- Thời sự
- Việt Nam
Trong tháng 8 giá xuất khẩu cà phê cao kỷ lục 3.054 USD/tấn, tại thị trường nội địa mặt hàng này cũng lập đỉnh lịch sử về giá. Doanh nghiệp cho biết, chưa bao giờ ngành cà phê rơi vào tình trạng không còn hàng để bán như hiện nay.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ở mức thấp, với 84,65 nghìn tấn, thu về 258,5 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 2,9% về giá trị so với tháng 8 năm ngoái.
Tính chung 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục 3.054 USD/tấn, tăng 8% so với tháng trước đó và tăng mạnh 29,7% so với tháng 8/2022.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta trong 8 tháng năm 2023 đạt 2.463 USD/tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường xuất khẩu, tính đến tháng 8 năm nay, xuất khẩu cà phê sang Đức, Tây Ban Nha, Bỉ giảm, nhưng xuất khẩu sang Ý, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Algeria, Hà Lan lại tăng mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến 157,8% về lượng và 118,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường lo ngại về hiện tượng thời tiết El Nino dự báo xuất hiện vào cuối năm nay và sẽ gây khô hạn một phần cho các quốc gia sản xuất cà phê chính quanh vành đai Thái Bình Dương, trong khi khối lượng cà phê được chứng nhận trên cả hai sàn vẫn ở mức rất thấp.
Giá cà phê Robusta trong ngắn hạn phục hồi tốt do thị trường vẫn còn mối lo thiếu hụt nguồn cung.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê vẫn tiếp đà tăng. Cụ thể, ngày 15/9, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng lên mức 66.600 đồng/kg, Lâm Đồng 65.900 đồng/kg, Gia Lai có giá 66.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà phê được thu mua với giá 66.900 đồng/kg.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu cà phê của tỉnh này ước đạt 69.250 tấn, giá trị 154,5 triệu USD, tăng 8,9% về lượng và 19,18% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
2023 là năm cà phê nhân có giá xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm, tuy nhiên, lượng cà phê trong dân cũng như của doanh nghiệp đã cạn. Ở Lâm Đồng đang chờ đón mùa thu hoạch cà phê sắp tới vào cuối năm nay.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, nhận xét, chưa bao giờ ngành hàng cà phê rơi vào tình trạng hết hàng để bán như hiện tại. Giá cà phê lên mức kỷ lục 71.000 đồng/kg, cao nhất trong 30 năm qua.
Theo ông Thông, thế giới phụ thuộc vào cà phê Việt Nam - nguồn cung lớn thứ hai toàn cầu. Song, Việt Nam mất mùa cà phê khiến nguồn cung khan hiếm, giá đẩy lên cao.
Các tháng cuối năm, khi vào vụ thu hoạch mới, giá cà phê vẫn ở mức cao vì nhu cầu tăng, ông dự báo.
Lãnh đạo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cũng thừa nhận, giá cà phê đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê đến tháng 8 và tháng 9 đã hết hàng. Điều này dẫn đến lượng cà phê xuất khẩu từ tháng 8 đến tháng 10 có thể giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VICOFA, thời gian qua, nhiều nhà vườn chuyển từ trồng cà phê sang trồng cây ăn quả. Ngoài ra, vườn cà phê thâm canh nay cũng được nông dân trồng xen canh cây sầu riêng khiến sản lượng cà phê của nước ta sụt giảm.
Hơn nữa, sản lượng cà phê năm nay ước giảm 10-15% do thời tiết không thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm vẫn khả quan do cầu tăng, trong khi cung không được cải thiện, VICOFA ước tính.
Tính toán từ Bộ NN-PTNT, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD.
Hơn nửa triệu tỉ đồng tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao đang đến thời điểm đáo hạn. Nhưng lãi suất đầu vào lúc này đã giảm rất mạnh, ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến câu hỏi dòng tiền này sẽ ở lại ngân hàng hay chảy ra các kênh đầu tư khác?
Lãi suất tiết kiệm giảm mạnh
Mặt bằng lãi suất huy động của 2 ngân hàng (NH) có vốn nhà nước chi phối là Vietcombank và Agribank tiếp tục giảm thêm 0,2 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, thấp kỷ lục kể từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 3 tháng xuống còn 3,5%/năm; 6 và 9 tháng xuống còn 4,5%/năm; 12 tháng trở lên còn 5,5%/năm. Đối với không kỳ hạn, 2 nhà băng này đưa về mức 0,1%/năm. So với đầu năm, 2 nhà băng này đã giảm lãi suất huy động 1,5 - 2%/năm.
Theo khảo sát, lãi suất huy động của các NH quốc doanh giảm từ 0,3 - 0,5%/năm trong tháng 8, các NH thương mại cổ phần có mức giảm nhiều hơn từ 0,5 - 1%/năm nhưng vẫn đang tiếp tục giảm nữa.
Cụ thể, Techcombank vừa giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thêm 0,2%/năm, xuống còn 5,5%/năm. Eximbank giảm lãi suất 6 tháng thêm 0,2%, xuống còn 4,6%/năm. Mặt bằng lãi suất huy động của nhà băng này cũng ở mức khá thấp. Kỳ hạn 1 - 5 tháng ở mức 4%/năm; 6 tháng 5%/năm; 12 tháng trở lên ở mức 5,5%/năm và mức cao nhất là 5,8%/năm ở các kỳ hạn từ 18 tháng trở lên. Ngay cả những nhà băng có lãi suất huy động mức cao như SCB, DongABank, NCB… cũng đưa lãi suất huy động xuống 6,8%/năm. Lãi huy động cao nhất của một số nhà băng trên thị trường cũng chỉ ở mức 7%/năm.
Mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm liên tục đi xuống khiến cho lượng tiền gửi chảy vào NH không những chậm hơn mà lượng tiền tiết kiệm huy động lãi cao đến thời điểm đáo hạn cũng có nguy cơ chảy đi chỗ khác. Tính đến cuối tháng 6.2023, lượng tiền gửi của khu vực dân cư vào các nhà băng tăng 745.000 tỉ đồng so với tháng 8.2022. Trong đó, lượng tiền gửi vào quý 4/2022 tăng mạnh thêm 229.000 tỉ đồng. Đến quý 1/2023, lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống NH ghi nhận mức kỷ lục khi tăng thêm 415.000 tỉ đồng do lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng của các NH tăng cao, có khi lên đến 10 - 13%/năm. Trong tháng 1, lần đầu tiên lượng tiền gửi dân cư vượt qua con số 6 triệu tỉ đồng và cao hơn cả tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Qua quý 2/2023, khi mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm đi xuống, huy động vốn của các NH cũng tăng chậm lại hơn so với những quý trước đó, chỉ tăng 102.000 tỉ đồng trong quý 2/2023. Ngược lại tiền gửi của tổ chức kinh tế lại tăng vọt lên 329.000 tỉ đồng. Lượng tiền gửi dân cư cuối tháng 6 cán mức 6,382 triệu tỉ đồng. Chỉ trong 2 quý 4/2022 và 1/2023, lượng tiền gửi cá nhân đã tăng tổng cộng 644.000 tỉ đồng. Những khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 hay 12 tháng thì nay cũng là thời điểm đáo hạn của những sổ này. Thế nhưng, lãi suất tiết kiệm hiện nay đã giảm gần một nửa, nên nhiều người đặt câu hỏi liệu các nhà băng có giữ được nguồn tiền này.
Tiền rẻ đi đâu ?
Việc lãi suất giảm sẽ kích hoạt dòng tiền tìm kiếm kênh đầu tư khác. Vào cuối quý 2, thị trường chứng khoán đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ dòng tiền đổ vào. Theo Công ty chứng khoán VNDirect Research, tính đến cuối quý 2/2023 có 61.000 tỉ đồng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư cá nhân đang để trên tài khoản chứng khoán của 30 công ty chứng khoán, tăng hơn 3% so với quý trước.
Còn theo số liệu của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, lượng tiền gửi vào hệ thống NH tăng mạnh từ sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất hồi tháng 10.2022. Phần lớn tiền gửi trong giai đoạn này là từ 6 - 12 tháng. Ước tính khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỉ đồng sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 12.2023 và có khả năng sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào cổ phiếu nhiều hơn trong nửa cuối năm 2023. Yuanta Việt Nam giả định chỉ cần 10% số tiền gửi tiết kiệm được đáo hạn chuyển vào thị trường chứng khoán, tương đương 49.000 tỉ đồng, bằng tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán VN trong khoảng 2 ngày (theo các giá trị giao dịch gần đây).
Số liệu từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho thấy hơn 190.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 8. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, số lượng tài khoản mở mới trong tháng đã đạt hơn 150.000 tài khoản, mức cao nhất 1 năm trở lại đây. Trong đó, tài khoản cá nhân trong nước chiếm chủ đạo. Thanh khoản thị trường liên tục gia tăng, gần đây đã ghi nhận những phiên lên tới 1,5 tỉ USD.
Ông Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cho hay nhìn vào dòng tiền gửi trong hệ thống NH đối với khu vực dân cư tăng chậm lại trong quý 2/2023, trong khi 2 quý liên tục trước đó tăng mạnh. Thêm vào đó, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đảo ngược tình thế tăng lên khá mạnh gần đây. Điều này có thể sẽ còn diễn ra khi thời hạn gửi tiết kiệm của tiền gửi khoảng nửa triệu tỉ đồng lãi cao kết thúc. Ông Huân dự báo trước mắt dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, sau đó mới qua bất động sản. Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán đã tăng vào thời gian qua nên nhà đầu tư cần cân nhắc khi tham gia thị trường này. Các NH cũng sẽ không quá lo lắng khi dòng tiền chảy qua các kênh khác, bởi nhà băng đang thừa tiền mà không cho vay được mới có động thái giảm lãi huy động khá sâu.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính, cũng cho rằng NH thừa tiền, không cho vay được nên mới giảm lãi suất huy động sâu như vậy. Dòng tiền này ra khỏi NH đi vào chứng khoán hay đầu tư sản xuất gì cũng là tốt.
Những mặt bằng kinh doanh giá từ 30-200 triệu đồng tại khu trung tâm; từ 20-40 triệu đồng tại khu vực vùng ven Tp.HCM đang đối diện áp lực trả mặt bằng do kinh doanh ế ẩm.
Có lẽ mặt bằng kinh doanh đang trở thành phân khúc gặp khó khăn nhất trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Câu chuyện về làn sóng trả mặt đã từng nhiều lần nhắc đến và thực tế diễn ra đang khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Trước đến nay, việc trả mặt bằng chủ yếu diễn ra tại các khu vực trung tâm – nơi buôn bán kinh doanh sầm uất thì hiện tại tình trạng này trở thành “làn sóng càn quét” khu ven thành phố. Điều này cho thấy những áp lực trong kinh doanh đang khiến thị trường cho thuê mặt bằng tụt dốc về thanh khoản. Cả người thuê và chủ mặt bằng đều đối diện khó khăn “ngang ngửa” thời điểm dịch Covid-19.
Ghi nhận cho thấy, những áp lực về việc trả mặt bằng có dấu hiệu tăng mạnh ở phân khúc giá cho thuê cao. Tại khu trung tâm Tp.HCM, các mặt bằng thuê từ 60-200 triệu đồng/tháng, môi giới khó kiếm khách thuê sau khi khách cũ trả.
Một số mặt bằng là căn góc vị trí “vàng”, trước đó không có nguồn hàng để thuê thì hiện tại bỏ trống thời gian dài. Thậm chí, chủ nhà phải dùng đến phương án “chẻ nhỏ” mặt bằng để có thanh khoản. Tuy vậy, dù có chẻ nhỏ thì giá thuê vẫn khá kén khách. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, việc chuyển đổi từ mặt bằng giá cao sang các mặt bằng vừa tiền hơn là lựa chọn của nhiều tiểu thương, doanh nghiệp.
Trong khi đó, tại khu vực ven Tp.HCM như quận 9, Bình Chánh, quận Bình Tân, Tân Bình… những mặt bằng giá cao từ 20-50 triệu đồng/tháng cũng bắt đầu “ngộp thở”. Thậm chí, gần đây một số mặt bằng kinh doanh nhỏ lẻ có giá thuê từ 7-8 triệu đồng/tháng cũng phải trả lại vì buôn bán ế ẩm.
Theo các môi giới cho thuê mặt bằng, việc sang nhượng hay cho thuê mặt bằng kinh doanh ở giai đoạn này khá khó khăn. Có một số mặt bằng là nhà hàng, quán cafe chủ quán gửi môi giới sang nhượng lại nhằm lấy lại tiền cọc nhưng vài tháng ròng không có ai hỏi. Một số mặt bằng vị trí đẹp được khách thuê quan tâm nhưng lại vào trả giá thuê liên tục.
“Việc trả giá hoặc lưỡng lự trong giá thuê được đặt trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến giao dịch thuê mặt bằng giảm hẳn so với đầu năm 2022. Trước đây, môi giới phải săn lùng nguồn hàng liên tục cho khách thuê thì hiện tại mặt bằng chủ nhà gửi rao thuê khá nhiều nhưng tỉ lệ chốt khách ít”, một môi giới cho thuê tại Tp.HCM cho biết.
Ghi nhận từ một số chủ kinh doanh nhận thấy, khi kinh doanh ế ẩm việc giữ mặt bằng là quá khổ đối với họ. Tuy nhiên, trả lại mặt bằng cũng không phải là phương án khả thi khi ngành nghề kinh doanh vốn là “miếng cơm manh áo” hàng ngày của họ.
Từng chia sẻ về câu chuyện của mình, một chủ quán cafe tại quận 9 cho biết, tiền trả cố định mặt bằng hàng tháng 20 triệu, 15 triệu tiền nhân viên, chi phí điện nước… nhưng có tháng doanh thu chỉ vọn vẹn 30 triệu đồng, âm khi trừ các chi phí. Và gần như những tháng gần đây, phải bỏ “tiền túi” để gồng gánh chi phí cho quán.
Theo chủ quán cafe này, năm ngoái kinh doanh ổn nên chị nghĩ sẽ trụ được lâu dài. Tuy nhiên, hơn nửa năm nay liên tục xoay sở tiền vào quán, trong khi không có lời khiến chị khá nản và tính đến phương án trả mặt bằng, nghỉ buôn bán. “Nói thật, nếu giờ nghỉ cũng không biết làm gì để sống, còn tiếp tục trụ thì thấy không ổn. Cũng khổ sở lắm”, chị này cho biết.
Dự báo của các chuyên gia, làn sóng trả mặt bằng có thể sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, điều này có thể diu lại vào giai đoạn cuối năm 2024 trở đi khi kinh tế được hồi phục.
Ngay sau vụ cháy thương tâm tại chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), nhiều căn hộ ở chung cư mini khác đang được rao bán "cắt lỗ".
Theo khảo sát của VTC News, trên nhiều sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, ngày càng nhiều thông báo rao bán "cắt lỗ" căn hộ chung cư mini ở Hà Nội.
Đơn cử, với một công trình trên phố Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân), giá căn hộ 32 - 50m2 được chủ nhà rao bán chỉ khoảng 13 triệu đồng/m2.
Một người khác sở hữu căn hộ mini diện tích 30m2 nằm trong con ngõ trên đường Xã Đàn (quận Đống Đa) cũng quyết định "cắt lỗ" với giá 680 triệu đồng, tức là khoảng 22,6 triệu đồng/m2; kèm theo đó là có nội thất cơ bản như bếp, tủ lạnh, điều hòa... Người này mua căn hộ vào khoảng một năm trước với giá 730 triệu đồng, chưa có nội thất.
Nhiều chủ đầu tư sau khi bỏ hàng chục tỷ đồng cho các toà chung cư mini đang rao bán cắt lỗ vì việc cho thuê không hiệu quả. Đặc biệt, sau sự cố cháy nổ ở phố Khương Hạ vừa qua, việc kinh doanh được dự báo chắc chắn sẽ càng ngày càng khó hơn.
Không chỉ rao bán căn hộ mà trên nhiều trang bất động sản, không khó để bắt gặp các quảng cáo bán chung cư mini. Các tòa nhà này có diện tích bình quân 50-100 m2/sàn, cao từ 5-8 tầng, giá từ 6-10 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, sau vụ hỏa hoạn tại tòa chung cư mini 9 tầng tại Thanh Xuân (Hà Nội) khiến 56 người tử nạn, phân khúc này có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự vào cuộc mạnh tay của cơ quan chức năng trong việc siết lại điều kiện hoạt động.
Nhận định về xu hướng này, ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản EZ (EZ Property) nói, ngoài vấn đề về pháp lý, vay vốn, chất lượng căn hộ tại chung cư mini cũng không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy. Đây sẽ là những rào cản khiến nhiều người cân nhắc khi mua chung cư mini vào thời gian tới.
"Sau vụ cháy ở Khương Hạ, thị trường chung cư mini sẽ bị siết hơn, vì vậy, chủ đầu tư xây dựng cũng phải đầu tư nhiều tiền hơn mới có thể cho thuê. Còn người mua, họ cũng sẽ dè chừng hơn khi lựa chọn loại hình này", ông Toản dự báo.
Theo ông, trong thời gian tới, nguồn cung căn hộ mini chắc chắn sẽ không có sản phẩm mới do giá đất tăng cao, trong khi việc cấp phép xây dựng yêu cầu sự chuẩn chỉ. Các cơ quan chức năng chắc chắn cũng sẽ giám sát chặt với loại hình này, nên đây không còn là phân khúc hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Cũng bàn luận về vấn đề này, chuyên gia bất động sản Nguyễn Trung Tuấn cho rằng, việc mua - bán chung cư mini ở thời điểm này tương đối "nhạy cảm". Người bán có vẻ nhiều, nhưng chưa chắc đã có người mua, cho dù là bán "cắt lỗ".
"Rất nhiều người đang tỏ ra hoài nghi chất lượng của các chung cư mini hiện nay, nên họ thà ở nhà thuê còn hơn mua chung cư mini cắt lỗ. Vì vậy, hiện nay dòng sản phẩm này rất khó bán", ông Tuấn nói.
Cũng theo các chuyên gia, các tòa chung cư mini xây sai phép, vi phạm trật tự xây dựng (vượt tầng, thiếu an toàn cháy nổ...) thời gian tới có thể sẽ bị cấm hoặc buộc phải cải tạo lại, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của nhà đầu tư. Thậm chí, ở trường hợp xấu nhất, chung cư mini có thể trải qua thời kỳ "đóng băng" như loại hình karaoke sau hàng loạt vụ cháy thảm khốc.
Vì vậy, trong ngắn và trung hạn, phân khúc này sẽ tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn, áp lực, đòi hỏi các nhà đầu tư cân nhắc, tính toán kỹ trước khi xuống tiền.
Trong khi đó, anh Lê Văn Tài, một người chuyên môi giới chung cư mini ở Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, anh nhận được rất nhiều sản phẩm là các toà chung cư mini rao bán.
Nguyên nhân là bên cạnh những nhà đầu tư đang làm ăn tốt thì những người dùng đòn bẩy tài chính đang khá chật vật. Đơn cử, công ty anh Tài vừa nhận một sản phẩm mới được chủ gửi bán là chung cư mini 7 tầng trên khu đất 75m2 ở Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng), giá hơn 11 tỷ đồng.
Do phải vay ngân hàng gần 5 tỷ đồng với lãi suất thả nổi lên tới 13 - 14%/năm, chủ nhà chấp nhận giảm 500 triệu đồng cho khách mua trong tháng 9.
Anh Tài cho hay, khu chung cư mini này gồm 14 căn hộ. Ban đầu, chủ đầu tư định xây để cho thuê. Từ đầu năm đến nay, việc cho thuê không mấy thuận lợi, chỉ có 50% số phòng được lấp đầy, còn lại là phòng trống, không có người ở.
"Người thuê ít trong khi chi phí vận hành, lãi vay quá lớn, chủ nhà đành chấp nhận rao bán để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng", anh Tài cho hay.
Theo anh Tài, thị trường chung cư mini cũng chịu tác động không nhỏ từ khó khăn chung của thị trường bất động sản, "sức khỏe" nền kinh tế và tình trạng thu nhập giảm sút, khiến tỷ suất lợi nhuận cho thuê, thuê mua không đạt kỳ vọng.
Nguồn: Vietnamnet; Thanh Niên; Soha; Kenh14
Nở rộ dịch vụ bắt sâu mắt; Nhà máy nước sạch khát nước; Bé gái bị xe lùi tử vong; Người phụ nữ ăn liên tục 32 bát tiết canh
Con dâu bị 'cắm sừng', bố chồng đi xử lý; Chết lặng khi thấy con tử vong; Đoạt mạng bố mẹ vợ; Thuê sát thủ giết em rể
Chồng vô tri biết ngoại tình; Chồng ít học hơn vợ; Người phụ nữ & tình trẻ buôn ma túy; Chị tố em dâu 'chiếm' 2 viên đá
Chặn sớm 'xách tay' iPhone 15; Giá café lập đỉnh mới; Khó thế chấp bằng BĐS; Mua chung cư mini không khác gì ở thuê
Đường dây hoa hậu bán dâm; Nữ bệnh nhân bị bác sĩ sàm sỡ; Nghi án mẹ giết con nhỏ; Giết nhân tình vì 35 triệu
Trọng tâm chuyến thăm của Biden; Tái định cư 'dồn' vào Long Thành; Quy hoạch tuần qua; Kỷ luật cựu chủ tịch Thanh Hóa
Rùng mình ô tô tông chết người rồi bỏ chạy; Vụ ngộ độc bánh mì; Cháy chung cư mini, trách nhiệm của ai; Cá chết nổi trắng hồ
Thi thể cháu bé bị bắt cóc; Nam sinh giết người; Giết hàng xóm vì mùi hôi; Giả sinh viên vào trường trộm cắp; Ổ bào chế cỏ Mỹ
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá