Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Lực lượng cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với đám cháy rừng tồi tệ nhất tại Nhật Bản trong nửa thế kỷ.
Kể từ ngày 26/2, đám cháy rừng bùng phát đã thiêu rụi hơn 600 ha ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate của Nhật Bản. Tính đến ngày 4/3, các đám cháy rừng đã khiến một người thiệt mạng, buộc phải sơ tán hơn 4.000 cư dân địa phương. Đám cháy vẫn tiếp tục lan rộng khiến chính quyền Nhật Bản phải huy động thêm lực lượng cứu hỏa tới Iwate
Những cột khói trắng vẫn không ngừng bốc lên từ một khu vực rừng rậm xung quanh thành phố Ofunato, 5 ngày kể từ khi đám cháy bắt đầu sau một thời gian lượng mưa thấp kỷ lục.
Đám cháy này cũng xảy ra sau mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận tại Nhật Bản vào năm ngoái, khi biến đổi khí hậu đẩy nhiệt độ lên cao trên toàn thế giới.
Tính đến sáng 4/3, đám cháy rừng đã thiêu rụi khoảng 2.600 ha, gấp 7 lần diện tích Công viên Trung tâm New York - Cơ quan quản lý hỏa hoạn và thảm họa Nhật Bản cho biết
Đây là đám cháy rừng lớn nhất Nhật Bản kể từ năm 1975 khi một thảm họa cháy rừng khi đó đã thiêu rụi 2.700 ha ở Kushiro trên đảo Hokkaido phía bắc.
Theo ước tính, đám cháy ở thành phố Ofunato đã làm hư hại ít nhất 80 tòa nhà, mặc dù thiệt hại vẫn đang tiếp tục được đánh giá.
Các trực thăng của quân đội và sở cứu hỏa vẫn đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực dập tắt đám cháy, nhưng "giặc lửa" dường như chưa có dấu hiệu dừng lại, làm dấy lên lo ngại nguy cơ lan đến khu vực thành phố đông dân hơn.
Khoảng 2.000 lính cứu hỏa - hầu hết được triển khai từ các nơi khác trên cả nước, bao gồm cả Tokyo - đang làm việc trên không và dưới mặt đất tại khu vực Iwate, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề của trận sóng thần chết người năm 2011.
Theo chính quyền thành phố, một khuyến cáo sơ tán đã được ban hành cho khoảng 4.600 người, trong đó 3.939 người đã rời bỏ nhà cửa để tìm nơi trú ẩn.
Số vụ cháy rừng ở Nhật Bản đã giảm kể từ đỉnh điểm vào những năm 1970, nhưng cả nước đã chứng kiến khoảng 1.300 vụ vào năm 2023, tập trung vào tháng 2 đến tháng 4 khi không khí khô hanh và gió mạnh lên.
Thành phố Ofunato chỉ có lượng mưa 2,5nm vào tháng 2 - phá vỡ mức thấp kỷ lục trước đó trong tháng là 4,4mm vào năm 1967 và thấp hơn mức trung bình thông thường là 41mm.
Cũng giống như xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt tại Nhật Bản có mối liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia khí tượng, tình trạng hạn hán, bão tuyết, bão nhiệt đới và cháy rừng… có thể là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố phức tạp.
Cùng đối mặt với những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu như Nhật Bản, nước Mỹ trong vài ngày qua cũng đang vật lộn để khống chế các đám cháy rừng tại 2 bang North Carolina và South Carolina, miền Đông Nam, trong điều kiện thời tiết hanh khô và gió giật mạnh.
Thời gian gần đây, các trung tâm lừa đảo dọc biên giới Thái Lan - Myanmar trở thành tâm điểm chú ý sau vụ bắt cóc và giải cứu một diễn viên nổi tiếng người Trung Quốc tại Thái Lan, theo bài viết của Reuters.
Sự việc này đã thúc đẩy nỗ lực phối hợp xuyên biên giới giữa Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar nhằm triệt phá mạng lưới các khu phức hợp lừa đảo đang lan rộng khắp Đông Nam Á.
Theo Liên Hợp Quốc, những băng nhóm tội phạm này đã buôn bán hàng trăm ngàn người lao động, tạo ra nguồn thu bất chính lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm.
Các trung tâm lừa đảo này là gì?
Các trung tâm lừa đảo, đặc biệt tại Campuchia, Lào và Myanmar, đang điều hành những đường dây lừa đảo trực tuyến trái phép nhằm vào nhiều đối tượng.
Những kẻ lừa đảo thường dùng mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin để làm quen, tạo dựng lòng tin, rồi dụ dỗ nạn nhân tham gia các khoản đầu tư giả mạo, điển hình như tiền ảo, một hình thức được gọi là "nuôi heo lấy thịt".
Ngoài ra, các hoạt động rửa tiền và đánh bạc trái phép cũng diễn ra tại nhiều địa điểm, theo các nhà phân tích.
Hiện nay, trọng tâm của các chiến dịch truy quét là khu vực Myawaddy, Myanmar, giáp biên giới Thái Lan, nơi các trung tâm lừa đảo được các nhóm vũ trang như Quân đội Quốc gia Karen (KNA) và Quân đội Phật giáo Dân chủ Karen (DKBA) bảo vệ.
Các trung tâm bắt đầu khi nào?
Theo Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), các hoạt động lừa đảo trong khu vực bắt nguồn từ những sòng bạc và hình thức đánh bạc trực tuyến được quản lý lỏng lẻo đã xuất hiện từ thập niên 1990 và bùng nổ trong những năm 2000.
Điển hình, khu phức hợp lừa đảo lớn Shwe Kokko ở Myawaddy, do Tập đoàn Yatai International Holdings (Hong Kong) và tiền thân của KNA (khi đó do quân đội Myanmar kiểm soát) thành lập vào năm 2017, ban đầu được quảng bá là một địa điểm đánh bạc.
Tuy nhiên, tập đoàn này đã phủ nhận mọi liên quan đến các hoạt động phạm pháp, bao gồm cả buôn bán người. Trong những năm gần đây, các hoạt động lừa đảo tại khu vực biên giới Myanmar đã gia tăng đáng kể.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho hay các nhóm tội phạm đã tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới vì đại dịch Covid với các lệnh phong tỏa và hạn chế biên giới khiến hoạt động cờ bạc truyền thống bị đình trệ.
"Nhiều cơ sở đã được chuyển đổi thành các khu phức hợp lừa đảo trực tuyến," CSIS nhận định.
Ai điều hành những trung tâm này?
Theo USIP, các đường dây tội phạm, chủ yếu từ Trung Quốc, được biết đến là những bên điều hành các trung tâm lừa đảo. Ở khu vực Myawaddy, Myanmar, các nhóm vũ trang như KNA cũng tham gia hỗ trợ những hoạt động này.
Một số người nước ngoài được giải cứu khỏi Myawaddy cho biết họ bị áp bức và tra tấn rất nhiều trong các khu phức hợp lừa đảo. Các nhóm ủng hộ chính quyền quân sự cũng điều hành hoặc hỗ trợ các trung tâm lừa đảo dọc biên giới phía bắc Myanmar giáp với Trung Quốc, điều này khiến Bắc Kinh bất bình.
Một số trung tâm đã bị ảnh hưởng vì các cuộc giao tranh khi quân nổi dậy chống chính quyền quân sự tiến hành "Chiến dịch 1027" vào năm 2023.
Một cuộc điều tra của hãng tin Reuters năm 2023 đã phát hiện ít nhất 9 triệu đô la liên quan đến các vụ lừa đảo "nuôi heo lấy thịt" được chuyển vào tài khoản của một người đại diện có quan hệ mật thiết với một nhóm thương mại Trung Quốc ở Thái Lan.
Chiến dịch truy quét mới nhất diễn ra thế nào?
Các quốc gia trong khu vực đang tăng cường nỗ lực triệt phá các khu phức hợp lừa đảo. Thái Lan đã cắt nguồn cung cấp điện, nhiên liệu và đường truyền internet đến các khu vực ở Myanmar có liên quan đến các trung tâm lừa đảo.
Chiến dịch truy quét hiện tại được kích hoạt sau vụ bắt cóc diễn viên Trung Quốc Vương Tinh tại Thái Lan vào tháng Một, gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội ở Trung Quốc.
Mặc dù sau đó anh này đã được tìm thấy ở Myawaddy và nhanh chóng được đưa về nước, vụ việc đã gây lo ngại cho Thái Lan, nơi du khách Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với ngành du lịch hái ra tiền.
Bên trong Myanmar, chính quyền quân sự đã bắt giữ hơn 3.700 người nước ngoài có liên quan đến các trung tâm lừa đảo kể từ cuối tháng 1/2025 và đã trục xuất hơn 750 người về nước, theo thông tin từ truyền thông nhà nước.
Tháng trước, Trung Quốc đã đưa khoảng 200 công dân từ thành phố Mae Sot của Thái Lan, giáp biên giới Myawaddy, về nước. Hơn 7.000 người, hầu hết là công dân Trung Quốc, được giải cứu khỏi các khu phức hợp lừa đảo hiện đang trú ẩn trong các trại do KNA và DKBA điều hành.
Trong hơn 7.000 người này, có 572 người Việt Nam với 511 nam và 61 nữ.
Chiều 27/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng phát biểu tại họp báo thường kỳ rằng Bộ ngoại giao đã nhận được thông tin Myanmar đang tạm giữ nhiều công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam.
Bà Hằng nói thêm rằng Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng Bộ Công an về vụ việc này, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về nhân thân của công dân Việt Nam, kịp thời có biện pháp bảo hộ công dân, hỗ trợ công dân cần thiết.
Chiến dịch truy quét của Thái Lan cũng mở rộng sang Campuchia, nơi nhà chức trách đã giải cứu hơn 215 người khỏi một khu phức hợp lừa đảo.
Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực thực hiện một thoả thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine và hợp tác kinh tế với Nga. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng kinh doanh sau khi quay trở lại Moscow.
Theo thống kê của Trường Quản lý thuộc Đại học Yale, hơn 1.000 tập đoàn đa quốc gia đã đã bán tài sản hoặc thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga. Rất ít công ty trong số đó muốn quay trở lại thị trường Nga, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cực kỳ cao.
Kỳ vọng về việc cuộc xung đột sớm chấm dứt đã bị dập tắt sau cuộc đàm phán không mấy suôn sẻ tại Phòng Bầu dục vào thứ Sáu giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Sau đó, ông Trump cho biết: “Tôi tìm kiếm một thoả thuận hoà bình, không muốn tham gia vào một cuộc chiến kéo dài 10 năm.”
Ở thời điểm cuộc xung đột kết thúc, các doanh nghiệp sẽ phải quyết định về hoạt động của họ. Tuy nhiên, ngay cả những công ty năng lượng lớn, được coi là những công ty nước ngoài nổi bật nhất ở Nga trước khi mâu thuẫn xảy ra, cũng khó có thể quay trở lại.
Trong bối cảnh giá dầu giao động ở khoảng 60 USD, các công ty Mỹ không chịu áp lực về việc xuất khẩu thêm nguồn cung. Nếu mức giá này thay đổi, sẽ có những nơi dễ khai thác mỏ dầu mới hơn so với với Nga, bao gồm cả các mỏ đá phiến của Mỹ.
Trong khi đó, Nga cần công nghệ phương Tây để khai thác dầu ở những khu vực địa hình khó thực hiện, như các lưu vực nước sâu ở Bắc Băng Dương. Tuy nhiên, một số công ty năng lượng vẫn còn chịu ảnh hưởng từ việc rời bỏ các dự án ở Nga. Ví dụ, ExxonMobil đã phải chịu khoản lỗ 4,6 tỷ USD vào năm 2022 vì ngừng hoạt động một dự án dầu khí ngoài khơi đảo Sakhalin ở Viễn Đông.
"Với các công ty dầu mỏ lớn, tôi nghĩ rằng rất khó để họ quay lại. Họ có rất nhiều lựa chọn khác", Nick Kumleben, giám đốc năng lượng của Greenmantle, một công ty tư vấn địa chính trị, cho biết.
Các công ty dịch vụ dầu mỏ có thể là một ngoại lệ. Kumleben cho biết hoạt động của họ ít thâm dụng vốn hơn và có thể khôi phục các hoạt động trước đây, ví dụ như Halliburton, Baker Hughes và SLB. Các mỏ khoáng sản và khai khoáng của Nga cũng có thể thu hút sự quan tâm của Mỹ, dù ngành này hầu hết là các công ty nhà nước kiểm soát.
Theo Craig Kennedy, cựu phó chủ tịch của Bank of America Merrill Lynch, người đã có nhiều năm làm việc ở Moscow, các công ty khai khoáng của Mỹ có thể sẽ đến Nga nhưng lại không nhận được những thoả thuận hấp dẫn.
Thị trường Nga trở nên bớt hấp dẫn hơn sau Chiến tranh Lạnh. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Nga đạt 36 tỷ USD, thấp hơn giữa Mỹ và Bỉ - nơi có dân số chỉ bằng 1/10 so với Nga.
Jeffrey Sonnenfeld, phó khoa cấp cao tại trường quản lý của Yale, người theo dõi các công ty đa quốc gia tại Nga, nhận định rằng không có nhiều công ty kiếm được nhiều tiền ở Nga, chưa đến 10% doanh thu toàn cầu của họ đến từ quốc gia này.
Sau khi chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây, Moscow đã chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Elina Ribakova, thành viên cấp cao không thường trú tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, dù quan hệ thương mại giữa Moscow và Bắc Kinh sâu sắc hơn, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa mạo hiểm đổ tiền vào các khoản đầu tư mới của Nga.
Tháng trước, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga - Elvira Nabiullina, cũng thừa nhận rằng lạm phát của nước này đang quá cao và giữ nguyên lãi suất ở mức 21%. Ngoài ra, theo WB, tăng trưởng của Nga dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay xuống mức 1,6%, thấp hơn 1/2 so với năm ngoái.
Tuy nhiên, sự chào đón của Nga cũng đi kèm với động thái thận trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ ưu tiên tự cung tự cấp và chỉ cho phép các công ty nước ngoài “tham gia vào các lĩnh vực không tạo ra rủi ro cho nền kinh tế”.
Hơn nữa, các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ phải thận trọng khi hàng loạt lệnh trừng phạt cần thời gian đáng kể để dỡ bỏ - vốn khiến hầu hết mọi giao dịch thương mại giữa 2 nước bị tê liệt. Trong khi đó, các quan chức châu Âu có thể sẽ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt, điều này khiến nhiều công ty đa quốc gia điều hành doanh nghiệp tại Nga thông qua các công ty con ở châu Âu khó có thể tiếp tục hoạt động.
Cựu Tư lệnh tối cao của NATO, Đô đốc James Stavridis từng cảnh báo rằng sự kết thúc của liên minh quân sự NATO có thể
Trước khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ cân nhắc việc rút Mỹ khỏi NATO.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ không rời khỏi liên minh này một cách đột ngột, Come Carpentier de Gourdon, một nhà phân tích địa chính trị của tạp chí World Affairs, nói với RIA.
Nước Mỹ có thể hành động như thế nào?
Chuyên gia Gourdon cho biết Mỹ có thể "dần dần làm NATO cạn kiệt tiền và các nguồn lực khác bằng cách hồi hương hầu hết quân nhân Mỹ từ các căn cứ ở châu Âu chẳng hạn", điều này sẽ thúc đẩy các quốc gia châu Âu duy trì liên minh bằng chi phí của họ.
Washington cũng có thể thúc đẩy các thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng lên 5%, điều này "có thể sẽ gây gánh nặng không thể chấp nhận được cho các quốc gia đó", ông nói tiếp.
"Trong tình huống đó, NATO sẽ trở nên suy yếu và nhiều quốc gia thành viên sẽ tìm kiếm những thỏa thuận thay thế", nhà phân tích kết luận.
Tại sao NATO có thể sụp đổ?
Có vẻ như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định "thời kỳ được hưởng lợi miễn phí của NATO đã kết thúc", Michael Shannon, nhà bình luận chính trị và chuyên gia viết bài cho tờ Newsmax, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA.
"NATO đã 'thống nhất' trong 40 năm qua khi để Mỹ chi trả và cung cấp nhân lực cho quốc phòng của châu Âu", ông lưu ý.
Liên minh "có thể trả phần chia công bằng của mình về quân đội, tiền bạc và thiết bị hoặc có thể chứng kiến Mỹ bỏ mặc họ với số phận vô trách nhiệm.
Người nộp thuế Mỹ không nhận được gì từ thỏa thuận này trong khi người nộp thuế EU nhận được mọi thứ", Shannon nhấn mạnh.
Theo nhà phân tích, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có chính thức rút khỏi NATO hay không, nhưng người ta có thể thấy "một sự cắt giảm lớn trong chi tiêu của NATO và sự rút lui nhân lực của Mỹ tại EU".
"Khi điều đó xảy ra và các thành viên NATO khác không thể tự gánh vác gánh nặng của mình, tôi có thể thấy NATO sẽ dần sụp đổ như một quả bóng bị xì hơi chậm", nhà bình luận chỉ ra.
Cùng quan điểm trên, nhà phân tích Charles Ortel của Phố Wall cho biết, chính sự hiếu chiến liều lĩnh của Châu Âu đẩy Trump đến bờ vực rời khỏi NATO.
Theo Charles Ortel, khi Mỹ còn cung cấp sự hỗ trợ tốn kém và mạnh mẽ về quốc phòng cho châu Âu thì các nhà tài phiệt có trụ sở tại châu Âu vẫn có thể tiếp tục kinh doanh như thường lệ, tận hưởng lối sống xa hoa và khiêu khích quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân.
"Các 'đối tác' châu Âu của chúng ta có vẻ muốn 'chiến tranh bằng mọi giá', tin rằng Mỹ sẽ phải trả giá và người Mỹ sẽ phải thiệt mạng", nhà phân tích Phố Wall Charles Ortel nói khi bình luận về sự ủng hộ của châu Âu đối với Tổng thống Zelensky, người đã từ chối lệnh ngừng bắn do ông Trump làm trung gian ở Ukraine.
Theo nhà phân tích, Anh và EU thoải mái khiêu khích Nga - một cường quốc hạt nhân - vì họ tin rằng an ninh của họ được đảm bảo bởi Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, điều này sẽ buộc Mỹ phải bảo vệ họ.
"Sự tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine sẽ có nghĩa là tăng cường bảo vệ cho châu Âu và tiền thuế của người dân Mỹ sẽ chảy vào kho bạc châu Âu. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra dưới thời Tổng thống Donald Trump và cấp phó JD Vance", Ortel nhấn mạnh.
Ông tin rằng khi hành động hiếu chiến liều lĩnh của châu Âu vẫn tiếp diễn, Mỹ có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi liên minh xuyên Đại Tây Dương này.
"Mỹ không có nghĩa vụ trợ cấp và bảo vệ châu Âu. Nhưng chúng ta có nghĩa vụ đối với chính công dân của mình là phải giảm đáng kể các cam kết quốc phòng của chúng ta đối với châu Âu và hủy bỏ các cam kết trong hiệp ước NATO — nếu không muốn nói là phải rời khỏi NATO hoàn toàn trong hoàn cảnh hiện tại", Ortel nhấn mạnh.
Sau khi Israel ngăn chặn mọi hàng hóa viện trợ đến Gaza, 22 quốc gia Ả Rập hôm qua họp khẩn ở Cairo (Ai Cập) để bàn về kế hoạch tái thiết vùng đất bị xung đột tàn phá.
Trước thềm hội nghị ở Cairo, các ngoại trưởng của khối Ả Rập đã họp kín phiên trù bị, tập trung vào nội dung xây dựng lại Gaza mà không cưỡng bức di dời người Palestine như đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.
Nỗ lực của Liên đoàn Ả Rập
Hội nghị của Liên đoàn Ả Rập tập trung cân nhắc kế hoạch gồm 3 điểm của Ai Cập, theo đó cho phép người Palestine tiếp tục ở lại Gaza trong quá trình hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà cửa, bệnh viện được xây dựng lại, Đài ABC đưa tin.
Với kế hoạch này, người Palestine được chuyển đến "những vùng an toàn" ở Gaza trong lúc các thành phố được xây dựng lại. Lực lượng Hamas sẽ chuyển giao quyền lực cho một chính quyền lâm thời gồm các thành viên độc lập về chính trị, trong khi cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc trao quyền cho chính quyền Palestine được phương Tây ủng hộ.
Hội nghị diễn ra một ngày sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu một lần nữa đánh giá cao "tầm nhìn và khía cạnh mới mẻ" của kế hoạch về Gaza do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất. Ông Trump đề nghị biến Gaza thành vùng đất du lịch và di dời người Palestine ở đây sang các nước láng giềng như Ai Cập và Jordan.
Bên cạnh đó, Israel nhiều khả năng sẽ không đồng ý với đề xuất của khối Ả Rập do chính quyền Tel Aviv bác bỏ vai trò của chính quyền Palestine ở Gaza thời hậu xung đột.
Bế tắc trên bàn đàm phán
Hội nghị Cairo được tổ chức trong bối cảnh bế tắc diễn ra giữa Israel và lực lượng Hamas về tương lai của lệnh ngừng bắn Gaza bắt đầu từ ngày 19.1. Giai đoạn một của lệnh ngừng bắn đã chấm dứt cuối tuần qua nhưng hai bên vẫn chưa thể nhất trí về diễn biến tiếp theo. Israel muốn kéo dài giai đoạn 1 đến giữa tháng 4 và Hamas thả thêm con tin, còn Hamas kiên trì chuyển sang giai đoạn hai với mục tiêu chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột.
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo Hamas về "những hậu quả vô phương tưởng tượng" nếu Hamas không tiếp tục trả con tin. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz của Israel cũng đe dọa "những lối vào Gaza sẽ bị phong tỏa và những cánh cửa của địa ngục sẽ mở ra". Trong khi đó, ông Osama Hamdan, quan chức cấp cao của Hamas, cáo buộc Israel đơn phương phá hoại lệnh ngừng bắn và né tránh đàm phán giai đoạn hai.
Một ngày sau khi Israel cắt đứt mọi nguồn viện trợ và thực phẩm cho Gaza, ông Netanyahu hôm qua (giờ VN) nhấn mạnh: "Đã đến lúc cho cư dân Gaza có cơ hội lựa chọn thực sự. Đã đến lúc trao cho họ quyền tự do để rời đi", theo AFP. Ý tưởng di dời người Palestine khỏi Gaza cũng nhận được sự hoan nghênh của các thành viên cực hữu của nội các Israel, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich. Ông Smotrich cho biết đã lên đường đến Washington để bàn về cơ hội hợp tác kinh tế giữa Israel và Mỹ.
Nguồn: VTV; BBC; CafeF; Soha; Thanh Niên
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Bão dữ, 26 người chết; ‘Lùng sục’ tìm mua trứng; Lần theo dấu fentanyl; ‘Logic thuế quan’ của Trump; Không kích thủ đô Yemen
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Nhật chật vật vì gạo; Lập nhóm ăn xin để xả stress; Căng thẳng leo thang ở Seoul; Putin tiến thoái lưỡng nan; Cựu Tổng thống Duterte bị giam giữ
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá