau.
Thứ nhất, kiểm tra lại cam kết về đất quy hoạch trong nội dung hợp đồng cọc, hợp đồng mua bán (gọi chung là hợp đồng).
Thông thường, trong nội dung của hợp đồng sẽ có những điều khoản về thông tin thửa đất, thỏa thuận về giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ, cam kết của các bên. Do đó, nếu người mua gặp trường hợp mua phải đất dính quy hoạch thì cần kiểm tra nội dung cam kết về việc thửa đất đó không thuộc diện quy hoạch trong hợp đồng.
Cụ thể, nếu trong hợp đồng có cam kết của bên bán về việc đất không thuộc diện quy hoạch thì người mua có quyền yêu cầu người bán trả lại tiền cọc, hoặc số tiền đã thanh toán cùng với khoản tiền bồi thường theo cam kết trong hợp đồng (nếu có). Trường hợp người bán không đồng ý trả lại tiền và bồi thường thì người mua có quyền khởi kiện.
Nếu trong hợp đồng không có cam kết như trên thì người mua sẽ không được hoàn trả tiền cọc hoặc số tiền đã thanh toán nếu muốn hủy hợp đồng.
Việc kiểm tra khoản cam kết về đất quy hoạch này nhằm đảm bảo người mua đủ chứng cứ pháp lý để yêu cầu người bán trả lại số tiền đã thanh toán và bồi thường theo cam kết trong hợp đồng (nếu có) hoặc tiến hành khởi kiện nếu người bán không thực hiện theo cam kết đã ký.
Thứ hai, xác định người bán có lừa dối hay không?
Nếu người bán không có ý lừa dối thì hai bên cùng thương lượng lại về vấn đề giải quyết theo hợp đồng hoặc tùy vào trường hợp cụ thể mà thông cảm giải quyết.
Nếu người bán có mục đích lừa dối, không thông báo rõ ràng về quy hoạch, thì người mua có quyền kiện và hủy hợp đồng, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại (căn cứ theo Điều 127 luật Dân sự 2015).
Trong tình huống thửa đất bạn mua đã có quyết định thu hồi đất trước khi bạn thực hiện hợp đồng thì giao dịch chuyển nhượng này sẽ vô hiệu. Đồng thời, thửa đất đó cũng sẽ không được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vì vậy, bạn có thể khởi kiện và yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối. Kết quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là bên mua trả lại đất, bên bán trả lại số tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại cho bên mua.
Nhà đầu tư Đặng Hồng Phúc khuyến nghị, sau khi xem xét hợp đồng cũng như động cơ bên bán là thiện chí, bạn vẫn muốn mua thửa đất đó thì hãy xem xét thửa đất này đang thuộc trường hợp nào?
Một, thửa đất bạn mua đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện: Lúc này, người sử dụng đất (tức người bán) được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Như vậy, người bán không bị vi phạm pháp luật trong tình huống này nên người bán vẫn được chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đó cho người mua khác (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013).
Trường hợp này, bạn có quyền xây mới nhà ở trên thửa đất đó khi có nhu cầu và được thực hiện đầy đủ các quyền khác của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hai, thửa đất bạn mua đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: Lúc này, người bán vẫn có thể thực hiện quyền chuyển nhượng đất cho đến khi có quyết định thu hồi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, ở trường hợp này, bạn không được xây dựng mới nhà ở, công trình; trồng cây lâu năm trên thửa đất đó. Nếu có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Ba, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa công bố việc xóa quy hoạch treo. Nếu sau 3 năm mà thửa đất bạn mua chưa được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố việc xóa quy hoạch treo thì người sử dụng đất (tức là bạn, người đã mua thửa đất quy hoạch đó) hoàn toàn có quyền làm đơn khiếu nại. Sau khi khiếu nại, nhưng không được phản hồi thì người sử dụng đất không bị hạn chế quyền theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai năm 2013. Nghĩa là, người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng quyền và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật như chuyển nhượng, xây nhà, cho tặng…
Trong các giao dịch bất động sản, để giảm rủi ro, bạn nên kiểm tra nhiều thông tin liên quan, trong đó, tối thiểu phải có giấy xác nhận tình trạng thửa đất. Còn nếu bạn “lỡ” mua nhanh mà chưa qua kiểm tra thì hãy bình tĩnh mà giải quyết từng khâu.
(Nguồn: CafeF)
Luật Đức mới hiệu lực năm 2023 - Kỳ XII: Luật thuế mới cần biết; Phần I Đối với lao động hưởng lương; Bảng thuế thu nhập hộ độc thân và gia đình
Hỗn chiến ở nhà ga München; Bắt giữ nhóm người nhập cư lậu tại Sachsen; Vác súng cướp siêu thị ở Nordrhein-Westfalen
Cảnh báo thứ 2 tới: Siêu đình công làm tê liệt đường sắt, đường bộ, đường không, đường thủy toàn nước Đức
Đức: Ngân hàng gây lo lắng; Berlin ăn mừng; Nổ súng ở Hamburg; Căng thẳng với Anh; Điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Đức: Ngân hàng khủng hoảng; Thủ tướng trấn an; Cải cách quy định về tị nạn; Bị EU chỉ trích
Những người đàn ông độc hại trên phim; Dàn ca sĩ trẻ mờ nhạt; Đàm Vĩnh Hưng tự xưng 'vua
Đức: Giao thông tê liệt; Cổ phiếu Deutsche Bank mất giá; Đột kích toàn quốc; Đạt thoả thuận khí thải ô tô với EU
Đức: Thiếu nhân lực ngành năng lượng tái tạo; Thẻ giao thông đi lại cả nước; Chính phủ gặp khủng hoảng
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Phần lớn trẻ em Đức đều chuẩn bị sớm cho việc niềng răng (Zahnspange-Zahnbrackets) từ khi thay hết răng sữa (7-8 tuổi) cho đến khi răng vĩnh viễn và hàm điều chỉnh hoàn chỉnh thì sẽ tiến hành quá trình đặt niềng răng.
Hàm răng mọc lệch lạc (KIG
-Kieferorthopädische Indikationsgruppen) ở mức độ nào, và sử dụng phương pháp niềng nào đều ảnh hưởng đến quyết định chi trả của bảo hiểm công (gesetzliche Krankenkasse) và túi tiền của bố mẹ.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá