Bí thư Chủ tịch tỉnh trả chức; Kỷ luật Ủv thường vụ tỉnh; Kiến nghị vụ Đồng Tâm; Hồ Duy Hải bằng chứng vô tội;  Lịch sử đã chọn

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).

“Từ chức” hay “Thôi giữ chức vụ”?

Truyền thông quốc nội, trong vài ngày vừa qua, liên tục đăng tải những ý kiến của một số những người quan tâm đến việc cả hai lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi đồng loạt gửi đơn đến Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ.

Ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh và ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch tỉnh trình bày lý do trong đơn xin thôi giữ chức vụ là để tạo điều kiện kiện toàn công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới.

Điều đáng chú là cả hai ông Bí thư Lê Viết Chữ và ông Chủ tịch Trần Ngọc Căng đều bị kỷ luật, với hình thức cảnh cáo.

Bộ Chính trị, vào trung tuần tháng 6, ban hành quyết định kỷ luật đối với ông Lê Viết Chữ trong hai nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 vì đã vi phạm và có khuyết điểm trong điều động, luân chuyển và giới thiệu cán bộ, công chức; đưa sinh viên tốt nghiệp đại học đi học nước ngoài không đúng tiêu chuẩn; đầu tư một số dự án lớn từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cho thuê đất và giao đất cho doanh nghiệp không qua đấu giá quyền sử dụng đất; tạm ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện dự án; ký văn bản và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp không đúng thẩm quyền…

Trước đó, ông Trần Ngọc Căng, hồi đầu tháng 6 đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật do đã có sai phạm và khuyết điểm tương tự, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.

Đài RFA ghi nhận nhiều người Việt Nam không ít lần kêu gọi quan chức lãnh đạo các cấp nên từ chức khi họ không đủ khả năng điều hành và quản lý trong trách nhiệm được giao phó. Tuy nhiên, hành động gửi đơn đến Bộ Chính trị xin thôi giữ chức vụ của cả hai lãnh đạo cao nhất tỉnh Quảng Ngãi không được đánh giá cao, mà trái lại còn bị chỉ trích.

Nguyên Vụ trưởng Vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Ngô Văn Sửu, vào ngày 26/6 được Báo mạng Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời giải thích rằng việc thôi giữ chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi không mang ý nghĩa về mặt hành chính, vì theo quy định chỉ có “từ chức” hoặc “cách chức”. Ông Sửu còn khẳng định rằng “chưa nói đến vai trò lãnh đạo cao nhất tỉnh, với tư cách đảng viên, cách làm của họ là không chuẩn, làm khó cho tổ chức”.

Tiếp tục sai phạm qua đơn thôi việc?

Trong tối cùng ngày 26/6, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM lên tiếng với RFA rằng:

“Ngôn ngữ của những người bình thường khi trao đổi với nhau thì muốn nói gì là nói, tùy theo ý của người ta. Nhưng khi nói đến luật thì phải đúng từ ngữ của luật. Giả sử các ông nói rằng ‘tôi trả chức’ hay ‘thôi giữ chức’ thì không ai trách móc gì cả, vì các ông có quyền nói như thế. Nhưng khi viết một đơn chính thức thì phải dùng từ ngữ theo đúng luật pháp quy định, chứ không được quyền nói theo kiểu bỗ bã trong cách nói năng bình thường với người khác được. Một người làm công tác quản lý lâu như các ông thì lẽ nào các ông không thấy điều đó? Chẳng qua các ông nói đúng theo từ ngữ của luật thì khó cho các ông quá, cho nên các ông tìm cách chơi chữ mặc dù biết rằng là không đúng với puật pháp.”

Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu lên quan điểm của ông đối với hai quan chức lãnh đạo đương kim cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi:

“Trong đời lãnh đạo của hai ông đã làm nhiều việc sai luật pháp và việc thôi chức cũng là hậu quả từ việc làm sai trái đó. Và hai ông còn làm sai thêm một điều nữa trong luật pháp là trong đơn thôi việc cũng “không quên” làm sai luật.”

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng quyết định xin thôi chức của hai ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi là một hành động “chạy tội” vì sỹ diện.

“Tội của hai ông này thì khá rõ và họ đang đứng trước tình huống liệu rằng có thể được bầu chọn lại trong Đại hội XIII sắp tới không. Do đó, họ phải cân nhắc và làm chuyện như kiểu mình biết trước là xin thôi giữ chức để khi bị gạt ra thì bảo rằng đã ‘từ chối’ trước rồi. Đấy là cái cách họ làm để chạy bớt tội. Thế còn trong Đảng CSVN thì không có văn hóa từ chức đâu. Thậm chí còn có những người gây tội lỗi ở cấp dưới thì được ‘đá’ lên cấp trên và giữ chức cao hơn. Ví dụ như vậy! Đây là chuyện thường xuyên trong thể chế này rồi.”

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng. courtesy: cafef.vn).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Mai nói rằng việc hai ông quyết định rút lui trong chính quyền cũng là một dấu hiệu được cho là tích cực đối với người dân. Bởi vì cứ chiếu theo lý do của hai vị đó viện dẫn thì họ sẵn sàng nhường chỗ cho những cán bộ khác thích hợp và có khả năng lãnh đạo tốt hơn trong nhiệm kỳ tới.

Mặc dù vậy, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai khẳng định rằng vụ việc hai ông Bí thư Lê Viết Chữ và Chủ tịch Trần Ngọc Căng “thôi giữ chức vụ” hay “trả chức” đều là chuyện mà ông gọi là ‘ruồi bu”. Chuyện quan trọng nhất trong cán bộ nhân sự của Đại hội Đảng XIII được lựa chọn, mà ông Nguyễn Khắc Mai nêu lên là họ có đủ tâm và đủ tầm để lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời gian tới hay không, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về kinh tế và mối đe dọa nhiều rủi ro từ Trung Quốc, không chỉ riêng vấn đề Biển Đông.

Ông Nguyễn Khắc Mai đề cập đến như vừa nêu, rồi ông kết luận:

“Như tình hình hiện nay thì tiêu chí lựa chọn cán bộ theo tiêu chí của ông Trọng đưa ra là tào lao, vớ vẩn và tôi không tin rằng họ sẽ chọn lựa được người tử tế.”

Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định vụ việc xin thôi giữ chức của hai lãnh đạo Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi rõ ràng đang thách thức dư luận. Bởi vì, ông nguyễn Ngọc Già lập luận rằng nếu như hai vị quan chức này không bị nhận bất cứ hình phạt nào hay biện pháp chế tài nào thì họ đã tạo ra một tiền lệ “vô cùng tốt đẹp” cho những cán bộ lãnh đạo về sau, là cứ tham nhũng, cứ vi phạm pháp luật rồi trả chức là xong.

“Họ coi chuyện trả chức như là một trò chơi. Và nếu như Bộ Chính trị của Đảng CSVN để yên việc này theo cách không làm nữa thì thôi, như một kiểu giận lẫy, không phải là một công bộc của dân thì uy tín của Đảng CSVN càng rệu rã.”

Gia Lai kỷ luật 2 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Ngày 25/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã triển khai cuộc họp và bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật đối với 3 đảng viên thẩm quyền kỷ luật của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2015-2020.

Các cán bộ đảng viên vi phạm bị đề xuất bỏ phiếu kỷ luật gồm: ông Nguyễn Văn Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy; ông Võ Thanh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Hoài Thanh, nguyên Bí thư đảng bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ông Nguyễn Văn Quân bị phát hiện vi phạm trong công tác khi còn làm ở vị trí Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Gia Lai. Ông Quân vi phạm vì đình chỉ vụ án chiếm đoạt tài sản lên đến 15 tỷ đồng, đã qua hai lần đưa ra xét xử và dù tại một cuộc họp (tháng 7/2015), Viện KSND tỉnh Gia Lai khẳng định bà Vân có tội, phải truy tố nhưng ông Quân lấy quyền là Viện trưởng, Viện VKSND tỉnh, chủ trì cuộc họp bác bỏ các ý kiến và giao cho Phó Viện trưởng ký quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.

Trước đó, ngày 24/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai họp bỏ phiếu thống nhất đề nghị BCH Đảng bộ thi hành kỷ luật hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Quân. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai kết luận vi phạm của ông Nguyễn Văn Quân là nghiêm trọng.

Cụ thể, không chỉ đạo củng cố chứng cứ, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm chứng minh phạm tội theo quy định; không xem xét toàn diện quan điểm luận tội mà có biểu hiện áp đặt; không tôn trọng tiếp thu quan điểm ý kiến tham gia của các thành viên Ủy ban Kiểm sát, cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh; cố ý đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can Lê Thị Tường Vân là không đúng quy định theo Thông báo Kết luận số 51 (2017) của Ban Nội chính Trung ương, khi Ban Nội chính Trung ương vào cuộc, các cơ quan tố tụng tỉnh Gia Lai mới phục hồi vụ án, xử lý lại từ đầu. Tháng 5/2020 vừa qua, tại phiên tòa sơ thẩm lần ba, TAND tỉnh Gia Lai tuyên bà Vân 13 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đối với ông Võ Thanh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã thống nhất đề nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức “khiển trách”.

Ông Hùng bị kỷ luật liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu khi còn làm việc ở huyện Đức Cơ. Thời điểm này, ông Hùng làm Chủ tịch huyện Đức Cơ, ông đã để cấp dưới lợi dụng sơ hở trong quản lý ngân sách, xuất ứng ngân sách cho Hội đồng Bồi thường - Hỗ trợ và tái định cư huyện, giao đất tái định cư cho các hộ nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng xây dựng, mở rộng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, chiếm đoạt số tiền 524 triệu đồng. Vụ án tham nhũng này đã được cơ quan công an điều tra thụ lý.

Trước đó, vào ngày 8/1, Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Lam, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cùng các thuộc cấp là ông Nguyễn Đông Dương, nguyên chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Chánh văn phòng UBND huyện để điều tra, làm rõ về tội “Tham ô tài sản”.

Mới đây, ngày Công an tỉnh Gia Lai vừa có quyết định khởi tố bổ sung tội danh đối với ông Nguyễn Xuân Tứ “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” đối với ông Nguyễn Xuân Tứ, nguyên Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện.

Theo điều tra, ông Tứ đã làm giả Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 9/1/2012 của UBND huyện Đức Cơ về việc xuất ứng ngân sách cho Hội đồng Bồi thường - Hỗ trợ và tái định cư. Cụ thể, ông Tứ đã cắt chữ ký thật của ông Võ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ ở một văn bản, dán vào Quyết định 42 giả đã làm sẵn trước đó, rồi mang đi photocopy và lấy dấu đóng lên chữ ký này.

Đối với bà Trần Thị Hoài Thanh, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Gia Lai, BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã thống nhất đề nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo”.

Trước đó, theo kết luận của UBKT Tỉnh ủy Gia Lai tiến hành cuộc kiểm tra đối với đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho thấy, bà Trần Thị Hoài Thanh có nhiều vi phạm trong công tác điều hành tại Sở. Ngoài việc sai phạm trong công tác thu, chi tài chính, làm thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 600 triệu đồng, trước thời điểm nghỉ hưu, bà Thanh vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền trong công tác bổ nhiệm, luân chuyển và quy hoạch cán bộ tại Sở.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị yêu cầu của luật sư được sao chụp hồ sơ vụ án ‘Giết người; Chống người thi hành công vụ’ ở Đồng Tâm

Ngày 25/6/2020, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có văn bản số 186/LĐLSVN-BVQLLS về việc giải quyết đơn đề nghị hỗ trợ luật sư được sao chụp hồ sơ vụ án “Giết người; Chống người thi hành công vụ” ở Đồng Tâm.

Văn bản được gửi tới Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) thành phố Hà Nội, do LS. TS. Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký.

https://cdn.lsvn.vn/wp-content/uploads/2020/06/26/VBLD.jpg

(Văn bản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam).

Theo đó, ngày 25/6/2020, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được đơn đề nghị hỗ trợ luật sư của các Luật sư được gia đình các bị can trong vụ án “Giết người; Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội mời bào chữa và được Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội cấp Thông báo người bào chữa.

Trong đơn, các Luật sư phản ánh về việc bị gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án tại VKSND TP. Hà Nội và đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam hỗ trợ, đảm bảo quyền hành nghề theo đúng quy định pháp luật.

Theo nội dung đơn, vụ án trên đã kết thúc giai đoạn điều tra từ ngày 05/6/2020 và hồ sơ vụ án đã được chuyển đến VKSND TP. Hà Nội để truy tố. Ngày 16/6/2020, Luật sư Lê Văn Hòa đến VKSND TP. Hà Nội và điện thoại cho Kiểm sát viên (KSV) thụ lý vụ án do Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội cung cấp để làm thủ tục sao chụp hồ sơ vụ án, nhưng không liên hệ được.

Ngày 17/6/2020, Luật sư Hòa tiếp tục gọi nhiều cuộc điện thoại và nhắn tin cho KSV này nhưng cũng không nghe máy và trả lời tin nhắn. Từ ngày 18 đến 22/6/2020 Luật sư Hòa và Luật sư Phạm Lệ Quyên tiếp tục đến VKSND TP. Hà Nội nhiều lần đề nghị sao chụp hồ sơ vụ án nhưng các cán bộ Phòng 2 VKSND TP. Hà Nội nói KSV đi vắng, điện thoại nhưng KSV vẫn không nghe máy.

Luật sư Lê Văn Hòa đã gặp cán bộ phòng Tiếp dân của VKSND TP. Hà Nội để phản ánh, đề nghị họ giải quyết, nhưng cán bộ tiếp dân không chấp nhận thông báo người bào chữa do Cơ quan cảnh sát điều tra cấp mà yêu cầu Luật sư Hòa làm thủ tục đăng ký lại tại VKSND TP. Hà Nội.

Chiều ngày 24/6/2020 nhiều Luật sư cùng đến VKSND TP. Hà Nội yêu cầu được tiếp cận, nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã gọi và nhắn tin với KSV thụ lý vụ án nhưng vẫn không được trả lời. Một nữ cán bộ phòng Tiếp dân trả lời là KSV đi vắng. Các luật sư đã làm văn bản tại trụ sở VKSND TP. Hà Nội, một lần nữa yêu cầu VKSND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho các luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án theo quy định.

Nếu trình bày của các luật sư nêu trên là đúng, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận thấy, theo quy định tại khoản 6 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự Năm 2015 quy định về thủ tục đăng ký bào chữa: “Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng trừ các trường hợp: (a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; (b) Người đại diện hoặc thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa”.

Đối chiếu với trường hợp của các luật sư nêu trên không thuộc các trường hợp như quy định của điều luật trích dẫn ở trên. Vì vậy, về mặt pháp lý, các Luật sư không phải làm lại thủ tục đăng ký bào chữa tại VKSND TP. Hà Nội. Việc các Luật sư sau nhiều ngày chưa được tiếp cận để sao chụp hồ sơ vụ án đã làm ảnh hưởng đến quyền hành nghề hợp pháp của luật sư và quyền của người bị buộc tội đã được quy định tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013; Điều 16 và Điểm (a) Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Điểm (a) Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư 2012.

Nhằm bảo đảm quyền bào chữa của các Luật sư và quyền nhờ luật sư, người khác bào chữa của các bị can theo quy định của pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xin chuyển đơn của các Luật sư nêu trên đến Lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội. Trong phạm vi thẩm quyền đã được pháp luật quy định, đề nghị Lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội xem xét, kiểm tra việc KSV thụ lý vụ án đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng, tạo điều kiện cho các Luật sư được sớm tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án nhằm tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong giai đoạn truy tố.

Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội

Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa.

Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội.

Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện. Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải đã nhận tội và còn mong được chết sớm. Ông Đương bảo ông không a dua, không nói theo đám đông.

Đúng là ông không nói theo đám đông, là tiếng nói của dân mà chỉ nói theo ông chánh án Nguyễn Hòa Bình và những người xét xử quyết bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người không có bằng cứ phạm tội. Ta hãy lắng nghe lời kể đau xót của luật sư Trần Hồng Phong dự phiên giám đốc thẩm: “Tôi là người trực tiếp dự phiên toà giám đốc thẩm, nghe hai bên Toà, Viện KS đối đáp, tranh luận; nhiều lần nghe các vị thẩm phán trong Hội đồng hỏi vặn Viện Kiểm sát kiểu: căn cứ, cơ sở nào mà kháng nghị? Chủ tịch nước đã bác đơn ân xá rồi còn kháng nghị gì nữa? Trước đây đã bác kháng nghị sao giờ lại kháng nghị? …

Rồi họ… cười khà khà!? Họ có vẻ tự đắc!? (Khi họ quyết giết một con người). Nói thật là tôi có cảm giác sợ, sợ hãi đến nổi da gà! Họ đang bàn về sinh mạng một con người, có thể bị oan, với sai sót trong quá trình điều tra (chính họ thừa nhận) mà sao tàn nhẫn và vô cảm quá. Tôi tuyệt đối không sợ ai trong số họ, mà là một nỗi sợ cho thân phận con người. Chúng ta cần lên tiếng bảo vệ lẽ phải, sự công bằng; chứ không phải là bênh vực cho tội ác, vô cảm với cái chết vô lý và đau đớn của hai nữ nạn nhân”. Họ rất tự tin vì việc làm độc ác của mình vì Chủ tịch nước đã bác ân xá. Nhưng họ lại lú lẫn mà quên mất rằng, chính Chủ tịch Trương Tấn Sang cách đây 5 năm, trước ngày thi hành án tử hình Hải một ngày, đã cho dừng việc giết Hải và bà mẹ Hải đã coi ông như người sinh lại Hải lần thứ hai. Và rồi chính đương kim Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạoqua công văn của văn phòng Chủ tịch nước gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem lại vụ án này.

Ông Nguyễn Hòa Bình trước Quốc hội còn nói Hải đã có 25 lời nhận tội. Ông còn nói đến bản khai đầu tiên của Hải do Hải tự viết, Hải đã nhận tội rất đầy đủ. Tôi xin thưa, cái bản Hải nhận tội ấy là đã bị bức cung mà nói theo lời Hải là “bị đánh đến không chịu nổi”.

Còn lời khai thực của Hải đây:

Đây là lời khai ngược lại hoàn toàn với luận điểm lâu nay cho rằng Hải không chứng minh được mình ngoại phạm đêm xảy ra vụ án. Tôi xin đưa nguyên văn. Có thể nhiều người đã biết. Nhưng người xét xử lại cố tình không biết. Biên bản đầu tiên:

Địa điểm: Cơ quan Cảnh sát điều tra

Cán bộ lấy lời khai: Nguyễn Văn Minh (ĐTV)

Tiến hành lấy lời khai: Hồ Duy Hải

Tiến hành lúc: 16 giờ 30 ngày 20 tháng 3 năm 2008

Hỏi: Anh quan hệ với Hồng – Vân bưu điện như thế nào? Trường hợp nào anh biết Hồng Vân bị giết chết?

Đáp: Trường hợp quen biết Hồng Vân cụ thể như sau:

Trước khi Hồng Vân bị giết chết khoảng 4 tháng tôi đi trên xe buýt từ TPHCM về Thủ Thừa Long An tình cờ tôi gặp Vân một mình và làm quen (tại Bến xe Chợ Lớn). Qua giới thiệu tôi biết Vân làm ở bưu điện Cầu Voi và cho số bưu điện Cầu Voi 592008. Sau khi quen biết Vân tôi thường sử dụng ĐTDĐ của tôi là 0909015712 điện thoại vào bưu điện Cầu Voi gặp Vân để mua báo bóng đá để xem, khi đến mua báo nên tôi quen biết Vân và Hồng từ đó đến nay.

Kể từ khi quen biết Hồng Vân tôi thường đến bưu điện Cầu Voi mua báo bóng đá vào thứ Bảy, Chủ Nhật, có lúc giữa tuần có báo bóng đá tôi cũng gọi điện thoại đặt để xem các trận đấu bóng đá nước ngoài để tôi đặt cược ăn tiền.

Thời gian gần nhất trước khi Hồng Vân bị giết vào khoảng 9 giờ tôi có gọi điện vào bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và hỏi: “Báo bóng đá còn không” thì Hồng bảo “không còn” nên tôi không đến bưu điện mua báo. Ngày đó là ngày Chủ nhật 13/1/2008. Đến chiều tối khoảng 18h00 do đặt cược thiếu tiền nên một mình tôi đi xe Honda Wave S màu đen biển số 62K8 3040 đến tiệm cầm đồ Thuận Hưng (qua CA huyện) thị trấn Thủ Thừa cầm ĐTDĐ Nokia N73 được 1.500.000 đồng.

Tôi về nhà gặp Đang (con ông Thắng cùng xóm). Tôi và Đang đến quán cà phê ông Thượng (ngã ba Bình Ảnh đi vào 1km ấp 1 Nhị Thành). Tôi đưa Đang 1.500.000đ để Đang thanh toán tiền cá cược bóng đá đêm trước. Với ai tôi không biết vì tôi nhờ Đang gởi tiền cá cược dùm tôi. Thanh toán xong lúc này khoảng trên 19h00 một mình tôi đi về nhà để xe honda tại nhà. Tôi tiếp tục đi bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét tôi hút xong điếu thuốc mượn xe honda wave màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600 mét.

Tôi đến đám ma khoảng 20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh), Tùng Trinh 22T (con 7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con ông Tà Mười)… ngồi nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ 53T (con 5 Gà), anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con…, anh Tám 32T con Tú Ú, cậu Em 37T (anh Thái), Tám Thốt Nốt… Đến 21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với anh Hoàng, Điền (con 5 Phước) tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày 14/1/2008. Tôi về nhà tôi đến khoảng 7h00 có anh Tân (con 5 LE) nói “có hai người phụ nữ bị giết ở bưu điện Cầu Voi” nên tôi mới biết Hồng Vân bị giết cho đến nay và tôi cũng không có đi đám tang của Hồng Vân.

Hỏi: Điện thoại di động số 0909015712 ở hiệu cầm đồ bao lâu? Hiện giờ còn không?

Đáp: ĐTDĐ số 0909015712 tôi cầm ở tiệm cầm đồ Thuận Hưng được 4-5 ngày tôi chuộc lại lấy số sim cho anh Minh Vương 30T (con cô Thắng) cho đến nay, riêng tôi mua sim mới 0906503873 sử dụng xong cho đến nay tôi cũng bỏ cho đến nay không còn sử dụng DTDD. Riêng ĐTDĐ tôi cầm ở nhà 2A hiện nay Luân sử dụng.

Hỏi: Từ khi quen biết Hồng Vân anh có đến Bưu điện Cầu Voi không? Gần nhất khi nào?

Đáp: Từ khi quen biết Hồng – Vân tôi đến bưu điện điện thoại và mua báo khoảng 30 lần cho đến khi bị giết chết. Tôi đến bưu điện mua báo chỉ đứng ở ngoài không vào bên trong nhà ở bưu điện. Thời gian gần nhất là lúc 7h00 thứ Bảy ngày 12/1/2008 tôi đi xe honda một mình đến gặp Hồng rồi mua một tờ báo bóng đá giá 3.000 đồng rồi quay về nhà. Tôi không có vào bên trong bưu điện mà chỉ đứng ở ngoài quầy bán hàng.

Hỏi: Anh hiện nay nợ bao nhiêu tiền gồm những ai? Lý do nợ?

Đáp: Tôi hiện nay nợ những người như sau: Bà 2A: cách đây 3 tuần tôi cá độ bóng đá thua nên cầm điện thoại và mượn 4.800.000 đồng. Anh Hoàng (con 7 Minh) khoảng 3 tuần do cá cược bóng đá thua nên tôi mượn anh Hoàng 3.000.000 đồng. Anh Hồng 38T (con 5 Hoàng) tôi nhờ anh Hoàng ghi đề (ở đâu không rõ) cách đây khoảng 2 tuần tôi không có tiền nợ anh Hoàng 4.5 triệu đồng. Tôi nhờ anh Hoàng ghi 4.5 triệu đồng. Chú Thân 45T (gần trường học) buôn bán cám. Sau khi nợ anh Hồng một ngày có nhờ chú Thân ghi đề (ở đâu không rõ) số tiền là 4.350.000 đồng đến nay chưa trả. Tất cả số tiền trên tôi đã ghi đề và cá cược bóng đá đến nay chưa trả

Hỏi: Anh biết nhà Hồng – Vân ở đâu?

Đáp: Tôi nghe Vân nói nhà qua khỏi thị xã – phường 4 thị xã Tân An. Còn Hồng ở đâu tôi không rõ.

Hỏi: Những lần đến bưu điện mua bán với ai?

Đáp: Tôi thường đi một mình đến bưu điện Cầu Voi mua báo chỉ có một lần đi với Điền (con 5 Phước) mua báo và chỉ một lần với Luân. Khi đến bưu điện Cầu Voi chỉ gặp Hồng và Vân.

Hỏi: Cam đoan về lời khai thế nào?

Đáp: Tôi cam đoan lời khai của tôi là đúng sự thật, còn nếu sai tất cả chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chữ Hồ Duy Hải:

Tôi có xem lại biên bản đúng như lời trình bày của tôi

Ký tên Hồ Duy Hải – Nguyễn Văn Minh (cán bộ lấy lời khai)

Kết thúc 18h00 ngày 20/3/2008

Như vậy, Hải đâu có đến bưu điện Cầu voi trong ngày Hồng – Vân bị giết. Lý do không đến vì hôm ấy hết báo Bóng đá. Thẩm tra điều này không khó. Chỉ gặp các nhân chứng Hải đã liệt kê rất cụ thể là biết có chính xác hay không. Hải không liên quan gì đến vụ án ở Bưu điện Cầu Voi. Toi tin loi khai nay vi hien truong khong co dau van tay cua Hai. Lỗi của Hải chỉ là cá cược bóng đá, và cá cược vặt nhà quê, có thể phạt vi cảnh hoặc cùng lắm phạt vài triệu đồng, chứ không thể giam nhốt đến 13 năm rồi lôi ra giết bằng được. Vì thế tôi bảo đây là vụ án kinh tởm nhất trong lịch sử tố tụng. Vì nó là vụ án ngược: Bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người không có bằng cớ phạm tội.

Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em

Đúng vậy, Hồ Duy Hải, lịch sử đã chọn em để làm hai nhiệm vụ.

Nhiệm vụ thứ nhất: Là phơi bày ra trước toàn thể nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế bộ mặt ghê tởm của tên chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Làm chánh án của một tòa án có quyền điều hành ngành tòa án cả nước nhưng lại ngang nhiên ngồi xổm lên pháp luật, và không chỉ một mà hai lần có những phát ngôn ngu nhất trong lịch sử tố tụng từ khi lập nước đến nay, cùng với bộ mặt của 16 con cừu cả đực lẫn cái đi bằng hai chân.

Ngồi xổm lên pháp luật, vì bản thân Nguyễn Hòa Bình không đủ tiêu chuẩn là một thẩm phán, chưa được chủ tịch nước bổ nhiệm làm thẩm phán, nhưng vẫn ngang nhiên ngồi xét xử phiên tòa giám đốc thẩm hai bản án sơ, phúc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thanh, huyệnThủ Thừa, tỉnh Long an) năm 2008, theo kháng nghị của VKSNDTC.

Ngồi xổm lên pháp luật, vì quy định “hồi tỵ (tránh xa)” trong xử án đã được luật hóa thành các điều 21; 49; 53 bộ luật TTHS năm 2015. Căn cứ các điều luật đó, thì Nguyễn Hòa Bình bắt buộc phải “hồi tỵ” tại phiên tòa giám đốc thẩm hai bản án nói trên. Nhưng y bất chấp, vẫn ngồi điều hành phiên tòa đó.

Để lại hai câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thứ nhất là câu nói “trong quá trình điều tra tuy có một số sai sót, nhưng những sai sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án”. Ngu ở chỗ không có điều luật nào cho phép quan tòa chấp nhận những sai sót trongquá trình điều tra. Đã sai sót thì nhất thiết phải hủy án đi để điều tra lại. Và cũng không có điều luật nào quy định rằng những sai sót nào thì “làm thay đổi bản chất của vụ án” và những sai sót nào thì “không làm thay đổi bản chất của vụ án”?

Câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng thứ hai là khi giải trình ở Quốc hội, Nguyễn Hòa Bình dùng hai lập luận:

1/ Hồ Duy Hải mô tả rất chính xác những đồ vật và vị trí của chúng trong căn phòng hai cô Hồng, Vân. Nếu không có mặt ở đó thì không thể mô tả chính xác như vậy.

2/ Hồ Duy Hải có 25 lần nhận tội.

Để kết luận: Hồ Duy Hải đã giết hai cô Hồng, Vân.

Những lập luận này, chỉ có thể dùng cách nói của dân gian là “đến chó nó cũng không nghe được”. Ơ hay, hai cô Hồng, Vân đâu phải là tù nhân bị nhốt trong phòng giam, không ai được phép vào? Hai cô đang còn trẻ, đang độ tuổi yêu đương. Hai cô lại cùng làm trong một bưu điện. Cửa nhà hai cô luôn luôn mở rộng để đón tiếp bạn bè và người ra vào giao dịch. Đã có hàng trăm người biết trong phòng hai cô có đồ vật gì, và vị trí của chúng ở đâu.

Việc Hồ Duy Hải có vào chơi chỗ hai cô hoặc vào giao dịch mà nhớ được trong phòng hai cô có những đồ vật gì, vị trí của chúng ở đâu để mô tả lại chính xác, thì có gì lạ. Mà nếu Hải không biết trong phòng hai cô có những vật gì, vị trí của chúng ở đâu, thì đã có điều tra viên dùng nắm đấm dạy cho mà biết. Hồ Duy Hải mô tả chính xác những đồ vật và vị trí của chúng trong phòng hai cô không có nghĩa là Hải giết hai cô. Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng đã mô tả rất chính xác đồ vật và vị trí cuả từng đồ vật trong nhà chị Hoan. Không những thế, khi thực nghiệm hiện trường, Nguyễn Thanh Chấn còn làm động tác đâm chị Hoan “hoàn toàn khớp với những vết thương trên người chị”. Nhưng Nguyễn Thanh Chấn có giết chị Hoan đâu?

Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội? Huỳnh Văn Nén có hơn 25 lần khai giết bà Bông. Nguyễn Thanh Chấn có hơn 25 lời khai giết chị Hoan. Rồi Hàn Đức Long, Trần văn Thêm, Mưu Quý Sường… tất cả đều có hơn 25 lời khai nhận tội giết người. Nhưng có ai giết người đâu?

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Cuộc sống thường nhật

Nóng, thiếu điều dưỡng viên, viện dưỡng lão Berlin 170 cụ, phải gọi cảnh sát; Côn đồ quậy phá 11 ô tô trong đêm ở Nordrhein-Westfalen

16/04/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

Cảnh báo: Tại bến xe buýt ở Brandenburg, sáu người tấn công một nạn nhân; Quên trả án phạt tiền, đi du lịch bị giữ tại sân bay Hanover 

15/04/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

Ba thiếu niên bị bắt với cáo buộc có âm mưu khủng bố ở Düsseldorf; 20% dân số Đức thuộc diện nghèo đói

13/04/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

An sinh - Thuế

Tổng hợp tiền con Kindergeld 2024 - Cha mẹ cần biết (PHẦN I)

16/04/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

Người cao tuổi cần biết:  Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer

05/04/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Alzheimer: 6 dấu hiệu nhận biết & 6 cấp độ từ nhẹ đến nặng

19/03/2024

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi “trả chức” sau khi bị kỷ luật (Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ).   “Từ chức” hay “Thôi giữ

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang