Chủ lao động cần biết: Bất lợi khi thỏa thuận lương cầm tay

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Trong trường hợp này, chủ lao động phải trả toàn bộ phụ phí lương, gồm các khoản phí bảo hiểm an sinh xã hội của người lao động, thuế nhà thờ, thuế lương, phí đoàn kết. Điều này không chỉ đưa đến chủ lao động có thể phải gánh chi phí cao hơn so với thoả thuận lương Brutto mà còn có thể xảy ra nhiều rủi ro.

Có 2 cách thoả thuận, thoả thuận chung có giá trị áp dụng cho mọi thoả thuận trả lương Netto, và thoả thuận riêng, tức 2 bên mặc cả đi vào chi tiết, áp dụng chỉ đối với người lao động đồng ý thoả thuận riêng đó.

Khi thoả thuận chung, trên nguyên tắc chủ lao động phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với lương Brutto bất kể cao hay thấp. Do đó để tránh, 2 bên cũng có thể mặc cả thoả thuận riêng (Nettolohnabrede), chỉ một phần tiền thuế lương và phần đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, người chủ lao động mới phải tự gánh. Trong trường hợp này chỉ tiền lương Netto và phụ phí lương đưa ra tại thời điểm thoả thuận mới có hiệu lực. Nếu có sự thay đổi về thuế luơng hay nộp bảo hiểm xã hội khác đi so với mặc cả ban đầu, tiền lương Netto đó sẽ bị khấu trừ hoặc tăng lên theo mức thay đổi.

Theo phán quyết của Tòa án Tài chánh Liên bang (Bundesfinanzhof) ngày 25.10.2013 (án số VI B 144 / 12), thỏa thuận chung lương Netto là một ký ước xác định chủ lao động ngoài lương Netto đồng ý trả thêm các khoản thuế lương bổng và bảo hiểm mà đáng lẽ người lao động phải tự đóng. Với thỏa thuận chung lương Netto, mức lương Netto không bị ảnh hưởng khi thay đổi thuế thu nhập hoặc bảo hiểm an sinh xã hội. Người lao động vẫn nhận mức lương Netto cố định mặc dù thuế và bảo hiểm tăng hay giảm. Chủ lao động là người được lợi hay thiệt tùy theo từng trường hợp.

Trách nhiệm đóng thuế

Nhìn dưới góc độ luật thuế, khi thỏa thuận chung lương Netto chủ lao động phải chịu trách nhiệm chi trả các khoản khấu trừ của người lao động. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, người lao động vẫn phải chịu tránh nhiệm trước Sở Tài chính đối với tiền thuế phải nộp. Nghĩa là chỉ họ mới có quyền đòi Sở tài chính hoàn thuế khi tiền thuế khấu trừ trước cao hơn thực tế phải nộp, hoặc ngược lại phải trả tiếp nếu thực tế cao hơn khoản khấu trừ trước.

Như vậy trong những trường hợp, như sở tài chính áp dụng bậc thuế sai, thì chỉ người lao động mới được quyền thanh toán đòi trả lại bằng cách nộp báo cáo quyết toán thuế hết năm. Ai muốn tránh điều đó, ngay từ đầu 2 bên phải thỏa thuận riêng, trao trách nhiệm hưởng tiền hoàn thuế hoặc truy đóng tiền thuế còn thiếu, cho chủ lao động.

Trách nhiệm bảo hiểm

Theo góc nhìn bảo hiểm, khoản thuế lương, thuế nhà thờ, thuế đoàn kết, phần đóng bảo hiểm xã hội của người lao động mà chủ lao động phải chi trả thuộc về phụ phí lương và như vậy cũng phải đóng phí bảo hiểm cho khoản này (Điều 14 Mục 2 câu 1 - SGB IV). Để xác định các khoản khấu trừ theo quy phạm tính lương Brutto dựa trên lương Netto, có thể sử dụng lập trình tính lương ở trang Web www.aok-business.de. Trong trường hợp được hoàn thuế cũng được hoàn lại phần phí bảo hiểm an sinh xã hội đóng dư theo Điều 26 Mục SGB IV.

Trong trường hợp người lao động được công ty điều ra nước ngoài làm việc

Trên nguyên tắc lương Netto không được phép giảm đi so với khi ở Đức. Vì vậy thường có thỏa thuận lương Netto trong thời gian làm việc ở nước ngoài cũng như thuế giả định Hypotax tương ứng với mức thuế nếu làm việc trong nước và được khấu trừ từ lương Brutto của người lao động.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang