- Thời sự
- Việt Nam
Sau Trung thu, trên mạng xã hội xuất hiện loạt bài viết rao bán xả hàng bánh nướng, bánh dẻo giá siêu rẻ, có loại bánh chỉ 19.000 đồng/chiếc.
Nhiều tài khoản mạng xã hội rao bán xả lỗ bánh Trung thu còn hạn dùng đến cuối tháng 9 hoặc tháng 10 với mức giá chỉ còn 30-70% so với vài ngày trước Rằm tháng Tám (17/9).
Tài khoản Phương Nguyễn đăng bài bán bánh Trung thu nhãn hiệu Kinh Đô trọng lượng 150gr - 180g với mức giá chỉ 35.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, chỉ vài ngày trước, giá của mỗi chiếc bánh thương hiệu này là 95.000 đồng.
Trong khi đó, bánh Trung thu nhãn hiệu Rosepie được rao bán giảm 70% so với trước đó, combo 5 bánh chỉ còn 125.000 đồng, khách mua 10 bánh chỉ còn 220.000 đồng, tương đương 22.000 đồng/chiếc.
Còn bánh Trung thu thương hiệu Maison được bán với giá 189.000 đồng/10 chiếc; bánh Trung thu Madam Hương được xả hàng với giá 200.000 đồng/6 chiếc...
Bên cạnh đó, những sản phẩm bánh Trung thu handmade còn được thanh lý với mức giá rẻ hơn, dao động từ 9.000 đồng đến 20.000 đồng/chiếc.
Chị Vũ Minh Quỳnh (quận Đống Đa, Hà Nội) đăng bài trên mạng xã hội để thanh lý nốt hơn 100 chiếc bánh Trung thu các loại.
Theo chị Quỳnh, chị và một người bạn chung tiền để nhập bánh nướng, bánh dẻo về bán trong dịp Tết Trung thu với mong muốn kiếm chút tiền lãi. Thời điểm hiện tại, chị đã thu đủ phần vốn bỏ ra, tuy nhiên vẫn còn hơn 100 chiếc bánh tồn kho. Vì thế chị buộc phải thanh lý giá rẻ với mong muốn kiếm thêm được chút nào hay chút đó.
"Số lượng bánh cũng không còn quá nhiều, nếu cứ giữ giá sẽ không có khách mua. Mình và người bạn quyết định thanh lý, giá nào cũng bán để nhanh hết hàng và tổng kết thu nhập mùa Trung thu này", chị Quỳnh nói.
Tương tự, chị Trần Thu Trang (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng rao bán lô bánh Trung thu Maison với mức giá giảm tới 70% so với vài ngày trước thời điểm rằm tháng Tám.
Chị Trang cho biết, năm nay, thời điểm chuẩn bị đến Tết Trung thu, miền Bắc liên tục xảy mưa bão, do đó, nhu cầu mua bánh nướng, bánh dẻo của người dân cũng giảm mạnh.
"Tết Trung thu năm nay không có không khí như mọi năm do tình hình mưa bão phức tạp. Tôi nhập về 500 chiếc bánh Maison để bán, tuy nhiên đến giờ vẫn còn gần 200 chiếc. Hạn sử dụng của những chiếc bánh này chỉ còn khoảng nửa tháng, nên tôi buộc phải chấp nhận bán lỗ, dưới giá vốn để mong gỡ vốn. Những ngày tới, giá bánh có thể còn giảm tiếp", chị Trang nhận định.
Không chỉ trên chợ mạng, theo khảo sát, dù đã qua Tết Trung thu nhưng nhiều quầy bánh vẫn được mở trên các tuyến phố tại Hà Nội và đang giảm giá rất sâu để mời chào khách.
Trên các tuyến phố như Mỹ Đình, Thanh Nhàn, Giảng Võ, Trương Định... rất nhiều quầy bánh lưu động vẫn hiện diện và hầu hết đều treo biển "Đại hạ giá", "Giảm giá 50%", "Bánh trung thu hạ giá 25k - 35k". Mặc dù vậy, những lời mời chào hấp dẫn này vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng.
Trên phố Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), một quầy bánh với tấm biển được in to dòng chữ "Bánh trung thu cao cấp đại hạ gíá" thu hút nhiều người đi đường, mặc dù vậy cũng không đông khách mua. Những chiếc bánh rẻ nhất tại đây được bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/chiếc, các loại bánh thương hiệu cao cấp cũng được giảm giá 50 - 70%, chỉ còn 25.000 - 35.000 đồng/chiếc.
Theo nhân viên cửa hàng, các loại bánh được thu mua từ nhiều hãng, thương hiệu lớn và có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hải (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa đặt mua 2 hộp bánh loại 4 chiếc bánh nướng từ một người rao bán trên mạng xã hội, với giá chỉ 150.000 đồng, rẻ hơn so với những ngày trước rất nhiều.
Theo chị Hải, giá bánh trung thu năm nay khá cao nên chị cũng không có điều kiện mua nhiều. Hiện tại, thấy trên mạng xã hội thanh lý những chiếc bánh nướng với giá chỉ bằng 1/3 so với vài ngày trước, chị đã mua 8 chiếc bánh với 3 vị khác nhau để cùng gia đình thưởng thức.
Theo tiết lộ của một nhân viên bán bánh trung thu, những sản phẩm không bán hết sẽ được công ty thu mua lại và phân loại riêng từng nhân bánh, vỏ bánh để làm thành các loại bánh chả, bánh nướng. Riêng với những loại hết hạn hay cận hết hạn sẽ được thu hồi và sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi.
Mưa bão liên tiếp gây thiệt hại cho sản xuất ở miền Bắc, miền Trung khiến giá thực phẩm thiết yếu leo thang dù cơ quan quản lý và nhiều doanh nghiệp nỗ lực bình ổn, kiểm soát giá.
Thịt heo, rau xanh khan hiếm
Hai tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là rau xanh, vẫn còn rất "nóng". Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu giảm nhiệt do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Theo khảo sát, hiện tại, để mua một bó rau xanh bất kỳ, người tiêu dùng phải bỏ ra ít nhất gần 15.000 đồng. Tại Q.Đống Đa (Hà Nội), rau lang trước đây có giá từ 6.000 - 7.000 đồng/bó đã tăng lên 12.000 - 13.000 đồng/bó. Mồng tơi từ 10.000 đồng tăng lên 16.000 đồng/bó; rau muống 17.000 đồng/bó, rau ngót 16.000 đồng/bó, trong khi trước bão, các loại rau này cũng chỉ dao động khoảng 10.000 đồng/bó. Chỉ có một số loại trữ được dài ngày như bí xanh, bí đỏ, khoai tây, khoai sọ vẫn giữ mức giá ổn định như trước khi bão về.
Không chỉ ở các tỉnh thành phía bắc, hiện tượng khan hiếm rau xanh kéo theo tăng giá đã lan đến nhiều địa phương khác ở khu vực miền Trung. Ghi nhận tại chợ ở TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), giá các loại rau củ hiện nay khá cao so với những ngày trước khi xảy ra bão số 3 ở miền Bắc. Theo đó, giá các loại rau củ quả đều tăng 30 - 50% so với trước. Một số loại rau phổ biến như cải ngọt, cải thìa 25.000 đồng/kg; hành lá 50.000 đồng/kg; xà lách 40.000 đồng/kg; cà chua 30.000 đồng/kg; ngò gai 80.000 đồng/kg; bầu, bí xanh, cải bắp, dưa chuột 20.0000 đồng/kg; rau muống 8.000 đồng/bó…
Tại TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), ghi nhận tại các chợ truyền thống ngày 22.9 cho thấy giá một số loại rau xanh tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, nhất là rau ăn lá. Giá các loại ớt tăng gấp 2 - 3 lần so với đầu tháng 9. Theo các tiểu thương, giá một số loại rau củ tăng do gần đây thời tiết bất lợi, mưa nhiều khiến rau bị hư hại, sản lượng rau về tỉnh không được dồi dào, giá nhập sỉ tăng. Mặt khác, thời gian qua, tại các tỉnh thành miền Bắc bị ảnh hưởng mưa bão, nhiều diện tích rau màu bị hư hại nên đã hút hàng từ Đà Lạt, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá rau xanh tăng. Khảo sát một số vựa sỉ ở các chợ đầu mối của TP.HCM cho thấy mặt dù sức mua không có biến động lớn nhưng giá bán cũng được điều chỉnh tăng lên từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Bên cạnh rau xanh, thịt heo cũng là mặt hàng tăng giá rất nhanh từ sau bão số 3. Trong tuần qua, giá heo hơi tại thị trường miền Bắc tăng mạnh do ảnh hưởng của mưa lũ dẫn tới nhiều trang trại nuôi heo bị thiệt hại nặng nề, cùng với việc vận chuyển gặp khó khăn khiến nguồn cung giảm sút đáng kể. Trong đó, giá thu mua tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Ở các tỉnh thành còn lại, giá heo hơi cũng điều chỉnh tăng 1.000 - 4.000 đồng/kg, lên khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi bình quân toàn vùng đạt gần 65.000 đồng, tăng hơn 3.000 đồng/kg so với khi mưa bão. Tương tự ở thị trường các tỉnh thành phía nam, giá heo hơi cũng tăng khoảng 2.000 đồng/kg trong tuần qua.
Các công ty chăn nuôi thừa nhận giá heo hơi đang trên đà tăng mạnh tại cả 3 miền và có khả năng sẽ kéo dài xu hướng này tới tuần sau. Trong đó, giá heo hơi của Công ty Chăn nuôi C.P VN đã được điều chỉnh lên 68.500 đồng/kg tại khu vực miền Bắc.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thông tin: Tính đến cuối tuần qua, bão số 3 đã làm 22.514 con gia súc, 3.097.000 con gia cầm bị chết. Riêng thiệt hại về chuồng, trại chưa thể thống kê hết được. Cục Chăn nuôi đã hướng dẫn các địa phương vận dụng chính sách hiện có để tái đàn, xây dựng kế hoạch phục hồi, nguồn cung cấp giống...
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cũng cho biết: Bão số 3 và mưa lũ đã làm 50.612 ha hoa màu bị ngập úng và 38.104 ha cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỉ đồng. Cùng với đó, giao thông đi lại khó khăn khiến một số mặt hàng thực phẩm khan hiếm và giá tăng.
Nỗ lực cung ứng, tăng cường rau ngắn ngày
Đối với tình hình sản xuất rau màu, để khôi phục sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương chủ động kiểm tra, tiêu thoát nước kịp thời, vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất, hạt giống để gieo trồng, ưu tiên những loại rau ăn lá, rau ngắn ngày, rau ưa nước để cung cấp kịp thời cho thị trường khi giáp vụ. "Theo nhu cầu thị trường và điều kiện cụ thể, trước mắt, chúng ta gieo trồng cây ngắn ngày, rau ăn lá. Những loại này chỉ khoảng 25 - 30 ngày sẽ cho thu hoạch", lãnh đạo Cục Trồng trọt khuyến nghị.
Ngày 20.9, Bộ Công Thương đã có công điện về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4 (Soulik) năm 2024. Cụ thể, Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho các địa phương; ưu tiên nguồn cung các mặt hàng có nhu cầu cao như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu như vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng… Bộ Công thương khuyến cáo các thương nhân không được đầu cơ, tích trữ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào; tích cực phối hợp các đơn vị chức năng, Sở Công thương trên địa bàn các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của bão, mưa, lũ, cung cấp hàng hóa cứu trợ, hàng hóa nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt là tại các địa bàn bị chia cắt.
Là hệ thống phân phối lớn hàng đầu cả nước, lãnh đạo Saigon Co.op cho biết đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3 lần so với ngày thường. Các trung tâm phân phối Saigon Co.op trên toàn quốc cũng đã lập kế hoạch vận chuyển, điều tiết nguồn hàng kịp thời cho hệ thống siêu thị Co.opmart và cửa hàng Co.op Food tại khu vực miền Trung. 800 điểm bán cũng trở thành những kho vệ tinh, dự trữ nguồn hàng thống nhất và hiệu quả. Các Co.opmart, Co.op Food khu vực miền Bắc đã nhanh chóng khắc phục hậu quả từ cơn bão số 3 Yagi, sẵn sàng mang hàng hóa đã được hệ thống dự trữ từ trước để chi viện cho miền Trung.
Đại diện Saigon Co.op khẳng định: Từ kinh nghiệm ứng phó bão số 3 Yagi, Saigon Co.op tiếp tục triển khai chương trình bán hàng không lợi nhuận, giữ giá ổn định, thực hiện chính sách giá đặc biệt cho những mặt hàng chiến lược mùa mưa bão như rau củ quả, trái cây, nước tinh khiết, các loại thực phẩm ăn liền không cần qua chế biến...
Doanh nghiệp gỗ làm ăn chân chính cũng bị bỏ chung vào “rọ” ngành kinh doanh rủi ro, mất rất nhiều thời gian để xác minh hóa đơn, chứng từ đầu vào hợp lệ, bị “treo” hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế.
Cả công ty dồn lực vài tháng đi xác minh hóa đơn
Ngành thuế quy định, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hóa đơn, chứng từ đầu vào là hợp lệ, mới được hoàn thuế.
"Có trường hợp mua hàng từ cách đây mấy năm, giờ tìm mãi chưa gặp được chủ cơ sở đã xuất hóa đơn, chứng từ. Lại có trường hợp không muốn ký xác nhận vì sợ lộ thu nhập, phải đóng thêm thuế. Không ít trường hợp phải đi lại 3-4 lần, người ta mới chịu ký xác nhận hóa đơn, chứng từ.
Không truy xuất được nguồn gốc hóa đơn, chứng từ hợp pháp của các giao dịch mua bán, khoản tiền hoàn thuế bị tạm “treo” lại. Năm ngoái, công ty mất mấy tháng trời chỉ tập trung vào việc xác minh hóa đơn, chứng từ để được hoàn thuế", đại diện một doanh nghiệp gỗ ở Thanh Hóa kể với PV VietNamNet.
So với nhiều địa phương khác, số tiền hoàn thuế của doanh nghiệp gỗ ở Thanh Hóa không lớn, năm ngoái chỉ khoảng vài chục tỷ đồng.
“Dù mất thời gian truy xuất nguồn gốc hóa đơn, chứng từ, cơ bản các doanh nghiệp gỗ ở Thanh Hóa đều đã được giải quyết hoàn thuế. Khó khăn nhất bây giờ có lẽ là các doanh nghiệp gỗ ở Quảng Ninh, tổng số tiền hoàn thuế chưa được giải quyết dồn tới cả nghìn tỷ đồng”, đại diện doanh nghiệp cho hay.
Giám đốc một công ty gỗ dán đã hoàn tất thủ tục hoàn thuế trong năm 2023 cho biết, ngành gỗ dán thường mua trực tiếp của nhà máy nên dễ dàng xác minh nguồn gốc hóa đơn, chứng từ. Trong khi đó, ngành dăm gỗ gặp nhiều vướng mắc hơn vì thu mua từ các hộ dân, có rất nhiều bảng kê và dữ liệu liên quan.
"Cả nước có tới hơn 1 triệu hộ trồng rừng, việc truy xuất nguồn gốc hóa đơn chứng từ, tốn rất nhiều nguồn lực của cả doanh nghiệp và cán bộ thuế. Có trường hợp chủ rừng đã mất, chưa làm thủ tục chia tài sản thừa kế cho con cháu. Giờ phải xác minh nhân thân, hộ khẩu của người thừa kế, mất không ít thời gian”, vị giám đốc nói.
Nếu chỉ khoảng 2-3 tháng giải quyết xong hoàn thuế, thời gian quay vòng vốn nhanh. Nhưng thời gian xác minh hóa đơn, chứng từ kéo dài tới 6-9 tháng, thậm chí hàng năm, với mức thuế 8-10%, tổng doanh số khoảng 1.000 tỷ đồng, khoản tiền hoàn thuế lên tới trăm tỷ đồng, nếu tồn đọng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
“Con sâu làm rầu nồi canh”
Theo lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhiều năm trước, khâu quản trị hóa đơn chứng từ chưa tốt, tràn lan nạn mua bán hóa đơn, nhiều doanh nghiệp gỗ trốn thuế, trục lợi thuế ở mức vi phạm nghiêm trọng, rơi vào vòng lao lý, nên ngành gỗ đã bị ngành thuế xếp vào diện “rủi ro cao”, phải kiểm soát chặt chẽ hóa đơn, chứng từ.
Thế nên đã xảy ra chuyện những người làm ăn chân chính bị “vạ lây” bởi những kẻ kinh doanh bất hợp pháp.
Giữa năm ngoái, nhiều doanh nghiệp gỗ “cụt vốn” làm ăn, bị đẩy tới đường cùng, đã phải gửi lời kêu cứu lên Thủ tướng bởi quá trình xác minh hóa đơn, chứng từ quá lâu, hàng nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế không được giải quyết.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhiều lần làm việc với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngành thuế đã có động thái sàng lọc doanh nghiệp để giải quyết hoàn thuế trước, tình hình dần được cải thiện.
Khoảng 1 năm nay, các doanh nghiệp gỗ đều đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phải chuẩn chỉnh ngay từ đầu các loại hóa đơn, chứng từ đầu vào. Đặc biệt là khi các thị trường nhập khẩu gỗ Việt đều đưa ra cả loạt yêu cầu cần phải đáp ứng về truy xuất nguồn gốc, chứng chỉ rừng trồng…
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp chưa thể truy xuất được hết nguồn gốc hóa đơn, chứng từ đầu vào hợp lệ của vài năm trước, câu chuyện giải quyết hoàn thuế vẫn chưa có hồi kết. Hàng trăm tỷ, nghìn tỷ đồng vẫn đang tạm "treo" trong khi doanh nghiệp rất cần tiền để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp gỗ chung mong muốn, thay vì làm trầm trọng hóa vấn đề gian lận hóa đơn, đẩy trách nhiệm về phía doanh nghiệp, sẽ tốt hơn biết bao nhiêu nếu ngành thuế có giải pháp phân loại để doanh nghiệp làm ăn tử tế không phải chịu vạ lây.
Một môi giới tại quận Long Biên chia sẻ rằng việc tìm nhà trong ngõ rộng ô tô có thể đi qua với mức giá từ 5 – 7 tỷ đồng bán kính 1- 2km từ cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên hiện nay là rất khó khăn, gần như không có.
Sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay khiến cho môi giới cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nhà cho khách hàng.
Thêm vào đó, việc quỹ đất ngày càng khan hiếm và giá nhà ở các khu vực trung tâm tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung đặc biệt là những căn nhà đáp ứng tiêu chí diện tích và khả năng đi lại cho xe hơi. Môi giới phải nỗ lực rất nhiều để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Theo Anh Đinh Trường, một môi giới nhà đất tại Long Biên chia sẻ: anh đang có khách yêu cầu tìm gấp một căn nhà để chuẩn bị cưới, với ngân sách từ 5 – 7 tỷ, điều kiện là mặt tiền phải từ 3,7m trở lên, đường ô tô qua được và nằm trong bán kính 1 –2km từ cầu Chương Dương hoặc Long Biên, nếu nhà mới xây thì càng tốt. Anh Trường méo mặt cho biết tìm kiếm suốt nhiều ngày mà chưa thấy và đang yêu cầu nhận được sự trợ giúp từ các đồng nghiệp.
Theo chị Thảo Linh, với yêu cầu tìm nhà đất như trên thì hiện tại rất hiếm và hầu như không còn. Những căn nhà đáp ứng được yêu cầu mặt tiền rộng, ngõ rộng đường ô tô qua thì thường có giá cao hơn. Với tài chính từ 6,5 đến 7 tỷ mạn Ngọc Lâm, Long Biên cũng chỉ có nhà diện tích nhỏ và rất ít nhà có khả năng ô tô vào được.
Tham khảo nhiều môi giới, các căn nhà trong phân khúc này thường dao động từ 8 – 10 tỷ đồng trở lên, tùy thuộc vào những vị trí cụ thể và tình trạng xây dựng . Ví dụ tại một số ngõ rộng quanh khu vực phố Ngọc Thụy hoặc Nguyễn Văn Cừ, nơi có tuyến đường ô tô đi qua, những căn nhà có diện tích từ 50 – 70m2 đều có giá khởi điểm từ 7,5 đến 9 tỷ đồng. Đặc biệt những căn nhà mới xây tại đây rất khan hiếm, nếu có giá cũng phải vượt xa mức 7 tỷ, khiến việc tìm kiếm trở nên vô cùng khó khăn.
Ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 tại OneHousing có nhận định về thị trường thổ cư Hà Nội thời gian gần đây tiếp tục tăng giá đều đặn và ổn định.
Thực tế trong những tháng gần đây, để tìm kiếm một căn nhà khoảng 3 - 4 tỷ đồng ở nội thành Hà Nội rất khan hiếm. Với một căn nhà ngõ vừa phải, xe máy tránh nhau, công năng vừa đủ ở có diện tích từ 30m2, 2 - 3 phòng ngủ, nếu tính riêng giá đất đã khoảng hơn 100 triệu đồng/m2, cộng thêm chi phí xây dựng giá giao dịch sẽ trên 4 tỷ đồng.
Vì thế, những căn nhà khoảng 3 - 4 tỷ nếu có thì hoặc là lỗi về mặt phong thủy (thóp hậu, đường đâm); nhà trên đất đã cũ, chủ nhà chỉ xác định bán đất người mua phải bỏ thêm chi phí để cải tạo khiến giá trị tổng thể tăng lên; hoặc là ngõ rất sâu, ngõ vào đến nhà nhỏ, những khu vực này thường có giao thông và hạ tầng cơ sở thấp…
Ở ngoại thành, các căn nhà trong ngõ đang giao dịch mức giá khoảng 70-80 triệu đồng/m2, thậm chí có những căn lô góc, lô đẹp, giá sẽ khoảng hơn 100 triệu đồng/m2.
Do đó, việc tìm được nhà với mức giá này ở khu vực nội thành gần như không còn khả thi, đặc biệt với những người mua mong muốn nhà mới hoặc có vị trí thuận lợi.
Nguồn: Soha; Thanh Niên; Vietnamnet; CafeF
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá