Cơn bĩ cực lỗ lã của đại gia vua cá tra và Hoa Sen

Ông trùm một thời chìm trong bĩ cực, khoản lỗ 900 tỷ biết bao giờ thoát

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) - Thủy sản Hùng Vương - của ông Dương Ngọc Minh vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 (niên độ tài chính 1/7-30/9/2019) với doanh thu tụt giảm mạnh từ mức 1.675 tỷ đồng cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 690 tỷ đồng).

Lũy kế cả niên độ kinh doanh 1/10/2018-30/9/2019, Thủy sản Hùng Vương của ông Minh ghi nhận tổng doanh thu đạt 3.966 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với con số 8.230 tỷ đồng của niên độ liền trước.

Trong quý vừa qua, HVG lỗ ròng 240 tỷ đồng, so với mức lãi hơn 382 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm (niên độ 1/10/2018-30/9/2019), Thủy sản Hùng Vương lỗ gần 497 tỷ đồng, thay vì lãi 16,2 tỷ đồng trong năm trước, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 890 tỷ đồng.

Sở dĩ Thủy sản Hùng Vương tiếp tục lỗ nặng là do giá bán hàng thấp hơn giá vốn và doanh nghiệp không còn doanh thu tài chính bất thường nhờ vào việc bán các công ty con và bất động sản như trước đó.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Một năm sóng gió, “vua cá tra” Dương Ngọc Minh chìm trong thua lỗ).

Doanh thu tụt giảm là do công ty đã bán vốn tại cỗ máy tin tiền CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) cho Tập đoàn Vingroup của tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng; cắt giảm mảng kinh doanh bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bã nành, bắp, lúa mì,... ), tương đương khoản doanh thu lên tới cả ngàn tỷ đồng.

Những diễn biến trong vài quý gần đây khiến tham vọng tỷ USD của ông Dương Ngọc Minh ngày càng trở nên xa vời.

HVG của ông Dương Ngọc Minh từng một thời là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản, là ông “vua cá tra”.

Tuy nhiên, tham vọng doanh thu tỷ USD với hàng loạt vụ thâu tóm và mở rộng hoạt động sản xuất trong nước cũng như sang tận Nga... đã đẩy doanh nghiệp này cũng như các doanh nghiệp con vào tình trạng khó khăn, nợ nần chồng chất.

Từ vị trí top 10 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, ông Dương Ngọc Minh, người tình tin đồn của ca sỹ Mỹ Tâm, rớt dài, ra khỏi top 100 và oằn mình với gánh nặng nợ nần.

Không chỉ mất VTF, gần đây HVG cũng chịu cảnh bị Mỹ áp thuế cao lên cá tra xuất khẩu. HVG bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp thủy sản sau đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR 14) của Mỹ: 3,87 USD/kg (so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Nhiều đại gia thủy sản gặp khó).

Tuy nhiên, với nỗ lực tái cấu trúc thời gian gần đây, tình hình tài chính của Thủy sản Hùng Vương có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng nợ của doanh nghiệp hiện chỉ còn hơn 7,2 ngàn tỷ đồng, so với mức 11,4 ngàn tỷ đồng vào cuối 2017.

Mặc dù báo cáo lỗ nhưng cổ phiếu HVG diễn biến tích cực trong thời gian gần đây. HVG tăng mạnh 10 phiên liên tiếp, trong đó có tới 6 phiên tăng trần. Cổ phiếu từ mức 2.720 đồng/cp lên 4.460 đồng/cp.

Một đại gia thủy sản khác là Vĩnh Hoàn (VHC) của bà Trương Thị Lệ Khanh cũng chứng kiến doanh thu và lợi nhuận giảm khá mạnh so với cùng kỳ do xuất khẩu sang Mỹ gặp khó cho dù được hưởng thuế thấp.

Cổ phiếu VHC vẫn ở vùng thấp sau cú mạnh kể từ đầu năm. VHC hiện đang ở mức 80.600 đồng/cp.

Chưa qua thời khó, đại gia Lê Phước Vũ lại hao mòn túi tiền

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố BCTC quí 4 của niên độ tài chính 2018-2019 với doanh thu thuần đạt 6.350 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kì năm ngoái tuy nhiên giá vốn hàng bán lại giảm được tới 30% nên lãi gộp đạt 831 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp biên được cải thiện đáng kể từ 8,45% lên mức hơn 13%.

Trong kỳ Hoa Sen Group (HSG) chỉ thu về gần 17 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 87% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhờ cắt giảm dư nợ, quản lý chặt hàng tồn khiến Tập đoàn giảm phần lớn chi phí, bao gồm chi phí tài chính giảm 43%, chi phí quản lý giảm 10% chi phí bán hàng giảm 16%. Kết quả, Hoa Sen đạt lợi nhuận trước thuế 95,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 106 tỷ đồng, LNST đạt gần 84 tỷ đồng.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Đại gia Lê Phước Vũ)

Ghi nhận đến cuối quý này, hàng tồn HSG giảm mạnh từ 6.607 tỷ về 4.414 tỷ đồng, tuy nhiên dự phòng hàng tồn lại tăng từ 40 tỷ đồng lên gần 52 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh từ mức 1.513 tỷ đồng về chỉ còn gần 584 tỷ đồng.

Tương tự, Thép Nam Kim (NKG) báo lãi 9 tháng giảm 83% so với cùng kỳ. Theo BCTC hợp nhất quý 3/2019 của CTCP Thép Nam Kim, doanh thu thuần đạt 3.068,4 tỷ đồng, giảm 11,6% so với quý 3 năm ngoái. Trong khi đó chi phí giá vốn giảm nhẹ hơn, chỉ 10,2%, dẫn tới lợi nhuận gộp chỉ còn gần 101 tỷ đồng, giảm đến 40% so với quý 3/2018. Biên lợi nhuận gộp đạt 3,3%.

Doanh thu tài chính trong quý giảm hơn 11 tỷ đồng, còn 29,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính bất ngờ giảm 44%, còn 65 tỷ đồng – chủ yếu do dư vay nợ thuê tài chính đã giảm mạnh so với đầu kỳ. Cụ thể, vay nợ ngắn hạn còn 2.514 tỷ đồng (giảm 678 tỷ đồng so với đầu năm) và vay nợ dài hạn còn 796 tỷ đồng (giảm 429 tỷ đồng).

Lượng hàng tồn kho đến cuối quý còn 2.350 tỷ đồng, giảm 70 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng tài sản đạt 7.667 tỷ đồng, giảm 455 tỷ đồng so với đầu kỳ. Tổng nợ phải trả cũng giảm 493 tỷ đồng, xuống còn 4.657 tỷ đồng.

Ngành công nghiệp sản xuất thép nói chung và tôn mạ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn kể từ đầu năm 2018, với tình trạng dư cung, chịu áp lực lớn từ sự biến động của giá thép cán nóng, thị trường xuất khẩu chứng kiến làn sóng bảo hộ của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, EU và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp gia tăng công suất sản xuất, hàng Trung Quốc kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường với giá rất rẻ, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hai nặng nề cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, thị trường bất động sản trầm lắng do gia tăng kiểm soát chất lượng tín dụng nên cũng ảnh hưởng đến ngành vật liệu xây dựng.

Một doanh nghiệp khác cũng đang gặp nhiều khó khăn là Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF). Theo BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu 112,5 tỷ đồng, giảm hơn 63% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, TTF lỗ gộp hơn 115 tỷ, cải thiện so với mức lỗ 160 tỷ hồi quý 3 năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, TTF đạt 422 tỷ doanh thu, giảm 35% so với 9 tháng đầu năm 2018. Lỗ ròng ghi nhận gần 498 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức thua lỗ khoảng 765 tỷ cùng kỳ. Trên thị trường, cổ phiếu TTF dù có "nỗ lực" phục hồi song vẫn còn ở mức khá thấp 2.970 đồng/cp, thanh khoản không mấy cải thiện.

Tại Đại hội 2018, ông Mai Hữu Tín thẳng thắn nhìn nhận “cơ thể” của TTF sẽ còn phải trải qua những đau đớn nhất định. Hết 1 năm, Công ty đối mặt nguy cơ lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ và đi đến sáp nhập với Sứ Thiên Thanh, cổ phiếu tăng được vài phiên lại tiếp tục điều chỉnh về vùng 3.000 đồng.

Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã công bố Báo cáo tài chính Quý 3/2019 với lợi nhuận trước thuế quý 3/2019 đạt 112 tỷ đồng. Theo Báo cáo Tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2019 (BCTC Hợp nhất), khoản phải thu của Ocean Group lên tới hơn 5.500 tỷ đồng và hầu hết là các khoản nợ khó đòi.

Các khoản phải trả trên 3.000 tỷ đồng. Tất cả khoản phải thu/phải trả nêu trên đều phát sinh từ những năm 2013-2014. Công ty đã trích lập dự phòng khoảng 4.500 tỷ - thể hiện trên Báo cáo Tài chính từ năm 2015 đến nay.

(Nguồn: Soha, Vietnamnet)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang